Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây

108 358 0
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 1 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Bằng các sản phẩm, dịch vụ của mình Ngân hàng đã giúp các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục và thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy với tầm quan trọng như thế, sự an toàn trong hoạt động của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Về bản chất, rủi ro của Ngân hàng là không tránh khỏi nhưng điều đó không có nghĩa là không làm gì. Các Ngân hàng đều cố gắng hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp khác nhau. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và ngành công nghiệp tài chính-Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ đang đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng hoạt động dịch vụ. Sau khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định 493/2010/QĐ- NHNN ngày 22/04/2010 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro càng trở thành vấn đề quan tâm của các Ngân hàng và những người quan tâm. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tây em được tiếp xúc với các công việc của tín dụng, hiểu được quy trình tín dụng cũng như tìm hiểu được HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 2 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP một phần các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro đối với Ngân hàng có nhiều loại và phức tạp. Với phạm vi của một chuyên đề tốt nghiệp, em chọn đề tài nghiên cứu về “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây”. Qua chuyên đề này em hy vọng có thể đóng góp phần nào việc hạn chế được những rủi ro hiện hữu cũng như tiềm ẩn tại Chi nhánh, tăng độ an toàn trong hoạt động tín dụng. 2. Mục đích nghiêm cứu:  Luận giải về những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.  Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Hà Tây.  Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank-Chi nhánh Hà Tây. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank-Chi nhánh Hà Tây.  Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu về nghiệp vụ tín dụng của các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Ngân hàng Techcombank-Chi nhánh Hà Tây. 4. Phương pháp nghiên cứu HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 3 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp nghiên cứu, phân tích thống kê, điều tra khảo sát, suy luận logic. Vận dụng lý luận vào thực tiễn để giải thích nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp thích hợp 5. Kết cầu của khóa luận Ngoài phần mở đàu, kết luận, khóa luận được chia làm ba chương như sau:  Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại.  Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây.  Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây. HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 4 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Cùng với những kiến thức được trang bị trong những năm học ở Trường Đại học Đông Đô và thời gian thực tập, nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây em đã hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây” Để đạt được kết quả trên ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã có sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tập thể ở trong và ngoài trường. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Dương Đình Oanh đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luận này. Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây cùng các phòng ban đã giúp đỡ em trong thời gian em thực tập và tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thiện được bài khoá luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bài khoá luận này. HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 5 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập không dài nên trong khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà N%i, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Hồ Thị Qu•nh Thơ HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 6 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng Ngân hàng * Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm). Xét ở góc độ tín dụng là một chức năng cơ bản của Ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. * Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng – Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). – Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 7 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. – Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng thỏa thuận - Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay - phần lớn hơn này là lợi tức. Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với 2 tư cách: Vừa là người đi vay vừa là người cho vay. 1.1.2. Các hình thức tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau theo các tiêu phân loại khác nhau. Trên thực tế, người ta thường đề cập đến các hình thức tín dụng Ngân hàng theo các tiêu thức phân chia sau: Phân loại theo thời gian cấp tín dụng + Tín dụng có k• hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn xác định về ngày trả nợ. Tín dụng có k• hạn, tín dụng trung và dài hạn. Mặc dù hầu hết các nước đều thống nhất về điều này nhưng thời gian cụ thể được quy định cho từng loại lại không hoàn toàn đồng nhất. ở Việt Nam hiện nay, theoquy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cùng với quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN/ ngày 31/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 8 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợpvới chu k• sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. + Cho vay trung hạn, dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi của vốn đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàngvà tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng. * Thời hạn cho vay trung : từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ đời sống. -Tín dụng không k• hạn: Là khoản tín dụng được ứng dụng đối với khoản vay không xác định rõ thời hạn trả nợ. Phân loại theo thành phần kinh tế Theo thành phần kinh tế, ta có thể chia các khoản cho vay thành: Cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Cho vay kinh tế tập thể. Cho vay kinh tế tư bản tư nhân. Cho vay kinh tế tư bản nhà nước Cho vay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại theo phương thức hoàn trả HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 9 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Theo phương thức hoàn trả thì các khoản cho vay còn có thể được phân chia theo hai loại: cho vay hoàn trả một lần và cho vay trả góp. Cho vay hoàn trả một lần: các khoản vay sẽ được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thế đựoc hoàn trả teo thoả thuận trong hợp đồng, chẳng hạn heo tháng, theo quý hoặc theo năm. - Cho vay trả góp : việc hoàn trả được tiến hành theo địnhk•, các khoản này có thể bằng nhau hay không bằng nhau tu• theo thoả thuận và được thực hiện heo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Phân loại theo mức độ đảm bảo Các Ngân hàng có thể đảm bảo hay không có đảm bảo tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của Ngân hàng đôí với khách hàng vay cũng như độ rủi ro của phương án xin vay. Từ đảm bảo của khách hàng ở đây chỉ được hiểu là đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Cách đảm bảo này có mục đích giảm bớt rủi ro mất mát trong trường hợp người vay không trả được nợ được hay không muốn trả nợ khi đến hạn. Các tài sản được đem thế chấp thường là các bất động sản trong khi các tài sản được đem cầm cố lại là các động sản nhỏ, vật tư hàng hóa, chứng khoán và các giấy tờ khác…Yêu cầu cơ bản đối với các tài sản đem thế chấp, cầm cố là chúng phải có tính thị trường tức là có khả năng thanh lý được. HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A TRƯỜNG ĐH ĐÔNG ĐÔ - 10 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phân loại theo nguồn phát sinh các khoản tín dụng Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra Ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối với người vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình người vay… Cho vay gián tiếp: Ngân hàng bỏ tiền ra cho vay nhưng không cóliên hệ gì với người vay như: cho vay hợp vốn đối với Ngân hàng khác… Việc phân loại có ý nghĩa giúp Ngân hàng đánh giá, lựa chọn cách thức cho vay cũng như khách hàng tốt nhất, trên cơ sở đó nghiên cứu thể lệ và chính sách tín dụng phù hợp. Trong thực tế kinh doanh Ngân hàng chúng ta thường xem xét chủ yếu là các loại hình tín dụng ngắn hạn là chủ yếu. Khi phân chia các loại hình tín dụng ngắn hạn người ta thường nhìn dưới góc độ các “sản phẩm tín dụng” hay còn được gọi là kỹ thuật cấp tín dụng. 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng: Tùy mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu của quản trị mà người ta chia tín dụng Ngân hàng thành các loại khác nhau. *Xét theo mục đích: Tín dụng Ngân hàng gồm: – Cho vay kinh doanh bất động sản: Gồm các khoản cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản. – Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. HỒ THỊ QUỲNH THƠ TC15A [...]... … 1.3 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM 1.3.1 Khái niệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Phòng ngừa rủi ro tín dụng là việc đưa ra các biện pháp nhằm tránh và hạn chế rủi ro tín dụng từ đó giảm thiểu những tổn thất cho Ngân hàng Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế thì ở các nước châu Á rủi ro tín dụng chi m khoảng 60% trong tổng số rủi ro Rủi ro tín dụng luôn thường trực và sẵn... điều này tiềm ẩn rủi ro khó lường cho Ngân hàng 1.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây: Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Sơ đồ 1 : Phân loại rủi ro tín dụng * Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên... sử dụng tiền của Ngân hàng: Tiền Ngân hàng chuyển cho khách hàng sử dụng vượt khỏi tầm quản lý trực tiếp của Ngân hàng Khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân Ngân hàng và khách hàng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác tác động đến Ngân hàng và khách hàng Đặc trưng này liên quan tới khả năng dự liệu những rủi ro có thể xảy ra của Ngân hàng * Khách hàng. .. và đời sống xã hội.Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội 1.3.3 Nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 1.3.3.1Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng a.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng. .. của Ngân hàng 1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp: xuất phát từ nguyên nhân trong quan hệ tín dụng Ngân hàng chuyển quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong thời gian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn trước hết là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đây là đặc điểm có tính chất tất yếu do Ngân. .. kiểm soát của Ngân hàng về các rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Phân tích tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, là lá chắn để phòng ngừa và hạn chế RRTD có thể xãy ra đối với Ngân hàng Dựa trên những thông tin về khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy (như hồ sơ vay vốn theo quy định, phóng vấn trực tiếp khách hàng, điều tra... - Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề *Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, được phân thành: - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng. .. - Rủi ro tập trung: Rủi ro do Ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao 1.2.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính là nhóm nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và. .. Ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chi m đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chi m từ 1/2 đến 2/3 thu nhập Ngân hàng. .. làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Do đó phòng ngừa và hạn chế rủi ro không những là vấn đề sống còn của Ngân hàng mà là còn yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ôn dịnh và phát triển của toàn xã hội 1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 1.3.2.1 Đối với bản thân Ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh . rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại.  Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Tây.  Chương 3: Giải pháp phòng ngừa. tín dụng tại Ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Hà Tây.  Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank -Chi nhánh Hà Tây. 3. Đối tượng,. DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng Ngân hàng * Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thuật

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:42

Mục lục

  • Trường ĐH DL Đông Đô - 108 - Khóa luận tốt nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan