Đồ án sản xuất sạch hơn ngành thuộc da

49 814 3
Đồ án sản xuất sạch hơn ngành thuộc da

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da MỤC LỤC 1 ֠連֠連֠뀥_ 1 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da BẢNG BIỂU 2 ֠連֠連֠뀥_ 2 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da DANH MỤC HÌNH VẼ 3 ֠連֠連֠뀥_ 3 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan sản xuất sạch hơn (SXSH) 1.1.1. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn Phớt lờ ô nhiễm Khoảng giữa thế kỷ XX, các ngành công nghiệp không quan tâm đến ô nhiễm môi trường. Lúc này, chất thải được thải bỏ vào môi trường không thông qua xử lý. Do mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ nên chưa gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Pha loãng và phát tán Đến cuối 1960s, khi nhận thấy sự thay đổi của môi trường, các nhà công nghiệp bắt đầu áp dụng biện pháp pha loãng và phát tán: Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận. Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải. Tuy nhiên, pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường vẫn không đổi gây tổn hại đến con người và môi trường. Xử lý cuối đường ống Những năm 1970, phương pháp xử lý cuối đường ống đã được áp dụng ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm. Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Xử lý cuối đường ống có thể kiểm soát được ô nhiễm nhưng không thể loại trừ triệt để ô nhiễm, sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp, chi phí xử lý cao. Phòng ngừa phát sinh chất thải Từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô nhiễm" (pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ "sản xuất sạch hơn" (cleaner production) (SXSH) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Từ phớt lờ ô nhiễm đến SXSH là 4 ֠連֠連֠뀥_ 4 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hình 1.: Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn Năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn”nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn" (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. 1.1.2. Định nghĩa Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP,1994) Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược ngăn ngừa môi trường tổng hợp vào các quá trình, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả về mặt tổng thể, và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. - Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng & tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. 5 ֠連֠連֠뀥_ 5 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da - Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. - Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. 1.1.3. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn 1.1.3.1. Tuần hoàn & tái sử dụng Tái chế, tái sử dụng các nguồn vật liệu, phế phẩm bị thải ra ngay trong quy trình sản xuất đó, hoặc sử dụng cho các mục đích khác . Có 2 cách: Tuần hoàn & tái sử dụng/chế tại chỗ và đưa vào sử dụng lại hoặc tạo ra các sản phẩm phụ khác. Tuần hoàn & tái sử dụng tại chỗ: Dòng thải chứa vật liệu có giá trị có thể xử lý tại chỗ để tái sử dụng như: Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận thu năng lượng: thu hồi nước ngưng, nhiệt khói thải , dung dịch mạ được tuần hoàn trở lại bể mạ sau khi được làm sạch và bổ sung hóa chất Sản xuất sản phẩm phụ: chất thải chứa vật liệu có giá trị cũng có thể được dùng để làm ra các sản phẩm phụ hay đem bán như là nguyên liệu. 1.1.3.2. Quản lý nội vi Quản lý nội vi là kỹ thuật đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là quản lý nguyên vật liệu, quản lý quá trình sản xuất, quản lý nhân lực nhằm cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. 1.1.3.3. Kiểm soát quá trình sản xuất Cải tiến quá trình làm việc, hướng dẫn sử dụng máy móc và thực hiện việc ghi chép theo dõi đầy đủ quy trình công nghệ, chuẩn hóa các điều kiện vận hành ở những công đoạn nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh gần với điều kiện tối ưu để quá 6 ֠連֠連֠뀥_ 6 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, mức phát thải thấp hơn và xả ra chất độc hại ít hơn. 1.1.3.4. Thay thế nguyên vật liệu Thay thế các vật liệu đầu vào bằng những vật liệu khác ít độc hại hơn, thân thiện với môi trường, mang tính tái tạo, Thay bằng loại có tuổi thọ sử dụng cao hơn trong quá trình sản xuất hoặc thêm vào các vật liệu phụ gia (như dầu bôi trơn, chất làm nguội máy móc, chất tẩy rửa ) để tăng tuổi thọ cho sản phẩm. 1.1.3.5. Cải tiến thiết bị/máy móc Là những giải pháp đơn giản đến phức tạp với mục tiêu là cải tiến hệ thống máy móc/ thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng của thiết bị. 1.1.3.6. Thay đổi công nghệ Thay thế công nghệ, thay đổi trình tự trong dây chuyền sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất.Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác nhưng tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm cao. 1.1.3.7. Cải tiến sản phẩm Thay đổi các tính chất đặc trưng của sản phẩm, nhằm giảm thiểu tác động độc hại của sản phẩm đối với môi trường, cả trước và sau khi sản phẩm được đưa vào sử dụng hoặc làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc sản xuất loại sản phẩm đó đối với môi trường. 7 ֠連֠連֠뀥_ 7 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da Hình 1.: Sơ đồ các nhóm kỹ thuật sản xuất sạch hơn 1.1.4. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn 1.1.5. Nguyên tắc thực hiện Tiếp cận hệ thống - Phân tích các công đoạn sản xuất để trả lời các câu hỏi: Chất thải sinh ra ở đâu? Lượng chất thải là bao nhiêu? Tại sao lại sinh ra chất thải? - Xác định & thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. - Đo lường & đánh giá kết quả. - Duy trì & cải tiến hoạt động SXSH. Tập trung vào phòng ngừa 8 ֠連֠連֠뀥_ 8 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da - Các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, giảm thải tại nguồn luôn ưu tiên hàng đầu. - Phòng ngừa tổn thất thông qua các hoạt động đào tạo, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng… Thực hiện thường xuyên & cải tiến liên tục - Gắn hoạt động SXSH với công tác điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp. - Duy trì các mục tiêu cải tiến. - Đo lường & đánh giá hiệu quả liên tục. Huy động sự tham gia của mọi người - Cam kết của lãnh đạo cao nhất. - Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện và duy trì SXSH. - Tăng cường tuyên truyền & đào tạo nâng cao nhận thức về SXSH. - Xây dựng các phong trào cải tiến. - Tạo dựng tác phong công nghiệp và văn hóa cải tiến. 1.1.6. Lợi ích khi áp dụng SXSH SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường vừa là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc áp dùng SXSH mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, môi trường và cộng đồng. 1.1.6.1. Đối với doanh nghiệp Môi trường làm việc tốt hơn: thông qua các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn, quản lý nội vi, thay đổi công nghệ, nguyên liệu độc hại… môi trường và điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho công nhân viên cũng được cải thiện. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: do sử dụng nguyên liệu và năng lượng hiệu quả hơn, giảm chi phí xử lý chất thải, tận thu được các sản phẩm phụ có giá trị. Tăng lợi nhuận cho công ty: do tiết kiệm chi phí do việc sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. 9 ֠連֠連֠뀥_ 9 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da Tuân thủ tốt hơn luật pháp và các quy định bảo vệ môi trường: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn do giảm được lưu lượng, tải lượng và độc tính của dòng chảy. Cải thiện hình ảnh của công ty: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn. 1.1.6.2. Đối với môi trường SXSH giúp bảo tồn tài nguyên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải, tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị. SXSH giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. 1.1.6.3. Đối với cộng đồng SXSH giúp giảm rủi ro cho người lao động: cải thiện môi trường làm việc an toàn, cộng đồng, người tiêu dùng: sản xuất các sản phẩm xanh, an toàn cho sức khỏe, thế hệ tương lai.  SXSH mang lại lợi ích về tất cả các mặt kinh tế, môi trường, xã hội. Sản xuất sạch hơn là xu hướng của quá trình phát triển bền vững. 1.1.7. Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và áp dụng thử nghiệm trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án “ SXSH trong công nghiệp giấy” (1995 – 1997) và “ Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở Hà Nội (1995 – 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA – IDRC (Canada) tài trợ. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. 10 ֠連֠連֠뀥_ 10 [...]... Việt Nam Sản phẩm của ngành thuộc da là da thuộc, da thuộc sử dụng nguồn nguyên liệu da trong nước chỉ được dùng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa như: giày dép, túi xách, dây nịt, găng tay,… Da nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Canada, Úc… về, sau khi thuộc được sử dụng làm hàng xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ Theo hiệp hội da giày Việt Nam sản lượng da thuộc thành phẩm tại... SXSH ngành thuộc da 1.3.2 Công nghệ thuộc da Sơ đồ công nghệ Hình 2.: Sơ đồ công nghệ thuộc da Mô tả công nghệ: 25 連連뀥 ֠֠֠ _ 25 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da Quy trình sản xuất thuộc da gồm có 2 đặc trưng là quá trình và thao tác với 4 công đoạn chính: Tiền thuộc, sơ thuộc, hoàn thành ướt, hoàn thành khô Quá trình bao gồm các công đoạn hóa và hóa lý, trong đó da bị... đẩy ngành da giày Việt Nam phát triển và là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với kim ngạch xuất khẩu: 32 triệu SF (2003), 40 triệu SF (2005), l80 triệu SF(2010) 14 連連뀥 ֠֠֠ _ 14 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da Bảng 1.: Sản lượng sản phẩm thuộc da Đơn vị Sản lượng sản phẩm Sản phẩm 2000 2005 Da thuộc. .. chính trong quá trình thuộc da chủ yếu là da tươi hoặc da muối, với một số chủng loại da nguyên liệu cơ bản: • Da động vật có sừng (trâu, bò) • Da heo (heo rừng, heo nhà) • Da cừu, da dê • Da ngựa (ngựa, la , lừa ) • Da động vật bò sát (trăn, rắn ) • Da cá sấu, kỳ đà • Da động vật biển (cá heo, hải cẩu ) • Các chủng loại da khác  Cấu tạo của da Da là vật liệu hữu cơ tự nhiên, không đồng nhất, cấu tạo... nghiệp thuộc da là da động vật như da bò, da trâu, da lợn, v.v… Theo số liệu của Hiệp hội Da giày túi sách Việt Nam, tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước tính 220.000- 250.000 tấn trong đó nhập khẩu khoảng 120.000- 150.000 tấn còn trong nước mới chỉ cung ứng khoảng 100.000 tấn da nguyên liệu Nguồn nguyên liệu là một trong những khó khăn của ngành thuộc da Việt Nam Sản. .. súc Diềm da, da vụn thuộc có thể tận dụng để sản xuất vật liệu cách âm, lớp bên trong giày, ngăn trong túi, gót giày, các sản phẩm da chi phí thấp (túi - xách chất lượng thấp, bìa sách, hộp công cụ) Vụn da thuộc chứa Crom có kích thước nhỏ, mùn bào, bột da có thể nghiền thành sợi da, kết hợp với sợi da khác để chế tạo các tấm bìa da theo công nghệ xeo giấy Sơ đồ của quá trình sản xuất bảng da được thể... không đồng bộ - Nguồn lao động đa số chưa được đào tạo chuyên sâu, dẫn đến sản phẩm còn đơn điệu, chưa phong phú 1.2.3 Hiện trạng môi trường ngành thuộc da Thuộc da là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở 3 dạng rắn, lỏng khí Ô nhiễm môi trường ngành thuộc da là một trong những vấn đề cần quan tâm khi hướng đến phát triển bền vững ngành thuộc da Bảng 1.: Chất thải, hiện trạng quản lý trong ngành thuộc. .. trong quá trình sản xuất: đặc trưng là máy nạo thịt, máy cán - ép nước, thùng quay, máy tia Nhiệt phát sinh chủ yếu từ công đoạn sấy tại xưởng thuộc da, công đoạn sấy các sản phẩm da sau khi phun sơn và công đoạn in định hình tại các xưởng sản xuất sản phẩm da Nhiệt độ xung quanh buồng sấy khoảng 35 370C 33 連連뀥 ֠֠֠ _ 33 Vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường vào SXSH ngành thuộc da Hình 2.: Định... tài trợ - CIDA (1997 - 2004) - dự án VCEP - hợp phần phòng ngừa ô nhiễm/SXSH của dự án VCEP - Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) do DANIDA tài trợ (2005 – 2010) Các quy định về SXSH của Việt Nam: QĐ4135/2013/QĐ-BCT Quyết định phê duyệt các Đề án thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 CV1594/2013/BCT-KHCN Công văn hướng dẫn thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong... lượng da nguyên liệu Lượng CTR chiếm 50% (Bảng 2.9) tổng lượng da nguyên liệu, lượng CTR còn lại đi vào nước thải, sau đó được xử lý và thải ra dưới dạng bùn thải chứa Cr và các thành phần độc hại Bảng 2.: Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 tấn da nguyên liệu: STT 1 2 3 4 5 6 Các chất ô nhiễm Mỡ, bạc nhạc Diềm da Váng xanh vụn (Da thuộc vụn) Mùn bào, diềm da sau thuộc Bụi da, diềm da sau . môi trường vào SXSH ngành thuộc da Bảng 1.: Sản lượng sản phẩm thuộc da Đơn vị Sản lượng sản phẩm Sản phẩm 2000 2005 2007 2008 Da thuộc cứng Tấn 3.091,0 13.197,0 14.422,0 Da thuộc mềm 1000 sqft. 100.000 tấn da nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu là một trong những khó khăn của ngành thuộc da Việt Nam. Sản phẩm của ngành thuộc da là da thuộc, da thuộc sử dụng nguồn nguyên liệu da trong nước. nghiệp thuộc da là da động vật như da bò, da trâu, da lợn, v.v… Theo số liệu của Hiệp hội Da giày túi sách Việt Nam, tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 2.: Cấu tạo cơ bản của da động vật

  • TỔNG QUAN

  • CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THUỘC DA

  • VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

    • Cấu tạo của da

      • Cấu tạo cơ bản của da động vật

      • Thành phần hóa học của da

      • Hóa chất thuộc (Cr và chất trợ thuộc):

      • Chất tạo mềm (dầu mỡ):

      • Hóa chất trau chuốt: Pigment, chất kết dính, các chất trợ, chất làm bóng ( dung dịch hãm – bóng)

      • CƠ HỘI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ

      • ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THUỘC DA

      • VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan