tóm tắt luận án tiến sĩ Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tính hà tĩnh

27 485 0
tóm tắt luận án tiến sĩ Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tính hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Minh Nguyệt XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 62 44 02 17 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh 2. GS.TS. Trương Quang Hải Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . … Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . … vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trước sự biến đổi to lớn và khó lường của tự nhiên, con người ngày càng ý thức rõ ràng hơn về khả năng và giới hạn của mình trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên. Để hiểu rõ các đặc điểm cũng như quy luật tự nhiên đó, việc xác lập cơ sở địa lý học (một trong các tiếp cận mang tính tổng hợp, liên ngành và đa ngành, thể hiện các đặc tính không gian) là hướng nghiên cứu cần thiết và hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của các lãnh thổ. Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng tự nhiên đa dạng cho phát triển kinh tế tổng hợp, nhưng hiện nay đây vẫn còn là một tỉnh nghèo của dải đất miền Trung (với 26,1% dân số sống trong nghèo đói). Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tài nguyên ở Hà Tĩnh còn khá tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Hệ lụy của nó chính là các tai biến thiên nhiên diễn ra với tần suất ngày càng và mức độ ngày càng nghiêm trọng, nhất là lũ quét và sạt lở đất xảy ra liên tiếp từ năm 2002 đến nay. Với những lí do nêu trên, NCS (NCS) lựa chọn đề tài: “Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh” làm định hướng nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa có tính quy luật của các hợp phần tự nhiên và CQ tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Nhiệm vụ - Xác lập cơ sở lý luận của hướng tiếp cận địa lý học với mục tiêu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh. - Phân tích đặc điểm, sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống phân loại CQ, thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh. - Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế tại các TVCQ Hà Tĩnh. - ĐGCQ cho phát triển nông - lâm nghiệp của Hà Tĩnh. - Đề xuất định hướng không gian nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT cho phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Luận án chỉ nghiên cứu lãnh thổ phần đất liền của tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ nghiên cứu 1/100.000, không đề cập đến khu vực biển ven bờ. - Giới hạn phạm vi khoa học: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ và ĐGCQ cho phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh; Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu làm phong phú hơn phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp gắn với sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy mô cấp tỉnh. - Ý nghĩa thực tiễn: xác lập cơ sở khoa học tin cậy cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người dân Hà Tĩnh. 5. Những điểm mới của luận án - Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa CQ một cách có quy luật trên toàn tỉnh và thành lập bản đồ CQ, bản đồ phân vùng CQ Hà Tĩnh ở tỷ lệ 1/100.000. - ĐGCQ làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong sản xuất nông - lâm nghiệp tại các TVCQ của Hà Tĩnh. 6. Những luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Nằm ở trung tâm ở khu vực Bắc Trung Bộ với những đặc trưng đa dạng về tự nhiên và con người đã quy định nên đặc điểm và sự phân hoá CQ Hà Tĩnh trong mối quan hệ giữa núi - đồi - đồng bằng. Lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc phụ hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa thành 3 lớp CQ, 1 kiểu CQ, 23 hạng CQ và 109 loại CQ. Loại CQ chính là đơn vị cơ sở dùng để ĐGTN sinh thái cho các nhóm cây trồng ở Hà Tĩnh. Dựa trên đặc điểm và sự phân hóa của CQ, lãnh thổ Hà Tĩnh phân thành 5 tiểu vùng. Các tiểu TVCQ chính là đơn vị cơ sở để tiến hành định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh. - Luận điểm 2: Kết quả ĐGTN sinh thái các CQ đối với sự phát triển nông - lâm nghiệp là những cơ sở khoa học cho định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong sản xuất nông - lâm nghiệp tại các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh 7. Cơ sở tài liệu - Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa theo các tuyến. 3 - Tài liệu bản đồ về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, hiện trạng môi trường của tỉnh Hà Tĩnh đều ở tỷ lệ 1/100.000. - Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án về Hà Tĩnh,… 8. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 146 trang A4, trong đó có 21 bảng số liệu, 19 sơ đồ, bản đồ, 135 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 62 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Ngoài mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan lãnh thổ Hà Tĩnh Chương 3: ĐGCQ nhằm định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong nông - lâm nghiệp tại các TVCQ Hà Tĩnh. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC NCCQ NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT 1.1.1. Tổng quan NCCQ trên Thế giới CQ là đối tượng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiên- lãnh thổ, là hướng nghiên cứu quan trọng của địa lý ứng dụng [Error! Reference source not found.]. Cho đến nay, khoa học CQ đạt được nhiều thành công rực rỡ cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, số lượng các NCCQ ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy đây là một hướng quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay ở tất cả các quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: để NCCQ trở thành cơ sở tin cậy để sử dụng hiệu quả TNTN và giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần thiết phải đi sâu vào phân tích cấu trúc và sự biến đổi CQ. Luận án vận dụng những luận điểm này trong NCCQ để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh. 1.1.2. Tổng quan NCCQ ở Việt Nam NCCQ ở Việt Nam đã được đề cập từ những năm 60 (thế kỷ XX) và đến nay đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Trong đó, các NCCQ thường sử dụng quan niệm CQ là đơn vị cá thể và quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại được nhiều nhà địa lý của Liên Xô và Việt Nam sử dụng trong NCCQ phục vụ điều tra, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. NCS đã kế thừa và vận dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại khi thành lập bản đồ CQ Hà Tĩnh và quan niệm CQ là đơn vị cá thể khi thành lập bản đồ phân vùng CQ Hà Tĩnh. 4 Các NCCQ ứng dụng ngày càng đi sâu vào phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và mối quan hệ với việc tổ chức không gian nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. NCS đã vận dụng những luận điểm này vào việc NCCQ để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở Hà Tĩnh. Khi tiến hành ĐGCQ cho các mục đích cụ thể, nhất là trong nông nghiệp, các loại cây trồng được lựa chọn đều là những cây trồng có hiệu quả về kinh tế, có ý nghĩa về xã hội và môi trường. Các đơn vị được đưa vào đánh giá và định hướng sử dụng là loại CQ. Luận án đã vận dụng vào việc ĐGCQ cho các mục đích nông - lâm nghiệp trên các loại CQ cụ thể. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá cho các loại CQ cụ thể, tác giả còn tiến hành tổng hợp các kết quả và phân tích định hướng sử dụng theo các TVCQ nhằm thể hiện rõ mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành và vùng trong việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT của tỉnh Hà Tĩnh. 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh Số lượng các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh khá nhiều, những nghiên cứu về Hà Tĩnh rất có giá trị về lý luận và thực tiễn, chính là hệ thống tư liệu rất quan trọng để tác giả hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ đề cập đến các hợp phần tự nhiên riêng lẻ của Hà Tĩnh mà chưa đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau cũng như với con người trên quan điểm hệ thống. Các nghiên cứu về nông - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh mới chỉ chú ý các điều kiện cho phát triển một số loại cây trồng nhất, cho phát triển ngành lâm nghiệp nói chung mà chưa xem xét đến sự phát triển các ngành kinh tế này trên cơ sở phân tích tổng hợp các điều kiện địa lý. Một số công trình đã sử dụng cách tiếp cận địa lý tổng hợp trên cơ sở phân vùng và phân tích CQ liên quan đến lãnh thổ nhưng đều ở tỷ lệ nghiên cứu nhỏ nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính khái quát chứ không đưa ra kiến nghị cụ thể trong sử dụng hợp lý lãnh thổ Hà Tĩnh. Với nghiên cứu ở tỷ lệ lớn của Nguyễn Quang Tuấn (1/50.000) ở phạm vi cấp huyện như Kỳ Anh mặc dù phản ánh rất rõ thực trạng phân hóa CQ trong lãnh thổ nhưng lại chưa phản ánh rõ nét sự phân hóa lãnh thổ theo không gian. Chính vì vậy, đối với lãnh thổ Hà Tĩnh rất cần những công trình nghiên cứu về CQ Hà Tĩnh và ĐGCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. 1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên : TNTN là một bộ phận cấu thành của môi trường thiên nhiên. Hiểu theo nghĩa rộng, TNTN bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con 5 người có thể sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã. Trong luận án sử dụng khái niệm TNTN được hiểu theo nghĩa rộng. 1.2.1.2. Bảo vệ môi trường: Theo Luật BVMT Việt Nam (2005): “1. Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. BVMT mà luận án đề cập đến không phải là bảo vệ các thành phần riêng lẻ của môi trường mà chính là bảo vệ thiên nhiên lãnh thổ. 1.2.1.3. Bản chất địa lí của quá trình sử dụng hợp lý TNTN : Do quy luật trao đổi vật chất và năng lượng trong lớp vỏ CQ, nên các tác động của con người lên tự nhiên có thể gây ra các phản ứng dây chuyền, làm cho các tác động gây hậu quả không mong muốn có thể mở rộng quy mô và trở nên khó kiểm soát hơn. Hay nói cách khác, quá trình sử dụng TNTN chính là quá trình con người làm thay đổi cấu trúc CQ (cấu trúc đứng - cấu trúc ngang). Chính vì thế, cần phải hiểu rõ khái niệm cũng như bản chất địa lý của quá trình sử dụng TNTN để có các giải pháp toàn diện để sử dụng hợp lí tài nguyên có giới hạn của Trái Đất. 1.2.2. Sự cần thiết phải sử dụng hướng tiếp cận địa lý học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT Trên thế giới, các nghiên cứu Schlaepfer R. và nnk (2002), Marcucci J. D. (2000), Bastian O. (2000), Meeus J.H.A. (1995), Schmid A. W. (2001), Pacione M. (2009),… đã chỉ hướng xác lập cơ sở địa lý và CQ cho SDHL TNTN, BVMT là rất phù hợp, cần thiết và hiệu quả. Bởi vì: để nghiên cứu SDHL TN và BVMT trước hết là dựa vào các điều kiện địa lý và phải xem xét chúng trong một thế thống và toàn diện trong quá trình phát triển KT – XH; hải tìm hiểu và xác định được các tiềm năng tự nhiên của CQ để có định hướng sử dụng hợp lý. Tất cả các yêu cầu đó đều được thỏa mãn theo hướng tiếp cận địa lý và sâu hơn là CQ học. Bởi “Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng” (Lê Bá Thảo - 1983). Do hướng nghiên cứu toàn diện và tổng hợp nên “chỉ có nhà địa lý mới có đủ khả năng để chuyển sự phân tích riêng rẽ từng mặt sang sự phân tích hệ thống, sự phân tích tổng hợp - động lực”. 6 1.2.3. NCCQ được xác định như là cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp. CQ được xem như đối tượng chính trong sử dụng tài nguyên, nơi diễn ra các hoạt động khai thác sử dụng TNTN của con người. Sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và với tổng thể của chúng là CQ. Các ĐKTN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và phân bố cây trồng, vì thế mỗi loại CQ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định. Ngược lại, sản xuất nông nghiệp cũng tác động đến CQ theo nhiều hướng khác nhau, có thể làm tăng quỹ sinh thái bằng cách cải thiện ĐKTN, tối ưu hóa điều kiện sống của con người và làm thay đổi cấu trúc CQ, xây dựng CQ mới. Chính vì thế, hướng NCCQ là hướng nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng như mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên một cách tốt nhất, hệ thống, tổng hợp và toàn diện nhất. 1.2.4. Hướng tiếp cận CQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy mô cấp tỉnh được sử dụng trong luận án Trên cơ sở hướng tiếp cận của địa lý và tham khảo cách tiếp cận CQ học của các tác giả trong và ngoài nước, NCS thấy rằng: việc sử dụng kết hợp quan điểm cá thể và quan điểm kiểu loại để xây dựng bản đồ phân loại CQ và phân vùng CQ ở Hà Tĩnh sẽ thể hiện được ưu thế của các kết quả nghiên cứu theo hướng địa lý. Việc sử dụng đơn vị phân loại CQ rất phù hợp khi đánh giá cho các mục đích cụ thể trong luận án (nông - lâm nghiệp). Tuy nhiên, để sử dụng các kết quả ĐGCQ cho các mục đích cụ thể trên các loại CQ khó thể hiện được mối liên hệ liên ngành (nông - lâm nghiệp) và liên vùng (giữa các tiểu vùng CQ) với nhau. Vì vậy, hướng tiếp cận CQ được vận dụng trong luận án nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở lãnh thổ Hà Tĩnh chính là: - Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và sự phân hóa CQ - ĐGCQ cho các mục đích phát triển nông - lâm nghiệp; - Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN, môi trường và tai biến thiên nhiên trong các TVCQ; - Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông - lâm nghiệp ở các TVCQ. 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * Các quan điểm nghiên cứu: luận án đã sử dụng các quan điểm nghiên cứu sau: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm không gian, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, quan điểm hệ thống và tổng hợp là quan điểm chủ đạo. * Các phương pháp nghiên cứu: luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phương pháp điều tra, 7 khảo sát thực địa, các phương pháp ĐGCQ (phương pháp phân tích liên hợp các thành phần, phương pháp xây dựng lát cắt CQ, phương pháp phân tích nhân tố trội, phương pháp phân vùng CQ, phương pháp đánh giá TNST các CQ), phương pháp phỏng vấn xã hội và phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý. * Quy trình nghiên cứu Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập, xử lý các tài liệu liên quan, tác giả tiến hành các bước nghiên cứu theo sơ đồ sau: 8 Tiểu kết chương I 1. Từ tổng quan vấn đề, địa bàn nghiên cứu, luận án đã xác đinh cách tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT thực chất là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng cũng như sự phân hóa lãnh thổ (phân hóa hợp phần, phân hóa CQ và phân hóa tổng thể lãnh thổ) và đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý cho sử dụng hợp lý lãnh thổ. Tiếp cận nghiên cứu và ĐGCQ trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ. 2. Hà Tĩnh là một tỉnh có diện tích (DT) không lớn nhưng lại có sự phân hóa tự nhiên khá phức tạp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh lại mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát (trong các nghiên cứu chung về cả khu vực Bắc Trung Bộ) hoặc quá chi tiết (nghiên cứu về huyện Kỳ Anh), hoặc chỉ dừng lại ở phân tích đơn lẻ các hợp phần tự nhiên (đất, khí hậu) mà chưa có công trình nào phân tích một cách tổng hợp các hợp phần CQ cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các hợp phần đó một cách cụ thể và thể hiện được sự phân hóa đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu (ở tỷ lệ 1/100.000). Do đó, công trình nghiên cứu địa lý tổng hợp (cảnh quan) của luận án đối với lãnh thổ Hà Tĩnh có đủ cơ sở khoa học để triển khai. Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LÃNH THỔ HÀ TĨNH 2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 2.1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh có DTTN 599.717,7 ha, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý phần đất liền từ 17 0 53’ đến 18 0 45’ vĩ độ Bắc và 105 0 05’đến 106 0 30’ kinh độ Đông. Phía Bắc Hà Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Xét về mặt tự nhiên, vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa trong CQ. Xét về vị thế kinh tế, Hà Tĩnh nằm ở khu vực trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, điểm đầu mối giao thông quan trong mối liên kết vùng trong nước và với các nước láng giềng. 2.1.2. Địa chất - Đặc điểm thành phần vật chất: đóng vai trò quan trọng vào quá trình thành tạo CQ ở Hà Tĩnh. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh lộ ra các hệ tầng và các trầm tích có tuổi từ Paleozoi sớm đến nay, trong đó các loại đá trầm tích hạt thô (tỷ lệ cát kết, bột kết rất cao) và đá phun trào axít chiếm tỷ lệ lớn hơn so với đá thành phần bazơ đã tạo nên nét sắc sảo của địa hình Hà Tĩnh. Hệ tầng Đồng [...]... làm cơ sở cho định hướng sử dụng tại các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN 1 Trong luận án đã xác lập được cơ sở địa lý, đó là tiếp cận CQ cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ bằng phân tích và ĐGCQ một cách hệ thống 2 Hà Tĩnh là một tỉnh có DT không lớn nhưng có sự phân hóa tự nhiên đa dạng, thể hiện rõ nét qua các yếu tố thành... về môi trường Do đó, việc phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và các vấn đề môi trường liên quan là cơ sở cho việc định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo các TVCQ Hà Tĩnh 6 Từ kết quả ĐGCQ kết hợp với phân tích đặc điểm, sự phân hóa CQ; hiện trạng sử dụng TNTN cũng như quy hoạch tổng thể KT - XH của tỉnh, luận án đã đã đề xuất định hướng sử dụng các loại CQ cụ thể và đây chính là cơ sở để tiến hành... phân bố ở H Tĩnh Như vậy, hiện Tỉnh đã sử dụng 85,76% DT thích hợp S1 và S2 cho phát triển rừng phòng hộ 20 và sử dụng 77,14% DT thích hợp S1 và S2 cho phát triển rừng sản xuất, còn 22,86% là cơ sở để mở rộng DT giai đoạn sau 3.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TNTN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI CÁC TVCQ HÀ TĨNH Qua phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường nảy... trạng sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường trong từng TVCQ cho thấy, ở một số khu vực của các TVCQ, các hoạt động kinh tế này đang làm suy thoái tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường 3 Trên cơ sở kết quả ĐGCQ, qua kiểm chứng thực tế, kết hợp với phân tích xu thế tổ chức không gian của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020, trong luận án đưa ra định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT... tạo và đặc điểm CQ Lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc 1 kiểu CQ, 3 lớp CQ, 23 hạng CQ và 109 loại CQ Loại CQ là đơn vị cơ sở cho bước ĐGCQ cho các mục đích phát triển Từ kết quả phân vùng CQ của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), trên cơ sở sự phân hóa tổng thể CQ và nhóm gộp các CQ theo phương pháp từ dưới lên, tác giả đã tiến hành phân ra 5 TVCQ làm đơn vị cơ sở để phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ 3 Luận án. .. hợp lý lãnh thổ 3 Luận án tiến hành ĐGCQ cho các loại CQ cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp làm cơ sở cho định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, cụ thể tác giả là ĐGTN sinh thái các loại CQ cho phát triển các loại cây trồng, nhóm cây trồng và xác lập mức độ thích hợp để phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh Trên cơ sở phân tích nhu cầu sinh... CQ và định hướng sử dụng theo vùng CQ để thể hiện rõ hơn mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành, các vùng để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT 2.3.1.2 Các nguyên tắc và phương pháp phân vùng: Việc phân vùng được tiến hành trên các nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng 12 chung lãnh thổ (tính toàn vẹn không chia cắt), nguyên. .. ngang CQ Hà Tĩnh, thể hiện tính liên kết vùng trong phát triển kinh tế 3.3 ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT TỈNH HÀ TĨNH 3.3.1 Xu thế tổ chức không gian phát triển KT-XH và BVMT 3.3.1.1 Mục tiêu phát KT-XH và BVMT của Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2020: được xác định theo “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2010 - 2020” 3.3.1.2 Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh giai... ép lớn đối với các loại tài nguyên (đất, nước, rừng) và gia tăng lượng rác thải ra môi trường 2.2 PHÂN LOẠI CẢNH QUAN LÃNH THỔ HÀ TĨNH 2.2.1 Hệ thống phân loại và bản đồ CQ lãnh thổ Hà Tĩnh 2.2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ Hà Tĩnh Luận án đã xây dựng hệ thống phân loại CQ riêng cho tỉnh Hà Tĩnh dựa vào các chỉ tiêu phân loại và hệ thống phân loại CQ của Nguyễn Thành Long và nnk (1993) gồm có 5... kết chương III 1 ĐGCQ nhằm xác lập cơ sở khoa học góp phần sử dụng hợp lý nguồn TNTN trong phát triển nông - lâm nghiệp là yêu cầu cấp thiết của Hà Tĩnh Đơn vị CQ được lựa chọn để đánh giá để phục vụ cho phát nông - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là loại CQ Sau khi loại bỏ các loại CQ có yếu tố giới hạn đối với các mục đích đánh giá, kết quả đánh giá đã xác định được mức độ thích hợp cho các mục đích cụ thể 2 . QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Minh Nguyệt XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ TĨNH . lựa chọn đề tài: Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh làm định hướng nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên. nghiên cứu về CQ Hà Tĩnh và ĐGCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. 1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên : TNTN

Ngày đăng: 07/04/2015, 13:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan