Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung

44 1.2K 2
Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung”. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 1 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Chương I: Tổng Quan Nghiên Cứu Của Đề Tài 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tỷ giá hối đoái là một yếu tố có tác động rất mạnh đến nhiều vấn đề kinh tế,xã hội, trong đó đáng chú ý là tác động đến hoạt động nhập khẩu của từng doanh nghiệp cũng như của toàn quốc gia, nhất là với Việt Nam - một đất nước vẫn đang trong tình trạng nhập siêu như hiện nay. Chính vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của quốc gia và cơ chế điều hành tỷ giá luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nước, chính phủ trong điều kiện kinh tế vĩ mô. Dưới góc độ doanh nghiệp, việc nắm vững các vấn đề liên quan đến tỷ giá, từ góc độ lý thuyết, nhận thức quy luật đến góc độ luyện tập kỹ năng phản ứng kinh doanh trước những xu hướng biến động của tỷ giá, sẽ giúp ích không nhỏ trong thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh xuất nhập khẩu và ra các quyết định tài chính. Kết quả khảo sát thực tế tại công ty liên doanh Việt Nam - Woosung cho thấy từ năm 2008 trở lại đây thì hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là đồng USD một đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán chủ yếu trong các thương vụ mua bán, đã gây ra những thiệt hai không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự trượt giá của VNĐ so với USD đã đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn cho các nhà quản trị của công ty với vấn đề nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài mà chủ yếu là thị trường Hàn Quốc. Điều này cho thấy rằng việc nghiên cứu để thấy rõ được những tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái đối với hoạt động nhập khẩu đang trở thành vấn đề cấp thiết và nóng bỏng hiện nay không chỉ đối với riêng công ty Việt Nam - Woosung mà còn quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và các nhà nước, chính phủ trên toàn cầu. 2. Xác lập và tuyên bố vấn để trong đề tài. Nhận thức được tầm quan trọng của biến động tỷ giá ngoại tệ với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty liên doanh Việt Nam - Woosung, cùng với những kiến thức, lý luận về tỷ giá hối đoái và nhập khẩu được lĩnh hội từ các thầy cô giáo và những nguồn thông tin như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành em lựa chọn đề SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 2 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương tài”Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung”. 3. Các mục tiêu nghiên cứu. * Về mặt lý luận Hệ thống một cách logic các lý luận về tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan tới nhập khẩu một mặt hàng, qua đó có được những cơ sở lý luận quan trọng trong việc phân tích những ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty Việt Nam – Woosung. * Về mặt thực tiễn Thông qua việc khảo sát và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp chỉ rõ những biến động tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Việt Nam – Woosung, từ đó có những đề xuất, kiến nghị về một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty, đồng thời cũng giúp cho các công ty kinh doanh xuát nhập khẩu khác nhận thức rõ hơn những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty để có những bước đi đúng đắn trong việc quản trị những tác động của tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Phạm vi nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu “ảnh hưởng và biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Việt Nam-woosung” được thực hiện trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái tại các thị trường trên toàn cầu, cùng với tình hình lạm phát tăng cao, tỷ giá USD biến động mạnh tại thị trường Việt Nam. * Về không gian Đề tài được giới hạn tại công ty liên doanh Viêt Nam – Woosung với các hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty. * Về thời gian Các số liệu thu thập về tỷ giá VNĐ/USD, kim ngạch nhập khẩu của công ty, doanh số, các nguồn tài liệu về báo và tạp chí…để nghiên cứu những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty Viẹt Nam - Woosung được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 3 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương 5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp chia làm 4 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài Chương2: Những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối và tác động của nó tới hoạt động nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu. Chương3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty Việt Nam-Woosung. Chương4: Các kết luận và đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Việt nam-Woosung. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 4 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Chương II: Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Tỷ Giá Hối Đoái Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Hoạt Động nhập Khẩu 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái Để có cơ sơ hình thành một khái niệm chung về tỷ giá hối đoái phù hợp với bối cảnh hiện nay là các thị trường , đặc biệt là thị trường tài chính quốc tế, đang có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả thì việc trích dẫn các khái niệm về tỷ giá là cần thiết. Theo một nhà kinh tế học người Anh thì “ tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác”, còn Thomas P.Fitch lại cho rằng “ tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đồng tiền này sang một đồng tiền khác”. Đó là những quan điểm của các nhà kinh tế học nước ngoài, theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được quốc hội ban hành ngày 13/12/2005 thì “ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. PGS, TS Nguyễn Công Nghiệp cho rằng: Về hình thức, tỷ giá hối đoái là đơn vị tiền tệ của một nước được biểu thị bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài, là hệ số qui đổi của một đồng tiền này sang một đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ, ( sự vận động của vốn, tín dụng…) giữa các quốc gia. Đối với PGS, TS Nguyễn Văn Tiến:”Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Như vậy, có thể thấy các khái niệm về tỷ giá hối đoái là có khác nhau và trong chừng mực nhất định cách hiểu về nội dung tỷ giá là chưa thật thống nhất. Tuy nhiên, một điểm chung nhất được thừa nhận rộng rãi ngày nay trong chế độ tỷ giá thả nổi theo cơ chế thị trường đó là: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. 2.1.2 Khái niệm về nhập khẩu Trong lý luận thương mại quốc tế “Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác , đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người cư trú trong nước”.Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMS, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 5 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại, còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng. 2.2 Một số lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái và nhập khẩu 2.2.1 Một số lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái 2.2.1.1 Các loại tỷ giá hối đoái - Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng Trung Ương một nước quy định và công bố làm cơ sở cho việc quản lý ngoại hối của ngân hàng Trung Ương đó và làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.Tỷ giá chính thức được tính toán trên cơ sở tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ và dựa vào một số mục tiêu mà ngân hàng Trung Ương muốn đạt được trong thời gian hiện tại và tương lai. Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán: Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán thường là tỷ giá do các ngân hàng thương mại công bố để thực hiện việc mua bán ngoại tệ với khách hàng của mình .Nó có thể là tỷ giá mua, tỷ giá bán của một thị trường ngoại tệ. - Tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi: Tỷ giá cố định là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực của cung cầu thị trường , để duy trì tỷ giá hối đoái cố định , buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp ,do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi. Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu , không theo sự sắp đặt chủ quan của chính phủ.Tỷ giá thả nổi có thể chia làm : Tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả nổi có quản lý. - Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được xác định trên thị trường ngoại hối giao ngay, biểu hiện số lượng của một đồng tiền này trên đơn vị đồng tiền khác và cả hai đồng tiền đều ở dạng tiền gửi ngân hàng.Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả ngân hàng thương mại, ngoài ra còn ở trên các phương tiện thông tin đại chúng. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 6 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại.Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. 2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Ngày nay, trong điều kiện lưu thông tiền giấy và tình trạng lạm phát tiền giấy đang trở nên phổ biến thì tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường. Sự tăng hoặc giảm của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến một số yếu tố chủ yếu như: mức chênh lệch lạm phát, mức độ tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân các nước, mức chênh lệch lãi suất, những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái và sự can thiệp của chính phủ… * Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ đẫn đến giá hàng hoá ở hai nước đó sẽ có những biến đổi khác nhau, làm cho ngang sức mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ, tức là làm biến động tỷ giá hối đoái.Ví dụ: Việt Nam và Mỹ đang duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, nhưng sau đó tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng lên một cách tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở Mỹ. Vậy, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ thay đổi như thế nào trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi ? Ở Mỹ, vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn, giá cả hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng lên dẫn đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ này ở Mỹ giảm xuống. Cùng với sự giảm xuống về hàng hoá và dich vụ này, nhu cầu về VNĐ ở Mỹ cũng sẽ giảm xuống. Sự giảm nhu cầu về VNĐ ở Mỹ tương đối với sự xuống cung USD trên thị trường ngoại hối. Ngược lại, ở Việt Nam vì tỷ lệ lạm phát ở Mỹ thấp hơn, nhu cầu về các hàng hoá và dịch vụ của Mỹ sẽ tăng lên, nghĩa là nhu cầu về USD sẽ tăng lên. Sự tăng lên nhu cầu về USD xảy ra đồng thời với sự giảm xuống cung về USD sẽ gây nên sự tăng giá USD ( tỷ giá hối đoái tăng). Giá của USD sẽ tăng lên đến tận khi bù đắp hoàn toàn mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia. Tương tự nếu tỷ lệ lạm phát ở Mỹ tăng lên so với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. * Mức độ tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân giữa hai nước. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 7 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước khác trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hay giảm xuống. Giả sử, thu nhập quốc dân của Mỹ tăng lên trong khi mức thu nhập quốc dân của Việt Nam không thay đổi, điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam ở Mỹ sẽ tăng lên. Do đó, cung về USD sẽ tăng lên trên thị trường ngoại hối vì những nhà nhập khẩu cần bán USD để mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu. Vì mức thu nhập quốc dân của Việt Nam không thay đổi, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam không đổi nên nhu cầu về USD sẽ không thay đổi. Kết quả là, USD sẽ giảm giá, tức là tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ giảm xuống. Tương tự, nếu tỷ lệ thu nhập quốc dân của Mỹ giảm xuống so với của Việt Nam sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giữa USD và VND tăng lên. * Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự biến động tỷ giá. Giả sử Mỹ nâng lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên mức lãi suất như cũ, các nhà kinh doanh ở Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ để nhằm thu tiền lãi cao hơn. Do đó, cầu về USD sẽ tăng lên để đổi lấy các tín phiếu đó. Đồng thời, các nhà kinh doanh Mỹ muốn giữ tiền gửi ở các ngân hàng hoặc các chứng từ có giá ở nước mình hơn là đầu tư ở Việt Nam với lãi suất thấp. Do vậy, cung USD sẽ giảm xuống trên thị trường hối đoái. Như vậy, sự tăng lãi suất tiền gửi ở Mỹ so với Việt Nam sẽ làm tăng cầu USD nhưng đồng thời làm giảm cung USD dẫn đến giá USD sẽ tăng lên, tức là tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ tăng lên. Tương tự, sự giảm lãi suất tiền gửi của USD so với VND sẽ dẫn đến giá USD sẽ giảm xuống. * Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 8 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quan trọng qui định tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có liên quan rất chặt chẽ đến những kỳ vọng về thay đổi tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc gia. Giả sử rất nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối, đặc biệt là các nhà đầu cơ lớn cho rằng đồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Điều này dẫn đến cung về USD sẽ tăng lên trên thị trường ngoại hối vì nhiều người muốn bán chúng để mua ngoại tệ trước khi USD bị mất giá. Đồng thời, cầu về USD sẽ giảm xuống đến sau khi sự giảm giá USD xảy ra. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. * Sự can thiệp của chính phủ. Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát, thu nhập thực tế hoặc mức lãi xuất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỷ giá hối đoái. Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình can thiệp chủ yếu là:(1) can thiệp vào thương mại quốc tế, (2) đầu tư quốc tế và (3)can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối. Đối với loại hình thứ nhất, sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp như trợ cấp sản xuất, xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như áp dụng thuế nhập khẩu, hạn ngạch, cấm nhập khẩu… Việc áp dụng các biện pháp trên sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bởi vậy sẽ ảnh hưởng đến cầu hoặc cung về nội tệ trên thị trường ngoại hối. Đối với loại hình thứ hai, chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằng biện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình… Cuối cùng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán trực tiếp nội tệ tên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: năng suất lao động. tốc độ tăng trưởng ngoại thương, khủng hoảng ngoại hối, khủng hoảng SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 9 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương kinh tế, chiến tranh, thiên tai, đình công, các quyết sách lớn của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ. Điều này có thể giải thích hiện tượng tại sao tỷ giá của một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó bị giảm sút. 2.2.2 Một số lý thuyết về nhập khẩu 2.2.2.1 Vai trò của nhập khẩu Nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ. Thật vậy, nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho những hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí cao. Đẩy mạnh quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối, ổn định, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân. 2.2.2.2 Các phương thức nhập khẩu - Nhập khẩu trực tiếp: là phương thức nhập khẩu trong đó người nhập khẩu và người xuất khẩu giao dịch trực tiếp với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử… để bàn bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán…và các điều kiện giao dịch khác. - Nhập khẩu gián tiếp: là phương thức nhập khẩu trong đó việc kiến lập quan hệ giữa nhà nhập khẩu với nhà xuất khẩu và các điều kiện giao dịch đều phải thông qua trung gian thương mại. Thường là các đại lý nhập khẩu hoặc công ty mẹ nhập khẩu nguyên vật liệu cho công ty con và các chi nhánh… - Nhập khẩu đối lưu: là phương thức nhập khẩu trong đó việc nhập khẩu hàng hoá kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu hàng hoá, người nhập khẩu đồng thời là người xuất khẩu. Lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương. 2.2.2.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu một mặt hàng - Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với một mặt hàng Nhu cầu tiêu dùng trong nước của một mặt hàng sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó. Mà yếu tố này thì lại phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế trong nước, chính sách thương mại như thuế quan và hạn ngạch…, tâm lý tiêu dùng của người dân. Chẳng hạn như: Khi nền kinh tế đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng thì nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng sẽ tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối với hàng hóa nhập khẩu. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Lớp: K45E2 10 [...]... ngoại tệ để mua đôla phục vụ cho hoạt động nhập khẩu từ đó tránh những tác động cũng như rủi ro từ biến động tỷ giá Đó là những điểm thành công nổi bật nhất của công ty trong việc hạn chế những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu 4.1.2 Những điểm hạn chế trong việc giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu của công ty Thứ nhất, công ty. .. đề ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Tổng số có 10 phiếu được phát ra và thu về được 7 phiếu trong đó có 5 phiếu hợp lệ Bên cạnh đó tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn với các chuyên gia diễn ra ngày 20/4 với những vấn đề liên quan tình hình nhập khẩu, hoạt động kinh doanh của công ty và những ảnh hưởng của biến động tỷ giá trong nhập khẩu nguyên vật liệu. .. triển ngoại thương, các công cụ của chính sách ngoại thương, sự tác động của tỷ giá đến các nhân tố chi phí và lợi nhuận, đánh giá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 2.4 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó có tác động to lớn đến hoạt động nhập khẩu của công ty Cụ thể tỷ giá hối... là khi công ty chỉ sử dụng duy nhất đồng USD để thanh toán cho hàng nhập Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu trong ba năm 2007- 2009 của công ty Đơn vị: USD Nguồn: phòng xuất nhập khẩu công ty Việt Nam - Woosung -Biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá của hàng nhập khẩu Những năm gần đây tỷ giá VNĐ/USD liên tục tăng giá làm cho giá của hàng nhập khẩu của công ty tính bằng nội tệ tăng lên (vì công ty phải... giảm sự tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty 4.2.1 Dự báo tình hình thay đổi của tỷ giá trong thời gian tới Để hạn chế những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu, công ty cần sử dụng các biện pháp, kỹ thuật nhằm đưa ra những dự báo về thay đổi của tỷ giá qua đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất Theo nhận định của các chuyên gia tỷ giá VN Đ/ USD... Phát Hiện Qua Nghiên Cứu Và Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Tới Hoạt Động Nhập Khẩu Của Công Ty 4.1 Các phát hiện qua nghiên cứu của đề tài 4.1.1 Những thành công đã đạt được trong việc hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty Điểm đáng chú ý trước tiên đó là phương thức thanh toán Công ty thanh toán cho nhà cung ứng qua hình thức chuyển... không quá lớn Biến động tỷ giá VNĐ/USD tăng khiến cho khoản phải trả của doanh nghiệp tính theo đồng nội tệ tăng lên, giảm lợi nhuận công ty -Biến động tỷ giá tác động tới việc hoạch định kế hoạch và phương án thực thi trong việc hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá Thật vậy, đứng trước tình hình tỷ giá biến động thất thường, công ty rất khó đưa ra dự đoán diễn biến tiếp theo của tỷ giá sẽ tăng hay... công ty bởi hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu là hoạt động cực kì quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của công ty SV thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn 22 Lớp: K45E2 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương 3.3 Kết quả phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm về thực trạng ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty 3.3.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia Qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia của công ty. .. rằng công ty đang nằm trong thế bị động về nguyên vật liệu , đánh mất quyền chủ động vào tay nhà cung ứng, gây ra những ảnh hưởng lớn đến sự vận hành trơn tru của quá tình sản xuất Thêm đó sự biến động tỷ giá ngày càng bất lợi cho nhập khẩu khiến lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng 3.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty 3.2.2.1 Nhân tố vĩ mô - Kinh tế: sự phát triển, hội nhập. .. nhập khẩu sẽ giảm - Chính sách về nhập khẩu của công ty Ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra những dự đoán về nhu cầu sản phẩm trên thị trường sự thay đổi của tỷ giá ở những thời điểm nhất định Đánh giá những tác động của chúng để đưa ra quyết sách cho hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty về việc có nên dự trữ nguyên vật liệu hay không nếu có thì dự trữ bao nhiêu - Nguồn lực tài chính của công ty . những vấn đề liên quan tình hình nhập khẩu, hoạt động kinh doanh của công ty và những ảnh hưởng của biến động tỷ giá trong nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty và phương hướng hành động để hạn. Lớp: K45E2 2 GVHD: Nguyễn Thuỳ Dương tài Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung . 3. Các mục tiêu nghiên cứu. . động của tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Phạm vi nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng và biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Việt Nam-woosung

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan