Tiểu luận Quản lý nhà nước về vấn đề đổi đất lấy cơ sở hạ tầng

25 1.3K 12
Tiểu luận Quản lý nhà nước về vấn đề đổi đất lấy cơ sở hạ tầng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư phát triển hạ tầng là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội. Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn đầu tư lại có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều năm gần đây, Việt Nam đã mở dần lĩnh vực đầu tư hạ tầng cho tư nhân trong và ngoài nước tham gia thông qua các hình thức đầu tư như BOT, BTO và BT, và mới đây nhất là mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) cũng đã được chính thức hóa Có thể nói nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình đổi đất đã đang và sẽ tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ trong nhận thức và sự nâng cao trình độ văn hoá, xã hội. Quá trình học tập môn Quản lý nhà nước về kinh tế, Tổ 3 lớp cao học quản lý kinh tế K19L2 Đại học kinh tế - ĐHQGHN nhận thấy việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cho việc xây dựng hạ tầng cơ bản là một vấn đề nhạy cảm, bức xúc và được nhiều người đang quan tâm hiện nay. Chính vì thế nhóm đã nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về vấn đề đổi đất lấy cơ sở hạ tầng ”. Kết cấu nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Khái quát chung về đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ tầng Chương II: Thực trạng thực hiện chương trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian qua trong giai đoạn 2005-2010 Chương III: Những Giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang tính lý luận gắn với thực tiễn, do thời gian có hạn và kinh nghiệm của các thành viên Nhóm 3 QLKT K19L2 vẫn còn nhiều điều phải học hỏi, nên bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Rất mong được sự góp ý, chỉnh lý của Thầy Giáo PGS.TS. Phan Huy Đường cùng các bạn trong lớp Cao học quản lý kinh tế K19L2 để đề tài của Nhóm 3 được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy giáo và các bạn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG 1. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển: 1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư: Đầu tư là sự bỏ ra các nguồn tài lực ở hiện tại vào lĩnh vực kinh tế nhằm đạt được những kết quả về lợi ích kinh tế cao hơn, có lợi hơn cho nhà đầu tư trong tương lai. Hay có thể nói Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt được những lợi ích lâu dài trong tương lai Nguồn tài lực ở hiện tại có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là tài sản, tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điêù kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất tài nguyên thiên nhiên, tài sản trí tuệ là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Đầu tư có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau: - Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. - Đầu tư thương mại: Đó là sự đầu tư nhằm thu lơi nhuận do sự chênh lệch giá giữa thời điểm mua và thời điểm bán, là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển. - Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế . Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế: Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất và sức lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của nó trong nền kinh tế được thể hiện ở các mặt sau : - Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu: Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thường từ 24%-28%. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cân bằng tăng. Về tổng cung: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại tiếp tục kích thích sản xuất phát triển và nó là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. - Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế : Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sư thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng một lúc là yếu tố duy trì sư ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia . - Đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Mọi con đường để có công nghệ dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư . Do vậy tất cả các con đường đổi mới công nghệ đều phải gắn với nguồn vốn đầu tư. - Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư. Do đó đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế và sư cân đối giữa các vùng, các ngành . - Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế . Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho bát kì quốc gia nào trong quá trình phát triển. 1.3. Phân loại Nguồn vốn đầu tư : ( anh chị chú ý bổ sung, cải biên hoàn thiện phần này) 1.3.1 Nguồn vốn trong nước * Nguồn vốn nhà nước. Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. * Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: - Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp). + Tập quán tiêu dùng của dân cư. + Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội. * Thị trường vốn. Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được. 1.3.2 Nguồn vốn nước ngoài. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau: - Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF; - Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; - Đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 1.4 Bản chất của nguồn vốn đầu tư Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang cho nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể nhỏ hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai. Như vậy, trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. 1.5.Đầu tư công trình hạ tầng 1.5.1.Khái niệm công trình hạ tầng Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như nhà ở, đi lại ,học hành chữa bệnh phục vụ sản xuất và dân sinh … Đối với các công trình hạ tầng thuộc các vùng đặc biệt khó khăn ,vùng sâu vùng xa và đồng bằng thiểu chủ yếu là công trình hạ tầng có quy mô nhỏ với mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống được thực hiện theo cơ chế đặc biệt để phù hợp với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bằng các dân tộc tại địa phương. Đó là những công trình hạ tầng thiết yếu như điện đường trường trạm phục vụ cho sản xuất dân sinh góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng vùng nông thôn kinh tế mới. 1.5.2. Vai trò đầu tư xây dựng công trình hạ tầng Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, làm thay đổi bộ mặt đô thị đối với Thành phố, khu dân cư. Thực tế, đối với thành phố lớn như Hà Nội , TP. Hồ Chí Minh thì dự án nhà ở cho người thu nhập đã giải quyết phần nào mối lo ngại về nhà ở cho người dân, tạo tinh thần để phát triển kinh tế, đối với các vùng lân cận thì tiếp cận được sự phát triển mạnh mẽ của thành phố lớn về văn hoá, lưu thông kinh tế nhanh hơn và mạnh hơn. Đối với các vùng thiểu số khó khăn thì sự phát triển về cơ sợ hạ tầng thiết yếu đã làm mở ra sự giao lưu văn hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoà nhập vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Các công trình hạ tầng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm, nhà ở, xoá đói giảm nghèo, phục vụ nhân dân, giúp trẻ em có trường để học tập, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân lực kế tiếp cho đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các phương thức sản xuất mới, kiến thức khoa học văn hoá xã hội, chủ động vận dụng các kiến thức trên ghế nhà trường vào cuộc sống. 1.6.Giới thiệu tổng quát chương trình đổi đất lấy hạ tầng 1.6.1.Sự cân thiết ra đời chương trình đổi đất lấy hạ tầng Thực hiện công tác đổi mới Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.Tuy nhiên quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hoá và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các vùng các miền ,khu vực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .Để khắc phục tình trạng này, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiên chiến lược phát triển, tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội; ưu tiên phát triển các vùng động lực, các ngành kinh tế chủ chốt, tạo nguồn thu cho ngân sách, có tích lũy để có điều kiện vật chất hỗ trợ cho vùng khó khăn. Yêu cầu của quá trình đổi mới là phải có những chính sách hợp lý, đáp ứng được mục tiêu phát triển của cả nước, đồng thời thực hiện công bằng xã hội phải có những chính sách đặc thù, phải có nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương nghèo cùng phát triển. Hoạt động của chương trình nhằm ra sự phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng, các ngành, các địa phương. Thực tế đó đã bổ sung tương đối căn bản lý luận về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Các công trình hạ tầng được tiến hành công khai dân chủ, được hội đồng nhân dân xã quyết định danh mục, quy mô thứ tự ưu tiên đầu tư và khả năng huy động nguồn lực tại xã để xây dựng công trình nên đã nâng cao được vai trò của người dân trong việc thực hiện dự án. 1.6.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận * Quan điểm chỉ đạo - Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển đất nước đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng là đảm bảo phát triển hài hoà giữa tăng trưởng với công bằng xã hội, từ đó hệ thống chính sách phát triển đã được hoạch định trên những quan điểm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cẩ khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ của cả nước. Kết hợp phát triển có trọng điểm với phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ, giảm bớt sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng, điều tiết một phần tích luỹ từ nền kinh tế để hỗ trợ cho vùng khó khăn. Vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu căn cứ cách mạng được xác định là địa bàn còn nhiều khó khăn nhất cần được hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện ban đầu để các vùng đó từng bước vươn lên, hoà nhập với cả nước cùng phát triển. - Thực hiện công bằng xã hội được thể hiện trên mọi phương diện, trong đó việc tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư thuộc mọi dân tộc có điều kiện tham gia vào quá trình phát triển là hết sức cần thiết, thể hiện trên các mặt: được bình đẳng trong việc đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất,phát triển kinh tế, văn hoá, giải quyết vấn đề xã hội, cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc…, được trực tiếp đóng góp công sức, vật lực của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng thôn xóm cho xây dựng quê hương mình; được đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất, tổ chức cuộc sống, nâng cao năng lực mọi mặt cho cán bộ và người dân trong vùng; giúp họ tham gia sản xuất hàng hoá để trao đổi với bên ngoài; được cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; được tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác. * Mục tiêu phát triển của các vùng lãnh thổ - Trước mắt thực hiện chương trình XĐGN, việc làm, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng. - Từng bước tăng khả năng khai thác các lợi thế và nguồn lực tại chỗ giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. - Tạo bước đi ban đầu để tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư. [...]... tư cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng do nhà nước yêu cầu như đường xá, cầu cống, trạm thủy điện, hệ thống tưới tiêu… Sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng, nhà nước cấp một diện tích đất có giá trị tương đương với cơ sở hạ tầng đó cho chủ đầu tư vì mục đích thương mại Sau nhiều sự vụ xảy ra, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng đã được bãi bỏ vào năm 2003 Nhưng những năm gần đây, nguy cơ tham nhũng tương tự lại... định về một đầu mối trong việc lấy ý kiến chấp thuận về kết nối hạ tầng khi lập dự án và lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khi thẩm định dự án gây kéo dài thời gian, ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư - Cơ chế chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được ban hành nhưng chưa đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế khác: Thời gian qua, Nhà nước đã... dưới hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng Nhưng trong quá trình triển khai dự án, trong khi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính chưa tính toán đầy đủ phương án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng với nhà đầu tư Vinaconex thì UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã “cắt” gần 747 ha đất sát trục đường này cho các doanh nghiệp không tham gia dự án này Việc làm này là sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gây thiếu quỹ đất tạo vốn... lớn bảo vệ môi trường sinh tái của cả nước * Những nhiệm vụ cơ bản về phát triển cơ sở hạ tầng (Anh chị đóng góp ý kiến phần này nhé) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TH ỰC HI ỆN CH ƯƠNG TRÌNH ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG THƠÌ GIAN QUA TRONG GIA ĐOẠN ĐẾN 2010 Thời gian qua, Việt nam đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ với sự phát... đô Nhà đầu tư Cienco 5 với nhiều dự án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng khu vực phía Bắc, đặc biệt là tuyến đường trục phía Nam Hà Tây (cũ) Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 5.156 tỷ đồng Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phải giao các khu đất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án để đầu tư các Khu đô thị mới Thanh Hà A, Thanh Hà B và Khu đô thị Mỹ Hưng Đơn cử nhất như 2 dự án cơ sở hạ tầng. .. vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến vấn đề đất đai Điều nay dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, phần nào ảnh hưởng dến lòng tin của người dân đối với các chính sách của nhà nước - Đảm bảo sinh kế bền vững Rất nhiều ý kiến cho rằng vấn đề thu hồi đất là một tất yếu nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vấn đề là quản lý quá trình thu hồi đất như thế nào để đảm bảo công bằng,... hoàn toàn hiện hữu 2.5 Nguy cơ dễ dẫn đên tham nhũng Cơ chế đổi đất lấy hạ tầng dễ dẫn đến tham nhũng do cách thức thẩm định giá đất Thực tế nhiều vụ tham nhũng được phát hiện liên quan đến định giá quá thấp hoặc quá cao đối với đầu tư cơ sở hạ tầng Đây là nhận định của Ngân hàng thế giới (WB) được chỉ ra trong Báo cáo “đánh giá các yếu tố rủi ro gây tham nhũng trong quản lý đất đai” mới đây Tại báo... tư hứa hẹn sau khi hoàn thành dự án, họ sẽ bán đất, nhà ở hoặc văn phòng với mức giá thấp hơn giá thị trường cho các quan chức nhà nước Đặc biệt, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng được áp dụng từ lâu dễ dẫn đến tham nhũng nhờ cách thức thẩm định giá đất Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện liên quan đến định giá quá thấp hoặc quá cao đối với đầu tư cơ sở hạ tầng Biện pháp này gồm có một hợp đồng giữa UBND... hướng đầu tư hết sức hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Việc làm này góp phần tạo ra nhiều nguồn vốn cho nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng được xem là hình thức đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài chính Những nhà đầu tư tiên phong cho xu hướng này tại khu vực phía... lấy cơ sở hạ tầng, vì làm cơ sở hạ tầng phải bỏ ra rất nhiều tiền và khó thu hồi vốn nên việc áp dụng hình thức này cũng đẩy nhanh được tiến độ và khả thi Đối với tỉnh quảng ninh, dự án đảo tuần châu thành công cũng là minh chứng cho việc thành công của chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng Ngày đó chưa có đường ra đảo tuần châu ,Đào hồng tuyển đã trình lên UBND tỉnh quảng ninh về việc đầu tư xây dựng . cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về vấn đề đổi đất lấy cơ sở hạ tầng ”. Kết cấu nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Khái quát chung về đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ tầng Chương. Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian qua trong giai đoạn 2005-2010 Chương III: Những Giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là một vấn. sinh tái của cả nước. * Những nhiệm vụ cơ bản về phát triển cơ sở hạ tầng (Anh chị đóng góp ý kiến phần này nhé) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TH ỰC HI ỆN CH ƯƠNG TRÌNH ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG THƠÌ GIAN

Ngày đăng: 05/04/2015, 12:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, VỐN ĐẦU TƯ

  • ĐỂ ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG

    • - Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế :

    • 1.3. Phân loại Nguồn vốn đầu tư : ( anh chị chú ý bổ sung, cải biên hoàn thiện phần này)

    • 1.4 Bản chất của nguồn vốn đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan