Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tập đọc nhạc lớp 6

13 1.1K 2
Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tập đọc nhạc lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Âm nhạc có mặt từ rất sớm trong xã hội loài người và nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chính vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa bộ môn Âm nhạc vào giảng dạy chính thức ở bậc Trung học cơ sở (THCS) với mục đích giáo dục kiến thức âm nhạc cơ bản cho học sinh nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể - Mỹ trong giai đoạn mới. Quan điểm giáo dục âm nhạc trong trường THCS không có tham vọng đào tạo các em thành ca sỹ hay nhạc sỹ mà còn giáo dục cho các em yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, bảo tồn và lưu truyền văn hóa âm nhạc của dân tộc. Ngoài ra, môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật đòi hỏi người học phải có năng khiếu, phải có sự đam mê, thích thú nhất định mới đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên với mục đích và yêu cầu của việc giáo dục âm nhạc trong trường THCS vừ nêu trên, liệu trong thực tế các em học sinh (HS) có thực hiện đảm bảo hay không thì đó quả là một vấn đề bởi vì trong giảng dạy Âm nhạc bậc THCS có ba phân môn rõ ràng, đó là: 1. Hát nhạc: 08 bài hát trong một năm học; 2. Tập đọc nhạc và nhạc lý: Các ký hiệu ghi chép âm nhạc; 3. Âm nhạc thường thức: Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu; các loại nhạc cụ; các loại hình sinh hoạt âm nhạc truyền thống, phổ biến trong dân gian. Như vậy, với ba phân môn rõ ràng và mỗi phần đều có nội dung quan trọng như nhau. Thế nhưng qua các năm giảng dạy âm nhạc bản thân tôi xét thấy phân môn: Tập đọc nhạc lại góp phần quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức cơ bản của Âm nhạc vì âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh mà các bản nhạc là những ký hiệu ghi chép âm nhạc; nếu các ký hiệu không vang lên chuẩn xác, đúng mức thì một bản nhạc sẽ như một tờ giấy trắng và không thành âm nhạc nữa. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì phân môn Tập đọc nhạc là một phân môn khó đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 6; bởi lẽ cùng một lúc các em phải giải mã nhiều yếu tố: Trường độ, cao độ, tiết tấu, cường độ, âm sắc, nhịp điệu, dấu, quãng… Một loạt các kiến thức không dễ chút nào đối với HS lần đầu làm quen với Âm nhạc mà phân môn SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 1 Tập đọc nhạc là nòng cốt và là cơ sở để học tốt các phân môn kia. Ví dụ: Ở phân môn hát nhạc lại có những ký hiệu âm nhạc liên quan, nếu không giải quyết tốt ở phân môn Tập đọc nhạc thì rất khó cho việc học hát. Hơn nữa, nếu giải quyết tốt phần Tập đọc nhạc thì có thể rút ra được lý thuyết âm nhạc chính là cốt lõi của phần nhạc lý. Học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp bậc THCS, lớp mới bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc (hiện nay chí có ít trường Tiểu học có giáo viên (GV) âm nhạc chính ban) nên đa phần các em rất thích học bộ môn này; nhưng khi học một thời gian các em thấy chán nản và không còn hứng thú nữa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng như vậy là từ phân môn Tập đọc nhạc và HS chưa có phương pháp, chưa quen, chưa thấy tầm quan trọng của phân môn này nên chỉ học qua loa, chỉ đọc được những bài quen thuộc. Mặt khác đa phần các bậc phụ huynh học sinh cũng chưa quan tâm đến việc học tập của con mình vì cho rằng là “Môn phụ”, không cần thiết nên cũng gây khó khăn cho người dạy học bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng. Xuất phát từ những thực tế trên và cũng là sự trăn trở của bản thân muốn giúp cho HS học tốt hơn và say mê với môn Âm nhạc đặc biệt là phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 nên tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 làm chủ đề nghiên cứu và ứng dụng trong năm học 2011-2012 này. II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Các em học sinh lớp 6 trường THCS thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. 2. Phạm vi nghiên cứu: Qua việc giảng dạy học sinh lớp 6 các năm học trước và học sinh lớp 6 năm học 2011-2012. 3. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tuần 01 đến hết tuần 25 trong năm học 2011-2012. III. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xâm nhập thực tế. SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 2 - Phương pháp đối chiếu, so sánh các biện pháp đã đề ra. - Phương pháp kiểm tra, kết luận, đánh giá. IV. Thực trạng việc dạy phần Tập đọc nhạc hiện nay Bộ môn Âm nhạc đã được giảng dạy chính thức tại trường THCS thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng, Lào Cai) từ năm học 2001-2002 đến nay, qua quá trình giảng dạy tôi xin đánh giá một số phần cơ bản như sau: 1. Đánh gía chung: Trường nằm tại trung tâm thị trấn huyện, đời sống kinh tế của nhân dân đa phần là ổn định, việc học tập của con cái được các bậc cha mẹ học sinh quan tâm; học sinh đi học đều và ý thức học tập tương đối tốt nhưng phần lớn các em tham gia học môn Âm nhạc mang tính chất phong trào, bắt buộc nhiều hơn là niềm say mê hay hứng thú. Mặc dù một số em đã được làm quen từ Tiểu học nhưng chỉ là học đối phó “Dễ - học; khó – bỏ” trong khi đó phân môn Tập đọc nhạc yêu cầu phải tập trung cao và có ý thức tự học tốt mới đem lại hiệu quả được nên dẫn tới học sinh đọc đúng cao độ thì lại sai trường độ thậm chí không nhớ nổi vị trí tên các nốt nhạc trên khuông… 2. Trang thiết bị trường học: Trường THCS thị trấn Phố Lu là trường học đạt Chuẩn Quốc gia năm 2010 nên đã được Nhà nước đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhạc cụ… nhưng còn chưa đồng bộ, chưa có phòng học riêng, chưa có nhiều tài liệu về môn học. Sách giáo khoa có nhiều nội dung khó, sách thiết kế bài giảng Âm nhạc 6 (Tác giả: Hoàng Long – Lê Minh Quân, NXB Giáo dục – Hà Nội – 2002) có nhiều điểm khó thực hiện trong thực tế giảng dạy. 3. Đánh giá kết quả các năm học trước: Năm học 2010-2011 trường có 04 lớp 6 (6A1, 6A2, 6A3, 6A4) với tổng số học sinh là 130 em. Qua kiểm tra, đánh giá, xếp loại học kỳ I của năm học trước cho thấy tỷ lệ học sinh được xếp loại từ Trung bình trở lên chiếm 92% (trong đó tỷ lệ học sinh xếp loại Khá – Giỏi chiếm 32%) và loại Yếu chiếm 08%. Từ những thực trạng và kết quả trên chắc chắn những nhà Quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh không mấy hài lòng bởi vì Nhà nước đã đưa vấn đề Giáo dục là Quốc sách hàng đầu thì với quan điểm đó thì việc giáo SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 3 dục và chất lượng giáo dục phải cao, thiết thực, hiệu quả và có tính bền vững. Mặt khác, người chịu ảnh hưởng trực tiếp đó là các em học sinh: không thích thú và say mê với môn học, chưa nắm được kiến thức cơ bản, chưa cảm thụ được về cái đẹp qua âm nhạc… sẽ dẫn đến tinh thần không được êm dịu, hiếu động quá đà, hay xuyên tạc… Chính vì lẽ đó bản thân tôi không ngừng học hỏi, trăn trở làm thế nào để cho các em học sinh lớp 6 say mê, hứng thú học tập và chất lượng bộ môn được nâng lên hơn nữa. V. Những cách dạy đã áp dụng trước đây Từ lâu, phân môn Tập đọc nhạc đã là phần khó, ở các trường chuyên nghiệp có những phương pháp dạy riêng, còn đối với học sinh THCS thì dạy đại trà cho HS có năng khiếu hay không có năng khiếu đều học như nhau nên người dạy thường áp dụng phương pháp có phần đơn giản hơn theo các quy trình nhất định trong phần Tập đọc nhạc: 1. Giới thiệu bài 2. Cho HS nhận xét bài (nhịp, cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc liên quan…) 3. Học sinh đọc nhận biết tên nốt nhanh 4. HS làm quen với âm hình, tiết tấu chủ yếu của bài 5. HS đọc gam, các nốt trụ, quãng khó (tùy thuộc vào bài) 6. GV đàn giai điệu của bài – Đàn vài ba ô nhịp cho HS đọc (cứ như vậy cho đến hết bài) Từ việc áp dụng cách dạy và phương pháp trên của những năm học trước, tôi nhận thấy số lượng học sinh thuộc bài, ghi nhớ các ký hiệu âm nhạc còn thấp, đa phần là máy móc. Nguyên nhân chính là: Người dạy còn cứng nhắc trong phương pháp giảng dạy, với đối tượng học sinh nào cũng phải thực hiện đúng quy trình như vậy cho nên không gây được sự đam mê cũng như hứng thú khi tham gia môn học, thị hiếu cảm thụ âm nhạc còn hạn chế… nên tôi xét thấy cần tìm ra và áp dụng các giải pháp thiết thực trong quá trình giảng dạy giúp các em học chắc chắn, không nhàm chán, chủ động tiếp thu kiến thức, bớt đi không khí nặng nề để tiết học đem lại kết quả cao hơn. Xuất phát từ những tình hình trên, bản thân tôi đã tổng kết, rút kinh nghiệm và tìm ra Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 đã được khảo sát, đánh giá và kiểm nghiệm thực tế tại trường THCS thị trấn Phố Lu trong Học kỳ I năm học 2011-2012. SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống của con người bằng âm thanh. Âm nhạc có mặt từ rất sớm trong lịch sử loài người; từ xa xưa người nguyên thủy đã biết quây quần bên đống lửa để ca hát, nhảy múa và đã trở thành một loại hình âm nhạc đầu tiên mang tính phổ biến của loài người. Song song với thời gian, những sinh hoạt đa dạng và phong phú của con người mà các nhạc cụ và các thể loại âm nhạc khác đã ra đời: các điệu Lý, Hò, Vè, ca múa, dân ca… đã thể hiện đậm nét sắc thái về đời sống xã hội của con người. Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng phát triển, những nhu cầu về tinh thần càng đa dạng và phong phú thì âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu. Vì âm nhạc chứa đựng nhiều nội dung giáo dục sâu sắc và dễ cảm thụ nhất; cũng vì lẽ đó mà đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong bài phát biểu Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ IV (tháng 03/1974) có nói: “Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng những bài hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải điều hay; đó là điều cần thiết mà người mẹ góp phần gìn giữ và lưu truyền nền văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác…”. Âm nhạc đối với trẻ thơ là một nhu cầu không thể thiếu, đôi khi âm nhạc là một liều thuốc làm thần kinh của trẻ được êm dịu, hạn chế được sự hiếu động đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng ngược lại, nó giúp cho trẻ em thụ động cởi mở và linh hoạt hẳn lên sau một thời gian tiếp xúc với âm thanh và tiết tấu. Đối với lứa tuổi học sinh THCS, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển trí lực, thể lực và tạo cơ sở để hình thành nhân cách. Do đó, giáo dục âm nhạc (hay giảng dạy môn Âm nhạc) ở bậc THCS có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó đem lại cho các em cái đẹp, đồng thời nhẹ nhàng phê phán những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, thoải mái. Thế nhưng để cho các em cảm nhận được điều đó thì người dạy phải biết dạy cho các em tìm hiểu về âm nhạc, âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, nó có tính trừu tượng, những ký hiệu ghi trên bản nhạc là những ký hiệu “chết” nếu không được vang lên hoặc vang lên không chuẩn xác thì sẽ không thể tạo ra được âm nhạc đích thực. SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 5 Chính vì thế, môn Âm nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng là rất quan trọng trong chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc THCS và nó lại còn đặc biệt quan trọng đối với HS lớp 6, khối học khởi đầu bậc học THCS, Đây chính là nền tảng vững chắc để các em học tốt phân môn này những năm tiếp theo. II. Một số giải pháp đã được thực hiện Trong công tác giảng dạy nói chung và môn Âm nhạc nói riêng thuộc bậc học THCS thì việc áp dụng các giải pháp mới vào giảng dạy là một việc làm cần thiết và cần phát huy để phù hợp với phương pháp mới, chương trình mới. Tuy nhiên, việc sử dụng và áp dụng các giải pháp đó như thế nào có hiệu quả tốt nhất và có tính bền vững, phát huy được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng thì mỗi người giáo viên môn Âm nhạc cần có các phương pháp – giải pháp linh hoạt để học sinh trên cơ sở đó chủ động nắm được kiến thức âm nhạc cơ bản, đọc được những bài tập đọc nhạc… Việc áp dụng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 trong năm học 2011-2012 tôi đã áp dụng các giải pháp cụ thể sau trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 tại trường: 1. Giải pháp ghi nhớ vị trí, tên nốt nhạc trên khuông và cao độ: Cho học sinh ghi tên 7 nốt nhạc: Đô Rê Mi Fa Son La Si và đọc lên xuống nhiều lần cho các em nhớ tại lớp; Giáo viên cũng giải thích là từ 7 nốt nhạc này người ta có thể sáng tác bất kỳ bài hát nào. Âm thanh lên cao hoặc xuống thấp cũng từ 7 nốt nhạc cơ bản này. Giáo viên đưa ra vòng tròn minh họa thang âm của 7 nốt nhạc để học sinh thực hành. Đô Si Rê Mi La Son Fa Với vòng tròn xác định vị trí 7 nốt nhạc thì mỗi vòng là một quãng 8. Cứ tính theo chiều kim đồng hồ thì âm thanh lên càng cao, còn tính ngược lại SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 6 thì âm thanh xuống càng thấp. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai nốt còn có các nốt thăng - # hoặc giáng- (GV chỉ giới thiệu thêm để HS nắm được). Khi đã nhớ được tên nốt, giáo viên cần cho học sinh nhớ vị trí của từng nốt trên khuông nhạc. khuông nhạc có 5 dòng kẻ, 5 dòng kẻ này tạo thành 4 khe, ngoài ra còn có các dòng kẻ phụ và khe phụ trên, các dòng kẻ phụ và khe phụ dưới. Sau khi để HS tìm hiểu xong, GV kẻ sẵn khuông nhạc lên bảng (hoặc dùng bảng phụ hoặc trên màn hình PowerPoint) và chỉ cụ thể nhằm giúp các em nhớ nhanh tại lớp. Với giải pháp này sẽ có các cách cơ bản sau (2 cách): * Cách 1: Thông thường mỗi lớp có 5 dãy bàn, GV quy định mỗi dãy là 1dòng kẻ trên khuông nhạc và được tính từ dưới lên. Các em thuộc dãy bàn thứ nhất được quy ước là giữa dòng kẻ thứ nhất mang tên nốt Mi; dãy thứ hai được quy ước là giữa dòng kẻ thứ hai và mang tên nốt Son; dãy thứ ba được quy ước là giữa dòng kẻ thứ ba và mang tên nốt Si; dãy thứ tư được quy ước là giữa dòng kẻ thứ tư mang tên nốt Rế; dãy thứ năm được quy ước là giữa dòng kẻ thứ năm và mang tên nốt Fá; Ngoài ra, GV có thể linh hoạt quy ước thêm các khe phụ trên và dưới để HS thực hiện các nốt khác… Như vậy, các em đã biết tên nốt của mình qua vị trí bàn, sau đó GV đàn từng nốt để các em thử cao độ: Mi – Son – Si – Rế - Fá. Cách này giúp cho HS mỗi dãy bàn chỉ đọc tên nốt đã quy ước, đọc nhiều lần để HS đọc tốt, tiếp đó GV chỉ tay vào từng dãy bàn với tốc độ nhanh dần để các em đọc sẽ trở thành một giai điệu của một đoạn nhạc. Sau đó cho đổi vị trí (dãy bàn cuối cùng được quy ước là giữa dòng kẻ thứ nhất…) và cũng cho đọc như vậy; GV kiểm tra bằng cách gọi một số HS lên bảng ghi vị trí của một số nốt nhạc theo yêu cầu của GV. GV gọi HS khác nhận xét, GV kết luận, xếp loại. * Cách 2: Trên bàn tay của mỗi người có 5 ngón tương ứng với 5 dòng kẻ, ngón út đến ngón cái là vị trí từ 1 đến 5. Giữa các ngón được quy ước là các nốt nhạc, bắt đầu từ ngón út: Mi -> Son -> Si -> Rế -> Fá, còn bốn khe sẽ được quy ước là bốn nốt Fa -> La -> Đố -> Mí; GV chỉ vào từng ngón tay và từng khe để HS đọc tên nốt theo hướng dẫn; GV chọn một bài Tập đọc nhạc quen thuộc và chỉ theo các nốt của bài trở thành một giai điệu hấp dẫn. Tiếp theo, GV gọi một vài em lên bảng ghi vị trí tên nốt theo yêu cầu của GV; GV đánh giá, nhận xét. SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 7 Ngoài ra, để giúp các em khắc sâu hơn và nhớ nhanh, GV nhắc các em về nhà làm nhiều bài tập có kiểm tra, nhận xét, xếp loại kịp thời để khuyến khích động viên. Như vậy qua những cách trên giúp cho các em HS học tập hứng thú hơn, giờ học sôi nổi hơn, tiếp thu chủ động và kết quả học tập được tốt hơn. 2. Giải pháp ghi nhớ về độ cao: Đây cũng là phần quan trọng quyết định sự thành công trong phân môn Tập đọc nhạc, với 7 tên nốt nhạc được tính từ dưới lên trên (từ thấp đến cao). GV dùng đàn Organ đàn 7 nốt: Đô – Rê – Mi – Fa – Son – La – Si lên xuống nhiều lần cho các em cảm nhận qua thính giác. - Tiếp theo, GV cho các em nhìn qua sơ đồ phân biệt độ cao bằng cả trực giác với hình minh họa sau: Đố Si La Son Fa Mi Rê Đô - GV cho HS đọc lại nhiều lần theo đàn (nếu đọc vẫn không được thì GV chọn lời ca thích hợp để hát: VD: Mẹ thân yêu ơi con luôn ghi nhớ. Sống vui bên mẹ êm đềm tháng ngày) cho các em nhẩm lại rồi đọc tên nốt. Như bài Tập đọc nhạc số 7 cá các âm nhảy quãng khá xa (đến quãng 6 Mì – Đố) nên HS khó đọc chính xác được. Ha. Này chiếc đu xinh SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 8 Để giữ nốt về cao độ, GV cũng chia lớp ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một nốt; GV đàn từng nốt cho mỗi nhóm đọc và giữ cao độ của mình; GV dùng tay chỉ vào từng nhóm, chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó đọc lên, nếu chỉ vào tấy cả các nhóm thì cả lớp đồng thanh đọc tên nốt của nhóm mình lên. Với cách này giúp cho các em giữ và định vị được cao độ đồng thời tạo cho tiết học có sắc thái và hưng phấn hơn. 3. Giải pháp ghi nhớ về trường độ: Trong bảng tên nốt có 7 hình nốt: Tròn , trắng , đen , đơn , kép , móc ba , móc bốn và các hình nốt có mối quan hệ với nhau. Muốn giữ được trường độ (độ dài) thì GV có thể dùng cách đếm phách. Ví dụ: - Các chỗ ngân dài : đếm 2,3,4 cho các em ngân đủ số phách rồi mới đọc tiếp hoặc là các nốt ; đếm 2,3 cho HS ngân đủ đến dứt tiếng đếm của GV thì mới đọc tiếp. - Cho HS đọc ngân dài, tai chú ý nghe GV gõ phách và HS ngân theo yêu cầu của bài Tập đọc nhạc. 4. Giải pháp ghi nhớ tiết tấu: Người ta thường nói: “Cao độ và trường độ là hai yếu tố cấu thành âm nhạc lâu dài”. Cơ bản thì HS đã nắm được âm thanh và giai điệu rồi thì tiết tấu cũng cần cho các bài Tập đọc nhạc. Khi học phân môn này, đòi hỏi HS phải có thanh phách, đây là đồ dùng học tập rất cần thiết. Biết cách gõ tiết tấu sẽ giữ được nhịp, phách tránh được bị cuốn nhịp. Ví dụ: Đơn đơn đen, đơn đơn đen, lặng đen trắng. GV có thể cho HS thực hiện trò chơi theo tiết tấu như sau: - Cho HS quan sát một tiết tấu liên quan đến bài Tập đọc nhạc đã (hoặc đang) học và GV vỗ tay theo tiết tấu cho HS vỗ theo; Hát một bài hát hoặc là thực hiện luyện tiết tấu theo yêu cầu của GV… Qua đó tạo cho các em luyện tiết tấu nhanh hơn. - Cách khác, vỗ tay đối đáp tiết tấu; GV chọn ra hai tiết tấu: SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 9 A. Tiết tấu chậm: - B. Tiết tấu nhanh: Các tiết tấu này có trong bài Tập đọc nhạc , GV quy định khi GV vỗ tay tiết tấu chậm thì HS vỗ tay tiết tấu nhanh và ngược lại. GV nên tạo bất ngờ bằng cách vỗ tiết tấu nhanh sau đó chuyển sang tiết tấu chậm để các em có được phản xạ nhanh, nhớ chính xác tiết tấu của bài tạo không khí sôi nổi trong tiết học 5. Giải pháp luyện tai nghe: Thính giác (tai) là bộ phận chủ yếu giúp con người nhận biết âm thanh, thưởng thức âm nhạc; Tai có thính mới có thể phân biệt các nốt, quãng, giai điệu và các loại nhạc cụ… Luyện tai nghe sẽ giúp cho HS hát đúng, nhận biết chỗ sai và biết thưởng thức âm nhạc. Có thể cho HS luyện như sau: Chia lớp thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Xướng nốt Đô - Nhóm 2: Xướng nốt Mi - Nhóm 3: Xướng nốt Son - Nhóm 4: Xướng nốt Đố Bốn nốt này có thể hòa âm gam Đô trưởng. Lần lượt cho từng nhóm xướng tên nốt của mình để thử giọng: Đô – Mi – Son – Đố và ngược lại. Khi HS đã đọc chuẩn xác, GV tiến hành bằng cách chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó phải xướng đúng tên nốt của nhóm mình. GV sẽ đảo lộn thứ tự các nốt, thay đổi tốc độ từ nhanh đến chậm hoặc ngược lại, có thể cho 2,3 hoặc 4 nốt cùng xướng lên một lúc hòa thành một bản hợp xướng nhiều bè. Ví dụ: Đồ-mi Mì- son Son – đố - Có khi 4 nốt cùng xướng: Qua cách đó GV có thể luyện tai nghe cho HS, tạo cho các em linh hoạt khi học phân môn Tập đọc nhạc và bớt đi sự căng thẳng trong tiết học nhạc. SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 10 [...]...Các giải pháp trên theo tôi là cần thiết và quan trọng giúp cho sự thành công trong một tiết dạy có phân môn Tập đọc nhạc Các giải pháp này đan xen vào quy trình dạy bài Tập đọc nhạc và đòi hỏi người dạy phải linh hoạt, phân bổ thời gian hợp lý, sử dụng đồ dùng dạy học triệt để: Đàn, phách, bảng phụ… Qua các giải pháp trên, người dạy có chia nhỏ tiến trình dạy bài Tập đọc nhạc trên lớp dựa trên... những giải pháp mà tôi đã thực hiện giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 6 trong Học kỳ I năm học 2011-2012 tại trường THCS thị trấn Phố Lu III Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp Từ khi vận dụng 5 giải pháp trên vào giảng dạy thực tế với đối tượng là HS lớp 6 của trường trong Học kỳ I năm học 2011-2012, tôi nhận thấy HS có những chuyển biến nhiều hơn qua các biểu hiện như: - Học sinh... thích học bài Tập đọc nhạc hơn - Không khí trong các tiết học có phân môn Tập đọc nhạc thoải mái, bớt nặng nề, khô cứng và nhàm chán hơn so với trước - Số lượng và tỷ lệ HS ghi nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ tăng lên - HS đã ý thức được môn Âm nhạc góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho chính bản thân mình và giúp các em học các môn học khác tốt hơn Mặt khác, khi có cảm hứng trong học tập môn Âm nhạc. .. thân tôi thấy được thành công trong việc áp dụng hiệu quả 5 giải pháp trên trong các tiết học Tập đọc nhạc đối với HS lớp 6 và tôi cũng tin rằng bằng sự ham thích và cố gắng của HS cũng như sự tận tụy của GV chắc chắn kết quả học tập bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 12 riêng với các em HS lớp 6 trường THCS thị trấn Phố Lu trong những năm tiếp... bản của phương pháp dạy TĐN như sau: * Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1 Yêu cầu HS chép bài Tập đọc nhạc và phân tích bài vào vở ( vở bài tập ở nhà trước khi đến lớp trong phần chuẩn bị bài giúp các em ghi nhớ nốt nhạc đồng thời cho các em tự khám phá những cao độ, trường độ, kí hiệu đã học Trên lớp GV sẽ cùng học sinh củng cố lại bài phân tích và giải mã những kí hiệu và cao độ mới có trong... bài TĐN) 2 Bảng phụ chép sẵn bài Tập đọc nhạc và tiết tấu của bài * Quy trình dạy TĐN chia nhỏ các bước dựa trên PPDH phân môn TĐN: 1 Giới thiệu bài 2 Hướng dẫn HS giải mã các ký hiệu có trong bài (khóa, nhịp, dấu…) 3 Đọc gõ tiết tấu 4 Cho HS luyện thang âm theo yêu cầu của bài Tập đọc nhạc 5 Đàn mẫu giai điệu của bài 1 lần Tập đọc nhạc (Với đối tượng học sinh đại trà) 6 Tập từng câu (với đối tượng đại... theo các chủ đề lựa chọn Để một tiết Tập đọc nhạc không bị khô khan, gò bó, cứng nhắc thì người dạy nên vận dụng linh hoạt 5 giải pháp đã nêu ở trên vào tiết dạy Tập đọc nhạc chắc chắn sẽ đem lại hiểu quả cao cho cả người dạy và người học SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 11 Ngoài ra, từ các tiết Tập đọc nhạc sẽ giúp cho các em HS suy ra nhạc lý (lý thuyết âm nhạc) Ví dụ: Trường độ - nốt tròn sẽ... và các môn học khác nói chung giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu thầy cô, yêu bạn bè, yêu trường lớp để đúng là Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - Kết quả cụ thể đạt được như sau: Xếp loại HS lớp 6 Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Năm học 2010-2011 Số lượng Tỷ lệ 29 37 56 08 22,3% 28,5% 43% 6, 1 Năm học 2011-2012 Số lượng Tỷ lệ 31 56 52 4 22,8% 41,2% 38,2% 2,3 Có thể thấy kết quả trên chưa phải là cao nhưng... với học sinh học tốt ta có thể áp dụng đưa từ thang âm vào bài TĐN) sau đó ghép lại theo lối móc xích đến hết bài 7 Cho HS vừa đọc vừa gõ phách (hoặc đánh nhịp) 8 Cho HS ghép lời ca 9 Đàn vài tiết tấu nhạc cho HS nhận biết 10 Chia lớp thành từng nhóm thực hiện, sửa sai (nếu có) 11 Gọi vài cá nhân thực hiện trước lớp, nhận xét, xếp loại 12 Yêu cầu HS về nhà tự đặt lời mới theo các chủ đề lựa chọn Để một. .. chung và phân môn Tập đọc nhạc nói SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 12 riêng với các em HS lớp 6 trường THCS thị trấn Phố Lu trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều khả quan và đạt được thành tích cao hơn nữa Người viết Vũ Thị Thanh Mai SKKN-Vũ Mai(THCS TT Phố Lu)/2011-2012 13 . giúp cho HS học tốt hơn và say mê với môn Âm nhạc đặc biệt là phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 nên tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 làm chủ. phương pháp – giải pháp linh hoạt để học sinh trên cơ sở đó chủ động nắm được kiến thức âm nhạc cơ bản, đọc được những bài tập đọc nhạc Việc áp dụng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân. tìm ra Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 đã được khảo sát, đánh giá và kiểm nghiệm thực tế tại trường THCS thị trấn Phố Lu trong Học kỳ I năm học 2011-2012. SKKN-Vũ

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan