SKKN Một vài biện pháp hạn chế lỗi làm văn của học sinh THPT

31 1.8K 4
SKKN Một vài biện pháp hạn chế lỗi làm văn của học sinh THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT VÀI BIỆN PHÁP HẠN CHẾ LỖI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH THPT" 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi. Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài này xin đưa ra 2 một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 2. Mục đích của đề tài: Đề tài này chỉ xin dừng ở việc chỉ ra các lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh mắc phải và đề cập một số biện pháp khắc phục những lỗi đó. 3. Ý nghĩa của đề tài: Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều em chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục những lỗi viết văn mà học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên đang mắc phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các lỗi kĩ năng làm văn của học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. Những bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu: Kĩ năng làm văn của học sinh rất phong phú và đa dạng. Nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những lỗi viết văn mà học sinh mắc phải. Người viết sẽ sử dụng một số biện pháp như: quan sát, phát vấn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT. Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và 3 thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu xong là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS. cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS. Trần Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em. Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản - người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để 4 biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, trong trường phổ thông, học sinh còn phải viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường phổ thông các bài làm văn giữ vị trí hết sức quan trọng. 2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay: 2.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề: Xác định trọng tâm nội dung của đề. Xác định các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, chứng minh… Xác định phạm vi tư liệu 2.2 Lập dàn ý: Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết. Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần: a. Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ. 5 b. Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp. c. Kết bài: Là phần kết thúc bài viết.Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc. 2.3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận: a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ cũng quyết định dẫn chứng, không bài giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối. b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song song với hệ thống ý. c. Cách sử dụng dẫn chứng: Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay. Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn: Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn xuôi và văn tự sự. 2.4 Chuyển ý trong văn nghị luận: a. Nhiệm vụ: Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên. Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn. 6 b. Cách chuyển ý: Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ Cách 2: Chuyển ý bằng câu. Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết. 2.5 Hành văn trong văn nghị luận: a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý ( ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy nghĩ thành lời văn của người viết. b. Cách hành văn: Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của đối tượng nghị luận. Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn có tính chất triết lí tạo nên tính suy ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn giàu hình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu… CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay: Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, ngữ pháp đang lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dưới mà thậm chí ngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng mắc phải. Có những sinh viên học xong đại học, cao đẳng rồi nhưng vẫn không phân biệt được khi nào thì viết “L” hay “N”; “S” hay “X”; “R” hay “D” nên mỗi khi viết hoặc đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng. Có những cử nhân không phân biệt được lúc nào thì dùng từ “ điểm yếu”, lúc nào dùng “ yếu điểm”… 7 Vậy do đâu mà có tình trạng trên? Trước hết là do chính bản thân học sinh các cấp lười học, lười đọc sách báo, thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt nên kiến thức và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém, mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của câu. Có không ít học sinh khi kiểm tra đã quá ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt mà chép y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tích cực của mình, khi tự viết một bài tập làm văn thì mắc mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. Do không được rèn luyện nên ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên mắc phải các lỗi về chính tả, ngữ pháp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do sự chủ quan, lơ là việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả của một số thầy, cô giáo khi không dành thời gian để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung chung như: Bài viết sơ sài, câu văn lủng củng,… nên khi học sinh xem bài thì không hề biết mình mắc những lỗi gì cụ thể. Bên cạnh đó, nhiều thầy cô giáo dạy các bộ môn toán, lý, hóa, sinh,… lại không bao giờ quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh vì cho rằng đây là trách nhiệm của giáo viên dạy bộ môn văn. Thậm chí có thầy, cô giáo khi chấm bài cho học sinh còn vô trách nhiệm đến mức chỉ nhìn bài dài hay ngắn, chữ đẹp hay chữ xấu mà phê điểm 8, điểm 9,… chứ không hề đọc qua xem bài hay hoặc dở. 2. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên: 2.1. Lỗi chính tả: Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lối sau: 8 a. Lỗi viết hoa. Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện. Viết hoa sai quy định chính tả : Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu ( ), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng. Ví dụ : Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, chí Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10 Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết : Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, tác phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười Viết hoa tùy tiện : Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trong quy định chính tả về viết hoa. Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế độ Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải và điều đó được thể hiện rõ ở lớp 11A4. Ðiều đó có nguyên nhân của nó, xét về mặt khách quan lẫn chủ quan. 9 b. Lỗi viết tắt : Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến. Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: viết tắt sai quy định chính tả và viết tắt tùy tiện. Viết tắt sai quy định chính tả : Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt Ví dụ : P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân). Ví dụ : Trường P.T.T.H.B.Y (Trường trung học phổ thông Bảo Yên) Viết tắt tùy tiện: Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biến lại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả. Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau), ((trước), ( (trên), ( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), (những), (nhưng), fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa (chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược) 10 [...]... phải viết một bài văn như thế nào Hạn chế này được thể hiện rất rõ khi các em làm bài thi học kì Lớp 11A4 có một em học sinh lập dàn ý thay cho bài viết văn, có ba em bài viết không đủ bố cục ba phần trong bài thi học kì I 2.3 Lỗi sai kiến thức: Trong bài thi học kì I năm học 2011- 2012 có học sinh viết: “Vũ Trọng Phụng là nhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam.” Đúng phải là “ văn học hiện... cho học sinh: Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phải kiên trì Giáo viên sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời bài và sửa trong bài làm văn của học sinh Khi chấm bài làm văn của các em, giáo viên đánh dấu những lỗi dùng từ Sau đó yêu cầu học sinh sửa lại trong vở sửa lỗi Có thể đưa ra những tình huống để học sinh tìm từ phù hợp Các em cũng có thể học cách dùng từ của. .. phần làm “cùn” tư duy cũng như cách diễn đạt của học sinh Thứ năm, ngày nay rất ít giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng làm một bài viết hoàn chỉnh Ngoài một số ít giáo viên dạy Văn khi chấm bài có sửa lỗi cho học sinh về chính tả, câu cú, diễn đạt, còn đa số giáo viên không sửa lỗi cho học sinh khiến cho các em không biết mình mắc lỗi gì để khắc phục, để lần sau sẽ tiến bộ Thực tế có những bài văn học sinh. .. thơ Vội vàng b Lỗi viết câu: Khi viết văn đòi hỏi học sinh phải viết đúng ngữ pháp Nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là học sinh viết sai câu rất nhiều Học sinh thường mắc những lỗi căn bản sau: Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ: Trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết: “Qua bài thơ Tự tình đã làm thể hiện nỗi lòng người phụ nữ quá lứa lỡ thì.” Trong câu văn trên, học sinh đã nhầm trạng... NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT VĂN CHO HỌC SINH: Việc rèn kĩ năng cho học sinh là một vấn đề nan giải đã làm đau đầu nhiều thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục Đã có rất nhiều Hội thảo được tổ chức đề nhằm nâng cao trình độ làm văn của học sinh Sau đây người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã áp dụng: 1 Cần bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương, thích môn Văn Có yêu... chị em ăn học Trong trường hợp này, học sinh đã sai khi dùng từ “ lang thang’, “ lảng vảng” Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết: 15 Huấn Cao đã đồng hóa viên quản ngục Lỗi lặp từ: Trong một câu văn học sinh có thể dùng một từ đến hai ba lần: Khi phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một học sinh viết: Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà... 5 của học sinh lớp 11A4 Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, trong đó có 24 học sinh người dân tộc thiểu số: Lỗi học sinh mắc phải Lỗi viết hoa Số học sinh mắc lỗi Viết hoa sai quy định 20/33 chính tả Lỗi tả Viết hoa tuỳ tiện chính Lỗi viết tắt 16/33 Viết tắt sai quy định 25/33 chính tả Viết tắt tuỳ tiện Lỗi dùng số và 26/33 22/33 25 chữ biểu thị số Lỗi chính tả Lối chính tả âm vị siêu 18/33 ( học. .. xét: Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục và giảm những lỗi mà học sinh mắc 26 phải trong quá trình làm văn, người thực hiện nhận ra: Thứ nhất, số lượng học sinh mắc lỗi có giảm so với lần khảo sát thứ nhất Thứ hai, đối với những học sinh còn mắc lỗi thì số lượng lỗi mà các em mắc phải trong một bài làm văn có giảm Ví dụ: Em Nguyễn Ngọc Cảnh: trong bài văn số 1 em mắc 34 lỗi viết hoa tuỳ tiện... năng làm văn cho học sinh là một vấn đề hết sức gian nan và phức tạp Việc học sinh lớp 11A4 có tiến bộ trong làm văn đó mới chỉ là những thành công bước đầu Công việc này đòi hỏi người thầy và học trò phải kiên trì trong thời gian dài và mất nhiều công sức Học sinh và giáo viên cũng cần phải hợp tác tích cực Chú trọng kĩ năng làm văn khả năng diễn đạt của học sinh sẽ được cải thiện sẽ giúp học sinh. .. Phương pháp nghiên cứu ………………………… 1 PHẦN NỘI DUNG………………………………………………… 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:………………………… 2 1 Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT ……………… 2 2 Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay……………………… 3 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:………………………… 4 1 Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay…………………………… 4 2 Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT . TÀI: "MỘT VÀI BIỆN PHÁP HẠN CHẾ LỖI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH THPT& quot; 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không. chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận. về các lỗi kĩ năng làm văn của học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. Những bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên. 5. Phương pháp nghiên

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan