Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội

36 583 1
Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT 4 1.1.4. Vai trò của thuế 7 1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước 7 1.1.4.2. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội 7 1.1.4.4. Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển 8 1.2. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam 9 1.2.1. Khái niệm hệ thống thuế 9 1.2.2. Các văn bản qui phạm pháp luật thuế Việt Nam 9 Chương 2 20 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI 20 2.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 22 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 24 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại đơn vị 25 2.2.1. Chứng từ sử dụng 25 2.2.2. Đối tượng chịu thuế và thuế suất 26 2.2.3. Kê khai và nộp thuế GTGT 26 2.2.4. Thuế GTGT đầu vào 26 2.2.5. Thuế GTGT đầu ra 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 1 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp 1.Kết luận 33 LỜI MỞ ĐẦU Trong bất kì một chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu. Với xu thế nhất thể hóa các khu vực và toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung, đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện. Áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một xu thế tất yếu của nhân loại. Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những năm qua đã cho thấy sự tác động lớn nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của thuế GTGT đồng thời cũng khẳng định được những thành công bước đầu và đây cũng là bằng chứng đáng tin cậy cho quyết định đúng đắn của Đảng và nhà nước. Song quá trình áp dụng thuế GTGT ở nước ta đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được xem xét. Phần lớn những vướng mắc này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khác nhau, nhưng chỉ mới dừng lại ở các giải pháp tình thế. Hơn nữa thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ điều kiện để phát huy hết tính ưu việt của mình. Thực tiễn này đã đưa ra những thách thức lớn trong việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam. Viện nghiên cứu và hoàn thiện Luật thuế GTGT cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam đã được đặt ra như một tất yếu và là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Thuế GTGT là một sắc thuế mới có sự thay đổi cơ bản về nội dung, phương pháp tính thuế và biện pháp thu so với thuế doanh thu trước đây. Trong các doanh nghiệp, thuế GTGT đầu ra là trách nhiệm của doanh nghiệp phải nộp cho Ngân sách nhà nước, thuế đầu vào là quyền lợi được khấu trừ hoặc được 2 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp hoàn lại của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để luật thuế được thực hiện theo đúng qui định, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Những vấn đề đó phần lớn được thực hiện thông qua công tác kế toán thuế GTGT. Kế toán thuế GTGT là công cụ quan trọng để thực hiện luật mới vì nó có liên quan tới tất cả các phần kế toán, từ hoạch toán vốn bằng tiền, vật tư hàng hóa, TSCĐ, công cụ phải thu, phải trả, chi phí doanh nghiệp và thu nhập các hoạt động khác, từ việc sử dụng các chứng từ hóa đơn đến nội dung, phương pháp hạch toán và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt là việc lập các bảng kê và tờ khai thuế GTGT hàng tháng ở các cơ sở kinh doanh. Kết quả hạch toán thuế GTGT sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả của các phần hành kế toán khác. Vì thế các doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán thuế GTGT một cách chính xác, kịp thời, phù hợi với nghành nghề, đáp ứng yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường cùng vời thời gian tìm hiểu thực tế tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội em xin chọn đề án môn học kế toán là: “Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội”. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tinh của cô giáo: Th.s Hoàng Thị Hồng Thúy và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài viết này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được trình bày như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và thuế GTGT. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội. 3 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT 1.1. Lý luận chung về thuế 1.1.1. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. 1.1.2. Đặc điểm của thuế Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước. Vì vậy thuế có 1 số đặc điểm sau: - Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bằng tiền bắt buộc vào ngân sách. Tính chất chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận 4 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp lại chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như một thuộc tính cơ bản của thuế. - Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuế được xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất được quy định trước và mang tính ổn định trong một thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. - Thứ ba, thuế không mang tính hoàn trả đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả phí khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì ai, khi đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được lợi ích công nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí và lệ phí. - Thứ tư, Thuế có phạm vi áp dụng rộng rãi: phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa, dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. 1.1.3. Chức năng của thuế 1.1.3.1. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng phụ thuộc vào các công việc Nhà 5 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp nước đảm nhiệm. Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: phát hành thêm tiền; phát hành trái phiếu để vay trong nước và ngoài nước; bán một phần tài sản quốc gia; thu thuế Trong các hình thức nêu trên thì thuế là công cụ chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất. 1.1.3.2. Chức năng điều tiết * Điều tiết kinh tế Nền kinh tế thị trường, bên cạnh cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó. Chính đó là lí do biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình hoạt động cuả nền kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách đưa ra những chuẩn mực mang tính chất định hướng lớn trên diện rộng và bằng các công cụ đòn bẩy để hướng các hoạt động kinh tế - xã hội theo các mục tiêu Nhà nước đã định và tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động kinh tế - xã hội thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. * Điều tiết tiêu dùng Nhà nước trong vai trò hướng dẫn xã hội đến những giá trị tốt đẹp, phải định hướng các khuynh hướng tiêu dùng. Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng có thể bằng nhiều biện pháp kể cả hành chính, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất có thể áp dụng trong một đất nước cởi mở, dân chủ theo nền kinh tế thị trường là áp dụng chính sách thuế. Việc áp dụng các mức thuế gián thu phân tầng như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giảm cầu với những hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cho là cần hạn chế hoặc nên ưu đãi. Thông qua điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường và đưa vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa. * Điều tiết nền kinh tế Hệ thống chính sách thuế trong nền kinh tế thị trường hội nhập được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp 6 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp dân cư, trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. 1.1.4. Vai trò của thuế 1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập chung lớn nhất chi cho công cộng, đó là Ngân sánh nhà nước. Ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hóa tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi khoản chi của Ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thực của người dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp. 1.1.4.2. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Một trong những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng ra tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nổ lực của cả cộng đồng mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không có chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư và gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để tác động trực tiếpvào quá trình này. 7 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp Việc điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Các hàng hóa, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ. Các sắc thuế trực thu, đăc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng thuế suất lũy tiến là loại thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. 1.1.4.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh Vai trò này được xuất hiện trong qua trình tổ chức xuất hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các qui định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, qui mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lí kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát toàn diện các hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lí hơn. 1.1.4.4. Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Theo quan điểm công bằng, bất kì một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo 8 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc chủ trương kinh tế đất nước, mà nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số nghành, vùng để khuyến khích sản xuất, knh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lí hơn. 1.2. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam 1.2.1. Khái niệm hệ thống thuế Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống thuế gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung. 1.2.2. Các văn bản qui phạm pháp luật thuế Việt Nam Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lí các văn bản qui phạm pháp luật được chia thành 2 loại: - Văn bản luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành theo trình tự và thủ tục được quy định trong Hiến pháp. Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Văn bản gồm có: Hiến pháp, Luật (hoặc bộ luật), nghị quyết. - Văn bản dưới luật: là những văn bản qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự thủ tục và hình thức được pháp luật qui định. Những văn bản này có giá trị pháp lí thấp hơn các văn bản luật. Ở nước ta hiên nay có những văn bản dưới luật sau: + Pháp lệnh và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước. 9 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp + Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. + Quyết định, chỉ thị thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ. + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. + Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp. 1.3. Thuế GTGT 1.3.1. Khái niệm thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng (GTGT) còn được gọi là VAT là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng. Thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị gia tăng) trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 1.3.2. Đặc điểm của thuế GTGT - Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. - Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng. - Thuế GTGT phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó. - Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. - Xét về mặt tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 1.3.3. Vai trò của thuế GTGT 10 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 [...]... hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Tên doanh nghiệp: Công ty chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: Hanoi transformers... kinh tế, để góp phần vào ngân sách của tỉnh và xây dựng đất nước nói chung, Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội ra đời, tiền thân là Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội Công ty tổ chức hạch toán độc lập, được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 0103000075 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 23 tháng 06 năm 2000 Theo chủ trương mới của công ty nhằm bổ sung... GTGT được ban hành đã giúp cho việc kê khai và thanh toán thuế của các công ty có nhiều thuận lợi hơn Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn đang còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần sớm khắc phục Trong phạm vi của bài đề án môn học này, em đã nêu và phân tích một số nội dung chủ yếu về: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội để trên... chịu thuế và thuế suất Tất cả hàng hóa đầu ra của công ty đều chịu mức thuế suất 10% STT Hàng hóa Thuế suất 1 Máy biến thế 50KVA 10% 2 Máy biến thế 75KVA 10% 3 Máy biến thế 100KVA 10% 4 Máy biến thế 250KVA 10% 5 Máy biến thế 320KVA 10% 6 Máy biến thế 400KVA 10% 7 Máy biến thế 560KVA 10% 2.2.3 Kê khai và nộp thuế GTGT Công ty kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, và nộp tờ khai thuế qua mạng 2.2.4 Thuế. .. Liên 2: (Giao cho khách hàng) Ngày 05 tháng 10 năm 2012 29 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 20.345 00 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp Đơn vị mua hàng: Công ty TNHH Mai Hoa Địa chỉ: Bà Triệu - Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: 0462780339 Mã số: 4600100109 Họ, tên người mua hàng: Nguyễn Văn Nam Đơn vị: Công ty Cổ phần chế tạo và biến thế thiết bị điện Hà Nội Địa chỉ: Km12 –... phẩm, tổ tiến hành lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Công đoạn lắp ráp được chia làm hai giai đoạn là lắp ráp bộ phận và lắp ráp hoàn chỉnh 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Kế toán trưởng Thủ quỹ Thủ kho Kế toán bảo hiểm và theo dõi kho Kế toán thanh toán và tiền lương (Nguồn: Phòng kế toán) Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty kế toán - Kế toán trưởng: chuyên theo dõi tổng hợp, thực hiện hạch toán. .. Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp bản thân Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội và cô giáo: Th.s Hoàng Thị Hồng Thúy đã giúp đỡ em hoàn thành bài đề án môn học kế toán này Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Xinh 36 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp:... có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ * Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: - Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT - Hàng hóa dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT. .. tính thuế của hàng hóa, Thuế suất GTGT của đầu ra dịch vụ chịu thuế bán ra hàng hóa, dịch vụ đó + Thuế GTGT đầu vào = Σ số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ quy định Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT. .. tấm và thanh đồng, làm sắt kẹp lõi tôn, làm vỏ máy , làm ty sắt các loại và hàn lăn theo thiết kế Tổ ghán tôn: bao gồm 13 công nhân, có nhiệm vụ nhận vật tư và tiến hành xẻ các khổ tôn theo bản vẽ thiết kế, ghép lõi máy và phun sơn bắn cát 23 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Xinh Lớp: CĐK6/LK5 Đề án môn học kế toán Nghành kế toán tổng hợp Tổ lắp ráp: bao gồm 9 công nhân sau khi nhận được bản vẻ thiết kế . như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và thuế GTGT. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội. 3 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị. thu tại nhà trường cùng vời thời gian tìm hiểu thực tế tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội em xin chọn đề án môn học kế toán là: Thực. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tinh của cô giáo: Th.s Hoàng Thị Hồng Thúy và

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT

    • 1.1.4. Vai trò của thuế

    • 1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước 

    • 1.1.4.2. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

    • 1.1.4.4. Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển 

    • 1.2. Sơ lược hệ thống thuế Việt Nam

      • 1.2.1. Khái niệm hệ thống thuế

      • 1.2.2. Các văn bản qui phạm pháp luật thuế Việt Nam

      • Chương 2

      • THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI

        • 2.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

          • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

          • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

          • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

          • 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại đơn vị

            • 2.2.1. Chứng từ sử dụng

            • 2.2.2. Đối tượng chịu thuế và thuế suất

            • 2.2.3. Kê khai và nộp thuế GTGT

            • 2.2.4. Thuế GTGT đầu vào

            • 2.2.5. Thuế GTGT đầu ra

            • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

            • 1. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan