ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM

38 686 0
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ Đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HAI HẰNG Nhóm 4 MSSV Nguyễn Thị Kim Ngọc K094040574 Đặng Thị Thiên Thanh K094040598 Hoàng Thị Bảo Vy K094040641 TP. HCM ngày 24 tháng 4 năm 2013 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR) TRONG BASEL 2 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động cho vay là nghiệp vụ quan trọng và mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng Thương mại (NHTM), đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, hộ gia đình… phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng bên cạnh đầu tư hàng loạt các sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập, thì họ có thể đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu CAMELS, trong đó hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital) là một chỉ tiêu qua trọng mà theo quy định quốc tế hệ số này phải đạt trên 8% mới đảm bảo an toàn cho bất kì tổ chức tín dụng nào. Chỉ tiêu này không những thể hiện sự quản lý chặt chẽ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng mà còn giúp các tổ chức tín dụng không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi có sự cố bất thường xảy ra. NHNN Việt Nam cũng đang áp dụng hệ thống chỉ tiêu CAMELS để bộ phận giám sát từ xa đánh giá hoạt động của các NHTM. Riêng đối với chỉ tiêu hệ số an toàn vốn, NHNN Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể theo từng thời kỳ. Tuy nhiên trong thực tế việc chấp hành chỉ tiêu này đối với các NHTM đang gặp rất nhiều khó khăn và đang trong tình trạng nếu thực hiện đúng quy định về an toàn vốn thì các ngân hàng sẽ phải chịu lỗ vốn, nếu muốn kinh doanh để lấy lợi nhuận thì buộc các ngân hàng phải vi phạm chỉ tiêu trên. Như vậy, để biết được thực tế việc đáp ứng quy định về chỉ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM tại Việt Nam như thế nào? Chúng ta cùng thực hiện đề tài : “Đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn vốn (CAR) của các NHTM tại Việt Nam”. 1 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR) TRONG BASEL Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhằm củng cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu bang sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. 2 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] 1.1. Quy định trong Basel I Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I, yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của Ngân Hàng Trung Ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR): CAR = Vốn tự có Tài sản có điều chỉnh rủi ro Basel I quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) nên được thiết lập ở mức an toàn là 8% (trong đó vốn cấp 1 chiếm tối thiểu 4%). Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. • Vốn tự có: Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 Vốn cấp 1 (Core capital) bao gồm: Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) và dự trữ được công bố (lợi nhuận giữ lại). Vốn cấp 2 (Supplementary capital) bao gồm: Dự trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/Dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu), nợ thứ cấp. 3 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 được đưa vào tính toán tỷ lệ an toàn vốn không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn tự có không bao gồm vốn vô hình (goodwill). • Tài sản có điều chỉnh rủi ro (RWA): (RWA) = Tổng (Tài sản có nội bảng x Hệ số rủi ro) + Tổng (Tài sản có ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro) Tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một trọng số rủi ro. Theo Basel I trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Ví dụ tiền mặt tại quỹ hay trái phiếu chính phủ có trọng số rủi ro là 0%, các khoản vay cho khu vực tư nhân là 100%. Nhược điểm lớn nhất của quy định này là không phân biệt các loại rủi ro đặc thù. Ví dụ tất cả các khoản vay của khu vực tư nhân đều được gắn trọng số 100%, cho dù đó là khoản vay của một công ty nổi tiếng như IBM hoặc của một doanh nghiệp địa phương không có tên tuổi. Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Trong đó, điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp (rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác như: - Không có phương thức đo lường cụ thể rủi ro thị trường. 4 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] - Không phân biệt rõ ràng các mức độ rủi ro:  Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B.  Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 cho khoản nợ của General Electric (GE – một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao. - Không đưa vào việc đánh giá đa dạng hóa:  Danh mục có đa dạng hóa cũng được đánh giá với mức độ rủi ro tương tự như danh mục không đa dạng hóa, trong khi theo lý thuyết thì, danh mục đa dạng hóa sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn danh mục không đa dạng hóa.  Không có sự khác biệt nào giữa 1 khoản vay 100$ và 100 khoản vay 1$. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. 1.2. Quy định trong Basel II Basel II sử dụng khái niệm 3 trụ cột: (1). Trụ cột thứ nhất - Các yêu cầu vốn tối thiểu. (2). Trụ cột thứ hai - Tăng cường cơ chế giám sát. (3). Trụ cột thứ ba - Tuân thủ kỷ luật thị trường. Do giới hạn trong phạm vi đề tài này nên chúng ta chỉ đề cập đến trụ cột thứ nhất – Các yêu cầu vốn tối thiểu. Trên cơ sở kế thừa Basel I, trụ cột thứ nhất của Basel II cũng yêu cầu CAR >= 8%. Ngoài ra, Basel II có những điểm mới so với Basel I: - Thêm vào vốn cấp 3 (Short-term subordinated debt covering market) là các khoản vay ngắn hạn. - Bổ sung phương pháp đo lường rủi ro thị trường (phương pháp chuẩn hóa và phương pháp mô hình nội bộ). - Bên cạnh rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, Basel II bổ sung thêm rủi ro hoạt động (rủi ro vận hành) với các phương pháp đo lường: phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn hóa, phương pháp nâng cao. - Việc xác định hệ số rủi ro của tài sản có sự thay đổi: thay vì quy định hệ số rủi ro có 4 mức là 0%, 20%, 50%, 100% và ưu đãi hơn với các nước thuộc OECD, Basel II quy định hệ số rủi ro có 5 mức là 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và không còn đặc quyền nào với các nước OECD. Bên cạnh đó, hệ số rủi ro không áp dụng cứng nhắc như quy định của Basel I mà được chi tiết theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của các đối tượng. - Ngoài ra, theo Basel II, mẫu số của công thức tính hệ số an toàn vốn CAR sẽ bao gồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng 5 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] vốn quy định cho dự phòng rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Chẳng hạn, tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng của một ngân hàng là 1000 USD, vốn quy định phòng ngừa rủi ro thị trường là 10 USD, vốn quy định tối thiểu để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp là 20 USD thì mẫu số để xác định tỷ lệ vốn tối thiểu sẽ là: 1000 + (10 + 20) x 12,5 = 1375 USD. Điều đó có nghĩa là ngân hàng đó phải cần nhiều vốn tự có hơn để thoả mãn tỷ lệ tối thiểu 8%. Tuy nhiên, cũng như Basel I, Basel II cũng không tránh khỏi những thiếu sót: - Thêm vào vốn cấp 3 → Hệ lụy: nguyên nhân dẫn đến cuộc khoảng tài chính 2008- 2010. - Đánh giá mức độ rủi ro dựa trên đánh giá mức độ tín nhiệm, tuy nhiên, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm chưa thực sự làm việc công tâm, chạy theo lợi nhuận → Tạo điều kiện cho các tổ chức được đánh giá tín nhiệm tốt tăng cường thực hiện các khoản đầu tư mạo hiểm → Rủi ro tăng lên. - Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến chu kỳ kinh doanh. - Các quy định về vốn yêu cầu trung bình được quy định trong Basel II bị đánh giá là khá thấp trong khi những ràng buộc để có cơ sở vốn chất lượng cao lại chưa được quy định chặt chẽ. Yêu cầu cấp bách của thực tiễn đòi hỏi một bản Hiệp ước mới – Basel III ra đời nhằm khắc phục những yếu kém mà Hiệp ước Basel II còn khiếm khuyết, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 1.3. Quy định trong Basel III Lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thuộc G20 đã hối thúc Ủy ban Basel đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng và thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà không cần đến hỗ trợ từ chính phủ. Theo dự thảo đưa ra tại G20, đến cuối năm 2012, Basel khuyến cáo các nước cần áp dụng tiêu chuẩn mới về vốn và đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn để khuyến khích các ngân hàng thay đổi. Hiệp định Basel III được thống đốc các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngân hàng 27 thành viên (gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh 6 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] và Mỹ) ký kết hôm 12/9/2010 tại Thành phố Basel, Thụy Sỹ. Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Trong khi Basel II chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn vốn (hay vốn dựa vào rủi ro - Risk-based capital), Basel III tập trung vào 2 vấn đề: gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Như vậy, điểm khác biệt quan trọng giữa 2 hiệp ước là Basel III chú ý nhiều hơn đối với vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy chính việc không chú trọng vấn đề thanh khoản, đã khiến nhiều ngân hàng phải phá sản. Với Basel III, để có được sự ổn định trong hệ thống tài chính, phải đáp ứng các quy định về tính thanh khoản và an toàn vốn. An toàn vốn tạo nên tấm đệm vốn để sống sót trong dài hạn, còn thanh khoản là để sống sót trong ngắn hạn. Một hệ thống tài chính vững mạnh không thể thiếu 1 trong 2 yếu tố này. Nội dung bao trùm của Basel III là: - Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. - Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%. - Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%. - Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity). Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống. Ngoài ra, Basel III còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo. Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu (Loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi định nghĩa vốn). 7 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] Như vậy, có thể thấy rằng, loại trừ khoản vốn đệm phòng ngừa rủi ro tài chính 2,5%, tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (vẫn là 8%). Tuy nhiên, kết cấu của các loại vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1. Nếu tính đầy đủ cả 2 khoản vốn đệm dự phòng suy giảm tài chính và dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng từ 2% (Basel II) tăng lên thành 9,5% (4,5% + 2,5% + 2,5%) ở Basel III. Nếu loại trừ phần vốn đệm chống chu kỳ kinh tế 2,5% (không bắt buộc trong điều kiện bình thường) thì mức tối thiểu vốn chủ sở hữu cũng phải đạt mức 7%. Bên cạnh đó, có thể một số khoản trước đây được tính vào vốn chủ sở hữu nay phải bóc tách ra vì không đủ điều kiện coi là vốn chủ sở hữu. Chẳng hạn, khoản vốn vượt quá giới hạn 15% đầu tư vào các tổ chức tài chính khác, khoản vốn có nguồn gốc từ số thuế thu nhập lưu kỳ (hoãn lại) Vì thế, yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài toán không đơn giản đối với nhiều ngân hàng xét trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiều biến động. Các tiêu chuẩn của Basel III không có hiệu lực ngay lập tức. Chúng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019. Bảng 1.1 sau đây sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel III. Bảng 1.1: Lộ trình cụ thể của việc thực thi Hiệp ước Basel III Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% Vốn đệm dự phòng 0,625 % 1.25% 1,875 % 2,5% Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 3,5% 4% 4,5% 5,125 % 5,76% 6,375 % 7% 8 [...]... TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAR) CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 Thực trạng mức độ đáp ứng quy định về CAR của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực Việt Nam Xét trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tình hình thực hiện CAR của các ngân hàng Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn như sau: 3.1.1 Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng Quy t định 297/1999/QÐ-NHNN năm 1999 quy định về các. .. đảm bảo mức an toàn và có thể đe dọa an toàn hệ thống Ngoài ra, các NHTM cổ phần chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn dường như gặp nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 9% 3.2 Thực trạng mức độ đáp ứng quy định về CAR của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực Basel Căn cứ theo các số liệu được công bố chính thức, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống NHTM đạt ở mức trên... 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5% (Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/) 9 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI VIỆT NAM VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG SO VỚI QUY ĐỊNH TRONG BASEL THEO TỪNG THỜI KỲ Các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. .. vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM, nhằm tách biệt rõ hoạt động của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các ngân hàng tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của nhiều TCTD Việt Nam đang ở mức thấp Thứ tư, về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Ðiều 4 của Thông tư 13 nêu rõ, nâng tỷ lệ an toàn vốn. .. thường của nền kinh tế Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các “cú sốc” từ môi trường kinh doanh biến động 3.3 Các giải pháp áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel nhằm hướng các NHTM Việt Nam quản lý an toàn vốn theo thông lệ quốc tế 3.3.1 Giải pháp tăng trưởng vốn bền vững cho các NHTM Như khuyến nghị của Ủy ban Basel, các NHTM, tự thân, cần chủ động thực hiện các. .. dù giãn tiến độ đến 1 năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt 26 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] được các quy định đảm bảo mức vốn pháp định Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩn mực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8% Tuy nhiên, vấn đề đặc biệt đáng lưu ý là những NHTM có quy mô lớn nhất... K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế]  Xác định lộ trình áp dụng mức an toàn vốn theo quy chuẩn Basel III thông qua việc: (i) quy định mức đủ vốn tự có thực; (ii) quy định về tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh tế; (iii) quy định tấm đệm vốn chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường  Tăng cường giám sát, yêu cầu điều chỉnh các kế hoạch phân phối lợi nhuận của các. .. tiếp cận riêng cho mình; trong khi quy tắc xác định mức độ đủ vốn của Việt Nam áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng Thứ tư, là những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Ðiều 5  Tại khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0, đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng, trong đó TCTD chỉ hưởng... liên quan đến mức độ đủ vốn Theo đó, các NHTM Việt Nam không chỉ cần đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo Basel II mà còn cần thiết dần đáp ứng các quy định của Basel III Cụ thể như sau: 30 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế]  Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ... với từng NHTM không đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu  Thực hiện nghiên cứu mô hình xác định mức độ ảnh hưởng đến thị trường tài chính và nền kinh tế khi một NHTM bị phá sản Ðiều này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các quy t định của NHNN đối với các NHTM gặp khó khăn về tài chính cũng như không đảm bảo được mức độ an toàn Mô hình này cần phân biệt rõ mức độ ảnh hưởng của các ngân hàng với quy mô khác . Đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn vốn (CAR) của các NHTM tại Việt Nam . 1 Nhóm 4 – Lớp K09404A [Đánh giá hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế] CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN. 2: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI VIỆT NAM VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG SO VỚI QUY ĐỊNH TRONG BASEL THEO TỪNG THỜI KỲ Các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã. để có được sự ổn định trong hệ thống tài chính, phải đáp ứng các quy định về tính thanh khoản và an toàn vốn. An toàn vốn tạo nên tấm đệm vốn để sống sót trong dài hạn, còn thanh khoản là để

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR) TRONG BASEL

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan