BTL môi trường, những thách thức của môi trường hiện nay trên thế giới

13 814 0
BTL môi trường, những thách thức của môi trường hiện nay trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những Thách Thức Của Môi Trường Hiện Nay Trên Thế Giới “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.( Theo “Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam”) Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu. A-Thách thức thứ nhất: Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. -Trái đất nóng lên:Là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F). Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21 Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính, đều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu trong khí quyển. Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực. Tiếp tục có những cuộc tranh luận chính trị và tranh cãi trong công chúng về việc liệu có phải là Trái Đất thực sự đang ấm dần lên, và con người cần phải làm gì để đối phó với hiện tượng này. Người ta tìm nhiều cách để giảm thiểu lượng phát thải; thích nghi để giảm thiệt hại do sự ấm lên gây ra; và đặc biệt hơn nữa là áp dụng các kỹ thuật địa chất để có thể làm giảm thiểu sự ấm lên. Hầu hết các chính phủ đã ký và thông qua Nghị định thư Kyoto với mục đích giảm phát thải khí nhà kính. Trái đất ngày càng nóng lên -Băng tan khiến mực nước biển dâng cao: Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ lại. Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng 20-30% lượng băng trên biển. Băng tan, lượng nước cung cấp cho các sông cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ở Châu Âu, 8/9 khu vực phủ băng đã bị thu hẹp trông thấy. Trong thời kỳ 1850-1980, các dải băng trên các dãy núi ở Châu Âu đã mất gần 1/3 diện tích và 1/2 số lượng. Ở Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho rằng có đến 7% các sông băng trên toàn nước này bị biến mất hằng năm, đến năm 2050, sẽ có đến 64% sông băng của Trung Quốc biến mất. Ước tính hiện có khoảng 300 triệu dân sống ở miền tây khô cằn và phụ thuộc vào nguồn nước từ các sông băng để duy trì cuộc sống của họ. -Biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những hoạt động của con người gây ra. BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của mặt trời do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời. Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính không giảm thì vào năm 2030 nồng độ của khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: Lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng El – Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ thay đổi. Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về lượng mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozon bình lưu làm tăng bức xạ tia cực tím mặt trời trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ thống khí hậu. Trước diễn biến và ảnh hưởng lớn, mang tính toàn cầu của BĐKH, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực. Năm 1979, Hội nghị khí hậu quốc tế lần thứ nhất đã tuyên bố kêu gọi Chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm BĐKH do con người gây ra. Một loại các Hội nghị liên Chính phủ thảo luận về vấn đề BĐKH đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Gần đây nhất, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống BĐKH: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”. Hội nghị về BĐKH tại Bali tháng 12 năm 2007 vừa qua đã thu hút được số lượng đại biểu tham gia kỷ lục, góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới về vấn đề BĐKH. Biến đổi khí hậu dẫn đến tần suất thiên tai tăng cao như:Bão,lũ cường độ lớn kéo dài và không theo quy luật; Mùa bão lũ gây úng ngập lâu dài; Hạn hán kéo dài và thiếu nước trầm trọng; Nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm rét hại vào mùa đông; Động đất,song thần diễn ra nhiều hơn… +Nhiều hệ sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng: Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v B-Thách thức thứ hai: Sự duy giảm tầng ô-zôn Sự phá hoại tầng ôzon là nguy hại rất lớn đối với con người và thiên nhiên. Nguyên nhân của sự phá hoại tầng ôdôn là do sự sử dụng và thải chất CFC, ngoài ra còn do các hợp chất oxy nitơ được tạo ra trong khí thải của máy bay phản lực cỡ lớn và của các loại máy bay khi bay vào tầng cao làm phân giải khí ôzon. Theo dự báo đến năm 2000 các máy bay cỡ lớn bay ở tầng bình lưu sẽ tiêu hao hàng chục vạn tấn xăng dầu chúng sẽ thải ra một lượng lớn oxit nitơ, có thể phá hoại 10% khí ôzon. C-Thách thức thứ ba: Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng: Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thiệt, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không phải qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện này thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. D-Thách thức thứ tư: Tài nguyên bị suy thoái: Trên trái đất chúng ta có 1,4 triệu loài sinh vật nhưng hiện nay đều đang bị đe dọa nghiêm trọng. Rừng nhiệt đới mất 17.000 loài/ năm.Chim, thú bị tiêu diệt gấp 100-1.000 lần tự nhiên Nguyên nhân: mất nơi sinh sống; con người săn bắt quá mức để ăn, để bán môi trường bị ô nhiễm nặng; du nhập nhiều giống ngoại lai. E-Thách thức thứ năm: Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng. Ô nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ô xy. Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác; ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn tấn chất thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hydro các bua từ khí quyển - gọi là mưa khí quyển). Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên quả đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới. Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học thì, ước tính có khoảng 96,5% nước trên quả đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người. Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình. Không chỉ ô nhiễm nước ngọt mà ô nhiễm biển và đại dương cũng là điều đáng quan tâm: Ước tính đến năm 2000, tổng lượng chất phóng xạ có trong đại dương sẽ tăng nhiều lần so với năm 1970, trong đó các chất thoát biến và chất phóng xạ sẽ tăng lên 100 lần, chất triti (hidro siêu nặng) sẽ tăng 1000 lần. Lượng dầu do đắm tàu, rò rỉ trong vận chuyển và phun ra từ giếng khai thác vào các đại dương từ 5 - 10 triệu tấn/năm, số dầu do các xí nghiệp công nghiệp thải từ 3 - 5 triệu tấn. Các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng, các nguồn chất thải từ đất liền đã gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Biển Ðông cũng đang nằm trong tình trạng chung như các đại dương và biển khác. Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch. Chuyển dịch ô nhiễm Theo tài liệu về qui hoạch môi trường của LHQ, mỗi năm toàn cầu có 500 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó có 98% là của các nước phát triển. Việc một số nước phát triển chuyển dịch công nghệ lạc hậu và các chất thải dưới nhiều hình thức khác nhau sang các nước đang phát triển là một thực tế cần được chú trọng. Ô nhiễm đất Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổn định về khí hậu đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di truyền của sinh vật, thực vật sống, trong đó có con người. Hậu quả sẽ thật khủng khiếp và khó lường. Những tổn thất về con người và vật chất do môi trường suy thoái gây ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của do các biến động xã hội và từ chiến tranh. F-Thách thức thứ sáu: Sự gia tăng dân số Dẫn tới sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. G-Thách thức thứ bảy: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái.Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới.Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài.Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu.Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị. [...]... bớt phần nào các thách thức của môi trường, đứng ở góc độ quản lý nhà nước và trong phạm vị nước ta, Nhà nước có thể có các biện pháp sau: - Giáo dục ý thức cho nhân dân về sự suy thoái của môi trường để nhân dân tự giác tham gia vào hoat động bảo vệ môi trường ; - Giáo dục trong nhân dân lối sống và đạo đức “ tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống công đồng”, tạo ý thức chia sẻ công bằng những phúc lợi... nguyên và bảo vệ môi trường giũa các cộng đồng, giữa những con người, giữa thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau; - Nâng cao dân trí, tiến hành các biện pháp để tất cả mọi người hiểu rằng khả năng chịu đựng được của trái đất không phải là vô hạn cần có chương trình giáo dục trong trường học từ mẫu giáo đến đại học để mọi người ý thức được rằng” nếu con người có hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên... trong việc bảo vệ môi trường như Ban quản lý lưu vực sông -Điều tra nguồn tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, qui hoạch, kếhoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác -Dự báo và phòng tránh các thiệt hại do môi trường gây ra như dự báo bão Và, Ðể bảo vệ môi trường, cần nghiêm cấm các hành vi sau đây: Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân... bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật Đã đến lúc bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở ý thức hay hiểu biết của từng người dân, từng doanh nghiệp mà nó phải trở thành hành động cụ thể dù phải trả giá bằng công sức, tiền của và thậm chí phải xử lý... tế quan trọng về môi trường như công ước luật biển, công ước bảo vệ tầng ozôn, công ước RAMSAR -Xây dựng chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường như chiến lược sử dụng nước ngầm Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo quản lý thống nhất phát triển dân số và tiêu dùng tài nguyên Giảm bớt tiêu dùng quá mức và lãng phí tài nguyên -Thành lập các ban bảo vệ môi trường trung ương...Theo thống kê của tổ chức bảo tồn sinh học trên thế giới: Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, theo ước lượng chính xác nhất, và rừng nhiệt đới có từ 50 đến 90% tổng số Khoảng 17 triệu hecta rừng nhiệt đới, một diện tích gấp 4 lần kích cỡ của Thuỵ Sỹ, đã bị phá huỷ hàng năm, và các nhà khoa học ước tính là với tốc độ này khoảng... phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; Nhập... sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính bản thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích con người tốt hơn, lâu bền hơn Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên thì lúc đó con người sẽ gặp những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra” - Nhà nước ban hành các qui định xử phạt mạnh mẽ đối với các hành vịxâm hại môi trường sống - Tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước... hiểu biết của từng người dân, từng doanh nghiệp mà nó phải trở thành hành động cụ thể dù phải trả giá bằng công sức, tiền của và thậm chí phải xử lý hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường. / . Những Thách Thức Của Môi Trường Hiện Nay Trên Thế Giới Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan. nào các thách thức của môi trường, đứng ở góc độ quản lý nhà nước và trong phạm vị nước ta, Nhà nước có thể có các biện pháp sau: - Giáo dục ý thức cho nhân dân về sự suy thoái của môi trường. trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu. A -Thách thức thứ nhất: Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. -Trái đất nóng lên:Là hiện tượng nhiệt độ trung bình của

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan