Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX VÀ TM BẮC VIỆT

12 509 1
Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX VÀ TM BẮC VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: "Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX VÀ TM BẮC VIỆT ". Giáo viên hướng dẫn: Phan Thế Công Học viên: Nguyễn Quang Huy PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn phát triển hiện nay yếu tố của con người và vấn đề quản lý con người đang ngày càng được quan tâm chú trọng tại bất kỳ một cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nào thì nó là yếu tố quan trọng trong sự quyết định việc thành công hay thất bại của một tổ chức danh nghiệp. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập bộ phận quản trị nhân sự nhằm thu hút, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình đạt hiệu quả cao. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự nói chung và nâng cao phát triển nguồn nhân lực nói riêng cộng với sự hăng say mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự và mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty, cho nên qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và thực tập tại công ty TNHH SX và TM BẮC VIỆT em chọn đề tài nghiên cứu: "Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX VÀ TM BẮC VIỆT ". 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng SX_KD và chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX_TM BẮC VIỆT,đề xuất định hướng và một số giả pháp hoàn thiện chiến lược cho công ty TNHH SX_TM BẮC VIỆT đạt hiệu quả cao. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công ty TNHH SX và TM Bắc Việt Trụ sở chính: Số 23 Nguyễn Bá Tòng , phường Tân Thành , Quận Tân Phú, TP.HCM 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát thị trường thục tế. - Phương pháp trao đổi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thông kê phân tích. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - So sánh dữ liệu thứ cấp. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM BẮC VIỆT 1. Tổng quan về công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT 1.1. Qúa trình thành lập và phát triển của công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT a. Giới thiệu chung  Tên công ty viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT  Tên công ty viết tắt bằng tiếng anh : BAC VIET PRODUCE & COMMERCE CO. LTD  Tên công ty viết tắt : BAVICO.LTD  Thuộc loại hình : Công ty trách nhiệm hữu hạn  Trụ sở chính: Số 23 Nguyễn Bá Tòng , phường Tân Thành , Quận Tân Phú, TP.HCM .  Điện thoại: (08) 38121200 - 38121255  Fax: (08) 38121712 - 38127433  Mã số thuế: 0 3 0 2 4 1 3 8 6 0  Vốn điều lệ: 70.000.000.000. VND  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 4102006756 do Sở Kế hoạch và Đầu từ TP.HCM. Cấp ngày 05/10/2001/. Đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 08/12/2009/.  Ngành nghề kinh doanh: Mua bán, sản xuất, gia công các loại kim khí sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp. Xây dựng dân dụng, công nghiệp, sửa chữa nhà… b. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT được thành lập theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4102006756 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM. Cấp ngày 05/10/2001/. - Từ cuối năm 2001 công ty được hình thành từ số vốn góp của vài thành viên. Qua quá trình hoạt động gắn liền với việc không ngừng củng cố về mọi mặt, mạnh dạn đầu tư từ nguồn vốn mà công ty huy động được, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường. Đến năm 2004 Công ty đã chọn cho mình hướng đi riêng, có nền tảng kinh tế thị trường. Và từ năm 2005 đến nay, Công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT đã thật sự trở thành một công ty vững mạnh , tự chủ hạch toán, kinh tế độc lập trong mọi hoạt động. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động a. Chức năng, nhiệm vụ - Công ty TNHH SX & TM Bắc Việt là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng sắt thép: Thép tấm trơn dạng kiện, Thép tấm chống trượt dạng kiện, Thép lá dạng kiện, Thép lá dạng cuộn (cán nóng, cán nguội), Thép hình (U, I, V, H), Thép ống, Thép hộp, Thép xây dựng, Đá ốp lát tự nhiên… xuất xứ từ các nước thuộc Liên Xô cũ (SNG), Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Nam Phi, Trung Quốc, Rumani… được nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các Công ty nước ngoài như Manuchar Stel NV. (Bỉ), Eát Metals SẠ (Thuỵ Sĩ), CMC AG (Thuỵ Sĩ), và hàng hoá do các đơn vị trong nước sản xuất như Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Pomina, Công ty Thép Vina Kyoei, Công ty LD Ống thép Sài Gòn, Công ty Thép Việt – Úc, Công ty Vingal… - Với phương châm kinh doanh “Uy tín – Chất lượng – Giá cả – Đảm bảo tiến độ” Công ty TNHH SX & TM Bắc Việt đã mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng và luôn luôn đón nhận sự hợp tác quý báu từ phía khách hàng trong những năm vừa qua - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cho xã hội - Bảo tồn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp để tạo ra hiệu quả cao cho doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế xã hội . Tăng cường điều kiện vật chất cho doanh nghiệp, xây dựng cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng theo quy định chung của Nhà nước. - Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. b. Cơ cấu tổ chức của công ty Tổng Giám Đốc Giám Đốc Phó Giám Đốc Kế Toán Trưởng Phòng Kinh doanh Phòng HC - NS Phòng Điều Hành Phòng Kỹ thuật Phòng Kế toán khâu NVL khâu cắt phôi khâu uốn khâu hàn khâu xử lý khâu điện hóa khâu TP Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH SX &TM BẮC VIỆT (Nguồn: phòng HC – NS) • Cơ cấu nhân sự, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: * Ban Giám Đốc: Giám Đốc có nhiệm vụ quản lý, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý nhất để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty; quản lý tốt số lượng phương tiện của công ty. Bên cạnh đó Giám Đốc công ty còn phải đảm bảo chức năng của mình là: Tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Đảm bảo mọi hoạt động của công ty được vận hành theo đúng thủ tục của hệ thống chất lượng (ISO) được công ty cam kết và ban hành. Phó Giám Đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý công nhân viên lao động và các phòng ban khác đảm bảo công tác điều hành của công ty. Duy trì việc chấp hành nội quy công ty. Chức năng của phó Giám Đốc là tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các phần việc trong hoạt động của công ty được Giám Đốc phân công. Là người xem xét đề nghị xử lý kỷ luật nhân viên trước khi trình giám đốc quyết định… * Phòng kinh doanh: Chịu sự quản lý trực tiếp từ Phó giám đốc. Có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám Đốc về vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh tiếp thị. Duy trì và thực hiện các công tác liên quan đến kinh doanh tiếp thị. Quan hệ trực tiếp với khách hàng nhằm quản lý, giữ vững và phát triển thị phần của công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thị phần; Phát triển lượng khách hàng thường xuyên, xúc tiến việc thương lượng, xem xét và ký kết các hợp đồng, đơn hàng mua và sử dụng sắt thép; theo dõi và thực hiện mọi nhu cầu của khách hàng sử dụng sắt thép theo hợp đồng; Tìm kiếm và phát triển lượng khách hàng. * Phòng Nhân sự: Theo sơ đồ cơ cấu nhân sự và phân công nhiệm vụ thì phòng ban hành chính nhân sự chịu sự quản lý trực tiếp từ Phó giám đốc. Có nhiệm vụ tuyển dụng đáp ứng mọi nhu cầu nhân lực cho công ty, đào tạo và động viên lực lượng nhân sự hoàn thành nhiệm vụ theo đúng mục tiêu và chính sách của công ty; chăm sóc và đãi ngộ nhân sự tại công ty; Điều phối và sắp xếp nguồn nhân lực, quản lý hồ sơ nhân viên, duy trì kỷ luật, xử lý các quy phạm nội quy công ty, soạn thảo các quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật theo chỉ đạo của Giám đốc. Thực hiện công tác chấm công, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật, đề xuất tuyển dụng nhân sự tại công ty… * Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật của sắt thép. Quản lý, kiểm tra và thực hiện các công tác bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện sản xuát của công ty nhằm đảm bảo phương tiện luôn ở tình trạng tốt trong quá trình sản xuất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý phương tiện kinh doanh hàng tháng, quý, năm; Phối hợp cùng các phòng ban, các tổ sản xuất để bảo dưỡng - sửa chữa, lập và triển khai kế hoạch trùng tu, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị và phương tiện kinh doanh của công ty; Kiểm tra chất lượng của sắt thép thông qua việc kiểm tra phương tiện kinh doanh… * Phòng Điều hành: Điều hành và duy trì mọi hoạt động của các tổ sản xuất, phân công công việc cụ thể đến từng cấp theo chỉ đạo của ban Giám Đốc, chấn chỉnh cách làm việc, kế hoạch sản xuất và giờ giấc làm việc của công nhân viên, sắp xếp người lao động hợp lý cho từng bộ phận. * Phòng Kế toán: Quản lý mọi hoạt động và thu chi tài chính của công ty. Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính. Quản lý tài chính, quản lý doanh thu, chi phí và công nợ phát sinh. Quản lý việc thu chi, tổng hợp, lập kế hoạch, báo cáo các số liệu tài chính. Thu tiền doanh thu và các loại khác; phát lương cho cán bộ công nhân viên; lập biên bản và báo cáo hàng ngày các trường hợp vi phạm liên quan đến tài chính; thực hiện các hoạt động tài chính liên quan đến khách hàng như: Chi tiền hoa hồng cho các khách hàng kinh doanh…. * Công nhân sản xuất tại các khâu: Để tiện cho việc quản lý thì số công nhân này được chia làm khâu, đứng đầu mỗi khâu là tổ trưởng chịu sự quản lý của phòng điều hành. Người lao động là người trưc tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, cần thực hiện đúng đồng phục; tác phong nghiêm chỉnh; bảo quản tốt phương tiện; gìn giữ, phát hiện và thông báo các hiện tượng hư hỏng, bất thường xảy ra. 1.3. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT a. Ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT chủ yếu là sản xuất, mua bán các sản phẩm bằng sắt – thép – Inox ( trừ tái chế phế thải, xi mạ điện, luyện kim đúc và gia công cơ khí tại trụ so)û+. Đặc biệt công ty chuyên sản xuất – kinh doanh các mặt hàng bằng sắt thép như: bulon, ốc vít, pat, bản lề, hardware ngành gỗ, lưới thép trang trí nội thất, vv…. b. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh * Lĩnh vực máy móc thiết bị và cơ sở vật chất Do công ty thành lập cũng khá lâu, quy mô sản xuất đã mở rộng (từ nhà xưởng đến máy móc – thiết bị, đội ngũ nhân viên – công nhân) đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên việc sản xuất vẫn còn thủ công là chính mà chưa có dây chuyền tự động sản xuất. - Công ty có một số máy móc như : - 45 máy tiện - 43 máy hàn - 43 máy dập - 44 máy cắt - 43 máy mài - 43 máy cán c. Lĩnh vực cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm - Cung ứng vật liệu: Nguyên vật liệu được cung cấp từ các công ty, doanh nghiệp trong TPHCM. và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương. - Tiêu thụ: công ty bán hàng chủ yếu thông qua các đại lý, các cửa hàng mua bán sản phẩm cơ khí do trưởng phòng kinh doanh và nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc phân phối sản phẩm. Khách hàng chủ yếu là Công ty TNHH Scancom VN (Bình Dương) và các công ty ở miền Trung. d. Tổ chức sản xuất kinh doanh - Khâu nguyên vật liệu: Mua NVL gồm sắt ống, thép lá, thép cuộn, ống đồng và các nhiên liệu (dầu chuối, keo B502, H2SO4, HNO3 ) được nhập kho, sau đó xuất ra đưa vào cân, đo và đếm theo quy định rồi đưa vào sản xuất. - Khâu cắt phôi – Khâu dập : + Dùng máy cắt phôi chuyên dùng để cắt thép lá, thép cuộn,,,,. + Dùng máy cắt phôi thường để cắt sắt ống, ống đồng. + Dùng máy dập để dập thép lưới, thép - Khâu uốn : Gồm uốn ống và uốn lá, khâu này được thực hiện bởi các bàn bẽ bằng máy vi tính . - Khâu hàn : Sau khi uốn xong phôi được chuyển đến các khâu hàn, gồm hàn TIG, hàn MIG, hàn Bấm. Công đoạn này sử dụng các máy hàn thủ công bằng tay. -Khâu xử lý : Là khâu mài và đánh bóng sản phẩm hoặc loại bỏ các phần dư của các sản phẩm làm ra -Khâu điện hoá : Khâu này đánh bóng sản phẩm lại lần cuối bằng dung dịch axit H2SO4, H2NO3. -Khâu thành phẩm : Sau khi điện hoá xong, sản phẩm qua khâu kiểm phẩm để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì nhập kho, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn có thể sữa chữa sẽ đưa sang bộ phận sữa chữa lại, nếu sản phẩm không đạt mà không sữa chữa được thì đưa vào phế liệu. 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: a. Các họat động kinh doanh của công ty: - Hoạt động kinh doanh chính của công ty là lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sắt thép. Các nhân viên kinh doanh của công ty không ngừng liên hệ để mở rộng địa bàn kinh doanh và để tăng thêm đơn hàng cũng như khách hàng cho công ty. b. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 năm 2011 1. Doanh thu bán hàng 201.150.848.487 199.521.942.251 2. Doanh thu gia công TP 10.527.326.125 9.555.973.830 3. Doanh thu khác 2.782.405.714 1.887.393.290 Tổng cộng 214.460.580.326 210.965.309.371 (Nguồn: phòng kế toán) Qua kết quả kinh doanh trong hai năm của công ty cho ta thấy được chỉ tiêu của công ty gồm có các doanh thu từ bán hàng, gia công thành phẩm và doanh thu khác. Trong khi đó tất cả doanh thu của năm 2010 lớn hơn năm 2011, điều đó cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 giảm do có nhiều công ty sắt thép hình thành từ đó lượng khách hàng cũng như môi trường tiêu thụ giảm. Phiếu chấm Sản phầm lần 1 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Họ và tên học viên: Nguyễn Quang Huy Lớp: Tên đề tài: I.Trợ Giảng nhận xét format ( 3 điểm ) 1.1 Gửi kèm đề cương chi tiết trong sản phẩm lần 1 Có Không x 1.2 Đúng font chữ cỡ chữ Có x Không 1.3 Căn lề đúng qui định Có Không x 1.4 Giãn dòng, đoạn đúng qui định Có x Không 1.5 Tiêu đề chương viết hoa, in đậm Có x Không 1.6.Số mục, tiểu mục đúng qui định Có Không x 1.7 Biểu đồ, sơ đồ, danh mục bảng biểu được đánh số thứ tự theo đúng qui định Có Không x 1.8 Số trang đánh đúng qui định Có Không x 1.9 Lỗi chính tả Có Không 1.10 Đặt đúng tên file theo qui định Có Không x II. Nhận xét về nội dung của giảng viên (7 điểm) Tổng điểm lần 1 : 6 Xác nhận của giảng viên Nhận xét: 1. Chưa làm rõ được kế hoạch, kế hoạch phải cho tương lai, phải ghi rõ năm kế hoạch, ví dụ năm 2013, 2014, 2015,… 2. Báo cáo chưa hoàn thành, còn thiếu một số phần theo quy định 3. Báo cáo tài chính chưa viết được gì liên quan đến kế hoạch kinh doanh 4. Chưa biết cách trình bày văn bản, bố trí văn bản chưa đúng quy định 5. Cần phần biệt số Việt và số Anh 6. Xem lại mẫu đề cương ở dưới để làm cho chuẩn 7. Làm mục lục tự động MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 6. KẾT CẤU BÁO CÁO PHẦN 1 (HOẶC CHƯƠNG 1): GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (Hoặc Mô tả tổng quan) Trình bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm: • Nguồn gốc hình thành ý tưởng • Cơ sở thực hiện ý tưởng • Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng • Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh 1.1. GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH/ DOANH NGHIỆP 1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.5. Các yếu tố quyết định thành công PHẦN 2 (HOẶC CHƯƠNG 2): KẾ HOẠCH MARKETING 2.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường 2.1.2.1. Phân đoạn thị trường 2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu 2.1.2.3. Định vị thị trường 2.1.3. Mục tiêu marketing 2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) 2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm [...]... 2.2.3.1.Thị trường mục tiêu 2.2.3.2 Định vị thị trường 2.2.3.3 Chiến lược sản phẩm 2.2.3.4 Chiến lược giá 2.2.3.5 Chiến lược phân phối 2.2.3.6 Chiến lược xúc tiến bán 2.2.4 Ngân quỹ marketing PHẦN 3 (HOẶC CHƯƠNG 3): KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1 ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận 3.1.1.1 Doanh thu 3.1.1.2 Chi phí 3.1.1.3 Giá thành sản phẩm 3.1.1.4 Lợi...2.1.4.2 Chiến lược giá 2.1.4.3 Chiến lược phân phối 2.1.4.4 Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing) 2.1.5 Ngân quỹ marketing 2.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING 2.2.1.Tổng quan kế hoạch Marketing 2.2.2 Phân tích môi trường 2.2.2.1 Phân tích thị trường 2.2.2.2 Phân tích SWOT 2.2.2.3 Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài 2.2.3 Chiến lược Marketing 2.2.3.1.Thị trường... cán bộ quản lý chủ chốt PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 5) 5: DỰ PHÒNG RỦI RO Ví dụ các rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch kinh doanh:  Nhu cầu của thị trường giảm;  Đối thủ cạnh tranh hạ giá bán;  Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;  Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;  Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;  Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;  Một nhà cung cấp không thể giao... Chi phí 3.1.1.3 Giá thành sản phẩm 3.1.1.4 Lợi nhuận 3.1.2 Phân tích điểm hòa vốn 3.1.3 Các báo cáo tài chính 3.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.1.3.3 Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản) 3.1.4 Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần 3.2 Nội dung kế hoạch tài chính PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 4) 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 4.1 GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 4.2 . tại Công ty, cho nên qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và thực tập tại công ty TNHH SX và TM BẮC VIỆT em chọn đề tài nghiên cứu: " ;Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX VÀ TM BẮC. TNHH SX & TM BẮC VIỆT 1. Tổng quan về công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT 1.1. Qúa trình thành lập và phát triển của công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT a. Giới thiệu chung  Tên công ty viết. và thông báo các hiện tượng hư hỏng, bất thường xảy ra. 1.3. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SX & TM BẮC VIỆT a. Ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH SX & TM

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan