Báo cáo đánh giá xã hội

121 177 0
Báo cáo đánh giá xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG-CECODES Địa chỉ: Số 46, Ngõ 41, Phố Đông Tác, Hà Nội; ĐT: 84-4-35765643; Fax: 84-4-3976 5322; Email: vncecodes@gmail.com ======================================================== Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz) Báo cáo đánh giá xã hội Báo cáo tổng hợp PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi GS. TS. Trịnh Duy Luân ThS. Trần Thị Minh Thi TS. Đỗ Thiên Kính ThS. Nguyễn Thị Hƣơng TS. Nguyễn Xuân Mai Hà Nội, tháng Ba năm 2012 2 Lời cảm ơn Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới cán bộ dự án của các văn phòng dự án tại các tỉnh, và cán bộ lãnh đạo tỉnh và huyện tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Bình Định. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và ngƣời dân các xã Yên Phú (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), và xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực địa. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ văn phòng Quản lí dự án trung ƣơng, đặc biệt là ông Cao Tuấn Minh, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, ông Trần Văn Huyến, bà Nguyễn Tuấn Dung, bà Nguyễn Thanh Mai đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi về mặt hậu cần. Cuối cùng, chúng tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác từ các thành viên trong Nhóm tƣ vấn đã nhiệt tình chia sẻ công việc với chúng tôi trong quá trình chuẩn bị dự án này. 3 Các chữ viết tắt BCC Truyền thông thay đổi hành vi BCHQS Ban chỉ huy quân sự BCHPCLB Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão BCHPCLB và TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn BNV Bộ Nội vụ Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ TC Bộ Tài chính Bộ TNMT Bộ tài nguyên và môi trƣờng BQLDA Ban quản lí dự án BQLDA tỉnh Ban quản lí dự án tỉnh BQLDATW Ban quản lí dự án trung ƣơng CCB Hội cựu chiến binh DAQLTT Dự án quản lí thiên tai DAQLTTVN Dự án quản lí thiên tai Việt Nam ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐGXH Đánh giá xã hội ĐTN Đoàn thanh niên HLHPN Hội liên hiệp phụ nữ Hội NDVN Hội nông dân Việt Nam IEC Thông tin-giáo dục-truyền thông KCSTĐC Khung chính sách tái định cƣ KHPTDT Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số KHST Kế hoạch sơ tán M&E Đánh giá và giám sát MTTQ Mặt trận Tổ quốc NHTG Ngân hàng thế giới PCLB Phòng chống lụt bão QLRRTT Quản lí rủi ro thiên tai QLRRTTCD Quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Sở LĐTBXH Sở lao động-thƣơng binh-xã hội Sở NNPTNT Sở nông nghiệp và phát triên nông thôn Sở TNMT Sở tài nguyên môi trƣờng TKCN Tìm kiếm cứu nạn TLN Thảo luận nhóm TTDBKTTV Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn Trung ƣơng TTPCTTCA Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á TTGD Các hoạt động truyền thông, giáo dục TTNCNT Truyền thông nâng cao nhận thức UBCT Ủy ban cứu trợ UBND Ủy ban nhân dân UBND huyện Ủy ban nhân dân huyện UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh BCHPCLB Ủy ban phòng chống lụt bão BCHPCLBTW Ủy ban phòng chống lụt bão trung ƣơng 4 Mục lục Các chữ viết tắt 3 Tóm tắt báo cáo 6 I. Giới thiệu 9 1.1. Mục tiêu của dự án 10 1.2. Hợp phần của dự án 10 1.3. Mục đích của đánh giá xã hội 11 1.3.1. Phạm vi của dự án 11 1.3.2. Các khía cạnh phân tích chính 12 II. Phƣơng pháp của đánh giá xã hội 13 2.1. Phƣơng pháp định lƣợng 13 2.2. Phƣơng pháp định tính 14 2.3. Xử lí và phân tích số liệu 16 III. Tình hình kinh tế xã hội và thiên tai tại 10 tỉnh có dự án 16 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 16 3.2. Tình hình thiên tai và thiệt hại từ 2000-2010 20 3.2.1. Nghiên cứu trƣờng hợp Quảng Nam 26 3.2.2. Nghiên cứu trƣờng hợp Đà Nẵng 30 3.2.3. Nghiên cứu trƣờng hợp Thanh Hóa 34 IV. Công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai 38 4.1. Tổ chức 38 4.2. Công tác chuẩn bị của chính quyền địa phƣơng 46 4.3. Công tác chuẩn bị của ngƣời dân địa phƣơng 55 4.4. Di cƣ, các chính sách tái định cƣ và các nhóm dễ bị tổn thƣơng 67 V. Công tác đối phó với thiên tai 1 5.1. Công tác đối phó của chính quyền địa phƣơng 1 5.2. Công tác đối phó của cộng đồng và hộ gia đình 4 VI. Các nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai 6 6.1. Thống kê thiệt hại 6 6.2. Khắc phục hậu quả 7 5 6.3. Vai trò của chính quyền và Mặt trận tổ quốc trong việc phân bổ các nguồn cứu trợ và vấn đề minh bạch hóa 10 VII. Tác động của dự án 17 7.1. Các tác động tích cực 17 7.2. Các ảnh hƣởng tiêu cực có thể xảy ra 19 VIII. Kết luận và khuyến nghị 19 8.1. Khuyến nghị cho hợp phần 1: Về khía cạnh thể chế: 20 8.2. Khuyến nghị cho hợp phần 2: Củng cố hệ thống dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm 21 8.3. Khuyến nghị cho hợp phần 3: Sự tham gia của cộng đồng 21 8.4. Khuyến nghị cho hợp phần 4: Ƣu tiên cho đầu tƣ giảm nhẹ tác hại của thiên tai 23 8.5. Khuyến nghị cho hợp phần 5: Quản lí dự án 23 PHỤ LỤC 25 Phụ Lục 1. Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, bảng kiểm 25 Phụ lục 2: Các trận bão vào các tỉnh tại Việt Nam từ 1961-2010 44 Tài liệu tham khảo 52 6 Tóm tắt báo cáo Đánh giá xã hội này đƣợc thực hiện nhằm cung cấp thông tin về quy mô và các hoạt động can thiệp mà dự án cần đƣợc thiết kế dựa trên sự hiểu biết về cách mà những ngƣời thực hiện dự án có thể tối đa hóa các tiềm năng và nguồn lực (cả về nhân lực và nguồn lực tài chính) cần thiết nhằm đạt đƣợc mục tiêu của dự án. Việt Nam rất dễ bị ảnh hƣởng bởi bão, lụt, biển xâm thực, lở đất, hạn hán và cháy rừng. Bão và lụt là những thiên tai thƣờng gặp nhất. Mƣa lớn kèm theo bão thƣờng làm mực nƣớc sông dâng cao rất nhanh, gây nên lụt, lở đất và xói mòn khu vực lƣu vực sông. Bão gây ra các hậu quả nghiêm trọng không chỉ khi vào đất liền mà còn đe dọa tính mạng ngƣời dân sinh sống ở các hòn đảo hoặc làm việc trên các tàu thuyền trên biển. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thiên tai, chủ yếu là bão và lụt, đã khiến hàng nghìn ngƣời chết và bị thƣơng, và thiệt hại tài sản khoảng 50 nghìn tỉ đồng cho ngƣời dân tại các tỉnh dự án. Với kinh nghiệm hàng thế kỷ trong việc đối phó với các mất mát và thiệt hại của rất nhiều thiên tai, một cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (BCHPCLB) và Ủy ban tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cấp trung ƣơng đã đƣợc thành lập và tại tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã các hoạt động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đƣợc kết hợp trong một Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCHPCLB và TKCN). Nhìn chung, BCHPCLB và TKCN các cấp tại các tỉnh có dự án hoạt động khá giống nhau, theo sự hƣớng dẫn của BCHPCLB và Ủy ban TKCN Trung ƣơng. BCHPCLB và TKCN có các kế hoạch cho một loạt các hoạt động, từ gia cố và bảo vệ các công trình trọng điểm, chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, đối phó và phục hồi sau thiên tai. Các biện pháp công trình cho hoạt động PCLB nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn là các biện pháp phi công trình. Gần đây quản lí thiên tai dựa vào cộng đồng đã nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn trƣớc. Nói chung, những ngƣời đƣợc hỏi là lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã đều thể hiện hiểu biết rất tốt về các rủi ro thiên tai và nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong vai trò của họ. Họ ý ‎‎thức đƣợc trách nhiệm của mình và thể hiện sự sẵn sàng thực hiện công việc với chất lƣợng cao. Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt thể hiện nhiều sáng kiến sống chung và thích ứng với điều kiện có thiên tai thƣờng xảy ra do bão lụt. Họ thể hiện tính sẵn sàng tham gia và chia sẻ chi phí quản l‎í rủi ro thiên tai. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số hạn chế cần đƣợc khắc phục để nâng cao hiệu quả sự chuẩn bị, đối phó và phục hồi sau thiên tai. Dƣới đây là một số khuyến nghị từ báo cáo đánh giá xã hội: Khuyến nghị cho hợp phần 1: Về khía cạnh thể chế:  Xây dựng một cơ chế cho tất cả các ngành trong những tỉnh thƣờng xuyên có thiên tai để lồng ghép QLRRTT vào các kế hoạch phát triển ngành và địa phƣơng; các phƣơng án khác nhau nhằm đối phó và khắc phục hậu quả cần đƣơc tính đến từ đầu (chứ không chỉ sau khi thiên tai xảy ra).  Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, và hỗ trợ hợp tác liên ngành. 7  Để phụ nữ tham gia vào các Ban PCLB ở tất cả các cấp bởi vì phụ nữ thƣờng nhạy cảm hơn với những nhu cầu của phụ nữ và họ hiểu những mối nguy hiểm cũng nhƣ những cơ hội cho phụ nữ tốt hơn nam giới;  Hỗ trợ công tác xây dựng đội ngũ các cán bộ chuyên trách về QLRRTT và PCLB: Cân nhắc thành lập một trung tâm QLRRTT chuyên trách cấp tỉnh. Hiện nay phần lớn cán bộ của BCHPCLB và TKCN là các cán bộ kiêm nhiệm và có thể bị thay đổi mỗi năm. Hình thức tổ chức này khiến cán bộ khó tích lũy kinh nghiệm và không khuyến khích họ gắn bó với công việc. Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định đã thành lập Trung tâm Kiểm soát và giảm nhẹ thiên tai với các cán bộ chuyên trách. Đây là một bƣớc rất tốt trong việc gây dựng các cán bộ chuyên nghiệp cho hoạt động PCLB. Mô hình này cần đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng để phát triển cán bộ chuyên môn phù hợp cho công tác PCLB.  Cần xây dựng một cơ chế có hỗ trợ bổ sung, bao gồm cả hỗ trợ về tiền mặt, cho các nhân viên PCLB và Ủy ban cứu trợ trong thời gian xảy ra thiên tai.  Cần rà soát lại việc tổ chức phân phối tiền/hàng cứu trợ ở địa phƣơng (khuyến nghị cho cấp địa phƣơng).  Xem xét lại Nghị định 64/2008/ND-CP. Nghị định này điều chỉnh việc gây quỹ và phân phối tiền/hàng cứu trợ cho các nạn nhân của thiên tai mà theo ý kiến nhiều ngƣời có liên quan còn chƣa phản ánh tốt thực tế các nỗ lực cứu trợ, đặc biệt về giới hạn thời gian của hoạt động cứu trợ và về vai trò bao trùm của Mặt trận Tổ quốc. Có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại nghị định này có tính đến thực tế của các hoạt động cứu trợ khẩn cấp của các tỉnh trong thời gian gần đây (mở rộng thời hạn cứu trợ, nâng cao vai trò của các tổ chức/cá nhân khác ngoài MTTQ tham gia cứu trợ, và các vấn đề khác có liên quan). Khuyến nghị cho hợp phần 2: Củng cố hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm  Nâng cao chất lƣợng hệ thống dự báo thời tiết để đƣa ra thông tin kịp thời và chính xác về các hiện tƣợng thời tiết, đặc biết là ở các vùng hay bị thiên tai dọc theo lƣu vực sông; xây dựng năng lực dự báo thời tiết ở địa phƣơng;  Cải thiện hệ thống cảnh báo sớm về lụt bão trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phát triển hệ thống thông tin địa phƣơng về cảnh báo bão lụt thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở địa phƣơng. Cần có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn cho ngƣời dân, cung cấp cho họ thông tin chính xác và kịp thời về các nguy cơ của thiên tai. Khuyến nghị cho hợp phần 3: Sự tham gia của cộng đồng  Nâng cấp hệ thống thông tin hiện có nhằm cải tiến các hoạt động thông tin-giáo dục- truyền thông (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC) cho các nỗ lực PCLB.  Cần đặc biệt quan tâm tới các hoạt động PCLB và QLRRTT dựa vào cộng đồng, đặc biệt là: o Nâng cao nhận thức của các lãnh đạo và cán bộ trong tất cả các ngành, đặc biệt là những ngƣời không phải là thành viên của BCHPCLB địa phƣơng và phụ nữ. o Thực hành diễn tập hàng năm; o Xây dựng các liệu truyền thông IEC và BCC, chú ý đến các sáng kiến và kinh nghiệm tại địa phƣơng và những bài học rút ra ở nơi khác. o Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời nghèo, phụ nữ và ngƣời dân tộc thiểu số. 8 o Khuyến khích các gia đình trong vùng hay bị bão lụt có áo phao có dùng còi và đài phát thanh. o Nâng cao khả năng đối phó với lũ lụt lớn. o Có dự trữ khi có thiên tai, đài phát thanh địa phƣơng cần dành toàn bộ thời gian phát thanh (24 giờ một ngày) cho việc thông báo đến ngƣời dân về tình hình thiên tai và các hƣớng dẫn cần thiết để sinh tồn. o Truyền thông cho công tác chuẩn bị cần đặc biệt chú ý‎ tới những ngƣời cho rằng họ có nguy cơ thấp về thiên tai. Đối với những ngƣời sống ở nơi mà thiên tai tỏ ra ít nguy hiểm hơn, nhƣ những ngƣời sống ở nhà kiên cố nơi đất cao, hoặc những ngƣời sống ở các vùng mà lũ lụt thƣờng chỉ tác động đến sản xuất nông nghiệp (nhƣ ở điểm nghiên cứu ở Thanh Hóa), nhiều ngƣời trong số họ thƣờng có tâm lý chủ quan về bão lụt. Trong trƣờng hợp có thiên tai nghiêm trọng khác thƣờng, thái độ này có thể khiến họ phải trả giá đắt. Một số thiệt hại về ngƣời ghi nhận đƣợc ở các điểm nghiên cứu đã xảy ra chính vì điều này. Thái độ chủ quan là thách thức lớn đối với BCHPCLB trong việc nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng. Khuyến nghị cho hợp phần 4: Ƣu tiên cho đầu tƣ giảm nhẹ tác hại của thiên tai  Hỗ trợ công cụ và thiết bị làm việc tốt hơn cho BCHPCLB.  Hỗ trợ việc tái định cƣ cho những gia đình trong những khu vực nguy hiểm.  Xây dựng bản đồ chi tiết, rà soát lại và hoàn thiện các kế hoạch sơ tán dân căn cứ vào mức độ nguy hiểm của thiên tai đƣợc dự báo.  Hỗ trợ xây dựng những căn nhà an toàn trong những xã thƣờng xuyên xảy ra thiên tai (bão lụt). Mô hình của những căn nhà an toàn do dân tự làm nhƣ Nhà Xanh ở xã Đại Lãnh (Quảng Nam), hay nhà nổi ở xã Tân Hòa (Quảng Bình) cần đƣợc hỗ trợ với sự tham gia của ngƣời dân trong xã. Khuyến nghị cho hợp phần 5: Quản lí dự án  Xây dựng hệ thống thông tin quản lí về thiên tai và cơ chế chia sẻ thông tin cho tất cả các tỉnh và ở tất cả các cấp;  Thống kê các thông tin về thiên tai có tách riêng theo giới tính và dân tộc cần đƣợc xem nhƣ yêu cầu bắt buộc.  Các phƣơng pháp thống kê thiệt hại cần đƣợc cải tiến để có số liệu nhanh hơn sau thiên tai thì mới kịp thời thực hiện đƣợc các biện pháp cứu trợ.  Cân nhắc việc thành lập quỹ hỗ trợ cho quản lí thiên tai để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị, đối phó và phục hồi. 9 I. Giới thiệu Việt Nam là một trong những nƣớc dễ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai nhất trên trên thế giới bởi các đặc điểm địa lí, địa hình, cơ cấu kinh tế và phân bố dân cƣ. Việt Nam rất dễ bị bão, lụt, nƣớc biển dâng cao, lở đất, hạn hán và cháy rừng. Ví dụ, trung bình một năm Việt Nam phải chịu khoảng 5 trận bão nhiệt đới, trong đó có một phần ba đƣợc xếp vào loại bão nhiệt đới cấp độ mạnh. Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng hơn vào mùa gió mùa, với ngập lụt ở vùng lƣu vực sông và lũ quét (cùng với lở đất). Mặc dù các dữ liệu lịch sử không ghi nhận sự gia tăng các thiên tai lớn ở Việt Nam, thiệt hại gần đây đƣợc ƣớc tính cao hơn nhiều so với trƣớc đây, chủ yếu là do sự phát triển mạnh về kinh tế và đầu tƣ trên khắp cả nƣớc trong vòng hai thập kỷ vừa qua đã khiến cho mật độ các công trình hạ tầng và hoạt động kinh tế dày đặc hơn nên nếu có thiên tai thì tổn thất cũng lớn hơn. Mặc dù vậy, trong tƣơng lai dự báo các thiên tai có thể còn tăng cao hơn về mật độ và mức độ. Cùng với các dự báo về mực nƣớc biển tăng cao và nhiều biến đổi về thời tiết, kinh tế-xã hội Việt Nam, nằm dọc theo dải bờ biển hẹp và nằm ở vùng lƣu vực sông Hồng và sông Cửu Long, đƣợc đánh giá là có nhiều nguy cơ bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu. Dựa trên các kinh nghiệm trƣớc đây, trên nền tảng của Chiến lƣợc quốc gia và các kế hoạch đi kèm, dự án mới về thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đã đƣợc đề xuất, gọi là Dự án Quản lí Thiên tai Việt Nam. Dự án này đƣợc xây dựng trên các bài học từ các dự án trƣớc đây và bao gồm các khía cảnh của việc giảm thiểu rủi ro ở quy mô mà những dự án trƣớc chƣa hỗ trợ, chẳng hạn nhƣ hệ thống cảnh báo sớm và quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Những điểm khác biệt chính giữa dự án đề xuất và dự án giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia trƣớc đây là:  Dự án không tài trợ cho tái thiết/phục hồi sau thiên tai vì đã có Dự án bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ này.  Hỗ trợ tăng cƣờng năng lực và cơ sở hạ tầng để giảm thiểu rủi ro theo phƣơng thức lồng ghép hai nhiệm vụ này trong bối cảnh cụ thể của các lƣu vực sông đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng bởi thiên tai. Trong Dự án quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP), việc đầu tƣ vào các hạng mục công trình và hỗ trợ quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đã không đƣợc liên kết với nhau và dàn trải trên toàn quốc, từ bắc đến nam.  Các biện pháp công trình và phi công trình đƣợc lồng ghép, tập trung vào các lƣu vực sông lớn ở miền Trung vì đây là khu vực bị thiên tai nhiều nhất ở Việt Nam. Các lƣu vực sông này là Sông Cả, sông Mã, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc- Trà Bồng và sông Côn trải rộng ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định và Ninh Thuận cũng sẽ tham gia vào dự án.  Vì Việt Nam là nƣớc thƣờng xuyên phải đối mặt với những hiểm họa thiên tai liên quan đến bão lũ và biến đổi khí hậu, do vậy, hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời tiết chính xác trong từng khu vực có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu các tổn thất. Dự án này sẽ tăng cƣờng công tác dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm, đồng thời tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. 10  Dự án này sẽ tiếp tục các giải pháp của dự án trƣớc, nhƣng với quy mô lớn hơn, để hỗ trợ quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng. Địa bàn của dự án nằm ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, là nơi thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi thiên tai nhƣ bão, lụt, lở đất, xói mòn… Những thiên tai này gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản. Bốn hệ thống sông tuy ngắn nhƣng rất dốc. Dự án sử dụng cách tiếp cận lồng ghép các lƣu vực sông để giảm thiểu rủi ro thiên tai tại các vùng dễ bị ảnh hƣởng, do vậy dự án đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực về mặt môi trƣờng. 1.1. Mục tiêu của dự án Mục tiêu chính của dự án là Nhằm hỗ trợ triển khai Chiến lƣợc phòng tránh, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai bằng cách tăng cƣờng khả năng chống chịu (resilience) của ngƣời và tài sản đối với hiểm họa thiên nhiên tại những lƣu vực sông lớn đƣợc lựa chọn của miền Trung Việt Nam thông qua các đầu tƣ chọn lọc và xây dựng năng lực. Mục tiêu này sẽ đạt đƣợc thông qua các điều sau:  Tăng cƣờng khả năng của các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai của quốc gia, của tỉnh và của địa phƣơng để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro, do đó giảm tổn thất về ngƣời, giảm hƣ hỏng về tài sản và giảm sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế.  Cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin cho ngƣời dân và các bên có liên quan có thể triển khai hành động kịp thời và hiệu quả hơn, nhằm giảm nhẹ các thiệt hại thiên tai và ứng phó đƣợc với các điều kiện thời tiết một cách tổng quát hơn; và  Thực hiện các biện pháp công trình nhằm giảm thiểu rủi ro của bão nhiệt đới và rủi ro bão khác trong khu vực có ƣu tiên cao. Điều này có thể thực hiện đƣợc thông qua đầu tƣ cho các cơ sở hạ tấng quy mô trung bình đến lớn của cấp bộ và tỉnh và những can thiệp quy mô nhỏ đƣợc xác định và tiến hành bởi các xã dễ bị tổn thƣơng. 1.2. Hợp phần của dự án Dự án gồm 5 hợp phần: Hợp phần 1: Tăng cƣờng thể chế (7 triệu USD) nhằm nâng cao khả năng lập Kế hoạch Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (DRM) tại các cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp tỉnh. Hợp phần sẽ giúp cho việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu giảm thiểu rủi ro thiên tai để theo dõi tiến trình hoạt động và tăng cƣờng năng lực của Trung tâm Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai (CDPM) Quốc gia mới thành lập, cải thiện/mở rộng việc lập kế hoạch quản lý thiên tai tổng hợp, hỗ trợ việc lập bản đồ và phân vùng thiên tai ở cấp tỉnh, hỗ trợ việc quản lý cơ sở dữ liệu an toàn đập, hỗ trợ thêm cho việc thiết kế tiêu chuẩn xây dựng an toàn chống thiên tai trên các vùng địa lý khác nhau; và tăng cƣờng truyền thông về quản lý thiên tai. Hợp phần 2: Tăng cƣờng khả năng của hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm (30 triệu USD). Hợp phần này nhằm tăng cƣờng năng lực cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh về các hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm thông qua việc trang bị các phƣơng tiện quan trắc khí tƣợng thủy văn hiện đại và các cơ sở truyền thông, phát triển các cơ sở dữ liệu tốt hơn, tăng cƣờng các hệ thống phổ biến về thời tiết và cảnh báo sớm cho các đối tƣợng cƣ dân khác [...]... nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý dự án, bao gồm việc chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và giám sát thực thi chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, quản lý tín dụng và tài chính, v.v… Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ phát triển hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) cho dự án 1.3 Mục đích của đánh giá xã hội Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành nhằm xác định phạm vi và các dạng hoạt động can thiệp của dự án cần đƣợc... lí thiên tai tổng hợp trên toàn lƣu vực sông Đối với mục đích của đánh giá xã hội, hai lƣu vực sông đƣợc chọn làm địa bàn nghiên cứu là: lƣu vực sông Mã ở Thanh Hóa thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, và lƣu vực sông Vu Gia-Thu Bồn ở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc vùng duyên hải miền Trung 11 1.3.2 Các khía cạnh phân tích chính Đánh giá xã hội đƣợc thiết kế để cung cấp thông tin quan trọng cho quy trình... chế trong nhóm chuẩn bị dự án sẽ có nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn về vấn đề này nhƣng Tƣ vấn đánh giá xã hội có thể xem xét vấn đề này từ góc độ xã hội) g Xác định xem liệu những biện pháp cải thiện mà Dự án dự định sẽ sử dụng có tác động tiêu cực đến ngƣời dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thƣơng hay không? Đánh giá phạm vi tác động và các nhóm dân tộc thiểu số tiềm năng có thể bị ảnh hƣởng h Xác định... sinh sống Tham khảo công việc của Hội chữ thập đỏ trong khuôn khổ chƣơng trình hỗ trợ Chính phủ xây dựng và làm nhà kiên cố tránh thiên tai cho ngƣời dân trong khu vực dễ bị tổn thƣơng Đánh giá xem liệu chƣơng trình có thực thi các biện pháp chính sách an toàn đầy đủ đáp ứng yêu cầu OP 4.12 của WB về tái định cƣ không tự nguyện hay không? II Phƣơng pháp của đánh giá xã hội 2.1 Phƣơng pháp định lƣợng Điều... thể thấy trong các báo cáo của các nhóm tƣ vấn khác 2.2 Phƣơng pháp định tính Phân tích bao hàm nhiều loại tài liệu khác nhau, nhƣ báo cáo thông kê hàng năm về bão lụt và tìm kiếm cứu nạn cho thời kỳ từ năm 2000 đến 2010, các tài liệu và số liệu của BCHPCLB và TKCN, tài liệu cấp tỉnh thu thập đƣợc từ điền dã và trên trang điện tử của các tổ chức, báo cáo thống kê hàng năm cấp huyện, xã, tài liệu từ các... 1080/QD-UBND do Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam ngày 07/04/ 2011 So với Thanh Hóa và Đà Nẵng, mức độ thiệt hại của Quảng Nam do thiên tai lớn hơn gấp nhiều lần Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành ở cấp tỉnh tới cấp hộ gia đình, trong đó tham vấn cộng đồng đƣợc tiến hành ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc 26 Huyện Đại Lộc là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở lƣu vực sông Vu Gia và sông Côn Đại Lộc có 18 xã và... 2 55 2005 16 130 2006 2 50 2007 26 1100 2008 1 300 2009 10 270 Tổng 324 3256 Nguồn: Báo cáo tình hình thiên tai và phƣơng án của tiểu dự án phòng chống thiên tai của ban quản lý dự án thiên tai tỉnh Thanh Hóa Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành từ cấp tỉnh đến cấp hộ gia đình, trong đó tham vấn cộng đồng đƣợc thực hiện ở xã Yên Phú, huyện Yên Định 1 Theo tài liệu trích dẫn ở đây thì tổng số thiệt hại về... hỗ trợ ít (Báo cáo tổng kết 4 năm 2005-2008 thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, ban chỉ đạo CTMT giảm nghèo, Đà nẵng)  Cơ chế giảm nghèo chƣa đồng bộ, chồng chéo, nhất là cơ chế hỗ trợ chƣa hƣớng vào nâng cao năng lực và nhận thức, ngƣời nghèo chƣa thực sự tham gia vào thị trƣờng phát triển kinh tế: mới cho con cá, chƣa cho cần câu Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu trƣờng hợp ở Quảng Nam, đánh giá xã hội đƣợc... đó (Lãnh đạo xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) Một trong những thiên tai nặng nề nhất ở xã Đại Lãnh trong vòng 10 năm trở lại đây là cơn bão số 9 vào ngày 28 tháng 9 năm 2009 Bão kèm theo mƣa lớn đã gây lụt nặng nề, mực nƣớc dâng cao hơn so với mực nƣớc lũ năm 2006 là 1,4m, gây lụt cho hầu hết các nhà trong xã (ƣớc tính khoảng 95% nhà trong xã bị lụt năm 2009), và khoảng 1/3 số nhà trong xã ngập đến... tổng thiệt hại về vật chất ƣớc tính khoảng 27,5 tỷ đồng (UBND xã Đại Lãnh 2011) Ở vùng trũng, mực nƣớc lên tới 4m so với sàn nhà 28 Ảnh: Trƣởng Phòng khám đa khoa khu vực (liên xã) ở xã Đại Lãnh chỉ vào biển đồng đánh dấu mức nƣớc lụt năm 2009 Ảnh: Mực nƣớc lụt năm 2009 vẫn còn để lại rõ dấu vết trên tƣờng căn nhà này 29 Ảnh: Một phụ nữ xã Đại Lãnh mô tả mực nƣớc lũ năm 2009 Lũ lụt còn gây nguy hiểm . ======================================================== Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz) Báo cáo đánh giá xã hội Báo cáo tổng hợp PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi GS. TS. Trịnh Duy Luân ThS. Trần Thị. phát triển hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) cho dự án. 1.3. Mục đích của đánh giá xã hội Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành nhằm xác định phạm vi và các dạng hoạt động can thiệp của dự. Mục lục Các chữ viết tắt 3 Tóm tắt báo cáo 6 I. Giới thiệu 9 1.1. Mục tiêu của dự án 10 1.2. Hợp phần của dự án 10 1.3. Mục đích của đánh giá xã hội 11 1.3.1. Phạm vi của dự án 11 1.3.2.

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan