pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

45 747 2
pHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

www.trungtamwto.vn 1 Trung tâm WTO - VCCI PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC (MFN) VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA (NT) 1. Văn bản quy phạm pháp luật về MFN và NT Pháp luật Việt Nam về vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc (Most-favored nation - MFN) và đối xử quốc gia (National treatment - NT) bao gồm các văn bản sau đây: - Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL- UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (sau đây gọi là Pháp lệnh MFN-NT): Đây là văn bản chủ yếu và quy định tập trung nhất về vấn đề này; - Quy định về MFN và NT trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết (theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế, các nguyên tắc được thừa nhận trong các văn bản này sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các văn bản này với các quy định pháp luật nội địa của Việt Nam). 2. Bối cảnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về MFN và NT Đối xử Tối huệ quốc (Most Favour Nation treatment) và Đối xử Quốc gia (National Treatment) là 2 nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của thương mại quốc tế và đều có chung bản chất là sự không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ trong nước với hàng hoá, dịch vụ nước ngoài và giữa hàng hoá, dịch vụ của các nước khác nhau. Đây là nguyên tắc trụ cột của các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là nguyên tắc quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại khu vực cũng như trong các hiệp định thương mại song phương. www.trungtamwto.vn 2 Trung tâm WTO - VCCI Lợi ích quan trọng nhất mà chúng ta có được khi hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế khu vực, thế giới và gia nhập WTO chính là hàng hoá, dịch vụ của chúng ta sẽ được hưởng sự đối xử bình đẳng với hàng hoá, dịch vụ của các thành viên khác và với hàng hoá dịch vụ nội địa trên các thị trường xuất khẩu. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ Việt nam trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, song song với điều này, Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng là trao cho hàng hoá, dịch vụ các nước khác quyền được đối xử bình đẳng với nhau khi tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như quyền được đối xử ngang bằng với hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường Việt Nam. Pháp luật về MFN và NT của Việt Nam là công cụ để thể chế hoá nghĩa vụ này của Việt Nam. Cho đến thời điểm ban hành Pháp lệnh MFN-NT, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một quy định tập trung nào về vấn đề này. Trước đó, nguyên tắc MFN chỉ được quy định trong một số các hiệp định kinh tế-thương mại song phương với nước ngoài của Việt Nam và trong một số văn bản pháp luật nội địa. Đối với trường hợp nguyên tắc NT, trừ một số quan điểm định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 1992 về việc tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước, không có văn bản pháp luật nào chính thức thừa nhận nguyên tắc này. Việc soạn thảo và ban hành Pháp lệnh MFN- NT là một nỗ lực lập pháp nhằm pháp điển hoá một cách chính thức các nguyên tắc quan trọng này vào hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc đưa các nguyên tắc này vào các chế định pháp luật khác một cách thống nhất. Đây cũng là một biểu hiện cho sự chủ động của Việt Nam trong việc chủ động vận dụng các nguyên tắc thương mại quốc tế đã được thừa nhận chung vào việc xây dựng chính sách và pháp luật nội địa. Sau khi Pháp lệnh MFN-NT được ban hành, một loạt các văn bản pháp luật nội địa trong các lĩnh vực thương mại quan trọng đã chuyển hoá các nguyên tắc này vào nội dung các điều khoản cụ thể (ví dụ Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2005, Luât Cạnh tranh ). Có thể nói, các văn bản pháp luật của Việt Nam về cơ bản đã ghi nhận tương đối đầy đủ nguyên tắc không phân biệt đối xử (đặc biệt là www.trungtamwto.vn 3 Trung tâm WTO - VCCI nguyên tắc NT) giữa các chủ thể thương mại trong nước và nước ngoài bằng các điều cụ thể (mặc dù có thể không tuyên bố một cách tường minh các nguyên tắc này). Về các điều ước quốc tế, tính đến cuối năm 2005, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với 86 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam dành cho 77 đối tác quy chế MFN về thuế nhập khẩu (thực chất là thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi) trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và có 76 đối tác dành quy chế MFN cho Việt Nam (trừ Mỹ). Hầu hết các hiệp định song phương này đều chỉ quy định chung là dành cho nhau MFN, một số hiệp định có quy định cụ thể hơn nhưng mức độ dành cho nhau MFN không giống nhau. Cho đến thời điểm đó, chỉ có Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ quy định tương đối chi tiết về MFN và NT trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO và có nghĩa vụ thực hiện các cam kết gia nhập tổ chức này. Như vậy, 149 thành viên khác trong WTO (tính đến thời điểm Việt Nam gia nhập) sẽ có nghĩa vụ thực hiện nguyên tắc MNF và NT với hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam. Ngược lại, kể từ thời điểm này, Việt Nam phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hoá, dịch vụ đến từ 149 nước thành viên khác của WTO (với các mức độ và điều kiện như trong các cam kết cụ thể của Việt Nam). 3. Bố cục và nội dung Pháp lệnh MFN và NT Về cơ bản, Pháp lệnh MFN và NT là văn bản quy định tường minh, đầy đủ và bao quát nhất về chế định MFN và NT trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc phân tích văn bản này, do đó, sẽ cho phép hiểu một cách phổ quát về các nguyên tắc này. 3.1 Về hình thức: Do tính chất phức tạp của vấn đề, Pháp lệnh được xây dựng theo mô hình một văn bản quy phạm pháp luật hình thức, nghĩa là: Pháp lệnh chỉ quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục cho hưởng hoặc không cho hưởng MFN www.trungtamwto.vn 4 Trung tâm WTO - VCCI và NT. Pháp lệnh không quy định nội dung cụ thể về mức độ cho hưởng, lĩnh vực ngành nghề cho hưởng (những nội dung này sẽ do các văn bản quy phạm pháp luật nội dung quy định như Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu; Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn các Luật này quy định). Các nhà soạn thảo Pháp lệnh đã lựa chọn phương án này bởi đây dường như là cách tốt nhất để tránh vấn đề xung đột pháp luật trong nước, tránh được các mâu thuẫn với các quy định của các văn bản pháp luật đã hoặc sẽ ban hành. Hơn nữa, vào thời điểm ban hành Pháp lênh, quá trình đàm phán WTO mới bắt đầu đi vào thực chất và còn nhiều nội dung mở cửa chưa đàm phán ngã ngũ, vì thế chưa thế biết một cách chính xác về nội dung áp dụng MFN và NT cụ thể trong từng lĩnh vực như thế nào. Tại sao không có văn bản hướng dẫn Pháp lệnh MFN-NT? Mặc dù là văn bản “gốc” trong hệ thống pháp luật Việt Nam về chế định MFN và NT (hai chế định trụ cột của thương mại quốc tế hiện đại và khá phức tạp) và lại tương đối ngắn gọn và giản lược, Pháp lệnh MFN-NT không có văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này được giải thích chủ yếu bởi các lý do sau đây: - Pháp lệnh là văn bản “hình thức” về MFN và NT, các văn bản pháp luật thương mại chuyên ngành mới là các văn bản quy định về nội dung MFN và/hoặc NT trong lĩnh vực tương ứng; vì vậy nếu ban hành một văn bản hướng dẫn Pháp lệnh để quy định về nội dung MFN và NT thì sẽ tạo ra hiện tượng chồng chéo với các văn bản pháp luật chuyên ngành; - Sau thời điểm ban hành Pháp lệnh này, Việt Nam tiếp tục thực hiện một loạt đàm phán song phương và đa phương gia nhập WTO, vì vậy sẽ là không khả thi và bất lợi cho đàm phán nhượng bộ nếu Việt Nam đã quy định trước trong một văn bản cụ thể hướng dẫn Pháp lệnh về mức độ và nội dung MFN và/hoặc NT - Vào thời điểm hiện tại, việc cho hưởng MFN và/hoặc NT trong lĩnh vực nào, ở mức độ nào phụ thuộc vào từng cam kết cụ thể, kết quả của các đàm phán thương mại giữa Việt Nam và các nước khác (trong đó quan trọng nhất là cam kết www.trungtamwto.vn 5 Trung tâm WTO - VCCI gia nhập WTO); vì thế, khó có thể bằng một văn bản hướng dẫn mà quy định về nội dung MFN và NT cụ thể đối với tất cả nhóm đối tượng hàng hoá, dịch vụ 3.2 Về bố cục: Pháp lệnh MFN, NT bao gồm 5 Chương, 24 Điều: - Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5); - Chương II: Những quy định về MFN (từ Điều 6 đến Điều 14); - Chương III: Những quy định về NT (từ Điều 15 đến Điều 17); - Chương IV: Quản lý Nhà nước về MFN và NT (từ Điều 18 đến Điều 22); - Chương V: Điều khoản thi hành (từ Điều 23 đến Điều 24). 3.3. Về nội dung: 3.3.1 Phạm vi áp dụng: Pháp lệnh quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng MFN và NT trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. 3.3.2 Đối tượng áp dụng: - Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam; - Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài; - Đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài; - Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài. 3.3.3 Nguyên tắc áp dụng: Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế của Việt Nam được áp dụng trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, là điều kiện để Việt Nam đàm phán với các đối tác (đặc biệt là các đàm phán gia nhập WTO sau khi thông qua Pháp lệnh này). 3.3.4 Nội dung cụ thể 3.3.4.1. Quy định về MFN www.trungtamwto.vn 6 Trung tâm WTO - VCCI Về các trường hợp áp dụng MFN (để trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì Việt Nam áp dụng MFN”), Điều 6 Pháp lệnh quy định nguyên tắc MFN được áp dụng (một phần hoặc toàn bộ) trong các trường hợp sau đây: - Pháp luật Việt Nam quy định áp dụng MFN (tức là trong những văn bản pháp luật cụ thể có quy định áp dụng MFN cho từng vấn đề/lĩnh vực thương mại cụ thể); - Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng MFN (WTO hoặc các Hiệp định thương mại - đầu tư mà Việt Nam tham gia có quy định về nghĩa vụ MFN cho các thành viên); - Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng MFN đối với Việt Nam (thực chất là các trường hợp “có đi có lại”, các nước áp dụng cho hàng hoá dịch vụ Việt Nam thì Việt Nam cũng áp dụng MFN trở lại cho hàng hoá dịch vụ của họ); - Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định (đây là quy định mở cho phép Chính phủ có thể linh hoạt cho áp dụng MFN cho những trường hợp đặc biệt không thuộc 03 trường hợp nói trên) Việt Nam đã cam kết đối xử MFN với bao nhiêu nước? Theo danh sách cập nhật tại Công văn của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) số 0622/BTM-PC ngày 26/1/2007 thực hiện ngay sau khi Việt nam gia nhập WTO thì tổng số các nước và vùng lãnh thổ đã có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam là 164 nước và vùng lãnh thổ (trong đó 149 nước và vùng lãnh thổ là thành viên WTO). Về nội dung cụ thể của nguyên tắc MFN, Pháp lệnh có quy định riêng về nội dung nguyên tắc này đối với các lĩnh vực cụ thể như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Điều này cũng xuất phát từ tính khác biệt đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể được áp dụng MFN. MFN trong thương mại hàng hoá www.trungtamwto.vn 7 Trung tâm WTO - VCCI Nguyên tắc MFN trong thương mại hàng hoá được định nghĩa là việc “đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ một nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến một nước thứ ba” (Điều 3.1 Pháp lệnh). Hiểu một cách đơn giản, với nguyên tắc này, Việt Nam không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá từ các nước khác nhau nhập khẩu vào Việt Nam, cũng không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Về phạm vi áp dụng của nguyên tắc này, theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh thì việc không phân biệt đối xử MFN được áp dụng đối với: - Thuế (ví dụ như thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu đánh vào hàng xuất khẩu) - Các khoản phí đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (ví dụ như phụ thu nhập khẩu, các khoản thu thay đổi theo từng thời kỳ, thuế tiêu thụ hoặc phí xuất khẩu) - Các khoản phí thuộc bất kỳ loại nào có liên quan tới hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (ví dụ như phí hải quan, phí lãnh sự, phí kiểm tra chất lượng) - Các khoản phí đánh vào việc chuyển khoản thanh toán quốc tế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (ví dụ như phí do nhà nước thu khi thực hiện chuyển khoản) - Các biện pháp đánh các khoản thuế và phí (ví dụ như biện pháp đánh giá giá trị cơ sở để tính thuế hoặc phí hoặc hình thức tìm thông tin để tính lượng thuế/phí phải thu hoặc quyết định mức độ thiệt hại để sử dụng thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng) - Tất cả các quy định và thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu và nhập khẩu (ví dụ yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể hoặc thông báo khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu) www.trungtamwto.vn 8 Trung tâm WTO - VCCI - Các khoản thuế nội địa và phí nội địa (thu trực tiếp hoặc gián tiếp) (ví dụ như thuế bán hàng, phí do các cơ quan địa phương thu) - Các luật lệ, quy định và yêu cầu ảnh hưởng tới việc bán hàng trong nước đối với việc tiêu thụ, mua hàng, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào (ví dụ như yêu cầu về chứng nhận chất lượng, các hạn chế có liên quan tới việc chuyên chở, lưu kho hoặc các kênh bán lẻ, yêu cầu đóng gói đặc biệt hay việc hạn chế sử dụng). Về các ngoại lệ, mặc dù đã có quy định chung về các trường hợp áp dụng MFN, Pháp lệnh có quy định về những trường hợp ngoại lệ mà MFN sẽ không áp dụng trong thương mại hàng hoá, bao gồm: - Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt Nam là thành viên (ví dụ Việt Nam tham gia AFTA trong khuôn khổ ASEAN với các mức cam kết giảm thuế nhập khẩu mạnh hơn so với cam kết giảm trong khuôn khổ WTO; và ưu đãi này được xem là ngoại lệ của nguyên tắc MFN chung - tức là Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp theo AFTA cho các nước ASEAM mà không có nghĩa vụ áp dụng chung mức thuế này cho các nước ngoài ASEAN); - Các ưu đãi dành cho các nước có chung đường biên giới với Việt Nam trên cơ sở các hiệp định song phương (ví dụ ưu đãi mà hiện Việt Nam đang áp dụng với hàng hoá từ Lào); - Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển (ngoại lệ này thường biết tới dưới tên quy tắc GSP mà nước nhập khẩu có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể - quy định này hiện nay ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có tiền lệ); - Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh mà Việt Nam là thành viên; - Hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ; www.trungtamwto.vn 9 Trung tâm WTO - VCCI MFN trong thương mại dịch vụ Nguyên tắc MFN trong thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc “đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba”. Với nguyên tắc này, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và các dịch vụ tương tự nhau nhưng đến từ các nước khác nhau sự đối xử bình đẳng. Như vậy điểm khác biệt đầu tiên giữa MFN trong hàng hoá và MFN trong dịch vụ là đối với trường hợp thứ nhất đối tượng nhắm tới là chỉ là hàng hoá (không bao gồm chủ thể sản xuất ra hàng hoá) thì ở trường hợp thứ hai MFN lại áp dụng đối với cả dịch vụ lẫn chủ thể cung cấp dịch vụ (điều này được lý giải là trong hầu hết các trường hợp, không thể tách rời dịch vụ với người cung cấp dịch vụ). Điểm khác biệt thứ hai là MFN trong thương mại dịch vụ có phạm vi áp dụng là các biện pháp điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam (mà không liệt kê cụ thể các biện pháp như trong trường hợp MFN đối với thương mại hàng hoá). Bởi các vấn đề về dịch vụ bao hàm cả nhà cung cấp dịch vụ nên các biện pháp áp dụng có thể rất đa dạng, và không chỉ dừng lại ở các loại thuế, phí như đối với hàng hoá nên khó có thể liệt kê hết (ví dụ các biện pháp áp dụng cho người cung cấp dịch vụ như giấy phép hành nghề, chứng chỉ ). Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng MFN trong lĩnh vực dịch vụ cũng đa dạng hơn so với ngoại lệ đối với MFN trong thương mại hàng hoá (do mức độ cam kết nhượng bộ về dịch vụ giữa các nước còn hạn chế hơn rất nhiều so với thương mại hàng hoá), cụ thể bao gồm: - Các ngoại lệ ghi nhận trong bản thân các điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) mà Việt Nam là thành viên; - Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; - Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong các thoả thuận khu vực hoặc các thoả thuận thương mại tự do (về www.trungtamwto.vn 10 Trung tâm WTO - VCCI nguyên tắc các thoả thuận kiểu như vậy có giá trị ưu tiên áp dụng so với nguyên tắc MFN trong khuôn khổ WTO); - Đấu thầu cung cấp dịch vụ cho các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của chính phủ. Danh sách các ngoại lệ này cũng để mở cho Chính phủ có thể bổ sung các trường hợp khác phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng thời kỳ. Nguyên tắc là vậy nhưng trên thực tế thế giới cũng như Việt Nam, việc áp dụng MFN trong dịch vụ hạn chế rất nhiều so với MFN trong thương mại hàng hoá bởi có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ chưa có cam kết hoặc không cam kết MFN hoặc cam kết MFN nhưng với rất nhiều điều kiện. So với thương mại hàng hoá, mức độ mở cửa thị trường của thương mại dịch vụ còn rất hạn chế. MFN trong đầu tư MFN trong đầu tư được định nghĩa là việc “đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự”. Điều này được hiểu là các khoản đầu tư, hoạt động đầu tư và các nhà đầu tư đến Việt Nam từ các nước khác nhau nhưng có các điều kiện tương tự nhau sẽ được đối xử bình đẳng ở Việt Nam. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh bao gồm: - Thủ tục, điều kiện thành lập, bán, mua lại, mở rộng cơ sở kinh doanh và các khoản đầu tư - Quy tắc quản lý, điều hành, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khoản đầu tư; - Các biện pháp định đoạt bằng các hình thức khác. Các ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN trong đầu tư không được liệt kê cụ thể, và chỉ phải tuân thủ điều kiện “phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Điều này cũng có nghĩa phạm vi ngoại lệ [...]... hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp 2 Bối cảnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là tình huống xảy ra khi một mặt hàng được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với giá thấp hơn giá bán mặt hàng đó trong điều kiện thương mại thông thường ở thị trường... biện pháp chống bán phá giá Mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá là ngăn chặn hiện tượng hàng nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam và làm triệt tiêu các thiệt hại mà hiện tượng này gây ra đối với ngành sản xuất hàng tương tự của Việt Nam Do đó, các biện pháp này có thể là: www.trungtamwto.vn 27 Trung tâm WTO - VCCI Thuế chống bán phá giá (là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng nhập - khẩu bán phá giá. .. thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền; - Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý; - Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quyết định có hoặc không áp dụng biện pháp chống bán phá giá IV- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG TRỢ CẤP 1 Văn bản quy phạm pháp luật - Pháp lệnh của. .. trên cơ sở những quy định của WTO về chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 (thường gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá của WTO) Chi tiết các nội dung Pháp lệnh dựa trên văn bản mẫu của WTO về chống bán phá giá và luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá của một số nước (mà về cơ bản là phù hợp với các quy định liên quan của WTO), nhưng được chuyển hoá,... bỏ bán phá giá của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra chống bán phá giá (là việc nhà xuất khẩu nước ngoài tự đề xuất các biện pháp nhằm loại bỏ hiện tượng bán phá giá như tự nâng giá hàng hoá hoặc hạn chế lượng nhập khẩu và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận) Bên cạnh 02 biện pháp chống bán phá giá chính thức này, còn có thể có các biện pháp chống bán phá giá. .. IV: Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (từ Điều 34 đến Điều 42); - Chương V: Điều khoản thi hành (từ Điều 43 đến Điều 44) 3.3 Về nội dung: 3.3.1 Phạm vi điều chỉnh: Pháp lệnh về chống bán phá giá quy định đồng thời các vấn đề về nội dung (điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các loại biện pháp chống bán phá giá ) và thủ tục (trình tự, nội dung điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm... khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh chống bán phá giá) đã được thông qua năm 2002 Các văn bản hướng dẫn thi hành (về nội dung, trình tự cũng như cơ cấu tổ chức các cơ quan thực thi) đã được lần lượt ban hành trong những năm sau đó nhằm từng bước hiện thực hoá công cụ này 3 Bố cục và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá Pháp lệnh về chống bán phá giá là văn bản pháp luật. .. 1 Văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá - Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam - Nghị định của Chính phủ số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam - Nghị định của Chính phủ số 04/2006/NĐ-CP... dụng biện pháp chống trợ cấp trong tất cả các trường hợp đều nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước So với các công cụ đối phó trong thương mại khác như chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng hạn chế hơn nhiều (chủ yếu do việc tính toán mức trợ cấp và biên độ trợ cấp khá phức tạp) Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định SCM chính thức có hiệu lực đối với... bị bán phá giá gây ra đối với ngành sản xuất trong nước Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy các biện pháp chống bán phá giá là một trong những công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước chống lại hành vi thương mại không lành mạnh từ nước ngoài (mà ở đây là hành vi bán phá giá) Công cụ này được thừa nhận về mặt pháp lý trong khuôn khổ WTO (và do đó là hợp pháp) , . VCCI PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC, ĐỐI XỬ QUỐC GIA, VỀ TỰ VỆ, VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC. TỐI HUỆ QUỐC (MFN) VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA (NT) 1. Văn bản quy phạm pháp luật về MFN và NT Pháp luật Việt Nam về vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc (Most-favored nation - MFN) và đối xử quốc gia (National. bản sau đây: - Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL- UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (sau đây gọi là Pháp lệnh MFN-NT):

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan