TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

26 1.3K 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HỒNG THỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 602254 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Hà Nội – 2013 1 2 Công trình đợc hoàn thành tại: Khoa Lịch sử- ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Tung Phản biện 1: PGS.TS. Hồ Khang Phản biện 2: PGS.TS. Võ Kim Cơng Luận văn đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Khoa Lịch sử- trờng ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN. Hồi 10 giờ ngày 08 tháng 03 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm th viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, chiến lược đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố góp phần đưa tới thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên lĩnh vực này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người vạch ra đường lối chiến lược đoàn kết quốc tế, Người vừa trực tiếp tham gia những hoạt động thực tiễn- đối nội và đối ngoại- nhằm từng bước kiến tạo và mở rộng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Thực tiễn lịch sử trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã kiểm nghiệm trí tuệ Hồ Chí Minh trong việc giương cao ngọn cờ chính nghĩa, thức tỉnh lương tri nhân loại, biến điều này thành một lực lượng thực hiện đoàn kết quốc tế. “Việt Nam- Hồ Chí Minh” đã trở thành ngọn cờ vẫy gọi tăng cường sức mạnh cho phong trào phản chiến của các tầng lớp xã hội Mỹ nói riêng và nhân dân thế giới nói chung, cũng như sự hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược vì độc lập tự do của dân tộc mình và cũng vì độc lập, tự do hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhịp cầu nối gắn kết lực lượng đồng minh chiến lược và các quốc gia láng giềng với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng cụ thể hóa chiến lược đoàn kết quốc tế để gánh nặng đè lên vai dân tộc Việt Nam nhẹ bớt khi nhận được tình cảm, tấm lòng của bạn bè khắp năm châu. Bạn bè thế giới không chỉ chi viện, giúp đỡ Việt Nam về vật chất mà còn tích cực ủng hộ phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam về tinh thần. Từ người lao động đến tầng lớp thanh thiếu niên, từ những nhà lãnh đạo đến những nhân vật hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Chính sự tin tưởng, hết lòng ủng hộ của bè bạn năm châu trong một mặt trận thống nhất như thế, đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế còn là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt có quyết định tới diễn tiến của những sự kiện tiêu biểu, có khi mang tính bước ngoặt của chiến tranh. Chính bởi vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế sẽ là một định hướng đúng đắn để hiểu sâu hơn về cuộc “chiến tranh Đông Dương lần thứ hai” đặt trong diễn tiến của Chiến tranh Lạnh. Để góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, và làm rõ thêm tiến trình của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc từ 1954 đến 1975, chúng tôi chọn vấn đề: “Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” (1954- 1975) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Hy vọng rằng, những quan điểm tư tưởng chỉ đạo cụ thể của Hồ Chí Minh để thực hiện đoàn kết quốc tế sẽ gợi mở cho công tác mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay cái nhìn cụ thể hơn về sự việc, sự kiện, về cách đánh giá, phương pháp xử lý các mối quan hệ phức tạp, đa chiều theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhìn một cách khái quát, các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu được phân bố theo các nhóm sau đây: 3 2.1. Nhóm những công trình khoa học về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng của các học giả trong nước đề cập đến công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và đề tài nghiên cứu Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ghi dấu trong lịch sử dân tộc như một trong những thắng lợi vẻ vang nhất, đã và vẫn tiếp tục được nhận thức, và nghiên cứu chuyên sâu. Bài học về đoàn kết quốc tế, tập hợp, mở rộng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc đã được nhận định nhất quán và đề cao ở cả tầm vóc đóng góp vào chiến thắng đã qua và tiền đề cho những chiến thắng ngày hôm nay, mai sau của đất nước. Các học giả với có những công trình liên quan: Lê Ngọc Ngọc Dũng, Phạm Xuân Nam, Văn Tiến Dũng, Trần Nhâm, Trần Văn Quang, Nguyễn Đình Ước, Nguyễn Quốc Dũng, Trịnh Vương Hồng, Phạm Khắc Lãm, Tường Hữu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đinh Nho Liêm, Lưu Văn Lợi, Trịnh Ngọc Thái, Hồ Sơn Đài, Bùi Đình Thanh, Nguyễn Khắc Huỳnh… Trong số đó, nổi bật là công trình Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, (Nxb. Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2005), chủ biên Phan Ngọc Liên. Công trình này đã dành hẳn một dung lượng thích đáng để tập hợp những nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước phản ánh về đề tài nghiên cứu trên những mặt riêng lẻ và tính tới thời điểm xuất bản. Chính bởi vậy, công trình có ý nghĩa lớn ở sự kế thừa khi triển khai nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, công trình Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tác động những nhân tố quốc tế của Nguyễn Khắc Huỳnh, mặc dù trong suốt quá trình phân tích, lập luận từ đầu tới cuối đều không chỉ đích danh chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, nhưng lô gíc trình bày lại toát lên đóng góp to lớn, không thể phủ nhận của chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Ở phần kết luận, tác giả đã nhấn mạnh lại ba nhân tố đưa đến sự giúp đỡ to lớn của bè bạn năm châu cho công cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, nhân tố tiên quyết đã đưa tới thắng lợi trong cuộc chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, đã được khẳng định, chính là đường lối đoàn kết quốc tế và sự ứng xử khôn khéo của Trung ương Đảng LĐVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng phải kể tới một số nghiên cứu chuyện khảo đã công bố trên các tạp chí khoa học trong nước có nội dung phản ánh về đề tài nghiên cứu. Phạm Hồng Tung có bài: Phong trào hòa bình, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam ở CHLB Đức, đăng trên Nghiên cứu lịch sử số 11 năm 2009; và bài “Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam” trong hồi tưởng của Khrushchev, đăng trên Nghiên cứu lịch sử số 9, năm 2008. Tác giả đã từ phương pháp phân tích đa chiều để đạt đến hiệu quả khảo sát chiều sâu, chiều rộng cũng như khía cạnh đa diện của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở này tác giả đã đưa đến những cách nhìn mới cho một vấn đề nghiên cứu tưởng chừng đã cũ. Bên cạnh đó còn là những chuyên luận có liên quan của các học giả: Lê Mậu Hãn, Mai Văn Bộ, Vũ Khoan, Trịnh Vương Hồng, Nguyễn Minh Đức, Triệu Quang Tiến, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Văn Quyến, Nguyễn Cơ Thạch… Một phần nội dung các công trình có sơ bộ khái quát, đánh giá về hoạt động, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng mặt trận nhân dân thế giới để thực hiện đoàn kết quốc tế. 2.2. Những công trình nghiên cứu về chủ đề đoàn kết quốc tế, đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 4 Xin điểm lại đây tên những học giả gắn với những công trình tiêu biểu nhất: Xuân Thuỷ, Tôn Quang Phiệt, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thị Tình, Chu Đức Tính, Nguyễn Minh Hương, Nguyễn Viết Chung, Nguyễn Duy Trinh, Mai Văn Bộ, Nguyễn Duy Niên, Hoàng Thu Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Đình Bin, Nguyễn Xuân, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thuý Đức, Phạm Thuý Ngân, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Sự, Nguyễn Ngọc Trường, Đặng Đình Quý, Bùi Văn Hùng… Và những luận án tiến sỹ liên quan của các học giả: Phạm Hồng Chương, Nguyễn Xuân Thông, Trần Minh Trưởng, Lương Viết Sang, Nguyễn Văn Bạo… Đặc biệt là luận án tiến sĩ của học giả Hoàng Trang, được bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995, có tên: Chiến lược đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Tác giả đã đề cập đến việc đoàn kết các lực lượng, các quốc gia đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ trong suốt hai thập kỷ được điều hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các công trình này đã cung cấp những tổng kết, đánh giá quan trọng về vai trò của sách lược mở rộng Mặt trận nhân dân thế giới nói riêng, của chiến lược đoàn kết quốc tế nói chung, đồng thời đề cập đến nhiều sự kiện hoạt động, chỉ đạo của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về Hồ Chí Minh với công tác đối ngoại và các cuốn sách phản ánh trực tiếp những tư tưởng, tiểu sử, sự nghiệp của Người (giai đoạn từ 1954-1969) có liên quan tới đề tài nghiên cứu: Hồ Chí Minh: Về nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, (Nxb. Sự thật, 1967); Hồ Chí Minh: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công !, (Nxb. Sự thật, 1973); Hồ Chí Minh: Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc anh hùng, (Nxb. Sự thật, 1975); Hồ Chí Minh: Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, (Nxb. Sự Thật, 1978); Bộ sách: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, 10 tập (xuất bản 2008) và Hồ Chí Minh: Toàn tập, gồm 12 tập (xuất bản 1996) và 15 tập (xuất bản 2011) là những công trình nghiên cứu công bố gần đây của tập thể tác giả Viện Hồ Chí Minh, thuộc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia, đã cung cấp cho chúng tôi nhiều sự kiện hoạt động, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Viện Quan hệ Quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, (Nxb, Viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội, 1990); Hồ Chí Minh- Người chiến sỹ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, (Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1990); Học viện Quan hệ Quốc tế: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 50 năm Ngoại giao Việt Nam, 1995… Bên cạnh đó là những tổng kết công cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung, và chiến lược đoàn kết quốc tế nói chung của những lãnh tụ, học giả lớn: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Khả Phiêu, Trần Văn Giàu, Phạm Văn Trà, Trần Đình Huỳnh, Hoàng Chí Bảo, Đặng Quốc Bảo, Phùng Hữu Phú, Bùi Đình Phong, Vũ Dương Huân, Nguyễn Khánh Bật, Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Bá Linh, Đặng Văn Thái, Phan Ngọc Liên… 2.3. Nhóm những công trình nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế và cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam của các học giả nước ngoài 5 Các công trình là ấn phẩm sách của học giả nước ngoài: Harry S. Ashmore, W.C.Baggs: Misson to Hanoi, (G.P.Putnam’son, New York, 1968); Dainel S.Papp: Vietnam: The view from Moscow-Paking- Washington, (Mc Farland, Co. INC, North Carolina, 1981); Georges C. Herring: The secret Diplomancy of the Vietnam war: the Negotianting Volumes of the Pentagon Papers, (University of Texas Press, Austin, 1983); Quang Zhai: China & The Vietnam wars, 1950-1975 (The University of North Carolina Press, 1999); Mart Atwood Lawrence: The Vietnam War- A concise internation history, (Oxford University Press, 2008); William S. Turley: The Second Indochina war- A concise political and military history (Rowman & Littlefield Publishers, INC, 2009)… Trong đó, nổi bật là hai cuốn “The War at home: Vietnam and the American People 1964-1968” của Thomas Powere, “The movement: A History of the American New Left, 1959-1972” của Irwin Unfer (1974) đã giới thiệu khái quát về phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, phản đối sự xâm lược của chính phủ Mỹ. Ngoài ra, còn phải kể đến những chuyên khảo trong mảng đề tài về Chiến tranh lạnh, một trong những bối cảnh quốc tế tác động rất lớn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Năm 2010, Cambridge University Press đã tập hợp xuất bản những tư liệu quý về Cold War, trong đó có nhiều bài tạp chí liên quan tới lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam của các học giả: Thomas Perry Thornton, P. J. Honey, A. M. Halpern, King Chen, Jan S. Prybyla, Kurt L. London, H. G. Nicholas, Jay Tao, W. E. Willmott, Michael Yahuda, Phan Thien Chau, Jean Lacouture, King C.Chen 1 … Những chuyên luận xuất bản trong thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam đang tiếp diễn, chính vì vậy, các học giả tập trung vào quan điểm chiến lược và sách lược cách mạng của cả Việt Nam và Mỹ, đồng thời cũng không bỏ qua sự đánh giá về những chính thể quốc tế có nhiều ít tác động tới tình hình chiến sự trên chiến trường như Liên Xô hay Trung Quốc v.v… Từ những nhìn nhận và đánh giá có tính thực chứng, dường như, kết cục của chiến sự đã được dự báo trước trong một số nghiên cứu. Tính chính nghĩa của công cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam sẽ chiến thắng và những hành động xâm lược, leo thang chiến tranh phi nghĩa của Mỹ dù có tới mức nào, nhất định cũng sẽ bị thất bại. Khi chiến tranh đã kết thúc thì kết cục thắng-bại của cuộc chiến vẫn tiếp tục được các thế hệ sử gia nghiên cứu với những chuyên luận của: Gareth Proter, Steve Chan, Phillip B.Davidson, Ronald H. Spector, Jean Lacouture, Carlyle A. Thayer, Ilya V.Gaiduk, Xiaoming Zhang, Ed.P.Lowe 2 … Cũng phải kể thêm những nghiên cứu đạt kết quả trong những năm bắt đầu cho một thế kỷ mới- thế kỷ XXI, của: Robert Scott, King C.Chen, Paul Ham, Mao Lin, Nicholas Khoo, Predik Logevall, Vojtech Mastny, Svetlana Savranskaya and William Taububman, Shu Qiang Zhai 3 … Nhìn nhận một cách khái quát phải khẳng định rằng những công trình chuyên khảo trên có nội dung phản ánh “cuộc đụng đầu lịch sử” trên bán đảo Đông Dương, nơi có thể coi là tâm điểm nóng của diễn trình cuộc Chiến tranh Lạnh. Bằng phương pháp nghiên cứu nghiêng về sử học thực chứng và khai thác nhiều nguồn sử liệu đa dạng, các học giả Đông, Tây đã góp thêm cái nhìn đa chiều về những khó khăn đến từ bối cảnh khách quan, và cũng từ đó, để nhìn ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xác lập và thực thi chiến lược đoàn kết quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Mặc dù vậy, xét về tổng 1 2 3 Tham khảo Pierre Asselin trong CD tài liệu: Cambridge History of the Clod War, 2012. 6 thể thì các công trình chuyên khảo của sử gia nước ngoài nói chung, hầu như chưa thẳng thắn thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam chính là sự ủng hộ, đoàn kết của nhân dân thế giới thành một mặt trận giúp nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Thêm vào đó, không thể không kể tới một số lượng không nhỏ những cuốn sách của học giả nước ngoài đã được dịch ra và xuất bản bằng tiếng Việt có thể liệt kê ra đây: Ma-Đơn-len Riffô, Hăngri Kitsinggiơ, Giôdép Amtơ, Pitơ A.Pinlơ, N.Bớt sét, Hoàng Tranh, Maicơn Máclia, Nguyễn Tiến Hưng và Giêrơn L.Sedơ, Gabrien Côncô, Giăng Bápmit và Rốcselơ, Philíp B.Đavítsơn, Rô bớt S.Mc. Namara, Ilya V. Gaiduk, George C.Herring, H.V. Schadler, Ron Moreau, Mark Mc Donald, Kari Huus, Craig Thomas, Neil Sheehan, Bernard Fall, William Colby, Nguyễn Khắc Viện, Joe Allen, Nguyễn Phú Đức… Các ấn phẩm khoa học này đã cung cấp nhiều sự kiện và cách đánh giá khác nhau, cũng như cảm hứng cho nghiên cứu viên khi nghiên cứu đề tài thuộc phạm trù hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đó có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và bối cảnh, tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Điển hình như những tư tưởng và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết với nhân dân Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ, XHCN ở khu vực và thế giới đã được ghi nhận thành biên niên biểu rõ ràng trong các công trình nghiên cứu của: Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nxb. Sao Mới Bắc Kinh, 1990) hay Ilya V. Gaiduk: Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam ; hoặc N.Bớt sét: Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam và Pitơ A.Pinlơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn (Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986)…Nhưng tựu chung lại, sự phản ánh của các công trình này về đề tài đang quan tâm vẫn chưa đạt tới sự khái luận, toàn diện, mà chỉ đơn lẻ phản ánh phần nào những khía cạnh riêng. Nhiều cách nhìn nhận vấn đề của các sử gia phương Tây còn có lúc chủ quan, phiến diện. Nhìn tổng thể, các công trình sử học trong và ngoài nước, khi tiến hành khai thác nhân tố đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, chỉ đề cập đến những khía cạnh riêng lẻ, có thể xét trên tiêu chí nào đó là tiêu biểu cho sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho cuộc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Nhưng ngay cả khi đề cập về mặt trận nhân dân thế giới, các công trình cũng chỉ đề cập chủ yếu, trọng tâm vào mặt trận nhân dân Mỹ đã giúp đỡ, tác động tới tiến trình chiến tranh Việt Nam ra sao - phản ánh trong ngoại diên của khái niệm “phong trào phản chiến”- mà chưa đề cập một cách khái quát, tổng lược đến những sự ủng hộ của các thành phần khác trong mặt trận nhân dân thế giới thực tế đã diễn ra trong lịch sử. Những công trình nghiên cứu này cũng chưa đề cập đầy đủ, sâu sắc đến tư tưởng và những chỉ đạo, hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng, mở rộng ảnh hưởng tích cực của sự đoàn kết quốc tế. Chính vì vậy, mặc dù là đề tài đã được nghiên cứu khá phổ biến, nhưng lại thiếu một chuyên luận đề cập toàn diện và sâu sắc đến các chiều cạnh của vấn đề. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của công trình này là nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), đồng thời phân tích, đánh giá vai trò, tác động của tư tưởng và những hoạt động của Hồ Chí Minh trong quá 7 trình hình thành, phát triển của mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến, cứu nước. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu có các nhiệm vụ sau: - Bằng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và các phương pháp của Hồ Chí Minh học làm sáng tỏ tư tưởng mang tầm chiến lược, sách lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn 1954-1975. Qua các sự kiện hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy phương pháp xử lý các vấn đề quốc tế có sự khái quát về phong cách, tư tưởng, vị thế và những đóng góp của Người. - Sưu tầm, xác minh sử liệu và trình bày một cách hệ thống các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm hoạt động trực tiếp của Người và những hoạt động đối ngoại do Người chỉ đạo nhằm hình thành, mở rộng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ và thực hiện đoàn kết quốc tế. - Góp phần làm sáng tỏ, phong phú, đầy đủ hơn nội dung và đóng góp của mặt trận nhân dân toàn thế giới, từ Âu sang Á, tới Châu Phi, Mỹ Latinh…(nòng cốt là mặt trận nhân dân Mỹ), ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. 4. Nguồn tư liệu Những nguồn tư liệu chủ yếu được khai thác và sử dụng trong nghiên cứu gồm: 4.1. Các bài nói, bài viết phản ảnh tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (10 tập), và Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập mới xuất bản với nhiều bài mới được bổ sung) sẽ là nguồn sử liệu gốc cho phép đi sâu nghiên cứu về tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử. 4.2. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đường lối đối ngoại, các thư từ trao đổi, công hàm, bị vong lục của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). 4.3. Các chuyên khảo, luận văn, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước viết về quan hệ quốc tế, công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về chiến lược đoàn kết quốc tế, hoạt động đối ngoại, ngoại giao, về sự nghiệp, con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguồn sử liệu này sẽ được tổng hợp, xác định mức độ tin cậy, và được sử dụng có chọn lọc trong nghiên cứu, luận văn. Nhưng dù cố gắng thì việc tiếp xúc, thu thập sử liệu, tài liệu ở các phòng tư liệu, thư viện, từ các nguồn mở trong và ngoài nước vẫn không thể đầy đủ, bởi vấn đề nghiên cứu ở tầm vĩ mô, do vậy, chất lượng của nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. 5. Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu 5.1. Giới hạn vấn đề Như tên của đề tài, chúng tôi nghiên cứu về những tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1954-1975 để thực hiện đoàn kết quốc tế, nội dung của chiến lược này và những đóng góp của nó trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những sự kiện tiêu biểu nhất. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 8 Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở tuân thủ phương pháp luận mác-xít trong nghiên cứu lịch sử, bên cạnh việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc phù hợp với yêu cầu nghiên cứu từng vấn đề của đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, so sánh theo lịch đại và đồng đại, kết hợp với phương pháp nghiên cứu trong Hồ Chí Minh học… nhằm làm sáng tỏ các luận điểm đưa ra lý giải trong công trình. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Làm rõ những cơ sở hay nền tảng hình thành chiến lược đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phân tích khoa học để rút ra kết luận: Yếu tố bên trong- chủ quan hay bên ngoài- thuộc về khách quan đã có vai trò quyết định nổi bật tới chiến lược đoàn kết quốc tế vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. - Bằng các sự kiện lịch sử của diễn trình cuộc kháng chiến, của những sự kiện tiêu biểu mà nhân dân thế giới ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, nghiên cứu làm rõ nội dung hình thành, phát triển và vai trò cũng như đóng góp của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam và cả ngày nay. - Tái hiện lại một cách hệ thống những tư tưởng, hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 15 năm (1954-1969). Trên cơ sở này khái luận sâu sắc hơn nữa một ghi nhận trong lịch sử rằng: lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành biểu tượng quy đồng các cuộc đấu tranh liên kết thành phong trào đấu tranh và hướng tâm tới một Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ. - Nghiên cứu góp phần tổng hợp thêm những luận điểm cơ bản trong tư tưởng đối ngoại thực hiện đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, phục vụ cho công cuộc vận động hợp tác khu vực và quốc tế trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đặt trong bối cảnh không kém phần phức tạp của quan hệ quốc tế hiện nay. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 02 chương: Chương 1. Chiến lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ (1954-1965). Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong thời kỳ 1965-1975. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CHIẾN LƯỢC ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ (1954-1965) 1.1. Bối cảnh lịch sử của chiến lược đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian 1954-1959 1.1.1. Những yếu tố trong nước tác động tới chiến lược đoàn kết quốc tế Ngay sau sự phân định của Hiệp nghị Geneve, đế quốc Mỹ, đã bắt đầu chiến tranh Việt Nam với những tính toán về một chiến lược phản ứng linh hoạt bằng biện pháp “ngăn chặn” toàn cầu và leo thang cuộc chiến. Xuất phát từ quan điểm thể hiện của thuyết Đôminô và cũng là bản chất chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tự cho mình có quyền tối cao định đoạt cho mọi dân tộc phải theo hình ảnh của Mỹ lựa chọn. Trước sự xâm lược này, Việt Nam bị tạm thời chia cắt và nằm trong số những nước bị chia cắt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Đức. Hai chế độ xã hội đối lập ở hai vùng của mỗi nước thể hiện mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại: mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB. Các nước bị chia cắt là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đấu tranh trên thế giới sau Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên, ở Triều Tiên, ở Đức, ở Trung Quốc không diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa hai thế lực đối lập của thời đại như ở Việt Nam, bởi sự tác động chống chéo của các quan hệ quốc tế đối với mỗi nước là khác nhau. 1.1.2. Những yếu tố quốc tế tác động tới chiến lược đoàn kết quốc tế Trong quan hệ quốc tế thời điểm này, Mỹ không chỉ lo sợ nguy cơ cộng sản tràn như “làn sóng đỏ” mà còn lo ngại nguy cơ “cộng sản đoàn”, ở đây là đoàn kết, cho nên đã rất coi trọng đối ngoại. Trong đó, các mũi ngoại giao quan trọng nhất mà Mỹ nhằm vào là Liên Xô và Trung Quốc, hai địch thủ lớn nhất của Mỹ, hai đồng minh chủ yếu của Việt Nam. Đối với Mỹ, nhiệm vụ ngoại giao với hai nước này là kiềm chế, giữ chân hai nước không trực tiếp can thiệp vào chiến tranh, tác động để hai nước giảm giúp Việt Nam, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước để làm suy yếu “hậu phương quốc tế” của Việt Nam và khi cần thì vận dụng vai trò của hai nước trong việc thực hiện các ý đồ của Mỹ. Những yếu tố tiêu cực trong hệ thống XHCN cũng được Mỹ lợi dụng để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, đánh phá PTGPDT nhưng Mỹ không thể ngăn chặn sự động viên, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước XHCN và của PTGPDT cho cách mạng Việt Nam. Tin tưởng ở sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc mình, tin ở xu thế thời đại, từng bước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai chiến lược đoàn kết quốc tế, tố cáo chính sách xâm lược, hành động phi nghĩa của đế quốc Mỹ, đồng thời thể hiện nguyện vọng hòa bình, độc lập, tự do chính đáng của nhân dân Việt Nam và quyền tự bảo vệ thiêng liêng của mình trước dư luận toàn thế giới. Bằng thực tiễn cuộc đấu tranh hùng và chính nghĩa của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã từng bước quy tụ, tập hợp được các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh chống xâm lược của mình, cô lập cao độ đế quốc Mỹ và từng bước giành thắng lợi. Như thế, công cuộc kháng chiến chống Mỹ mà dân tộc Việt Nam phải thực hiện đã mang ý nghĩa của bối cảnh quốc tế, thời đại lớn lao. Chính vì vậy, yêu cầu tiên quyết để công cuộc kháng chiến này tất 10 [...]... quả chiến lược, sách lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế hình thành và hoàn thiện đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ đầu đến giữa thế kỷ XX 1.2 Sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động thực tiễn của Người nhằm kiến lập đoàn kết quốc tế từ năm 1954 đến năm 1959 1.2.1 Đoàn kết Việt-Xô-Trung, đoàn kết. .. sang Việt Nam chiến đấu Có những cuộc mít tinh đông hàng trăm ngàn người Phong trào là đóng góp hết sức quý báu đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam Với tất cả những thành tựu trên về đoàn kết quốc tế, cách mạng Việt Nam chuyển biến sang một giai đoạn mới 15 CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG THỜI KỲ 1965 - 1975 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn... Nhờ sự liên minh đoàn kết chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau của ba nước Đông Dương, quân và dân Việt Nam càng đánh càng mạng, nhanh chóng tổ chức những đòn tiến công quân sự và nổi dậy với quy mô ngày càng lớn, dồn dập, dẫn đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 30-4-1975 KẾT LUẬN Tư tưởng đoàn kết quốc tế là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong thực tế công cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt... ứng xử đúng trong từng trường hợp Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, công cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Trong suốt tiến trình công cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn hai thập kỷ (1954-1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch cho Đảng, cho nhân dân Việt Nam một đường lối... hai thập kỷ (1954-1975), tư tưởng này đã trở thành tài sản tinh thần 25 quý giá, và hiện hữu thành những lực lượng vật chất và tinh thần hùng hậu giúp dân tộc Việt Nam đánh Mỹ, thắng Mỹ, giành lại độc lập, tự do và thống nhất đất nước Tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh đã hoạch định đúng đường lối đối ngoại thực hiện đoàn kết quốc tế qua từng thời đoạn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và có... trên thế mạnh của Hoa Kỳ 20 2.2 Cách mạng Việt Nam kế thừa và phát huy hiệu quả chiến lược đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1969-1975 2.2.1 Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết quốc tế đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” tiến tới ký kết Hiệp định Pari, thực hiện “đánh cho Mỹ cút”(1969 -1973) Trong khi nhân dân Việt Nam hy sinh, chiến đấu chống xâm lược... tranh đoàn kết các lực lượng quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ để chống chọi với Mỹ và ứng xử với quan hệ giữa những nước lớn Thực hiện đoàn kết quốc tế đúng đắn từ lý luận đến thực tiễn theo đúng TTHCM còn là việc đánh giá đúng đắn, nhạy bén tình hình trong nước và quốc tế ở từng thời đoạn Đoàn kết quốc tế theo TTHCM là chiến lược luôn được đặt trong thế biện chứng của nhiều sách lược Đó chính là đoàn. .. những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Chính phủ các nước, các tổ chức chính trị trên thế giới và thư gửi cho 1 Biên bản họp BCT (12-1965 và 1-1966), phông BCHTƯ, ĐVBQ, Cục lưu trữ TƯĐ, tr.21 16 Tổng thống L.Giôxơn v.v…Nhưng có thể khẳng định, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, cho đến Hội nghị BCHTƯ lần thứ 12, những tư tưởng cơ bản và đường lối đấu tranh ngoại giao chống Mỹ, cứu nước đã được hình... rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ra toàn bán đảo Đông Dương Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một mặt trận đoàn kết mật thiết giữa ba nước Đông Dương đã được kế thừa và phát huy hiệu quả Và như vậy, trên thực tế, khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương đã làm cho âm mưu của Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương để tiêu diệt cách mạng của ba nước đã trở chiến lược sai lầm Ở Hội... mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Hà Nội, (tập 2), tr.157158 17 Chí Minh đã dội vào lương tri nước Mỹ, cổ vũ và thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược, đòi rút quân khỏi Việt Nam Từ tháng 11-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Bertrand Russel Người cảm ơn sự ủng hộ của các vị trong Tòa án quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân . HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HỒNG THỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC. chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc từ 1954 đến 1975, chúng tôi chọn vấn đề: Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975). Chiến lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ (1954-1965). Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong thời kỳ 1965-1975. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CHIẾN LƯỢC ĐOÀN

Ngày đăng: 07/04/2015, 19:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan