Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam(VOSCO)

12 3K 48
Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam(VOSCO)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn luật kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam(VOSCO)IINội dung1.Cơ sở lý luận về hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh) vận tải biển của công ty vận tải biển Việt Nam(VOSCO)2.1.1. Khái niệm và luật điều chỉnh3.Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng theo các điều khoản

Đề bài :Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam(VOSCO) I / Khái niệm - Khái niệm về hợp đồng: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên bình đẳng với nhau, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định Hợp đồng vận tải biển bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc gia và quốc tế. Hợp đồng vận tải biển được ký trước lúc nhập hàng về. Tuy nhiên có khi hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với hợp đồng mua bán. Nói chung, hai hợp đồng này phải song hành với nhau Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải biển và hợp đồng vận tải phản ánh ý chí mua bán các bên II/Nội dung 1.Cơ sở lý luận về hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh) vận tải biển của công ty vận tải biển Việt Nam(VOSCO) * Vận tải biển có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán Vận tải biển có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế bảo đảm phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước. Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu sản phẩm vận tải , nhất là sản phẩm vận tải đường biển. Xuất nhập khẩu vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụ liên quan đến vận tải biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải biển sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân thanh toán xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải biển sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. Tóm lại, vận tải biển là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế: “ Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải biển. Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu. Còn vận tải biển làm cho hàng hoá đó thay đổi vị trí” 1.1 Khái quát chung Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chở hàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là một giai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận. 1.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Vận tải biển được coi là một phương thức vận tải chủ yếu và hiện nay chuyên chở hơn 80% khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế. Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến nhiều bên cũng như nhiều thủ tục chứng từ, do đó các quan hệ về thương mại và pháp lý có phạm vi rộng rãi và quan trọng. Sản lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm đạt 6.000tỷ tấn và khối lương luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn /hải lý. Năm 2013, khối lượng hàng hoá buôn bán bằng đường biển đạt 15.840 triệu tấn, trong đó có dầu thô chiểm 28%, hàng bách hoá 20%, hàng khô khác 16%, than đá 11%, quặng sắt 9%, sản phẩm dầu mỏ 7%, ngũ cốc 4% gas hoá chất 2%. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/ hải lý Bảng: Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường biển trên thế giới (Đơn vị: tỷ tấn/ hải lý) Năm Dầu mỏ thô Sản phẩm dầu mỏ Quặng sắt Than đá Ngũ cốc Hàng khô khối lượng lớn Hàng khô khác Tổng cộng toàn thế giới 1970 5597 890 1093 481 475 2049 2118 10654 1975 8882 845 1471 621 734 2826 2810 15363 1980 8385 1020 1613 952 1087 3652 3720 16777 1985 4007 1150 1675 1479 1004 4480 3428 13065 1990 6261 1560 1978 1849 1073 5259 4041 17121 1995 7225 1945 2287 2176 1160 5953 4065 20188 2000 8180 2085 2545 2509 1244 6638 6113 23016 2005 8074 2105 2575 2552 1322 6782 6280 23241 2010 7848 2050 2731 2549 1241 6879 6440 23217 2013 18330 23155 43030 52700 11335 27429 26675 194589 Nguồn: Fearnleys (Oslo), Review 2013 2.1.1. Khái niệm và luật điều chỉnh - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự cam kết (thỏa thuận ý chí) của người thuê chở và người chuyên chở về việc dùng tàu biển để chuyên chở hàng hóa đến địa điểm được các bên thỏa thuận. - Luật điều chỉnh: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển gồm có các điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán hàng hải. Điều ước quốc tế gồm có: + Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển (The International Convention for the Unification of certain rules of law relating to bills of lading), Công ước này được Hiệp hội Luật quốc tế đưa ra tại Hague và do đại diện của 26 nước ký tại Brucxen (Bỉ) ngày 25/8/1924, có hiệu lực ngày 2/6/1931 nên thường được gọi là Công ước Brucxen hay Quy tắc Hague. + Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển. Nghị định thư này được đưa ra thảo luận ban đầu tại Visby và được ký ngày 23/2/1968 tại Brucxen, có hiệu lực ngày 23/6/1977 nên thường được gọi là Nghị định thư 1968 hay qui tắc Visby. Qui tắc Hague gộp với Qui tắc Visby được gọi là Qui tắc Hague-Visby. + Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển (Công ước Brucxen 1924 đã được Nghị định thư 1968 bổ sung), được các bên đã tham gia ký kết Quy tắc Hague-Visby ký tại Brucxen ngày 21/12/1979. + Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (United Nations Convention on the Carriage of Goods by Sea) được ký kết tại Hamburg ngày 30/3/1978, có hiệu lực ngày 1/11/1992, thường được gọi là Công ước Hamburg 1978 hay Qui tắc Hamburg. Qui tắc Hamburg quy định thời gian khởi kiện, giới hạn trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hàng hóa của người chuyên chở tăng lên so với Qui tắc Hague-Visby. Luật quốc gia: Bên cạnh các điều ước quốc tế, hiện nay các quốc gia đều có thể có luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Việt Nam có Bộ luật hàng hải được ban hành năm 1990). Tập quán hàng hải: Là những phong tục, thói quen phổ biến về hàng hải được nhiều nước công nhận và áp dụng thường xuyên đến mức trở thành các quy tắc được các bên mặc nhiên tuân thủ. Tập quán hàng hải sẽ được áp dụng trong hợp đồng vận tải khi không có quy định về luật áp dụng hoặc có luật nhưng chưa được quy định đầy đủ. 2.1.2. Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Trên thực tế, có 2 phương thức để các bên có thể ký kết là Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ và Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến. - Thông thường căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết, người bán hoặc người mua ký hợp đồng vận chuyển với người chuyên chở nhằm thực hiện hợp đồng đó. Như vậy một số điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa đồng thời cũng là những điều khoản được quy định một cách phù hợp trong vận chuyển. Chẳng hạn như điều khoản về tên hàng, về số lượng hàng hóa, cảng đi, cảng đến bốc dỡ hàng. Để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, người thuê chở có thể ký hợp đồng thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở lô hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là hợp đồng thuê một chỗ xếp hàng trên chiếc tàu chạy theo lịch trình nhất định để chở hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là thuê tàu chợ hay hợp đồng chuyên chở bằng tàu chợ. 2.1.2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ - thuê tàu chợ •Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ (lưu khoang tàu chợ) là sự thỏa thuận theo đó người chuyên chở dành một phần chiếc tàu để chở hàng hóa của người thuê chở từ cảng này đến một cảng khác, còn người thuê chở phải trả cước phí theo biểu cước định sẵn. Vận đơn đường biển bao gồm nhiều loại và mỗi loại có tác dụng khác nhau. + Vận đơn đích danh + Vận đơn xuất trình + Vận đơn theo lệnh + Vận đơn đa phương • Luật điều chỉnh Thực tế có nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ do quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên không thể quy định hết trong vận đơn. Hiện nay luật điều chỉnh loại hợp đồng này gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán hàng hải. + Điều ước quốc tế Hiện nay có hai điều ước quốc tế đã được ký để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ. Quy tắc Hague-Visby có các điều khoản về nội dung vận đơn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất của chủ hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường, khiếu nại v.v Quy tắc Hague-Visby là nguồn luật chủ yếu đang được áp dụng phổ biến trong chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước Brucxen 1924 cho nên nó không bắt buộc đối với chủ tàu và người thuê chở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế các hãng tàu Việt Nam thường chọn Công ước Brucxen 1924 làm nguồn luật điều chỉnh vận đơn do mình cấp cho người thuê chở. Còn các chủ hàng bắt buộc phải áp dụng Công ước Brucxen 1924 vì trong vận đơn đường biển dẫn chiếu tới công ước này. Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển được ký kết tại Hamburg năm 1978. Công ước này đã có hiệu lực từ năm 1992 (theo điều 30) nhưng có rất ít nước áp dụng nhất là những nước có đội tàu trọng tải lớn bởi vì so với Qui tắc Hague-Visby thì trong Qui tắc Hamburg quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người chuyên chở tăng lên, các căn cứ miễn trách cho người chuyên chở giảm đi, thời gian khiếu kiện tăng lên, khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn v.v do vậy các hãng tàu không muốn áp dụng. Cho đến nay Việt Nam cũng chưa phê chuẩn công ước này. + Luật quốc gia Luật quốc gia của mỗi nước đều có thể trở thành nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ. Nhưng luật quốc gia có thể có của nước nào là do chính vận đơn chỉ ra. Thông thường khi vận đơn đã dẫn chiếu đến luật quốc gia của một nước thì thôi không dẫn chiếu tới công ước quốc tế nữa và ngược lại. Ngoài ra, luật quốc gia của một nước cụ thể được đem áp dụng khi hai bên đương sự thống nhất chọn ghi trong văn bản thỏa thuận riêng hoặc khi tòa án trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định. Đó là những trường hợp khi vận đơn không chỉ ra nguồn luật điều chỉnh. + Tập quán hàng hải Tập quán hàng hải là thói quen hàng hải được lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận và áp dụng liên tục đến mức nó trở thành quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo. Tập quán hàng hải được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp khi mà vận đơn, luật áp dụng cho vận đơn không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ mối quan hệ, tranh chấp đó. 2.1.2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến. a. Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản được ký kết giữa hai bên, theo đó một bên là người chuyên chở có nghĩa vụ dành toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác và bên kia là người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chuyên chở. Nó không điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng. b. Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế: Cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến các hãng tàu, tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã soạn thảo nhiều mẫu thuê tàu chuyến, trong đó mẫu hợp đồng hay được dùng nhất để chở hàng bách hóa là mẫu GENCON hoặc có mẫu hợp đồng để chuyên chở một loại hàng nhất định hoặc theo một tuyến đường nhất định như chở than POLCON, chở gỗ BENACON v.v tuy nhiên đó chỉ là những mẫu hợp đồng có tính chất tham khảo do vậy người thuê chở có thể thêm, bớt một số điều khoản. Luật quốc gia: Luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến có thể là luật nước người chuyên chở, luật nơi gửi hàng, luật nơi nhận hàng, luật nước người gửi hàng v.v nhưng luật quốc gia nào được đem áp dụng để điều chỉnh hợp đồng trước hết do chính hợp đồng quy ddịnh. Chẳng hạn, trong hợp đồng quy định rằng: Luật áp dụng là luật nơi đóng trụ sở chính của người chuyên chở. 2.Thống kê số lượng hợp đồng thuê tàu chuyến đã ký kết và thực hiện năm 2013 thị trường nội địa và quốc tế của công ty vận tải biển Việt Nam(VOSCO). BẢNG HỢP ĐỒNG KD ĐỘI TÀU VẬN TẢI NĂM 2013 STT TÊN TÀU LOẠI TÀU Hợp đồng quốc tế(chuyến Hợp đồng nội địa(chuyến) SẢN LƯỢNG DOANH THU (Tr.đồng) TẤN TKM 1 CABOT ORIENT Hàng Khô 10 22 78,655 110,605,023 17,700 2 SÔNG NGÂN Hàng Khô 8 18 100,006 260,189,790 28,982 3 SÔNG HẰNG Hàng Khô 6 13 78,890 68,539,380 13,288 4 VNH LONG Hng Khụ 9 19 110,615 232,385,687 25,272 5 VNH THUN Hng Khụ 8 18 104,143 255,717,525 27,712 6 VNH AN Hng Khụ 8 21 118,798 264,090,190 32,380 7 VNH HNG Hng Khụ 7 21 119,553 306,400,359 32,731 8 SễNG TIN Hng Khụ 10 22 127,042 242,752,467 32,976 9 TIấN YấN Hng Khụ 10 22 133,744 329,989,023 36,154 10 VNH HO Hng Khụ 5 15 92,525 247,343,897 26,221 11 VNH PHC Hng Khụ 7 17 171,971 498,222,410 43,179 12 LAN H Hng Khụ 5 13 146,588 541,193,194 38,269 13 THI BèNH Hng Khụ 5 12 151,271 321,929,241 38,806 14 OCEAN STAR Hng Khụ 4 7 92,074 1,675,413,753 76,642 15 MORNING STAR Hng Khụ 2 8 145,542 1,359,556,934 61,227 16 SILVER STAR Hng Khụ 5 11 197,450 1,293,077,382 64,993 17 VEGA STAR Hng Khụ 3 7 110,695 1,354,695,943 73,498 18 LUCKY STAR Hng Khụ 3 6 78,114 289,779,800 29,135 19 GOLDEN STAR Hng Khụ 3 12 194,851 1,262,321,767 75,736 20 POLAR STAR Hng Khụ 4 8 159,777 1,561,094,987 81,107 21 NEPTUNE STAR Hng Khụ 5 9 190,591 1,318,467,443 76,442 22 DIAMOND STAR Hng Khụ 2 7 161,890 2,141,360,939 102,542 23 VOSCO STAR Hng Khụ 4 9 366,192 3,100,343,518 94,859 24 I LONG Tu Du SF 5 21 439,073 843,027,170 81,023 25 I HNG Tu Du SF 11 22 465,681 757,899,372 82,074 26 I VIT Tu Du SF 8 24 697,568 1,840,662,210 127,006 27 I NAM Tu Du SF 9 18 569,100 3,396,786,026 146,084 28 I MINH Tu du 5 14 475,324 2,533,525,309 145,986 29 FORTUNE NAVIGATER Tu container 36 97 474,066 699,247,350 69,424 30 FORTUNE FREIGHTER Tu container 50 101 513,400 757,265,000 75,643 TNG CNG 237 614 237 29,863,883,089 1,857,382 3.ỏnh giỏ tỡnh hỡnh thc hin cỏc hp ng theo cỏc iu khon Tiến hành phân tích chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích có thể diễn ra hàng tháng hàng quý hoặc hàng năm tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp. Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Trị giá (triệu) Số lượng Trị giá (triệu) Số lượng Trị giá (triệu) DV SC Vệ sinh TD Dịch vụ cảng Vận tải biển DV TM Chiếc chiếc Tấn Tấn Lít 22 9 674.215 15.535 100047 5 4006 12317 9484 12914 6430 38 14 901.200 19.907 1085597 10674 19159 18024 17486 4363 33 13 850320 22.240 858635 13562 24732 28550 27922 6020 Tổng triệu 45151 69706 100786 (Nguồn Phòng Kế Hoạch- Kinh Doanh) Đánh giá chung:. Nhìn vào bảng sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy qua các năm, doanh thu của công ty liên tục tăng. Tuy nhiên sự gia tăng này không đồng đều cho thấy mức độ ổn định của công ty chưa cao, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan bên ngoài. Tổng doanh thu năm 2011 là 45.151 triệu đồng, con số này năm 2012 là 69.706 triệu đồng, tốc độ tăng doanh thu là 54,3 %. Để đạt được tốc độ doanh thu đó, Công ty đã có những chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng, xác định được những mục tiêu hết sức cụ thể. Vẫn giữ được mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, còn đối với những khách hàng mới thì có chính sách đãi ngộ đặc biệt. Năm 2012 doanh thu tăng cũng do tác động của môi trường kinh tế, sự tác động tích cực của yếu tố bên ngoài khiến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, lượng hàng hóa vận chuyển tăng mạnh, giá cước dịch vụ tăng, dịch vụ thương mại tăng….những yếu tố đó đã góp phấn vào tăng doanh thu năm 2011. [...]... đó góp phần làm doanh thu công ty có xu hướng giảm Để đối phó với tình hình đó, Công ty đã có những chiến lược để khắc phục khó khăn bằng cách giảm giá cước vận chuyển, giá cước các loại hình dịch vụ cũng giảm Mặc dù lợi nhuận từ doanh thu giảm nhưng bù lại công ty vẫn đạt được doanh thu ở mức cao nhờ có những hợp đồng của khách hàng truyền thống Doanh thu công ty giai đoạn đầu năm 2013 so với năm 2012...Trong năm 2013 doanh thu đạt 100.786 triệu đồng tăng 44,5 % so với năm 2012 Mặc dù tốc độ tăng năm 2013 không bằng năm 2012 nhưng đây vẫn là con số lí tưởng so với mức tăng bình quân chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề tới tốc độ tăng doanh thu của công ty Những hợp đồng vận chuyển cũ bị ứ đọng, hợp đồng vận chuyển... bất kì công ty nào hoạt động trong lĩnh vực này đều mơ ước Để đạt được kết quả đó, công ty đã cắt giảm những thủ tục hải quan rườm rà, những giấy tờ không cần thiết,dịch vụ vận tải phong phú, giá cước vận chuyển cạnh tranh…Đó là những yếu tố góp phần tăng doanh thu của giai đoạn cuối năm 2013 Tổng quát lại, nhìn vào bảng doanh thu của công ty qua các năm đã nói nên được thực trạng sản xuất kinh doanh... năm 2013 so với năm 2012 có tăng nhẹ Giai đoạn cuối năm 2013, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những kết quả rực rỡ Những bản hợp đồng vận tải đường dài với giá trị lớn được kí kết, hệ thống dịch vụ cảng biển hoạt động hiệu quả, chiến dịch marketting tới khách hàng có chiều sâu… Những yếu tố đó làm doanh thu của giai đoạn cuối năm 2013 tăng vọt Cũng phải nói đến nguyên nhân khách quan... đó là sự hồi phục của nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động với số lượng lớn, nắm bắt được nhu cầu hoạt động vận tải đường biển ở giai đoạn này, Công Ty đã mở rộng những tuyến vận tải mới hoạt động trong phạm vi Bắc Nam Mặc dù giá cả nguyên vật liệu trong thời gian này liên tục tăng, chi phí đầu tư lớn nhưng công ty vẫn đạt được mức... doanh thu của giai đoạn cuối năm 2013 Tổng quát lại, nhìn vào bảng doanh thu của công ty qua các năm đã nói nên được thực trạng sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, công ty đã vượt chỉ tiêu mà tập đoàn đã đề ra và phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong năm 2014 . 17 121 1995 722 5 1945 22 87 21 76 1160 5953 4065 20 188 20 00 8180 20 85 25 45 25 09 124 4 6638 6113 23 016 20 05 8074 21 05 25 75 25 52 1 322 67 82 628 0 23 241 20 10 7848 20 50 27 31 25 49 124 1 6879 6440 23 217 20 13. Khụ 8 18 104,143 25 5,717, 525 27 ,7 12 6 VNH AN Hng Khụ 8 21 118,798 26 4,090,190 32, 380 7 VNH HNG Hng Khụ 7 21 119,553 306,400,359 32, 731 8 SễNG TIN Hng Khụ 10 22 127 ,0 42 2 42, 7 52, 467 32, 976 9 TIấN YấN. TM Chiếc chiếc Tấn Tấn Lít 22 9 674 .21 5 15.535 100047 5 4006 123 17 9484 129 14 6430 38 14 901 .20 0 19.907 1085597 10674 19159 18 024 17486 4363 33 13 850 320 22 .24 0 858635 135 62 247 32 28550 27 922 6 020 Tổng triệu 45151 69706 100786

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề bài :Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam(VOSCO)

  • I / Khái niệm

  • II/Nội dung

  • 1.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

    • 2.1.1. Khái niệm và luật điều chỉnh

    • 2.1.2. Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

    • 2.1.2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ - thuê tàu chợ

    • 2.1.2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan