hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện tương dương tinh nghệ an giai đoạn 2006 2012

40 724 1
hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện tương dương tinh nghệ an giai đoạn 2006 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia là địa bàn sinh sống và diễn ra các hoạt động của con người, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của con người. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế xã hội đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu nhà ở, nhà làm việc và các công trình xây dựng khác cũng ngày một tăng lên, đất đai đang bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, sử dụng đất không đúng mục đích, việc xây dựng cơi nới trên đất trái phép, nảy sinh nhiều tiêu cực, bất cập liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp. Vì vậy Nhà nước cần phải làm tốt các yêu cầu về quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác sử dụng đất để cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn, Nhà nước phải nắm chắc, quản chặt toàn bộ quỹ đất về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước . Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tếxã hội của huyện đang từng ngày phát triển. Quá trình phát triển này đã làm thay đổi các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Người dân xem đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực hiện các giao dịch như: Cấp giấy, cấp đổi, cấp lại, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn…. bằng giá trí pháp lý liên quan đến đất đai, bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp

Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia là địa bàn sinh sống và diễn ra các hoạt động của con người, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của con người. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế xã hội đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu nhà ở, nhà làm việc và các công trình xây dựng khác cũng ngày một tăng lên, đất đai đang bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, sử dụng đất không đúng mục đích, việc xây dựng cơi nới trên đất trái phép, nảy sinh nhiều tiêu cực, bất cập liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp. Vì vậy Nhà nước cần phải làm tốt các yêu cầu về quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác sử dụng đất để cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn, Nhà nước phải nắm chắc, quản chặt toàn bộ quỹ đất về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước . Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế-xã hội của huyện đang từng ngày phát triển. Quá trình phát triển này đã làm thay đổi các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Người dân xem đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực hiện các giao dịch như: Cấp giấy, cấp đổi, cấp lại, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn…. bằng giá trí pháp lý liên quan đến đất đai, bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý duy nhất để người dân sử dụng mảnh đất của mình. Song hiện nay công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Tương Dương trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tương Dương công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, quản lý và cấp phép XD, công tác thu hồi đất, GPMB bàn giao đất cho các dự án gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, tình SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 1 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương trạng nhân dân cơi nới, XD mới các công trình vi phạm, khai thác tài nguyên trái phép, SD đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch vẫn thường diễn ra, nhân dân chưa chú trọng đến việc cấp giấy phép xây dựng trước khi xây dựng nhà. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi đã thực hiện đợt thực tập tại huyện Tương Dương và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tương Dương, tĩnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2012”. 2. Mục tiêu: Khi tiếp cận với thực tế ngành quản lý đất đai, tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan quản lý đất đai nói chung và cơ quan thực tập nói riêng. Sinh viên thực hành nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, phát triển khả năng tư duy khoa học, tạo điều kiện để sinh viên áp dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn. Giúp cho bản thân rèn luyện kĩ năng lao động nghề nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận thực tế của bản thân. Đồng thời, giúp bản thân có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, hoàn thành tốt các bước của một đề tài khoa học. Tạo điều kiện để bản thân có hứng thú với công việc mà mình lựa chọn trong tương lai, có ý thức xây dựng ý tưởng khoa học phục vụ sản xuất và đời sống xã hội; giúp bản thân áp dụng kiến thức vào thực tiễn công tác tốt hơn 3. Nhiệm vụ: - Bản thân chủ động liên hệ với giáo viên hướng dẫn trao đổi về những vấn đề mình chưa hiểu, những trăn trở của mình nhằm đề xuất rút ra được ý kiến cho đơn vị thực tập. - Bản thân phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, số liệu báo cáo phải trung thực, phải được cơ sở thực tập xác nhận. 4. Yêu cầu: - Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp bản thân phải có ý thức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế thực tập, phải tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách, thực hiện tốt quy định của cơ sở thực tập, quan hệ tốt với cộng sự của mình. - Nắm vững những quy định về pháp luật đất đai hiện hành. - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh đúng hiện trạng và có cơ sở pháp lý. - Những giải pháp khắc phục phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Trên cơ sở kiến thức được học tại trường, vận dụng vào thực tế tại đơn vị thực tập từ đó rút ra được ưu khuyết điểm và đề xuất, kiến nghị các biện pháp cho đơn vị thực tập. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 2 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương 5. Phạm vi nghiêm cứu: - Phạm vi không gian:Văn phòng Đăng ký QSD đất, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - Phạm vi thời gian: 2006 - 2013 - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thông qua thu thập một số liệu cụ thể về Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2013”. 5.1. Thời gian và địa điểm thực tập: 5.1.1. Thời gian: Từ ngày 04/11/2013 đến ngày 09/12/2013 5.1.2 Địa điểm thực tập: Tại Văn phòng Đăng ký QSD đất Huyện Tương Dương. 6. Cấu trúc báo cáo thực tập gồm 3 phần a. Phần1. Mở đầu: b. Phần 2. Nội dung: c. Phần 3. Kết luận và kiến nghị Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. Giới thiệu cơ quan công tác: Bộ máy quản lý đất đai của huyện Tương Dương: 1.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phòng Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tương Dương, có vị trí chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý về đất đai, khoáng sản, môi trường, nước, theo quy định của pháp luật và một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao. Phòng Tài nguyên& Môi trường chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, UBND huyện đã kịp thời triển khai thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên &Môi trường. Đây là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và các thủ tục hành chính về công tác đất đai cho mọi đối tượng có nhu cầu. Về tổ chức biên chế gồm: - 01 Trưởng phòng có trình độ đại học ( Đại học Nông nghiệp I). - 01 Phó phòng có trình độ đại học Luật SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 3 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương - 01 Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có trình độ đại học - 03 chuyên viên thuộc Phòng TN&MT có trình độ đại học - 01 chuyên viên thuộc Văn phòng ĐKQSDĐ có trình độ đại học, 03 cán bộ có trình độ trung cấp 1.2. Cán bộ địa chính xã, thị trấn: Huyện Tương Dương là một huyện miền núi có 17 xã, 01 thị trấn có địa hình đồi núi bị cắt nhiều khe suối nên công tác quản lý đất đai có phần khó khăn, 18 cán bộ địa chính cơ sở đã có kinh nghiệm và biên chế công chức Nhà nước. Bên cạnh đó, các xã có diện tích lớn địa hình phức tạp có tăng cường thêm 01 cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi giúp cán bộ địa chính quản lý nhà nước về đất đai. Cơ bản trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các cán bộ địa chính đã được đào tạo qua trường lớp, chủ yếu là đã tốt nghiệp trung cấp, có một số xã trung tâm có trình độ đại học. Được sự quan tâm của UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường nên trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai cán bộ địa chính các xã thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai, chính vì vậy trong việc áp dụng Luật đất đai mới rất thuận tiện. 2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Tương Dương, 2.1. Tình hình quản lý đất đai: Huyện Tương Dương là một trong 4 huyện thuộc vùng Tây Nam Nghệ An, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng nổi trội của Tỉnh. Việc sử dụng hợp lí các tài nguyên này, đặc biệt là 20.000 ha đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi và vàng đỏ phát triển trên phiến đá sét không chỉ có ý nghĩa quyết định nền kinh tế của huyện mà còn đóng góp không nhỏ vào chiến lược phát triển chung của vùng Tây Nam Nghệ An. Tương Dương với tổng diện tích tự nhiên: 94.176,78 ha đứng thứ 7 diện tích trong tỉnh. Bình quân diện tích đầu người là: 0,8 ha/người ( số liệu cuối năm 2000) cao hơn mức bình quân của tỉnh là 0,6 ha/ người. Xuất phát từ vị trí, vai trò trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, huyện đã có chủ trương, chỉ thị để chỉ đạo và tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai trong toàn huyện đi dần vào nề nếp. Từ khi có Luật đất đai năm 1988 huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tuyên truyền Luật đất đai, nội dung các văn bản này tập trung vào các nội dung sau: - Xác định rõ ranh giới của huyện xung quanh và giữa các xã với nhau, đặc biệt là các xã có đất chưa sử dụng nhiều. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 4 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương - Xúc tiến quá trình giao đất ổn định lâu dài cho các chủ sử dụng đất, trước hết là thực hiện Nghị định 64/CP và 163/CP nhằm tạo ra cho nhân dân chủ động trong sản xuất theo mục đích được giao. - Xác định quyền và nghĩa vụ của người được giao, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với đất đai của các cấp, các ngành trong huyện. Nhìn chung, các quyết định, chỉ thị trên đều đã đi vào cuộc sống, thúc đẩy sản xuất phát triển tạo điều kiện lập lại trật tự việc quản lý đất đai theo đúng pháp luật. - Việc kiểm kê quỹ đất theo định kỳ được triển khai đúng quy định, công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đát, giải quyết tranh chấp đất đai được tiến hành thường xuyên. - Quy hoạch huyện năm 1998 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt. - Về công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất hàng năm của huyện đã giải quyết xử lý nhiều trường hợp, đến nay huyện đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần lớn nhân dân trong huyện. Tuy vậy, việc quản lý đất đai trong những năm qua vẫn còn những tồn tại sau: + Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa toàn diện và có đồng bộ, kế hoạch hàng năm cấp xã hầu như không thực hiện, hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, sai thẩm quyền còn xẩy ra. 2.2. Tình hình sử dụng đất đai: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện. Nên việc triển khai kế hoạch sử dụng đất năm 2006 thuận tiện và đúng quy hoạch, kế hoạch của địa phương mình đặt ra và việc thực hiện Luật đất đai 2003 mới đã thật sự phù hợp với tình hình sử dụng đất của từng vùng, từng loại đất. Khi lập kế hoạch sử dụng đất các xã đã bám sát với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nên không có sai sót lớn; đồng thời tránh được sự chồng chéo trong bố trí, sử dụng các loại đất. Các cơ quan, đơn vị cũng như UBND các xã, thị trấn đã nhận thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sử dụng đất và thống kê đất đai hàng năm là rất cần thiết trong việc quản lý, sử dụng và đưa vào các hạng mục phát triển kinh tế - xã hội ở đơn vị mình. Tuy nhiên, đất xây dựng và đất khoáng sản thuộc tổ chức chỉ có cấp tỉnh mới có thẩm quyền cấp quyết định và cho thuê nên quy trình làm còn gặp nhiều khó khăn. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 5 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Một số hộ gia đình trước đây khai hoang để sản xuất, hiện nay khi đã phân chia địa giới giữa các xã, huyện nên có tình trạng xâm canh lẫn nhau. Gây khó khăn trong quá trình giao đất và giải quyết các vấn đề tranh chấp. Trước đây cấp đất theo Nghị định 64/CP không có bản đồ mà chỉ theo sơ đồ, thậm chí không đo đạc mà chỉ định số đo để ghi vào giấy chứng nhận, nên quá trình cấp đổi, chuyển nhượng gặp rất nhiều khó khăn, vì đo đạc kiểm tra lại có chênh lệch diện tích khá lớn. Thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất quá ngắn, chỉ 1 năm nên thực hiện kế hoạch không đảm bảo theo tiến độ và thời gian quy định. Nhận xét chung: Về quản lý sử dụng đất đai, huyện Tương Dương là một huyện có diện tích tự nhiên vào loại trung bình của tỉnh Nghệ An, đất đai là thế mạnh và là tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm gần đây công tác quản lý sử dụng đất đai đang đi dần vào sản xuất có hiệu quả hơn, hiện nay nguồn đất đai của huyện khai thác có hiệu quả khoảng 50%. - Đất Lâm nghiệp đang được khoanh nuôi, trồng mới nhưng với tốc độ trồng rừng còn chậm. Phần lớn rừng có trữ lượng thấp, rừng giàu còn ít và phân bổ vào các xã vùng sâu của huyện. - Đất chuyên dùng và đất ở tăng chủ yếu ở các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi và đất ở tăng ở các thị tứ vùng thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn tùy tiện chưa có kế hoạch và chưa đúng với quy hoạch được phê duyệt. 3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tương Dương: Theo kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính của huyện Tương Dương đến ngày 01/01/2008 thì ta thấy, với tổng diện tích tự nhiên là 281129,73 ha.trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 160583,24.ha; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 3057,36.ha; diện tích đất chưa sử dụng chiếm 117489,13.ha. Phân theo đơn vị hành chính thì những xã có diện tích đất nông nghiệp lớn trong toàn huyện là xã Tam quang. Trong tổng số 21 xã thì xã Tam quang.là xã có diện tích đất phi nông nghiệp lớn nhất 296,2.ha, còn xã.Yên tịnh với diện tích đất là 63,06.ha - là xã có diện tích đất phi nông nghiệp nhỏ nhất trong toàn huyện. Theo thống kê, kiểm kê SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 6 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương thì không có xã nào không có diện tích đất chưa sử dụng và xã Nga my có diện tích đất chưa sử dụng là 12587,97 ha lớn nhất trong toàn huyện. 4. Quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng cục Địa chính đã ban hành quy trình đăng ký đất đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị. - Thành lập Hội đồng giao đất đăng ký đất và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các xã, phường, thị trấn. - Xây dựng kế hoạch triển khai. - Tổ chức học tập, phổ biến các chính sách và kế hoạch thực hiện của cơ sở về kê khai đăng ký đất đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu như bản đồ địa chính, các loại bản đồ cũ, các loại tài liệu khác về đất đai. Bước 2: Tổ chức kế khai đăng ký đất đai. - Phát đơn và hướng dẫn các hộ gia đình viết đơn đăng ký đất đai theo mẫu quy định. Hướng dẫn các hộ gia đình nhận các thửa đất của mình trên bản đồ địa chính. - Thu nhận đơn kê khai đăng ký đất đai và bản sao các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất. Bước 3: Tổ chức phân loại xét duyệt đơn. - Tổ Thường trực Hội đồng đăng ký đất có trách nhiệm phân loại trích ngang hồ sơ. Hồ sơ được phân thành 2 loại đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Sau khi phân loại tổ thường trực phải đề xuất được cách xử lý đối với trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay phải nộp những khoản gì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. - Kết thúc việc xét duyệt hội đồng đăng ký đất ở xã có các văn bản sau: + Biên bản xét duyệt của Hội đồng trong từng lần xét. + Danh sách các hộ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Danh sách các hộ phải xét duyệt xử lý. Bước 4: Thông báo công khai kết quả xét duyệt. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 7 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Thời gian công khai kể từ 10 - 15 ngày. Danh sách hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được niêm yết tại các địa điểm thuận tiện cho nhân dân biết và phát hiện sai sót của hội đồng xét duyệt hồ sơ để xem xét lại. Bước 5: Thẩm định và xét duyệt của UBND huyện. Phòng Địa chính huyện có trách nhiệm giúp UBND huyện thẩm định hồ sơ. Bước 6: Tổ chức giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng. Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ địa chính. 1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Tương Dương: Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang áp dụng thống nhất trong cả nước và được quy định rất cụ thể trong Luật đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 01/11/2004. Trong đó nêu rõ quy trình cấp giấy cho từng loại đất, cho từng loại đối tượng sử dụng đất. Trên địa bàn huyện Tương Dương thì quy trình, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: * Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn: (Theo Điều 135 Nghị định 181/2004/NĐ-CP). 2. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất một bộ hồ sơ gồm có: a- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai. c- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( nếu có). 3. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a- UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận và đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong thời gian là 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 8 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường. b- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thủ tục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật gửi hồ sơ những trường hợp không đủ điều kiện và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên & Môi trường; c- Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất. d- Thời gian thực hiện các công việc trên không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc ( không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày UBND xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại thì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này. * Đối với tổ chức sử dụng đất: ( Theo Điều 137 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) 1. Tổ chức đang sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ gồm có: a- Đơn vị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai ( nếu có). c- Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( nếu có); d- Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại các Điều 49, 51, 52, 53, 55 của Nghị định này. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 9 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Trường hợp tổ chức đang sử dụng đất chưa thực hiện việc tự rà soát hiện trạng sử dụng đất thì Sở Tài nguyên & Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định tại các Điều 49, 51, 52, 53, 55 của Nghị định này. đ- Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét xử đất của tổ chức đó ( nếu có). 1. Việc cấp giấy chứng nhậnq uyền sử dụng đất được quy định như sau: a- Căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xác định diện tích đất mà tổ chức được tiếp tục sử dụng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên & Môi trường. b- Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được uỷ quyền; trình UBND cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không được uỷ quyền; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được nhà nước cho thuê đất; c- Thời gian thực hiện các công việc quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương 2. Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2012. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý Tương Dương là huyện miền núi cao, nằm về phía Tây - Nam của tỉnh Nghệ An, có tuyến quốc lộ 7A và hệ thống sông Cả chảy qua địa bàn huyện, nằm cách thành phố Vinh 200 km, cách cửa khẩu Nậm Cắn khoảng 90 km, có 04 xã tiếp giáp nước CHDCND Lào với tổng chiều dài đường biên là 54km. Có toạ độ địa lý từ 18 0 58' đến 19 0 39' vĩ độ Bắc và từ 104 0 03' đến 104 0 55' kinh độ Đông. - Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Quế Phong và nước CHDCND Lào. SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 10 [...]... nhận kiện chứng tích đất chứng đăng ký đăng ký, giai cấp nhận sản xuất nhận cấp giấy cấp giấy đoạn giấy đến nông đến chứng chứng 2006 – chứng 2012 nghiệp 2006 nhận nhận 2012 nhận (%) Tỷ lệ đã Đã cấp kê khai, giấy đăng chứng ký, cấp nhận giấy giai chứng đoạn nhận 2006 (%) 2012 Tỷ lệ đã cấp giấy Đã cấp Chưa đủ chứng giấy điều kiện nhận giai chứng cấp giấy đoạn 2006 nhận đến chứng nhận – 2012 năm 2012 (%)... cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Số hộ STT Đơn vị hành chính 1 Tam Quang 2 Diện tích (ha) Cần kê Đã kê Tỷ lệ đã Đã cấp khai, Đã cấp Tỷ lệ đã Đã cấp khai, kê khai, Chưa đủ giấy đăng giấy cấp giấy giấy Sử đăng đăng ký điều kiện chứng ký chứng chứng chứng dụng ký cấp cấp giấy cấp giấy nhận cấp nhận giai nhận giai nhận đất giấy chứng chứng đến giấy đoạn 2006 đoạn 2006 đến chứng nhận nhận 2006 chứng. .. - 2012 – 2012 2012 nhận (%) nhận (%) Tỷ lệ đã Đã kê Tỷ lệ đã kê Đã cấp Tổng Đã cấp Cần kê cấp giấy khai, đăng khai, đăng giấy diện giấy khai, đăng chứng ký cấp ký cấp giấy chứng tích đất chứng ký nhận giai giấy chứng nhận giai ở nông nhận đến cấp giấy đoạn 2006 chứng nhận đoạn 2006 thôn 2006 chứng nhận – 2012 nhận (%) - 2012 (%) Chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận Đã cấp giấy chứng nhận đến năm 2012. .. Quang Cần kê Đã kê Đã cấp khai, khai, giấy đăng đăng chứng ký ký cấp nhận cấp giấy đến giấy chứng 2006 chứng nhận nhận Tỷ lệ đã kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận (%) Diện tích (ha) Đã cấp Tỷ lệ đã giấy cấp giấy Chưa Đã cấp Cần kê Đã cấp Đã kê khai, chứng chứng đủ điều giấy Tổng diện khai, đăng giấy đăng ký nhận nhận giai kiện cấp chứng tích đất ký cấp chứng cấp giấy giai đoạn giấy nhận lâm giấy nhận. .. chứng cấp giấy giai đoạn giấy nhận lâm giấy nhận đến chứng đoạn 2006 – chứng đến nghiệp chứng 2006 nhận 2006 2012 nhận 2012 nhận 2012 (%) Tỷ lệ đã Tỷ lệ đã cấp giấy Đã cấp Đã cấp Chưa đủ kê khai, chứng giấy giấy điều đăng ký nhận chứng chứng kiện cấp cấp giấy giai nhận nhận giai giấy chứng đoạn đến đoạn 2006 chứng nhận 2006 – năm - 2012 nhận (%) 2012 2012 (%) 3 1005 3 832 0 173 0 173 0,00 100,00 0 173... huyện Tương Dương giai đoạn 2006 – 2012 SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 37 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệpcấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Số hộ (hộ) TT 1 Đơn vị hành chính Hoà Bình Tổng Sử dụng đất Đã cấp giấy chứng nhận đến 2006 Cần kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận Đã kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận Tỷ lệ đã kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận (%) Đã cấp giấy chứng nhận giai đoạn. .. ký quyền sử dụng đất huyện Tương Dương) 2.3 Kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2012 2.3.1 Đối với đất sản xuất nông nghiệp SV thực hiện: Nguyễn Thu Hằng 18 Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cấp giấy CNQSD đất tại huyện Tương Dương Bảng 3: Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ sản xuất nông nghiệp của huyện Tương Dương giai. .. giai đoạn 2006 – 2012 TT Đơn vị hành chính Số hộ (hộ) Cần kê Đã cấp khai, giấy đăng Sử chứng ký dụng nhận cấp đất đến giấy 2006 chứng nhận 1 Hoà Bình 2 Đã kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận Tỷ lệ đã kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận (%) Diện tích (ha) Đã cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2006 2012 Tỷ lệ đã cấp Chưa giấy đủ Đã cấp Tổng Đã cấp Cần kê Đã kê chứng điều giấy diện giấy khai, khai, nhận. .. Diện tích chứng Diện tích chứng p đã cấp nhận đã đã cấp nhận đã (ha) cấp (ha) cấp (giấy) (giấy) Năm 2008 Giấy chứng nhận đã cấp (giấy) Năm 2009 Năm 20 Giấy Diện tích chứng Diện Giấy chứng D đã cấp nhận đã tích đã nhận đã đã (ha) cấp cấp (ha) cấp (giấy) (giấy) 40 50 4,32 46 3,68 69 5,54 73 5,96 116 40 50 4,32 46 3,68 69 5,54 73 5,96 116 (Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tương Dương) Tình... giai đoạn 2006 2012 Tỷ lệ đã cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2006 – 2012 (%) Chưa đủ đièu kiện cấp giấy chứng nhận 843 309 520 815 90,58 571 98,94 5 829 309 520 815 90,58 571 98,94 5 Đã c giấ chứ nhậ đế 201 (Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tương Dương) Bảng 11: Kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị của huyện Tương Dương qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2012 Năm 2006 Năm 2007 Giấy Giấy ch Diện . Tương Dương 5. Phạm vi nghiêm cứu: - Phạm vi không gian:Văn phòng Đăng ký QSD đất, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - Phạm vi thời gian: 2006 - 2013 - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu. sự của mình. - Nắm vững những quy định về pháp luật đất đai hiện hành. - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh đúng hiện trạng và có cơ sở pháp lý. - Những giải pháp. CNQSD đất tại huyện Tương Dương - 01 Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có trình độ đại học - 03 chuyên viên thuộc Phòng TN&MT có trình độ đại học - 01 chuyên viên thuộc Văn phòng

Ngày đăng: 08/04/2015, 17:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 13. Báo cáo tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các bản hai bên Quốc lộ 7A trên địa bàn huyện Tương Dương năm 2012.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan