tóm tắt ý tưởng và nói lên nhận định của mình về chương viên đại pháp quan tôn giáo trong quyển anh em nhà ka-ra-ma đốp của dostoyevsky

40 770 0
tóm tắt ý tưởng và nói lên nhận định của mình về chương viên đại pháp quan tôn giáo trong quyển anh em nhà ka-ra-ma đốp của dostoyevsky

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN đề tài: Tóm tắt ý tưởng chính và nói lên nhận đònh của mình về chương “Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo” trong quyển “Anh Em Nhà Ka-ra-ma-dốp” của Dostoyevsky. 2 Đề tài: Tóm tắt ý tưởng chính và nói lên nhận đònh của mình về chương “Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo” trong quyển “Anh Em Nhà Ka-ra- ma-dốp” của Dostoyevsky. Bài làm : A. TÓM TẮT Ý TƯỞNG CHÍNH Chương “Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo” trong quyển “Anh Em Nhà Ka-ra-ma-dốp” là bản trường ca của Ivan, thỉnh thoảng có sự xen vào cuộc đối thoại của Aliôsa với Ivan. Câu chuyện của Ivan diễn ra vào thời pháp đình tôn giáo ghê rợn nhất tại Seville ở Tây Ban Nha. Trong bối cảnh những người tin vào Giêsu Kitô mong đợi và cầu xin sự 3 tái lâm của Người đã 1500 năm rồi và dựa theo thi só Nga Tyutchev, Ivan cho rằng Giêsu Kitô đã tái lâm và đi qua giữa dân của Người. Giêsu Kitô xuất hiện giữa chốn Pháp Đình và ngay lập tức được dân chúng nhận ra và cuốn theo. Phần mình, Giêsu Kitô vẫn yêu thương họ và chữa lành bệnh tật cho họ. Tất cả vụ việc này đều được Viên Đại Pháp Quan, là một Hồng Y cao niên chứng kiến. Và ngay sau đó ông giận dữ vì sự tái lâm của Giêsu Kitô và ra lệnh bắt giam Người vào ngục. Đêm xuống, Viên Đại Pháp Quan đi vào ngục thất gặp Giêsu Kitô và một cuộc đối thoại nẩy lửa diễn ra tại đó, đúng hơn là một cuộc độc thoại của con người phản kháng. 4 Đối với vò Hồng Y, sự xuất hiện của Giêsu Kitô là chọc gậy bánh xe Giáo Hội. Tất cả mọi vấn đề giờ đây không còn thuộc về Giêsu Kitô, về Thượng Đế nữa nhưng hoàn toàn do Giáo Hoàng và Giáo Hội trần thế. Tất nhiên giờ đây cho dù Giáo Hoàng và Giáo Hội trần thế có nhân danh Giêsu Kitô, (chắc chắn là sự phỉnh phờ bòp đời) chăng nữa thì tự căn bản đã là kẻ thù của nhau rồi, Giáo Hội đã đồng loã với Satan rồi. Vấn đề cơ bản nhất là tự do thì dân chúng đã đem đặt dưới chân Giáo Hoàng và Giáo Hội. Tự do đích thực mà Thiên Chúa ban tặng và mong muốn nơi họ thì họ lại khước từ và cho rằng vượt quá sức của họ. Giờ đây con người chỉ biết có Giáo Hội và Giáo Hoàng chứ chẳng có 5 Chúa nào nữa cả. Ngọn cờ “bánh mì trần thế” phất phới bay cao trong khi đó ngọn cờ “bánh mì trời” thì bò hạ xuống xếp xó là vậy. Với cái nhìn hiện sinh thì ba vấn đề mà Giêsu Kitô đã phải chòu thử thách thû nào (Mt 4,1-13) thì giờ con người cũng phải đối diện như vậy, đây là ba vấn đề muôn đời; phép lạ, bí nhiệm và quyền uy. Nhưng khổ nỗi con người là con người chứ không phải là Thần Thánh, vì thế họ bằng lòng với sự yếu đuối (không chòu phấn đấu vươn lên như lòng Trời mong mỏi), cam lòng với châm ngôn “mọi việc đều được phép”. Trong bản trường ca của Ivan thì Giêsu Kitô là nhân vật chính, nhưng chẳng nói một lời nào cả. Vẫn 6 còn đâu đó con người phản kháng chân chính nơi quan niệm hiện sinh của Dostoyevsky qua việc khép lại bản trường ca của Ivan bằng cái hôn lẳng lặng và dòu dàng của Giêsu Kitô dành cho Viên Đại Pháp Quan và cụ thể là cái hôn của Aliôsa dành cho Ivan. Ivan tiếp tục muốn sống và tha thiết với cuộc đời nếu ở đâu đó Aliôsa vẫn còn tồn tại. B. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH 1. S Ự VỤ HIỆN SINH Tất nhiên không phải là Dostoyevsky vô tình mà tạo ra nhân vật Viên Đại Pháp Quan nào đó để rồi đặt lên môi miệng nhân vật này, đúng hơn là nhân vật Ivan bài trường ca “Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo” với một nội dung rất ư là khắc 7 khoải nhân sinh bất khả kháng trong đó xem hiện sinh như thể là dữ kiện sần sụi, thô mộc, một sự kiện phi lý. Những khắc khoải, những đương đầu mà Ivan đưa ra ở đây là những sự vụ muôn thû của kiếp người. Dostoyevsky thật khôn khéo và cảm thấu cuộc đời nên đã biến “ba sự cám dỗ” của Giêsu Kitô, mà thực tế là của mọi con người ‘trót lỡ’ sinh vào cuộc đời này thành ba vấn đề cũng đang dày vò tâm hồn Ivan. Ba sức mạnh này “có thể thu được lương tâm những kẻ nổi loạn yếu ớt để đem lại hạnh phúc cho họ”, đó là: phép lạ, bí nhiệm và quyền uy. a. Phép lạ Biến đá thành bánh mì là một phép lạ. Phép lạ này đâu đơn giản 8 chỉ làm cho vui mắt, vui tay, cho thoả mãn sự vụ lên đời khoe khoang, nhưng nó là sự vụ sống còn của con người đang ở cơn quyết liệt cần kíp; cơn đói. Khi đói không ăn không được, không ăn là chết, mà chết là hết, sự vụ hiện sinh tại thế đây mới là đáng kể, vì thế cần bất cứ một thứ gì đó, mà bánh mì là lương thực nói chung nhắt cho đầy bụng, làm cho con người ta tươi tỉnh lại đã rồi hãy nói gì thì nói. “Hãy cho người ta ăn no, khi ấy hãy đòi hỏi người ta phải có đạo đức”, trong khi đó hiện tại chỉ toàn là một lũ “người đói mà thôi”. Như vậy sự vụ sống còn đó là “lương thực”, lương thực cho thân xác và dó nhiên ở đây chính yếu là lương thực cho cuộc cuồng loạn tinh thần từng cơn. “Người ta sống không 9 nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn bởi…”. Bởi một lương thực nào đó xa vời quá, mơ hồ quá, nên “trong con mắt của loài người yếu đuối, vónh viễn đốn mạt và vónh viễn vô ơn, bánh mì trời sao bằng bánh mì trần thế ?” Và thế là con người đâu cần phép lạ nào cao xa bởi bàn tay Thần Thánh mà chỉ cần ở nơi con người nào đó miễn có cho họ ăn là đủ, họ chấp nhận: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Con người cần phép lạ, một phép lạ giải quyết dứt điểm “cơn phi lý trong cái cuộc hội diễn ngỗn ngang dấm dớ giữa con người khốn khổ và Thần Linh tàn khốc lai láng khôn hàn”. Con người cần phép lạ cả thể nhưng không cần biết cỗi nguồn 10 [...]... giữa Giêsu Kitô và Viên Đại Pháp Quan về những vấn đề nhân sinh thiết thân muôn thû của con người; làm thế nào con người thoát khỏi được vòng lung trạo đa đoan của kiếp người, lẽ ác và diệt vong, tự do và hạnh phúc Nhưng oái ăm thay, con người càng muốn thực hiện điều mà Giêsu Kitô khoắc khoải mong muốn làm xưa kia khi xuống cõi trần thì 17 con người càng xa rời Giêsu Kitô Càng nhân danh Giêsu Kitô... con (người) của nó Bao lâu còn dùng trí khôn cách đúng đắn, thì đứa con không thể nào đi tới những kết luận ngược với trí khôn của Người Cha Siêu Việt được Bởi vì Người Cha Siêu Việt không muốn mình là người giật dây và con của mình là những con rối2 Cần phải nhìn nhận rằng: 2 20 Xem Cỏ dại giữa giữa lúa đồng của Sự hiện hữu siêu việt của một Ông Trời không hề cản trở việc hiện hữu tất cả của con người... ra và hướng thượng vươn lên Phản kháng không phải như lũ học trò làm loạn trong lớp học để rồi “không kham nổi cuộc nổi loạn của chính mình vì đã “đuổi thầy giáo đi” mất rồi Tắt lại, phản kháng chân chính, phản kháng để rồi cuối cùng chấp nhận Đấng Chân Nhân viết hoa và mình sẽ triển nở đầy đủ xứng phận thọ tạo với hiện tính (what is) mà Hoá Công phú cho 27 3 VẤN ĐỀ CĂN BẢN VẪN LÀ TỰ DO Có lẽ trong. .. trần nữa”, “tôi không biết là ai và không muốn 3 Trong toàn chương, ít nhất 4 lần nói lên câu này 22 biết” luôn, thì đúng là phản kháng chối bỏ Siêu Việt, khước từ Ông Trời, phủ nhận Cõi Nguồn của mình Sự vụ đến nước này thì khỏi cần bàn nữa, tất cả những gì quy hướng về Thượng Đế đều bò gạt phắt ra ngoài cả rồi Đúng là một cuộc nổi loạn (rebellion) (như những đứa trẻ trong lớp học), một cuộc cách mạng... một nhân vật được cho là cái rốn của sự thông minh trong toàn bộ tác phẩm và Ivan là con người chất vấn mọi sự, trong đó có vấn đề hiện sinh Chất vấn dữ quá đến độ Ivan trở thành một tên bấn loạn, quần quại với con người mình, với tâm hồn mình Ivan trở thành một thằng người mang trong mình đầy những chất vấn khôn cùng của sự vụ con tạo quay cuồng Chất vấn cho ra nhẽ Ngài và tôi, hồ dễ ai đã hơn ai ? Cuối... rất chí lý khi viết; Tự do đã trở thành lẽ sống của phần đông, ít là trong giới có học Một con người càng trưởng thành, cả về con người nhân bản và học thức thì người đó sẽ càng nhận ra lẽ sống thiết yếu của họ là tự do Con người chỉ sống trọn khi có tự do10 đầy đủ trọn vẹn Khi xác tín như vậy thì tự do sẽ là nỗi dằn vặt đêm ngày trong họ Vấn đề thiết thân là thế và sẽ hiểu như thế nào khi em tự do... Kinh Thánh nói về việc Chúa Giêsu chòu cám dỗ Mỏi mệt vì cái cơn căng thẳng nghiệt ngã trong cuộc tranh chấp 19 ngửa ngang giữa tiếng “ừ” và tiếng “không”, giữa tương thuận và chối bỏ, con người cần phải có những lần bừng khởi để sau những lần bừng khởi, phản ứng lại đó con người sẽ dần trưởng thành, đạt đến tự do thật sự Đứa con trưởng thành trong tự do và yêu thương là đứa con đó biết tự nhận đònh... của việc mù quáng chạy theo bí nhiệm chính là mình làm gì mình cũng chẳng biết nữa Và bắt đầu người ta làm bất cứ việc gì, ngay cả những việc “trái với lương tâm của họ” c Uy quyền Lại một lần nữa con người lại trách Con Người đã vượt lên “khước từ món quà cuối cùng ấy”, đã không 13 nhận lấy thanh kiếm của Xêda” “Tại sao vậy Chúa ?” Giá như lúc đó Chúa chấp nhận sự vụ đó thì khoẻ biết mấy, đâu có chuyện... tính (what is) mà Hoá Công phú cho 27 3 VẤN ĐỀ CĂN BẢN VẪN LÀ TỰ DO Có lẽ trong toàn bộ chương Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo , hai chữ tự do được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều nhất Thật vậy vấn đề tự do đâu phải mới có từ hồi người ta làm cách mạng đòi tự do dân chủ, giải phóng nô lệ, dân đen (ở khoảng thế kỷ XVII và XVIII), nhưng vấn đề tự do đã được “rấm trấu”7 với con người xưa như trái đất vậy,... thọ trì, thì y được phép giết ông bố (là người cha) của y, hoặc ít Thomas H Green, phần nhập đề và chương I 21 ra cũng hài lòng chấp nhận để cho thiên hạ giết cha y Đứng trước cái “trăm năm trong cõi người ta” “xót người trong hội đoạn trường đòi cơn” (Truyện Kiều), “gẫm cười hai chữ nhân tình éo le” (Lục Vân Tiên), “nghó mình, mình lại thêm thương nỗi mình (Cung Oán Ngâm Khúc) thì con người ta dễ đi . Tóm tắt ý tưởng chính và nói lên nhận đònh của mình về chương Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo trong quyển Anh Em Nhà Ka-ra-ma- dốp” của Dostoyevsky. 2 Đề tài: Tóm tắt ý tưởng chính và nói. lên nhận đònh của mình về chương Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo trong quyển Anh Em Nhà Ka-ra- ma-dốp” của Dostoyevsky. Bài làm : A. TÓM TẮT Ý TƯỞNG CHÍNH Chương Viên Đại Pháp Quan Tôn. Giáo trong quyển Anh Em Nhà Ka-ra-ma- dốp” là bản trường ca của Ivan, thỉnh thoảng có sự xen vào cuộc đối thoại của Aliôsa với Ivan. Câu chuyện của Ivan diễn ra vào thời pháp đình tôn giáo

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT Ý TƯỞNG CHÍNH

  • MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

    • Sự vụ hiện sinh

      • Phép lạ

        • Bí nhiệm

        • Uy quyền

        • Con người phản kháng

          • Phải chăng không được phản kháng ?

            • Phản kháng chân chính

            • Vấn đề căn bản vẫn là tự do

              • “Dằn vặt vì tự do”

                • “Tự do lựa chọn”

                • NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan