Báo cáo sáng kiến Thiết kế ý tưởng thiết kế, tổ chức giờ học Thủ công lớp 2 theo hình thức Học mà chơi – Chơi mà học

35 450 3
Báo cáo sáng kiến Thiết kế ý tưởng thiết kế, tổ chức giờ học Thủ công lớp 2 theo hình thức  Học mà chơi – Chơi mà học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu, chuẩn bị cho sự phát triển nhân cách của con người trong thời kì mới, thời kì “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó cũng đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học sao cho phù hợp với tiến bộ ngày càng phát triển của xã hội chúng ta hiện nay. Môn Thủ công cũng góp phần hết sức quan trọng vì nó hình thành, phát triển kĩ năng thực hành kĩ thuật, tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.Và đặc điểm của các giờ học Thủ công ở lớp 2 là hoạt động học lí thuyết gắn với hoạt động thực hành, mà trong đó hoạt động thực hành giữ vị trí trung tâm của giờ học Thông qua hoạt động thực hành, học sinh vận dụng những lí thuyết, phát triển kĩ năng sáng tạo và hình thành thói quen lao động theo mục tiêu bài học. Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, việc học Thủ công phải nhẹ nhàng, khéo léo sinh động theo kiểu vừa học vừa chơi. Đây cũng là yêu cầu khi tổ chức dạy học Thủ công theo chương trình và sách giáo khoa mới. Dạy Thủ công cho học sinh lớp 2, cần giữ gìn và phát triển cho học sinh hứng thú với việc học tập, tiết kiệm vật liệu, thời gian, sức lực, hình thành kĩ năng lao động sáng tạo có văn hoá, biết tổ chức nơi làm việc của mình… Để đạt được yêu cầu trên mỗi giáo viên và học sinh phải đổi mới cách dạy và cách học. Đặc biệt là giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đổi mới hình thức dạy học cũng là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm, nhằm đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào nhà trường Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua các trò chơi,… Với đề tài mà tôi nghiên cứu là “Thiết kế ý tưởng thiết kế, tổ chức giờ học Thủ công lớp 2 theo hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học ”. Khi thực hiện đề tài này cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Trần Thị Tuyết. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, sưu tầm và tham khảo các loại tài liệu,… nhưng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu 1 sót trong khi thể hiện. Rất mong sự quan tâm, góp ý của cô giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một giáo viên tiểu học việc nắm vững các phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức, kĩ năng thực hành kĩ thuật và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động là không thể thiếu. Vì thế, để hình thành cho học sinh thói quen học tập một cách tích cực, chủ động, giáo viên cần phải xác định phương pháp dạy học đặc trưng của môn học và cần phải sử dụng hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu bài học, giúp học sinh thực hành tạo ra sản phẩm tốt nhất. Ngoài việc xác định các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học, giáo viên cần lựa chọn những phương pháp phù hợp với nội dung, kiến thức, đặc điểm lứa tuổi, phù hợp điều kiện thực tế của lớp. Chính vì thế, việc nghiên cứu một số hoạt động học tập dưới hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” là việc làm rất có ý nghĩa và cần thiết có chung mục đích là phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phù hợp với xu thế hiện nay. Thủ công – kĩ thuật là môn học góp phần quan trọng trong việc rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, hình thành thói quen lao động khoa học, giáo dục học sinh biết quý trọng sản phẩm mình làm ra và yêu thích lao động. Mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện nay là phải đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới, phát triển toàn diện. Cùng với môn học khác Thủ công – Kĩ thuật hướng học sinh vào hoạt động lao động và cung cấp những kiến thức cho học sinh để học sinh lao động một cách khoa học, phát triển năng lực sáng tạo góp phần tích cực vào mục tiêu Giáo dục Tiểu học. Có nhiều phương pháp đang được sử dụng và đạt hiệu quả cao như: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp vấn đáp + Phương pháp thảo luận + Phương pháp thực hành,… Trong giờ học Thủ công ở lớp 2, nếu cứ tiến hành trong lớp học với những phương pháp trên tuy hiệu quả vẫn cao nhưng việc sử dụng lặp đi lặp lại sẽ làm 3 cho giờ học trở nên nhàm chán, không tạo được hứng thú học tập cao độ cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh sao cho phù hợp với nội dung của bài học. Hoạt động ngoại khoá mang lại lợi ích cho học sinh, tăng hứng thú học tập, tăng khả năng giao tiếp, tinh thần hợp tác và học sinh được thể hiện sự hiểu biết của mình trên sản phẩm. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giờ học thủ công lớp 2 theo hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn Thủ công lớp 2, người giáo viên phải luôn tìm nhiều phương pháp dạy học khác nhau sao cho thật phù hợp với nội dung bài học và tạo được hứng thú cho học sinh. Vì vậy khi nghiên cứu để thiết kế một hoạt động ngoại khoá không nằm ngoài mục đích trên. Tổ chức được hoạt động ngoại khoá với đầy đủ các bước để làm thành tài liệu hoàn chỉnh giúp giáo viên dạy học tốt hơn. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đề tài nghiên cứu để Tổ chức giờ học thủ công lớp 2 theo hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học”. Vì thời gian có hạn và chỉ nghiên cứu một số nội dung phù hợp với hoạt động ngoại khoá nên tôi quyết định chọn giới hạn đề tài như sau: + Chương I: Bài 6. Ôn tập cuối chương + Chương II: Bài 7. Gấp, cắt, dán hình tròn + Chương III: Bài 15. Làm dây xúc xích trang trí. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số hình thức hoạt động ngoại khoá có thể vận dụng trong một số bài học trong môn Thủ công lớp 2. - Một số tài liệu đổi mới phương pháp dạy học liên quan đến môn Thủ công ở lớp 2 và tham khảo các trò chơi học tập của học sinh Tiểu học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Để hoàn thành được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập và phân tích tài liệu . 4 + Phương pháp phân tích, tổng hợp các nội dung kiến thức trong sách giáo viên nghệ thuật lớp 2 phần Thủ công, các hoạt động ngoại khoá,… + Phương pháp khảo sát thực tế của một số tiết học Thủ công lớp 2 Trường Tiểu học xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. * Việc nghiên cứu xây dựng đề tài được tiến hành theo các bước cơ bản sau: + Bước 1: Đọc kĩ và tìm hiểu đề tài. + Bước 2: Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu. + Bước 3: Sưu tầm các loại sách và tài liệu liên quan để tham khảo. + Bước 4: Khảo sát các hoạt động ngoại khoá. + Bước 5: Thực hiện các hoạt động ngoại khoá, xem nội dung của từng bài. + Bước 6: Tiến hành xây dựng đề tài cho hoàn chỉnh. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa của hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học”. Chúng ta cần hiểu rằng “Học mà chơi - Chơi mà học” là một hình thức được tổ chức ngay sau mỗi phần học hoặc củng cố lại nội dung, kiến thức của bài học. Hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học” gồm nhiều dạng khác nhau như vui chơi giải trí, khéo tay hay làm, trò chơi học tập. trưng bày sản phẩm. Mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng và thể hiện từng nội dung cụ thể. Điều đó có nghĩa trong tất cả các bài học Thủ công lớp 2 không phải bài nào cũng sử dụng được các hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học”. Vậy hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” phải đạt được mục tiêu giúp HS củng cố lại phần kiến thức, kĩ năng đã học. Để làm được điều này, GV cần nghiên cứu kĩ để hiểu ý đồ của từng bài học mà sử dụng các hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học” cho phù hợp, mang lại hiệu quả thực sự. Hơn nữa, giáo viên phải hiểu như thế nào là hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” và nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của hình thức này, huy động được 100% học sinh đều nhiệt tình, tích cực tham gia. Quan trọng hơn tất cả biết 5 được luật chơi, cách chơi, chơi tự giác, có hiệu quả. Muốn tổ chức thành công hình thức này người giáo viên phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần và đủ, phải là người trọng tài mẫu mực, chính xác, công bằng, không thiên vị. Từng bước làm quen với các hình thức chơi: chơi giải trí, văn hoá- văn nghệ, giao lưu trong nhóm, tổ, cả lớp, Thông qua hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” tập cho học sinh thói quen mạnh dạn, tự tin, hứng thú, đoàn kết, có tinh thần hợp tác học tập; phối hợp các giác quan làm việc nhịp nhàng. Hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” một trong nhiều phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Đây là hình thức học tập lôi cuốn học sinh. 2. Những vấn đề về dạy học Thủ công lớp 2: a. Một số quan điểm về môn học: Nội dung, chương trình Thủ công – Kĩ thuật được xây dựng theo quan điểm sau: - Nội dung, chương trình được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật đơn giản về Thủ công – Kĩ thuật để các em có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Học sinh bước đầu làm quen với công việc thực hành kĩ thuật. - Những kiến thức thủ công được đưa vào chương trình là những kiến thức cơ bản, cần thiết với học sinh, không phân biệt vùng miền, giới tính,… Hoạt động thực hành là hoạt động trọng tâm của tiết học. Thông qua hoạt động này học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ cần thiết. Do đó thời lượng dành cho hoạt động thực hành chiếm tỉ lệ cao. b. Đặc điểm của môn học: * Tính cụ thể của môn học: môn học thể hiện ở nội dung nó đề cập đến những vật phẩm cụ thể như các dụng cụ cầm tay, các đồ chơi, mô hình chi tiết, …Những kiến thức trực quan này học sinh có thể trực tiếp tri giác ngay đối tượng nghiên cứu hoặc qua thao tác mẫu của giáo viên. Khi trang bị cho học sinh 6 những hiểu biết này, cần tăng cường quan sát các vật thật, mô hình hoặc các quy trình kĩ thuật. * Tính thực tiễn của môn học: nội dung môn học phản ánh hoạt động thực tiễn của con người: Đó là lao động sản xuất mà trong đó bộ phận kĩ thuật là chủ yếu . Chẳng hạn, các phương tiện kĩ thuật (dao, kéo,…) bao giờ cũng gắn với một quá trình sản xuất nhất định và các phương pháp gia công (phương pháp cắt, …). Đặc điểm này làm cho nội dung bài giảng bao giờ cũng gần gũi học sinh nhỏ tuổi mà không làm sai ý nghĩa khoa học của nó. * Ngôn ngữ, thuật ngữ của môn học: ngoài việc sử dụng ngôn ngữ chung như lời nói, chữ viết, môn Thủ công – Kĩ thuật còn có ngôn ngữ đặc trưng của nó, đó là quy ước bản vẽ quy trình kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên biết: + Hình thành và cho học sinh sử dụng chính xác khái niệm, tên gọi quy ước kĩ thuật trong môn học. + Biết sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các tài liệu kĩ thuật thông dụng như: bản vẽ kĩ thuật,quy trình mẫu, các mẫu vật,… 3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Thủ công lớp 2: Chương trình Thủ công lớp 2 được chia làm 3 chương với 3 chủ đề sau: a/ Chương I: Chủ đề : Kĩ thuật gấp hình. Chương này tập trung vào 2 chủ đề là gấp máy bay và gấp thuyền với 5 bài học, mỗi bài thực hiện trong 2 tiết. Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của chương này là học sinh biết cách gấp và gấp được máy bay phản lực, tên lửa, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. b/ Chương II: Chủ đề : Phối hợp gấp, cắt, dán hình. Chương này tập trung vào 2 chủ đề là phối hợp gấp, cắt, dán hình tròn, làm một số biển báo giao thông đơn giản và gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng, phong bì với 6 bài học, mỗi bài thực hiện trong 2 tiết. 7 Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của chương này là học sinh biết phối hợp gấp, cắt, dán hình tròn, làm một số biển báo giao thông đơn giản và gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng, phong bì và gấp, cắt, dán được các sản phẩm đó. c/ Chương III: Chủ đề : Làm đồ chơi. Trong chương này học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm một số đồ chơi đơn giản như dây xúc xích trang trí, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm mỗi bài trong chương được thực hiện trong 2 tiết. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của chương này là học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng về gấp, cắt, dán để làm được một số đồ chơi như dây xúc xích trang trí, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm. 4.Mục tiêu chương trình mà học sinh cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thủ công lớp 2. Với môn Thủ công lớp 2 học sinh cần đạt những yêu cầu sau: a/ Chương kĩ thuật gấp hình: - Biết gấp máy bay phản lực, tên lửa, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp được máy bay phản lực, tên lửa, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. - Hình thành thói quen lao động theo quy trình, cẩn thận, khoa học, sang tạo, có thói quen giữ gìn vệ sinh và yêu thích gấp hình.Học sinh yêu thích lao động và biết quý trọng sản phẩm lao động b/ Chương phối hợp gấp, cắt, dán hình: - Biết phối hợp gấp,cắt, dán hình tròn, biển báo giao thông đơn giản; cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng; gấp, cắt, dán được phong bì. - Gấp, cắt, dán được hình tròn, biển báo giao thông đơn giản; cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng; gấp, cắt, dán được phong bì. - Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, an toàn, vệ sinh. - Học sinh thích làm các sản phẩm phối hợp gấp, cắt, dán hình và biết quý trọng sản phẩm lao động 8 c/ Chương làm đồ chơi: - Biết làm đồ chơi: dây xúc xích trang trí, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm. - Làm được đồ chơi: dây xúc xích trang trí, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm. - Rèn luyện đôi tay khéo léo và thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch - Học sinh yêu thích làm đồ chơi, biết sáng tạo và biết quý trọng sản phẩm lao động, có thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động. 5. Dựa vào đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2. a/ Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. - Học sinh Tiểu học từ 6 đến 11 tuổi nói chung và học sinh lớp 1-2 nói riêng từ 7đến 8 tuổi đã được làm quen với hoạt đông học tập. Ngoài việc học tập các môn học khác các em còn phải rèn luyện nề nếp học tập một cách gián tiếp và hợp tác ở nhóm, tổ, lớp, trường,…Vì mới chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, nên khả năng chú ý là chưa cao, mau nhàm chán,… b/ Đặc điểm về nhận thức. - Đối với học sinh lớp 2, đặc điểm nổi bật là còn mang tính cụ thể gắn với hình ảnh và hiện tượng cụ thể, khả năng tư duy trìu tượng và tập trung chú ý còn yếu, còn nhiều hạn chế. Với sự trợ giúp của các vật thật, mô hình trực quan trong đời sống thực tế của học sinh.Vì vậy giáo viên cần thay đổi hình thức học tập, thiết kế, xây dựng nhiều hình thức vui chơi, tạo điều kiện cho học sinh thay đổi trạng thái hoạt động và được hoạt động nhiều với một số trò chơi học tập phù hợp. 6. Nội dung và đổi mới cách sử dụng phương pháp dạy học thủ công. - Việc dạy Thủ công – Kĩ thuật ở các trường Tiểu học được đề ra trong chương trình là quá trình phát triển lâu dài. Với yêu cầu đổi mới hiện nay việc dạy Thủ công theo chương trình mới, phải tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua việc tổ chức đa dạng các hoạt động trong giờ học như hoạt động vấn đáp, quan sát mẫu, thao tác mẫu, thực hành, 9 trưng bày sản phẩm, đánh giá và tự đánh giá sản phẩm. Trong các hoạt động trên, giáo viên luôn giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động, học sinh giữ vai trò người chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức rèn luyện kĩ năng thực hành Thủ công, ngoài những phương pháp trên còn phải sử dụng phương pháp luyện tập - thực hành kĩ thuật, đây là phương pháp đặc trưng. Tuy nhiên để luyện tập - thực hành tốt thì phương pháp, hình thức trò chơi luôn bổ trợ và tạo cho giờ học sôi nổi, hứng thú. Chính vì thế khi dạy học Thủ công lớp 2 cần sử dụng linh hoạt một số phương pháp sau: a. Phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong dạy học Thủ công. - Phương pháp dùng ngôn ngữ là phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng lời nói của mình để giúp học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng thực hành, thái độ theo đúng mục tiêu đã xác định. Trong phương pháp này bao gồm các phương pháp nhỏ như giải thích (giảng giải), minh hoạ, thuyết trình, đàm thoại,…Mà dạy học Thủ công lớp 2 phương pháp đàm thoại, giải thích, minh hoạ thường được sử dụng với phương pháp trực quan, làm mẫu. Nhưng do khả năng tư duy trừu tượng và tập trung chú ý của học sinh lớp 2 còn yếu, tiếp thu còn chậm, nên khi sử dụng phương pháp giải thích, minh hoạ, đàm thoại giáo viên cần chú ý: + Ngôn ngữ phải được chọn lọc trong sáng, chính xác, phong phú, dễ hiểu. + Diễn đạt thong thả thể hiện tình cảm: giọng nói bình tĩnh, êm dịu, nhưng nhiệt tình sôi nổi đúng lúc, nét mặt điệu bộ của giáo viên phải có sức truyền cảm. + Nhịp điệu vừa phải, chỗ khó phải giảng chậm. + Sử dụng phương pháp đàm thoại cần sử dụng câu hỏi logic, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu, số lượng câu hỏi vừa phải. Không nên đặt nhiều câu hỏi quá vun vặt, phức tạp, tản mạn. Khi học sinh trả lời giáo viên cần uốn nắn, sửa sai, có lời động viên, khuyến khích khi học sinh trả lời. b. Phương pháp trình bày trực quan. - Phương pháp trực quan là phương pháp trong đó người giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan như: mô hình, vật thật, bảng quy trình,…. Nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật từ đó học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ 10 [...]... và ý thức, về sự đoàn kết, biết hợp tác, chia sẻ, sự thống nhất trong nhóm, tổ Hoạt động ngoại khoá là một trong nhiều cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả dạy học môn Thủ công lớp 2 Đây là hình thức học tập mà học sinh thích tham gia vì nó là hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học 7 Thực tế ở trường Tiểu học xã đắk Ang * Thực tế dạy và học - Trường Tiểu học. .. thức và kĩ năng thực hành cho môn học Thủ công Vì vậy khi nghiên cứu để xây dựng đề tài Tổ chức giờ học thủ công lớp 2 theo hình thức Học mà chơi – Chơi mà học cho hoạt động ngoại khoá này tôi đã thiết kế 2 hoạt động ngoại khoá cho môn Thủ công lớp 2, nhưng do đặc thù của môn học nên trong khi thiết kế 2 hoạt động vẫn có một số phần hơi tương tự nhau Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng tìm tòi, tham... lợi cho học sinh thực hành những kiến thức đã học Học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học xã Đắk Ang có: 05 lớp, với 1 02 học sinh và đều học 2 buổi/ngày Buổi chiều là thời gian củng cố kiến thức đã học, học các môn năng khiếu, thuận tiện cho sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, học ngoại khoá … 19 Đa số học sinh chăm ngoan đi học chuyên cần thích thú hoà nhập vào các hoạt động học tập Một số học sinh... …………………………………………………………………………………… 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo viên Nghệ thuật 2 Nhà xuất bản Giáo dục 20 02 2 Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới ( Dự án phát triển giáo viên tiểu học) Nhà xuất bản Giáo dục 20 06 3 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng cá môn học lớp 2 Nhà xuất bản Giáo dục 20 09 4 Thủ công – Kĩ thuật và phương pháp dạy dọc Thủ công – Kĩ thuật (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) Nhà xuất... tập theo nhóm (nhóm 2, 3, 4, 6,… học sinh) d Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy Thủ công lớp2 + Phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện những hành động, việc làm thông qua một số trò chơi nào đó phù hợp với nội dung môn học nhằm đạt được mục tiêu bài học đề ra + Trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc dạy học Thủ công lớp 2, nó làm cho không khí học. .. thi để đánh giá sản phẩm mà các em làm ra, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh “Trưng bày sản phẩm” Trong một thời gian nhất định là 1 giờ (60 phút), học sinh sẽ dựa vào những kiến thức đã học về gấp hình 21 và tạo ra những sản phẩm khác nhau Trong cuộc thi giáo viên sẽ cho học sinh tham gia trò chơi thay vì gọi đó là cuộc thi sẽ không mang được màu sắc Chơi mà học - Học mà chơi , và tránh được sự nặng... tỉnh Kon Tum nhưng có tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tương đối đầy đủ cho hoạt động học tập và vui chơi - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, năng nổ trong công tác giảng dạy và công tác phong trào Một số giáo viên có năng khiếu tổ chức cho học sinh các hình thức Học mà chơi – Chơi mà học giáo dục ngoài giờ lên lớp như: văn hoá- văn nghệ, thể dục thể thao,…Chính... công lớp 2 theo hình thức Học mà chơi – Chơi mà học với các nội dung sau: Chương I: Bài 6 Ôn tập chương I Chương II: Bài 7.Gấp, cắt, dán hình tròn Chương III: Bài15 Làm đồng hồ đeo tay II Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho một số bài dạy Thủ công lớp 2 * Hoạt động ngoại khoá 1cho bài 6: Ôn tập chương, thuộc chương I I MỤC TIÊU: Đây là bài 6 của chương I, sách giáo viên là kiểm tra chương I, nên khi học. .. học sinh Tiểu học nói chung, khi học môn Thủ công nói riêng và các môn học khác nói chung Qua quá trình nghiên cứu xây dựng đề tài tôi đã hiểu rõ hơn về học tập kết hợp hoạt động ngoại khoá xen lẫn trò chơi là sự cần thiết đối với trẻ Nó vừa 31 giúp trẻ có thời gian để vui chơi nhưng lại nắm vững được kiến thức và kĩ năng thực hành cho môn học Thủ công Vì vậy khi nghiên cứu để xây dựng đề tài Tổ chức. .. đó áp dụng các hình thức ngoại khoá cho phù hợp tăng hiệu quả học tập của học sinh Hoạt động ngoại khoá phải đạt được mục tiêu giúp học sinh củng cố phần kiến thức đã học, hình thành kĩ năng phần kiến thức vừa học Để làm được điều này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ để hiểu hết ý đồ của từng bài học mà sử dụng các hình thức ngoại khoá cho phù hợp Hơn nữa, giáo viên phải huy động được 100% học sinh tham . và lớp 2 nói riêng như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua các trò chơi, … Với đề tài mà tôi nghiên cứu là Thiết kế ý tưởng thiết kế, tổ chức giờ học Thủ công lớp 2 theo hình thức. bài học Thủ công lớp 2 không phải bài nào cũng sử dụng được các hình thức Học mà chơi – Chơi mà học . Vậy hình thức Học mà chơi – Chơi mà học phải đạt được mục tiêu giúp HS củng cố lại phần kiến. TIỄN 1. Ý nghĩa của hình thức Học mà chơi - Chơi mà học . Chúng ta cần hiểu rằng Học mà chơi - Chơi mà học là một hình thức được tổ chức ngay sau mỗi phần học hoặc củng cố lại nội dung, kiến thức

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan