phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu tại công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU

64 457 0
phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu tại công ty TNHH  Pangrim Neotex trên thị trường EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường đại học Thương Mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY KDQT 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại ngày nay, Marketing đã trở thành một hoạt động cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanh của các công ty ở các nước có nền kinh thế thị trường bởi vì nó chính là một công cụ hữu hiệu tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Marketing mang đến cho doanh nghiệp sự năng động linh hoạt trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường và tạo cho doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về thị trường và vị trí của họ đang có được trên thị trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, khi mà các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường hoàn toàn xa lạ về văn hóa, chính trị, pháp luật… và nhiều yếu tố khác nữa, nếu không có marketing thì doanh nghiệp không thể nào vượt qua các rào cản đó. Các công ty kinh doanh phải y thức được rằng, thị trường thuộc về người mua, chúng ta phải bán cái thị trường cần chứ không bán cái chúng ta có. Muốn vậy, công ty cần phải nắm được nhu cầu thị trường và dự đoán được những xu hướng phát triển của nó, khả năng của công ty có thể vươn tới những khách hang nào, tức là những đoạn thị trường nào phù hợp nhất cho mình. Bởi vì, nhu cầu tiêu dùng thì rất đa dạng, nhưng nguồn lực của công ty thì có hạn, một công ty không thể nào vươn tới tất cả các thị trường, chính vì thế mà họ cần phải lựa chọn cho mình một hay một vài đoạn thị trường để tiến hành kinh doanh Xu hướng của các công ty kinh doanh quốc tế hiện nay là họ không là marketing đại trà nữa, mà thay vào đó họ chỉ tập trung vào một vài phân khúc thị trường mà họ có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hang trong đó để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn Cùng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như vậy, công ty TNHH Pangrim Neotex, tuy là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, mới thành lập được 14 năm nhưng cũng đã thu được những thành công nhất định khi xuất khẩu hang hóa sang thị trường EU. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại Tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là vấn đề thị trường và marketing, do đó còn nhiều hạn chế trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu xuất khẩu 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài, về mặt lý luận, em sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung: - Marketing mục tiêu xuất khẩu Luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu marketing mục tiêu xuất khẩu hang vải kaki, vải thô trên thị trường EU của công ty TNHH Pangrim Neotex 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu - Luận văn sẽ nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết marketing mục tiêu xuất khẩu hang hóa. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing mục tiêu xuất khẩu hang vải sợi bong, vải kaki của công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU - Và đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu tại công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU 1.4.Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình thực hiện marketing mục tiêu xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Pangrim Neotex Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các hoạt động marketing mục tiêu xuất khẩu của công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường mục tiêu là EU Về thời gian nghiên cứu : Số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu chủ yếu là từ 2008 đến 2010 và kiến nghị giải pháp dụng sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2014 Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về marketing mục tiêu xuất khẩu hang hóa của công ty TNHH Pangrim Neotex sang thị trường EU Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại 1.5.Kết cấu luận văn nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, từ viết tắt, kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn của em có 4 chương - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài - Chương 2:Ly luận cơ bản về marketing mục tiêu xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng nghiên cứu - Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại CH ƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1.Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm và cơ sở về xuất khẩu hàng hóa 2.1.1.1. Khái niệm: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. 2.1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động XK a. Vai trò: Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào hoạt động TMQT đều phải tính đến hiệu quả thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu. Trong cơ chế thị trường “ hoạt động xuất nhập khẩu ” tạo sự chuyển dịch về cơ cấu mặt hang và cơ cấu thị trường nội địa theo hướng tích cực,là khâu trung gian trong quá trình đứa nền kinh tế trong nước hòa nhập với môi trường kinh doanh TMQT. Xuất nhập khẩu có tính chất hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, thể hiện ở chỗ: - Hoạt động XNK một mặt có vị trí trung gian nối kết tình hình sản xuất kinh doanh trong nước với nhu cầu tiêu dùng quốc tế, mặt khác lại tạo nguồn vốn chủ yếu cho XK. - Họa động NK lại xuất phát từ khâu nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nội địa để đi đến quyết định NK. Đồng thời có vai trò tích cực thúc đẩy XK tại chỗ tạo đầu vào cho hoạt động sản xuất hang hóa XK, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động XK. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại - Hiểu rõ được vai trò của XNK thì mối quan hệ biện chứng giữa XK và NK thì chính phủ mỗi nước sẽ có cơ sở khoa học để xác định được chính sách TMQT cho quốc gia mình nhằm điều chỉnh các hoạt động TMQT từng giai đoạn nhất định để từ đó đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. b. Nhiệm vụ của xuất khẩu - XK phải có tác động tích cực, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho xã hội. - XK phải có tác dụng thúc đẩy phát triển và tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển. - Xk phải thúc đẩy mở rộng được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới c. Hiệu quả thu được từ hoạt động XK hàng hóa. - Tạo nguồn tài chính cho hoạt động NK, duy trì và thúc đẩy hoạt động NK, đảm bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán ngoại thương. Chính hoạt động XK buộc các nhà sản xuất trong nước phải tiết kiệm trong sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hang XK trên thị trường quốc tế. Việc bán ra nước ngoài sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong nước phát triển. Đồng thời XK cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. 2.1.2. Khái niệm về marketing mục tiêu Thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng lớn khách hàng với nhu cầu và đặc tính tiêu dùng khác nhau. Chính vì vậy sẽ không có một doanh nghiệp nào có đủ khả năng với tới tất cả các khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thương trường. Họ luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác cùng với những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà thôi. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại cầu và mong muốn của khách hàng bằng những nỗ lực Marketing nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh của mình khi họ lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp 2.1.2.1. Những quan điểm về marketing mục tiêu Trong lịch sử phát triển ly thuyết Marketing kinh doanh không phải ngay từ đầu người ta đã phát hiện ra nhất thiết phải phân chia thị trường cũng như các ưu điểm của nó. Trên thực tế để đến đươc với quan điểm phải phân đoạn thị trường trong kinh doanh các nhà kinh doanh đã phải trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoàn đầu Marketing đại trà: trong giai đoạn này, nhà kinh doanh tiến hành sản xuất đại trà, phân phối đại trà, kích thích tiêu thụ đai trà cùng một loại hàng hóa cho toàn bộ thị trường. Quan điểm này cho rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như giảm giá thành và hình thành được một thị trường tiềm năng lớn tối đa. - Giai đoạn Marketing hàng hóa khác nhau: Trong giai đoạn này, người bán sản xuất hay hay nhiều mặt hàng khác nhau với các đặc tính, bao gói, chất lượng khác nhau, những hàng hóa này không những được thừa nhận là được ưa thích trên nhiều phần thị trường khác nhau mà còn tạo ra sự phân phối chủng loại hàng hóa cho người mua. - Giai đoạn Marketing mục tiêu: Trong giai đoạn này người bán xác định ranh giới các đoạn thị trường, lựa chọn trong đó một hay một vài đoạn thị trường rồi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng và thiết lập hệ thống marketing-mix cho từng đoạn thị trường đã chọn. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại 2.1.2.2. Marketing mục tiêu đòi hỏi 3 biện pháp cơ bản Sơ đồ 2.1 Các biện pháp marketing mục tiêu - Phân đoạn thị trường thành những nhóm người mua rõ ràng. Những nhóm người này có thế đòi hỏi những mặt hàng hay hệ thống marketing-mix riêng. Công ty xác định các phương thức phân đoạn thị trường, xác định các đặc điểm thị trường thu được và đánh giá mức độ hấp dẫn của từng đoạn thị trường - Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu: Đánh giá và lựa chọn một hay nhiều đoạn thị trường để đưa hàng hóa xâm nhập vào. - Xác định vị trí của hàng hóa trên thị trường: Đảm bảo hàng hóa có vị trí cạnh tranh trên thị trường và soạn thảo chi tiết hệ thống marketing-mix Ngày nay, xu thế chuyển dần các quan điểm marketing đại trà, marketing hàng hóa khác nhau sang marketing mục tiêu đang khá phổ biến, marketing mục tiêu đã thể hiện rõ những ưu điểm của mình, nó giúp cho người bán phát hiện đầy đủ hơn những khả năng Marketing hiện có. Với mỗi thị trường mục tiêu người sản xuất có thể sản xuất một loại hàng hóa phù hợp Để đảm bảo chiếm lĩnh có hiệu quả từng thị trường như vậy người bán có thể thay đổi giá, kênh phân phối, nỗ lực quảng cáo. Thay vì phân tán nỗ lực Marketing Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Phân đoạn thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu Xác định vị trí hàng hóa trên thị trường 1.Xác định nguyên tác phân đoạn thị trường. 2.Xác định các đặc điểm của các phần thị trường 3. Đánh giá mức độ hấp dẫn của các khúc thị trường. 4. Lựa chọn một hay nhiều đoạn thị trường 5. Giải quyết việc xác định vị trí hàng hóa trong từng đoạn thị trường mục tiêu. 6. Xây dựng hệ thống marketing- mix cho từng đoạn thị trường mục tiêu Trường đại học Thương Mại của mình, người bán có thể tập trung vào những người mua quan tâm nhiều đến việc mua hàng. 2.2. Một số lý thuyết về phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu Sơ đồ 2.2 Quy trình của marketing mục tiêu xuất khẩu 2.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh xuất khẩu là một loạt các thủ tuc và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà xuất khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết về thị trường từ đó đưa ra quyết định chính xác về các chính sách marketing-mix. Hiểu một cách rộng hơn, nghiên cứu thị trường là quá trình thiết kế có hệ thống, phân tích và thông báo những số liệu và kết quả tìm được về một tình huống thị trường cụ thế mà công ty đang gặp phải. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Phân đoạn thị trường xuất khẩu Lựa chọn thị trường xuất khẩu Định vị thị trường xuất khẩu Trường đại học Thương Mại Nghiên cứu thị trường ngày nay càng đóng vai trò quan trọng giúp các nhà xuất khẩu đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, việc xác định phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, có các phương pháp sau: a. Nghiên cứu tại bàn Bao gồm việc thu thập thông tin các nguồn tư liệu có hoặc không xuất bản.Sử dụng tối đa phương pháp nghiên cứu tại bàn sẽ giúp cho việc nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, sức lực và tài chính so với các phương pháp khác. Đây là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thị trường. Chìa khóa của sự thành công của nghiên cứu tại bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin tin cậy, đầy đủ và triệt để khai thác các nguồn thông tin đó. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cần thu thập thông tin về các tổ chức quốc tế, các sách báo, tạp chí thương mại thế giới hoặc thu thập từ các niêm giám thống kế hoặc từ quan hệ với các bạn hàng hoặc bộ phận tư vấn thị trường của phòng thương mại và công nghiệp Nghiên cứu tại bàn cho phép đánh giá được khái quát về tình hình thị trường về dung lượng, cơ cấu, sự phát triển và xu hướng của thị trường. b. Nghiên cứu tại hiện trường Đây là một phương pháp khá quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị trường từ đó thu thập các thông tin cần đến. Việc thu thập và xử ly thông tin là quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều kỹ năng, hao tốn nhiều thời gian công sức và tiền của. Các thông tin xảy ra vào thời điểm khác nhau vì vậy phải có cách phản ứng linh hoạt, kịp thời với sự thay đổi đó. Nghiên cứu hiện trường có thế dùng phương pháp thăm dò điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu hoặc phiếu điều tra phỏng vấn hoặc thông qua hội chợ triển lãm… Thông gua nghiên cứu hiện trường doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm bắt được các thông tin phong phú đa dạng về nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm… Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại Sau khi xác định được phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp, nhà xuất khẩu phải xác định nội dung nghiên cứu. Quá trình này gồm: * Quyết định mặt hàng xuất khẩu Mục đích của bước này là lựa chọn ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất. Muốn vậy phải trả lời các câu hỏi sau: - Thị trường nước ngoài đang cần gì? -Sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? - Các đối thủ cạnh tranh là ai? - Xu hướng biến động giá? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán? - Tỷ suất ngoại tệ của mặt hang đó. * Xác định dung lượng thị trường Dung lượng thị trường là khối lượng một sản phẩm mà thị trường nhất định tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định( thường là 1 năm) Dung lượng tiêu thụ của thị trường luôn thay đổi vì chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, đó là: - Sự vận động của vốn kinh tế của các quốc gia, chu kỳ sản xuất, tính thời vụ, tình hình phân phối và lưu thông hàng hóa. - Luật pháp, chính trị ở các quốc gia, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hôi… - Trạng thái đầu cơ, điều kiện tự nhiên… *Nghiên cứu giá sản phẩm trên thị trường xuất khẩu Việc xác định đúng giá, dự đoán chính xác xu hướng biến động của giá cả trong kinh doanh xuất khẩu có y nghĩa rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xác định giá phải lựa chọn được cách tính giá phù hợp được với thị trường chấp nhận song cũng đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà xuất khẩu. Đồng thời cũng phải xét đến các nhân tố tác động đến tính biến động của giá cả trên thị trường như: - Nhân tố chu kỳ của nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 [...]... EU Lý do công ty lựa chọn những thị trường này làm thị trường mục tiêu vì số lượng khách hang tiềm năng ở những thị trường đó rất lớn, hạn ngạch cho các công ty xuất khẩu vải vào cũng cao, có thể điều chỉnh được so với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt ở EU hay Mỹ… - Về mục tiêu của công ty trên thị trường mục tiêu Công ty đặt ra trong năm 2011 sẽ thu được 75.000.000 USD trong đó thị trường mục. .. ANTHRACITE tại Tổng công ty Than Việt Nam – VINACOAL năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty thiết bị điện tử giao thông vận tải, năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty dầu khí Hà Nội năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục. .. marketing mục tiêu của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5, Đoàn Thị Thu Hà, 2006 - Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty Sông Đà 12, Lê Thị Hiền, 2006 - Hoàn thiện marketing mục tiêu tại chi nhánh công ty TNHH cà phê Trung Nguyên Hà Nôi, Lê Thị Huyền Trang, 2006 - Hoàn thiện chiến lược marketing mục tiêu tại khách sạn Fortuna Hà Nôi, Trần Thị Thúy, năm 2007 Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường. .. cho nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty Tổng số phiếu phát ra là 5, số phiếu hợp lệ là 5 phiếu đạt 100% Dưới đây là kết quả tổng hợp 3.3.1.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu Khách mục tiêu Nhật Mỹ EU Thị trường khác Số phiếu 3 4 2 1 Tỷ lệ % 60 80 40 20 Từ kết quả trên cho thấy, thị trường khách mục tiêu của công ty là Nhật Bản, Mỹ, EU Và tại thị trường EU thì xuất khẩu chính vào Đức và Anh với kết... các ngành trên thế giới nói chung thường chưa coi trọng các kỹ năng Marketing Trong thời gian từ 2001-2010 có các luận văn nghiên cứu về marketing mục tiêu sau: - Hoàn thiện Marketing mục tiêu của Công ty giầy Thuỵ Khuê tại thị trường EU năm 2001 - Hoàn thiện Marketing mục tiêu theo định hướng xuất khẩu tại Công ty Vật tư bưu điện I (COKYVINA) năm 2001 - Hoàn thiện Marketing mục tiêu xuất khẩu than... những thị trường khác có nhiều triển vọng hơn Việc lựa chọn thị trường mục tiêu trước tiên cần đánh giá được các đoạn thị trường thông qua các yếu tố: quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của đoạn thị trường, mục tiêu và nguồn tài chính của công ty Sau khi đánh giá thị trường, công ty tiến hành lựa chọn thị trường hay là quyết định phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường. .. Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại 3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt đông marketing mục tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty TNHH Pangrim Neotex 3.2.2.1 Đặc điểm của thị trườngxuất khẩu- EU - EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu phong phú và đa dạng: Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người, chiếm 6,5% dân số thế giới EU là thị trường tiêu thụ khá lớn và đa... mục tiêu tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Trường đại học Thương Mại - Hoàn thiện marketing mục tiêu của Công ty kinh doanh vận tải lương thực năm 2001 - Hoàn thiện marketing mục tiêu của Công ty cổ phần dệt 10-10, Tạ Phương Mai, năm 2002 - Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty thương mại và tin học Việt Chiến, Pham Thị Hòa, năm 2003 - Hoàn thiện marketing mục. .. dụng các công cụ của marketing, giúp sử dụng hiệu quả hơn ngân sách marketing 2.2.3 Lựa chọn thị trường xuất khẩu Việc chọn một chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu là chiến lược chủ chốt trong chính sách marketing xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu Thực tế,hiện nay có hai chiến lược lựa chọn và mở rộng thị trường mà các công ty xuất khẩu thường áp dụng a Các chính sách lựa chọn thị trường hoạt... 1 khúc thị trường: công ty sử dụng 1 khúc thị trường để tiến hành kinh doanh - Chuyên môn hóa có chọn lọc: công ty lựa chọn một số khúc thị trường, mỗi khúc đều có sự hấp dẫn khách quan vè phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực của công ty - Chuyên môn hóa sản phẩm, dịch vụ: công ty sản xuất và bán một loại dịch vụ nhất định để bán cho một số khúc thị trường - Chuyên môn hóa thị trường: công ty tập . thuyết về phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu Sơ đồ 2.2 Quy trình của marketing mục tiêu xuất khẩu 2.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh xuất khẩu là. cứu về marketing mục tiêu sau: - Hoàn thiện Marketing mục tiêu của Công ty giầy Thuỵ Khuê tại thị trường EU năm 2001. - Hoàn thiện Marketing mục tiêu theo định hướng xuất khẩu tại Công ty Vật. huống thị trường cụ thế mà công ty đang gặp phải. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Phân đoạn thị trường xuất khẩu Lựa chọn thị trường xuất khẩu Định vị thị trường

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan