Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

71 1.3K 14
Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Học viện Ngân hàng, những người đã nhiệt tình dạy dỗ, trao cho chúng em những kiến thức quý báu, giúp chúng em vững tâm bước vào đời. Em cũng xin được cảm ơn các anh, các chị cán bộ tại Sở Giao Dịch NHNN. Các anh, các chị đã hết sức tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu cũng như giải đáp những thắc mắc có liên quan đến vấn đề em đang nghiên cứu. Dù đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn phục vụ cho chuyên đề, song với trình độ còn hạn chế và bản thân đề tài tương đối phức tạp và mới mẻ, vì vậy mà chuyên đề khó có thể tránh khỏi khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để giúp em hiểu sâu sắc hơn nữa về chuyên đề mà mình nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đầu tư trực ếp nước ngoài vào Trung Quốc 2005-2011 18 Bảng 1.2: Thặng dư thương mại của Trung Quốc 2005-2011 19 Bảng 1.3: Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn nước ngoài của Thái Lan 22 giai đoạn 1995-1998 22 Biểu đồ 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 1995-2012 33 Bảng 2.1: Quy mô DTNHNN từ năm 2007-6/2012 qua các êu chí 34 Bảng 2.2: Cơ cấu ngoại tệ DTNHNN từ 2007-6/2012 39 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngoại tệ DTNHNN tại 6/2012 39 Bảng 2.3: Cơ cấu DTNHNN theo hình thức đầu tư từ 2007-6/2012 41 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về hình thức đầu tư DTNH 41 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về thời hạn đầu tư của Quỹ dự trữ 43 NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ CSTT Chính sách tiền tệ DTNH Dự trữ ngoại hối DTNHNN Dự trữ ngoại hối Nhà nước FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTCG Giấy tờ có giá NHTW Ngân hàng Trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước KTNB Kiểm toán nội bộ NHTM Ngân hàng thương mại QLRR Quản lý rủi ro Quỹ dự trữ Quỹ dự trữ ngoại hối Quỹ bình ổn Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng TTQT Thanh toán quốc tế TTCP Thủ tướng Chính phủ TCTD Tổ chức tín dụng CP Chính phủ NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 2 1.1. DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Nguồn hình thành 2 1.1.3. Vai trò 3 1.2. QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 6 1.2.1. Khái niệm 6 1.2.2. Nguyên tắc quản lý 7 1.2.3. Cơ quan thực hiện quản lý 7 1.2.4. Các loại hình nghiệp vụ áp dụng trong quản lý 8 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 11 1.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế 11 1.3.2. Các chính sách ền tệ, tỷ giá và các biện pháp quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước 14 1.3.3. Biến động tỷ giá 15 1.3.4. Tình hình kinh tế thế giới 15 1.3.5. Những nhân tố khác 17 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 17 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 17 1.4.2. Kinh nghiệm về dự trữ ngoại hối Thái Lan trong khủng hoảng châu Á 1997 20 1.4.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước 22 CHƯƠNG 2 24 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HÓI Ở VIỆT NAM 24 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24 2.1.1. Hệ thống các văn bản về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 27 2.1.3. Quy trình hoạt động 28 2.1.7. Quản lý quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước 33 2.1.8. Quản lý cơ cấu Dự trữ ngoại hối Nhà nước 36 2.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 43 2.2.1. Những kết quả đạt được 43 2.2.2. Những hạn chế trong công tác quản lý DTNH 45 2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý DTNH 45 CHƯƠNG 3 50 NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 50 3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 50 3.1.1. Bối cảnh kinh tế 50 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 53 3.1.3. Định hướng quản lý 54 3.2.1. Định hướng chiến lược đầu tư theo hướng chủ động với mục êu nâng cao hiệu quả 55 3.2.2. Phát triển các nghiệp vụ đầu tư hiện có và nghiên cứu, thực hiện các loại hình đầu tư mới 55 3.2.3. Thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối theo phương pháp chuyên nghiệp 57 3.2.4. Quản lý rủi ro theo phương thức chuyên nghiệp, trong đó chú trọng tới rủi ro thị trường 59 3.2.5. Hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán 59 3.2.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, n học hoá quy trình hoạt động nghiệp vụ 60 3.2.7. Tăng cường năng lực thống kê, phân _ch, dự báo 61 3.2.8. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ 61 3.3. KIẾN NGHỊ 62 3.1.1. Với Chính phủ 62 3.3.2. Với bộ Tài chính 64 KẾT LUẬN 65 NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng, sự xoá bỏ dần về ngoại hối kéo theo sự luân chuyển các luồng ngoại tệ ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Những biến động về lãi suất và tỷ giá ngày càng lớn và khó có thể dự liệu trước. Trong tình hình đó, việc NHTW duy trì và quản lý một cách hiệu quả dự trữ ngoại hối đã trở thành vấn đề cấp thiết. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quản lý ngoại hối, ổn định tỷ giá trong nước, đảm bảo giá trị đối ngoại của đồng tiền luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối đối với nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vai trò là Ngân hàng Trung Ương – cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước đã hết sức quan tâm chú trọng tới việc duy trì và gia tang dự trữ ngoại hối cho đất nước. Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kể từ năm 2008 ở Mỹ và năm 2009 tại một số nước ở Châu Âu cho tới nay, những biến động bất thường về lãi suất, tỷ giá của các loại ngoại tệ, vàng,…trên thế giới, bên cạnh đó là những hạn chế trong thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối, Ngân hang Nhà nước đã gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, thiếu sót đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối mang ý nghĩa vô cùng thiết thực. Với các ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, em lựa chọn đề tài “Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối Chương 2: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 1.1. DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 1.1.1. Khái niệm Các quốc gia sử dụng DTNH và mỗi quốc gia lại có định nghĩa riêng về DTNH. Tuy nhiên, các định nghĩa đều căn bản dựa trên định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Trong tài liệu "Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xuất bản lần thứ năm, IMF đã định nghĩa về dự trữ ngoại hối như sau: “Dự trữ ngoại hối của một quốc gia là những tài sản ngoại hối mà Ngân hàng Trung ương quản lý và sử dụng nhằm tài trợ trực tiếp cho thâm hụt cán cân thanh toán hoặc gián tiếp thông qua can thiệp tỷ giá và tài trợ cho một số nhu cầu khác. Dự trữ ngoại hối bao gồm các loại tài sản ngoại hối sau: : Ngoại tệ, Vàng tiền tệ, Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), Hạn mức dự trữ tại IMF và các tài sản ngoại hối khác”. - Ngoại tệ: tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền ghi sổ, các loại giấy tờ có giá và thể hiện giá trị bằng tiền tệ nước ngoài. - Vàng tiền tệ: thuộc sở hữu quốc gia, do cơ quan chức trách năm giữ và được sử dụng như một tài sản tài chính - Quyền rút vốn đặc biệt: là đơn vị tiền tệ quy ước của IMF, là đồng tiền ghi sổ và không tồn tại dưới dạng vật lý. Quyền rút vốn đặc biệt là dự trữ ngoại hối tại IMF được tạo ra nhằm bổ sung cho dự trữ ngoại hối của các nước thành viên IMF. Quyền rút vốn đặc biệt được phân bổ dựa trên hạn mức (quota) của các nước thành viên. - Hạn mức dự trữ tại IMF: gồm (1) tổng số các khoản tiền (bằng SDR và ngoại tệ) mà một nước thành viên có thể giải ngân từ IMF bằng một thông báo ngắn và không kèm điều kiện và (2) các khoản nợ của IMF sẵn sàng dành cho các nước thành viên trong Thỏa thuận chung về vay nợ (GAB) và các Thoả thuận cho vay mới (NAB). 1.1.2. Nguồn hình thành Với khái niệm về Dự trữ ngoại hối nêu trên, Dự trữ ngoại hối của một quốc NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 3 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG gia được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động xuất khẩu của quốc gia; - Từ luồng ngoại tệ di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư của nước ngoài; - Từ nguồn ngoại tệ, vàng mua được trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế; -Từ nguồn vay nợ, viên trợ của nuớc ngoài dưới các hình thức tài sản ngoại hối; - Từ nguồn ngoại tệ giải ngân cho các dự án trong nước được nước ngoài tài trợ; - Từ việc nhận phân bổ SDR của IMF theo hạn mức đóng góp của quốc gia vào IMF; - Từ việc rút dự trữ ngoại hối tại IMF theo hạn mức. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các luồng ngoại hối chảy vào trong nước, đều được tập trung thành DTNHNN. Một phần ngoại hối không nhỏ trong số đó, chủ yếu là từ các hoạt động xuất khẩu, từ kiều hối, đầu tư nước ngoài, được lưu hành trong các tầng lớp dân cư hoặc trôi nổi trên thị trường. Vì thế các biện pháp nhằm thu hút lượng ngoại hối trôi nổi tập trung về DTNHNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần gia tăng quy mô dự trữ ngoại hối cho đất nước. 1.1.3. Vai trò Dự trữ ngoại hối của một quốc gia được quản lý nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: - Thứ nhất, Dự trữ ngoại hối là phương tiện để NHTW hỗ trợ và duy trì lòng tin đối với chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. + NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tỷ giá trong cơ chế tỷ giá cố định. NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường thông qua các giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng trong nước. Trên thị trường ngoại hối trong nước, khi cầu lớn hơn cung, NHTW bán ngoại tệ ra và ngược lại, mua ngoại tệ vào khi cung lớn hơn cầu. Các giao dịch can thiệp này làm thay đổi lại cung cầu ngoại tệ trong nước và do vậy có khả năng điều chỉnh tỷ giá thị trường. Đối với các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, vai trò của dự trữ ngoại NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 4 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG hối trong việc thực hiện chính sách tỷ giá hết sức mờ nhạt, bởi lẽ NHTW không can thiệp vào sự hình thành tỷ giá. Ở đó, tỷ giá được thiết lập hoàn toàn do quan hệ cung cầu, không có sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít nước áp dụng chế độ tỷ giá này. Đa phần, các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước. Đối với các nước này, tỷ giá vẫn được hình thành chủ yêu theo quan hệ cung cầu, tuy nhiên, để ngăn chặn các xu hướng tỷ giá giao động bất lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế, các hoạt động thương mại của quốc gia, NHTW vẫn thực hiện can thiệp bằng các hoạt động mua bán ngoại hối để điều tiết tỷ giá, chỉ cho phép tỷ giá thị trường giao động trong một phạm vi nhất định. Như vậy, bằng việc sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường, NHTW đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho các hoạt động kinh tế quốc tế, duy trì lòng tin của công chúng đối với việc thực thi chính sách tỷ giá. Vai trò của dự trữ ngoại hối ở đây đã được thể hiện rất rõ nét. Ở các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định, vai trò của dự trữ ngoại hối đối với chính sách tỷ giá càng có ý nghĩa to lớn. Do quan hệ cung cầu trên thị trường luôn thay đổi, tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá cố định (tỷ giá trung tâm) với tỷ giá thị trường. Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW thường xuyên phải can thiệp thị trường. Chênh lệch càng lớn, NHTW càng phải chống đỡ, can thiệp càng nhiều. Do vậy, khi độ lệch trở nên gay gắt, NHTW buộc phải thay đổi tỷ giá trung tâm để hạn chế việc can thiệp. Đặc biệt, trong trường hợp tỷ giá trung tâm thấp hơn tỷ giá thị trường, việc NHTW điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên bằng với tỷ giá thị trường, hay phá giá nội tệ nhằm hạn chế sự suy giảm mạnh dự trữ ngoại hối đã khiến cho lạm phát gia tăng. Lạm phát làm xói mòn sức mạnh của đồng nội tệ, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của đại bộ phận người lao động, làm giảm lòng tin của công chúng vào Chính phủ. Từ đó, đòi hỏi các NHTW phải duy trì dự trữ ngoại hối đủ mạnh để ngăn ngừa các cuộc phá giá có thể xảy ra. + NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. Khi tiến hành giao dịch trên thị trường ngoại hối, NHTW không những tác động điều chỉnh tỷ giá mà nó còn làm thay đổi lượng tiền cơ sở, vì thế mà ảnh NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 5 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG hưởng đến mục tiêu chính sách tiền tệ tại thời điểm đó. Khi NHTW tiến hành can thiệp mua nội tệ vào, bán ngọai tệ ra sẽ làm giảm lượng tiền cơ sỏ và ngược lại, khi NHTW bán nội tệ ra và mua ngoại tệ vào, lượng tiền cơ sở sẽ tăng lên. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW không có nghĩa vụ can thiệp lên tỷ giá, nhưng vai trò điều tiết lượng tiền cơ sở được thể hiện một cách rõ nét. Khi đó NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh lượng tiền cơ sở chứ không nhằm điều chỉnh tỷ giá. Do đó, giao dịch trên thị trường ngoại hối cũng trở thành một kênh phát hành tiền quan trọng của NHTW. Do cơ chế tác động như vậy, hoạt động can thiệp ngoại hối trên thị trường trong nước của NHTW phải được thực hiện một cách cẩn trọng trên cơ sở xem xét giữa mục tiêu điều chỉnh lượng tiền cơ sở và mục tiêu điều chỉnh tỷ giá. Có 02 hình thức can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối là can thiệp không trung hòa (unsterilized intervention) và can thiệp trung hòa (sterilized intervention). Can thiệp không trung hoà là hình thức NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không điều chỉnh lại sự thay đổi trong mức cung tiền sau khi có can thiệp. Chẳng hạn, nếu NHTW muốn hạ giá nội tệ thông qua việc mua ngoại tệ vào và bán nội tệ ra. Bằng cách này lượng cung nội tệ trong nền kinh tế gia tăng, và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm gia tăng lạm phát. Do đó, sự can thiệp trên thị trường ngoại hối theo hình thức này không chỉ làm tăng, giảm tỷ giá mà còn ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất. Can thiệp theo hình thức này là một trong những cách thức để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Can thiệp trung hoà là trường hợp NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ bằng cách đồng thời với việc can thiệp áp dụng cả các hoạt động thị trường mở. Chẳng hạn, song song với việc mua ngoại tệ vào và bán nội tệ ra để ổn định tỷ giá, NHTW sẽ sẽ tiến hành bán chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở để thu hút lại lượng tiền cơ sở về ngân hàng. Can thiệp theo hình thức này sẽ ít ảnh hưởng tới mục tiêu chính sách tiền tệ. - Thứ hai, Dự trữ ngoại hối là phương tiện để hạn chế các tác động tiêu cực khi xảy ra khủng hoảng bằng việc duy trì khả năng thanh khoản ngoại hối. Khi khủng hoảng xảy ra, theo tâm lý chung, để đảm bảo an toàn, các nhà đầu NGUYỄN HUY TÙNG LỚP NHC-LTDH8 [...]... toàn dự trữ ngoại hối: là quản lý và kiểm soát được các rủi ro trong hoạt động đầu tư dự trữ - Sinh lời trên tài sản dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường quốc tế Thứ tự ưu tiên của các nguyên tắc trên có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chính sách quản lý dự trữ ngoại hối của cơ quan quản lý trong từng giai đoạn khác nhau 1.2.3 Cơ quan thực hiện quản lý Các nước duy trì dự trữ ngoại. .. ngừng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, điều này làm thay đổi quy mô dự trữ ngoại hối _ Không can thiệp để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thị trường Với chính sách này, Nhà nước không cần thiết sử dụng ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá chính vì thế dự trữ ngoại hối không bị ảnh hưởng 1.3.2.2 Chính sách quản lý dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối thuộc quyền quản lý cảu Nhà nước... 1.2.2 Nguyên tắc quản lý Theo tài liệu Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối của IMF, quản lý dự trữ ngoại hối là nhằm đạt được các mục đích sau đây: - Có đủ mức dự trữ ngoại hối cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đã xác định - Kiểm soát chặt chẽ được rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng - Mang lại mức thu nhập hợp lý qua các hoạt động đầu tư Mục đích quản lý dự trữ ngoại hối mà IMF đưa... TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1.1 Hệ thống các văn bản về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước 2.1.1.1 Pháp lệnh ngoại hối Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH 11 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006) điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối. .. gia, do vậy, nó được sử dụng làm tài sản dự trữ cho quốc gia, giúp quốc gia vượt qua thảm hoạ hay các tình trạng khẩn cấp 1.2 QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 1.2.1 Khái niệm Trong tài liệu Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối của IMF, quản lý dự trữ ngoại hối là một quá trình nhằm đảm bảo những tài sản ngoại hối của khu vực công được kiểm soát bởi cơ quan tiền tệ và luôn sẵn sàng được sử dụng để đáp ứng... hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ này cũng không nhiều 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI Dự trữ ngoại hối là một quỹ được hình thành từ rất nhiều nguồn và sự biến động của bất cứ nguồn nào cũng làm ảnh hưởng đến lượng dữ trữ ngoại hối Bên cạnh đó dự trữ ngoại hối còn được quản lý bởi NHTW và Nhà nước nên mỗi động thái của các cơ quan này cũng ít nhiều tác động đến lượng dự trữ của quỹ Sau... Các biện pháp quản lý ngoại hối khác Các biện pháp quản lý ngoại hối khác của Nhà nước cũng có ảnh hưởng thườn xuyên đến dự trữ ngoại hối Các pháp lệnh hạn chế việc đầu tư nước ngoài vào quốc gia hay đầu tư từ trong nước ra nước ngoài hay các quy định kiều hối, về việc sử dụng ngoại hối trong phạm vi lãnh thổ,… sẽ có những tác động làm thay đổi quy mô cũng như cấu trúc của dự trữ ngoại hối quốc gia... hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam NHNN là người cuối cùng thực hiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia 2.1.1.2 Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước Ngày 15/8/1999 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý DTNHNN... công vào nền kinh tế Khi ta xét 3 chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại hối là: - Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên giá trị một tháng nhập khẩu trong năm tiếp theo - Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên mức cung tiền M2 - Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên nợ ngắn hạn nước ngoài Thì chỉ tiêu cuối cùng là tỷ lệ DTNH trên nợ ngắn hạn nước ngoài đã cho thấy mức dự trữ ngoại hối của Thái Lan tại thời điểm đó vẫn chưa đủ lớn và không... MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 1.4.1.1 Quy mô dự trữ ngoại hối Tính đến cuối năm 2005, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến con số 818,9 tỷ USD, đặt Trung Quốc vào lộ trình đạt mốc 1 nghìn tỷ USD và trở thành quốc gia có DTNH lớn nhất thế giới, vượt qua cả Nhật Bản (khi đó đang là quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế . chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối Chương 2: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NGUYỄN HUY. quả quản lý dự trữ ngoại hối mang ý nghĩa vô cùng thiết thực. Với các ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, em lựa chọn đề tài Quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước 22 CHƯƠNG 2 24 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HÓI Ở VIỆT NAM 24 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24 2.1.1. Hệ

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan