Tài chính tiền tệ - chương 4 - Ngân hàng trung ương

58 2.7K 8
Tài chính tiền tệ - chương  4 - Ngân hàng trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 4: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4.1. Bản chất chức năng của ngân hàng TW 4.1.1 Quá trình ra đời của Ngân hàng TW 4.1.1.1. Trên thế giới Hệ thống Ngân hàng các nước đã hình thành từ trước thế kỷ XVI. Nhưng Ngân hàng Trung ương chỉ mới ra đời từ cuối thế kỷ XIX, NHTƯ được hình thành từ hai con đường. Thứ nhất, do sự cạnh tranh phát hành tiền giữa các Ngân hàng, kết hợp với sự can thiệp của Nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” cho sự ra đời của Ngân hàng Trung ương. - Từ khi ra đời cho đến thế kỷ 19 hệ thống Ngân hàng của các nước chỉ có Ngân hàng Thương mại. + Nó thực hiện chức năng của một Ngân hàng kinh doanh đồng thời được phép phát hành kỳ phiếu ngân hàng vào lưu thông. + Kỳ phiếu Ngân hàng của các NHTM chỉ được phát hành khi chiết khấu thương phiếu và cho vay đảm bảo bằng vàng. Do vậy khả năng chuyển đổi kỳ phiếu ra vàng rất dễ dàng. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, các Ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu không có vàng đảm bảo để cho vay vì vậy kỳ phiếu NH của nhiều NHTM đã bị mất giá và NHTM bị giảm uy tín. Kết quả của quá trình cạnh tranh này chỉ còn kỳ phiếu của Ngân hàng Thương mại lớn được sử dụng lưu thông rộng rãi còn kỳ phiếu của Ngân hàng Thương mại nhỏ bị loại dần ra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây bất ổn trong lưu thông tiền tệ và Nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự cho việc phát hành kỳ phiếu và đảm bảo cho các giấy nhận nợ của các ngân hàng. Bằng việc Nhà nước quy định cho phép một số Ngân hàng Thương mại lớn được quyền phát hành kỳ phiếu. Cuối cùng Nhà nước chỉ cho phép một Ngân hàng Thương mại lớn nhất độc quyền phát hành kỳ phiếu NH. Đó chính là Ngân hàng thương mại đã thắng thế trong quá trình cạnh tranh. Ngân hàng này gọi là Ngân hàng phát hành và kỳ phiếu của NH này gọi là tiền NH, hay giấy bạc ngân hàng. - Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước châu Âu (trừ Italia và Thụy Sĩ), cùng với một vài nước thuộc châu Á và châu Phi (như Nhật Bản, Angeria) đã hình thành Ngân hàng phát hành với quyền lực và sự ưu tiên đặc biệt từ chính phủ. Tất cả các Ngân hàng này từng bước thực hiện các chức năng của một Ngân hàng Trung ương: phát hành và kiểm soát lưu thông tiền tệ là Ngân hàng của các Ngân hàng trung gian và là Ngân hàng của chính phủ. Với ý nghĩa đó, khái niệm “Ngân hàng Trung ương” bắt đầu được nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX. - Đầu thế kỷ XX là giai đoạn hoàn thiện Ngân hàng Trung ương về tổ chức và các chức năng. Trước hết là sự tách rời chức năng độc quyền phát hành tiền ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Trung ương chỉ quan hệ trực tiếp với các Ngân hàng trung gian, với chính phủ và Ngân hàng nước ngoài, thông qua các hoạt động tín dụng, quản lý dự trữ thanh toán và điều hòa vốn khả dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng trong nước. Cho đến trước Chiến tranh Thế gới lần Thứ II (1939 -1945), phần lớn các Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần, vai trò điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh tế của Nhà nước thông qua Ngân hàng Trung ương là rất hạn chế. Vì thế sau Chiến tranh Thế giới lần Thứ II, phần lớn các Ngân hàng Trung ương được quốc hữu hóa trở thành Ngân hàng của Nhà nước, Ngân hàng Pháp được quốc hữu hóa năm 1946. Ngân hàng Anh năm 1947,… Thứ hai, do yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước quyết định thành lập Ngân hàng Trung ương. Thực chất đây cũng là sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” cho sự ra đời của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương ra đời theo con đường này được diễn ra trong thế kỷ 20. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của khối lượng tiền cung ứng đối với các biến cố kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng. Điều đó đã khẳng định việc thành lập Ngân hàng Trung ương là hết sức cần thiết, không những cho sự ổn định tiền tệ tín dụng trong nước, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ quốc tế về thương mại và tài chính. [...]... Ngân hàng Thương mại vay dưới hình thức tái chiết khấu hoặc tái cầm cố các chứng từ có giá + Với tư cách là Ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Trung ương luôn là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các Ngân hàng Thương mại • Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt Các Ngân hàng Thương mại đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán và gửi tiền vào tài khoản này tại Ngân hàng Trung ương Cho nên... các Ngân hàng trong toàn hệ thống NH khác - Tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc + Ngân hàng Trung ương nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng Thương mại theo quy định + Mục đích của dự trữ bắt buộc là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sử dụng nó là công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng • Cho vay đối với các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng + Ngân hàng Trung ương cho các Ngân hàng. .. NHNN Trung ương về tổ chức cũng như hoạt động nghiệp vụ Khái niệm NHTW: Ngân hàng Trung ương là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là Ngân hàng của các Ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền 4. 1.2 Bản chất chức năng của NHTW Mục đích các hoạt động của Ngân hàng Trung. .. các Ngân hàng thương mại - Đình chỉ hoạt dộng hoặc giải thể Ngân hàng Thương mại trong trường hợp mất khả năng thanh toán 4. 1.2.3 Chức năng Ngân hàng Nhà nước Nội dung của chức năng này được thể hiện trên các phương diện quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và NH sau đây: • Ngân hàng Trung ương xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân. .. sự tăng lên của nhu cầu tiền 4. 1.2.2 Chức năng ngân hàng của các ngân hàng Nội dung của chức năng này được thể hiện ở các nghiệp vụ sau: • Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng - Tài khoản tiền gửi thanh toán Ngân hàng Trung ương buộc các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán và duy trì thường xuyên một lượng tiền trên tài khoản này để thực hiện... năng của Ngân hàng Trung ương là phát hành tiền, quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ - ngân hàng - Vừa thực hiện chức năng của các Ngân hàng thương mại + NHNNVN được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương (chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và quận huyện) + Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này là phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung +... không nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ + Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và Chính phủ là quan hệ hợp tác + Ngân hàng Trung ương toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của Ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác Ví dụ: Ngân hàng Trung ương Mỹ, gọi là Cục Dự trữ liên bang là một Ngân hàng cổ phần, gồm 12 chi nhánh ở 12... Trung ương là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống Ngân hàng nhằm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Để đạt được mục đích trên, Ngân hàng Trung ương phải hoạt động theo ba chức năng cơ bản sau: 4. 1.2.1 Chức năng phát hành tiền Tiền trong lưu thông bao gồm các loại: giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại và tiền. .. giống nhau (Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Cục dự trữ liên bang…) chúng đều là Ngân hàng Trung ương hiện đại, với các chức năng ngày càng hoàn thiện trong kinh tế thị trường 4. 1.1.2 Ở Việt Nam Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam được thành lập vào năm 1951(NHQGVN) Năm 1960 đổi tên thành NHNNVN • Từ năm (1951 – 1988) 37 năm hoạt động theo mô hình Ngân hàng một cấp - Ngân hàng Nhà... giá để đưa tiền vào lưu thông + Khối lượng tiền phát hành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiền trong từng thời kỳ • Ngân hàng Trung ương tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng - Tiền chuyển khoản được tạo ra thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng - Cơ chế tạo tiền này . CHƯƠNG 4: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4. 1. Bản chất chức năng của ngân hàng TW 4. 1.1 Quá trình ra đời của Ngân hàng TW 4. 1.1.1. Trên thế giới Hệ thống Ngân hàng các nước đã hình. mô hình Ngân hàng một cấp. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đảm nhận chức năng của Ngân hàng Trung ương là phát hành tiền, quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ - ngân hàng - Vừa thực. lưu thông tiền tệ là Ngân hàng của các Ngân hàng trung gian và là Ngân hàng của chính phủ. Với ý nghĩa đó, khái niệm Ngân hàng Trung ương bắt đầu được nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX. - Đầu thế

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan