142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

66 591 2
142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tổng công ty Thép Việt NamTổng công ty đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp thép của Việt Nam. Mục tiêu của Tông công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng. Để đạt được mục tiêu đầu ngành của Tổng công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Chính vì vậy, trong đợt thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam”. Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của em gồm các phần: Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam Phần II: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động Marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam trong thời gian qua Phần III: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công Thép Việt Nam Trong thời gian thực tập tổng hợp, em đã được thầy Nguyễn Thế Trung hướng dẫn chỉ bảo. Tuy nhiên, do kiến thức của mình còn hạn chế nên khả năng thu thập và phân tích dữ liệu còn nhiều thiếu sót. Em mong thầy cô xem xét và hướng dẫn, giúp đỡ em để em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo này. Sinh viên Ngô Thị Hồng Nhung SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 1 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của đất nước. Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức mạnh mẽ trên thị trường. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam. * Giai đoạn 1995 – 1999: Vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy vừa triển khai hoạt động theo mô hình mới Tông công ty 91 trực thuộc Chính phủ. Kết quả hoạt động trong 5 năm này của Tổng công ty đã đạt được những thành tựu sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 đạt 1.909,5 tỷ đồng, tăng 16,54% so với năm 1995 (1.638,5 tỷ đồng), Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,6%. Thời kỳ này Tổng công ty chủ yếu vận hành theo công suất các nhà máy hiện có. - Sản lượng thép cán năm 1999 đạt 465.000 tấn, tăng 28,4% so với năm 1995 (362.000 tấn); tốc độ tăng trưởng thép cán bình quân 5 năm đạt 15,4%; tính chung 5 năm sản xuất được 2,2 triệu tấn thép các loại cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 67% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty. SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 2 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp - Tổng doanh thu năm 1999 đạt 5.967 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 1995 (4.841 tỷ đồng). Trong 5 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.125,3 tỷ đồng, năm 1999 tăng 42,4% so với năm 1995. Trong 2 năm 1996 và 1997, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực nên hoạt động của các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty đạt thấp, sang năm 1998 Tổng công ty bắt đầu có lãi. Lợi nhuận 5 năm đạt 135,7 tỷ đồng, năm 1999 đạt 81 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 1995. - Thu nhập bình quân của người lao động năm 1999 đạt 970 nghìn đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 1995 ngày mới thành lập Tổng công ty. Trong 5 năm 1995 – 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại. Đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với tổ chức JICA - Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh bằng vốn ODA của Nhật Bản và lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi một số dự án khác. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công tyCông ty Thép Miền Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các Tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 772 tỷ đồng, đó là: Công ty VSC-POSCO, Công ty liên doanh sản xuất Thép Vinausteel, Công ty ống thép Việt Nam; Công ty TNHH Cán thép NASTEELVINA; Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty liên doanh Càng Quốc tế Thị Vải; Công ty Gia công thép VINANIC, Công ty liên SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 3 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp doanh: Trung tâm thương mại quốc tế, Vingal, Nippovina, Tôn Phương Nam, Posvina, Thép Tây Đô, Gia công và dịch vụ Sài Gòn, Cơ khí Việt Nhật và Vật liệu chịu lửa Nam Ưng. Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm 1995-1999 đã cùng ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản thoả mãn nhu cầu trong nước về chủng loại thép xây dựng thông thường như thép tròn trơn, thép tròn vằn dạng thanh φ10- φ40, thép dây cuộn φ6-φ10, thép hình cỡ nhỏ và vừa, sản phẩm sau cán… * Giai đoạn 2000-2004: Tổng công ty tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và có nhiều bước phát triển. Trong 5 năm 2000-2004, Tổng công ty liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155% so với năm 1995. - Sản lượng thép cán năm 2004 đạt 1,03 triệu tấn, tăng 96,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,3%; tính chung 5 năm sản xuất được 3,8 triệu tấn cung cấp cho nền kinh tế, năm 2004 tăng 184,5% so với năm 1995. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001-2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,5%/năm, góp phần cùng ngành Thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu sản lượng thép cán (2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. - Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng khoảng 60,5% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty; năm 2004 tăng 119,5% so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 21,5%/năm. - Tổng doanh thu năm 2004 đạt 13.908,1 tỷ đồng, tăng 117,6% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995. Trong 5 năm đóng góp cho ngân sách nhà SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 4 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp nước 2.050,1 tỷ đồng, năm 2004 tăng 117,7% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 22,3%/năm. - Lợi nhuận trong 5 năm đạt 807,7 tỷ đồng, năm 2004 tăng 97,3% so với năm 2000. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2004 đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng tăng gấp 3 lần so với ngày đầu thành lập Tổng công ty năm 1995. Năm 2005: năng lực sản xuất thép cán của Tổng công ty đạt 1,8 triệu tấn/năm (thép dài 1,6 triệu tấn/năm và thép dẹt 205.000 tấn/năm), tăng gấp 4,5 lần so với năm 1995. Năng lực sản xuất phôi thép năm 2005 đạt 1,1 triệu tấn/năm, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1995. Trong giai đoạn 2006-2010: Phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả nước); phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng công ty và đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ cuả Tổng công ty đạt mức tiên tiến chung của khu vức, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường trong nước và quốc tế. 1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau: - Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán; - Khai thác quằng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép; - Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 5 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp - Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại; - Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác; - Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạnh lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí; - Kinh doanh tài chính; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành; - Xuất khẩu lao động; - Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 6 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp BIÊỦ 1: SƠ ĐỒ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY: Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 7 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN CÔNG TY THÉP MIỀN NAM CÔNG TY THÉP ĐÀ NẴNG CÔNG TY THÉP TÁM LÁ PHÚ MỸ CÔNG TY VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN CÔNG TY CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM CÔNG TY KIM KHÍ HÀ NỘI CÔNG TY KIM KHÍ TP. HCM CÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ BẮC THÁI VIỆN LUYỆN KIM ĐEN TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM KHỐI SẢN XUẤT KHỐI THƯƠNG MẠI KHỐI NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 2. Nguồn lực của Tổng công ty Thép Việt Nam 2.1. Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty BIỂU 2: Sơ đồ tổ chức cơ quan văn phòng của Tổng công ty Thép Việt Nam SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 8 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT TT HỢP TÁC LAO ĐỘNG VỚI NƯỚC NGOÀI Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp * Chức năng nhiệm vụ cơ bản của của các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam: - Văn phòng: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong các lĩnh vực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn,…và quản trị văn phòng ở cơ quan Tổng công ty. - Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới cán bộ và đào tạo nhân lực, tiền lương và cử người đi học tập, công tác tại nước ngoài. - Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong lĩnh vực sây dựng, đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế xây dựng cơ bản và theo dõi quản lí liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng và xuất nhập khẩu, xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh ngăn và dài hạn cho Tổng công ty, các đơn vị thành viên và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 9 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp - Phòng thanh tra pháp chế: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. - Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Nghiên cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoaid để tổ chức đào tạo, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi học tập, làm việc ở nước ngoài. * Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty: - Văn phòng với các phòng chức năng Tổng công ty: phối hợp để bố trí, sắp xếp lịch làm việc hàng tuần với Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, phối hợp luân chuyển công văn đi và đến, công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan Tổng công ty, phối hợp trong việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề, phối hợp về công tác pháp chế… - Phòng tổ chức lao động với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối hợp với phòng đầu tư phát triển để xây dựng quy hoạch phát triển Tổng công ty liên quan đến cơ cấu tổ chức hệ thống các đơn vị thành viên,…; phối hợp với phòng tài chính kế toán trong việc xây dựng kế hoạch và quyết toán tiền lương… - Phòng tài chính kế hoạch với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối hợp với phòng kế hoạch kinh doanh huy động vốn, thanh lý hợp động kinh tế và quyết toán các chi phí kinh doanh,…; phối hợp với phòng kỹ thuật trong việc thanh toán các khoản thu chi liên quan đến chi phí các dự án… - Phòng kế hoạch kinh doanh với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối hợp với phòng tổ chức lao động trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, hệ thống mạng lưới các đơn vị thanh viên,…; phối hợp với phòng đầu tư phát triển trong việc xây dựng quy hoạch phát triển cơ cấu mặt hàng kinh doanh, ; SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A 10 [...]... xuất Thép của Tổng công ty Ngành thép Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Thép xây dựng cạnh tranh quyết liệt do cung vượt cầu 2.2.2 Phân tích cạnh tranh và tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép Việt Nam * Phân tích cạnh tranh Trước kia, thị trường đều do Tổng công ty Thép Việt Nam nắm giữ, Tổng công ty được gọi là doanh nghiệp đầu ngành trong công nghệ sản xuất thép tại Việt Nam Tổng công. .. của Tổng công ty, Tổng công ty đã điều người từ văn phòng Tổng công ty vào để nghiên cứu tìm giải pháp kịp thời 2.3.3 Chiến lược marketing mix của Tổng công ty Thép Việt Nam * Chiến lược sản phẩm Từ năm 1995-1999 sản phẩm của Tổng công ty chủ yếu là thép thanh và thép dây, phôi thép Từ năm 2000 đến nay, ngoài phôi thép, thép thanh, thép dây còn có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, ... về luyện phôi của Thép Miền Nam Hơn nữa, không phải chỉ Tổng công ty Thép Việt Nam mà cả các liên doanh đều phải tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm thép để cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam Các doanh nghiệp như Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Hòa Phát…đều giảm giá để cạnh tranh với thép Trung Quốc nhưng không cạnh tranh nổi Trong một thời gian ngắn mà thép Trung Quốc... mới Công ty đã nâng cấp Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 Trên thị trường miền NamCông ty Thép Vinakyoei, Công ty Thép Pomina Công ty Thép Miền Nam cạnh tranh rất gay gắt với Công ty Thép Pomina trên khúc thị trường thép xây dựng cung cấp cho công trình Đến giữa năm 2007 lò luyện phôi thép 500.000 tấn/năm của Thép Pomina sẽ đi vào hoạt động khiến giảm lợi thế cạnh tranh. .. công nợ nhất là công nợ khó đòi, nâng cao hiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp để đạt được chỉ tiêu của ngành và của Tổng công ty 2.2 Tình hình thị trường Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam 2.2.1 Thị trường Thép Việt Nam trong thời gian qua * Thị trường Thép Việt Nam thời gian 2001-2003: SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A Báo cáo chuyên đề tốt... kinh doanh và xuất khẩu,… 2.2 Kỹ năng quản trị và nguồn nhân lực Tổng số lao động của Tổng công ty Thép Việt Nam khi mới thành lập có 24.062 người đến năm 2004 khoảng hơn 18.000 người, trong đó tập trung chủ yếu ở Công ty Gang thép Thái Nguyên 8.972 người; Công ty Thép Miền Nam 3.688 người So sánh với các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty tư nhân mới xây dựng trong những... như Tuyên Quang và Cao Bằng Toàn bộ dây chuyền luyện thépCông ty do Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và xây dựng từ những năm 1960 + Sản xuất phôi thép: Ngoài công nghệ truyền thống sử dụng tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty Thép Việt Nam áp dụng công nghệ lò điện sản xuất thép bằng thép phế trong nước và nhập khẩu Tổng Công ty Thép Việt Nam trước đây có 20 lò điện hồ quang với dung lượng... Nhung Lớp marketing 45A Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 25 thuộc Tổng công ty giai đoạn 1998-2004 Từ 2005, các nhà máy mới của Tổng công ty thép cũng được đầu tư những thiết bị hiện đại Trên thị trường miền Bắc Công ty Thép Việt Hàn, công ty Thép Việt Úc… Chẳng hạn, Công ty Thép Việt Hàn hơn 10 năm hoạt động đã tạo được uy tín cao trong lòng khách hàng Thứ nhất, do sự quyết tâm, hăng say hết mình vì công việc... đồng kinh doanh của toàn Tổng công ty Thép Việt Nam như sau: Tổng công ty liên tục hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ 2001 đến 2004 của Tổng công ty cũng như mục tiêu của ngành thép đặt ra: “Mục tiêu của ngành Thép đến năm 2010, sản xuất phôi thép tăng bình quân 15%/năm; sản xuất thép cán bình quân 10%/năm” Sản lượng thép cán tăng bình quân 17,3%/năm, sản lượng phôi thép tăng bình quân... dây chuyền cán thép của Tổng công ty Thép Việt Nam) Biểu 6: Các dây chuyền cán thép của Tổng công ty Thép Việt Nam Nhà máy Công suất (t/năm) Tốc độ cán (m/s) Loại máy cán Sản phẩm - Thanh: 6.8 Lưu Xá 120.000 - Dây: 33 Bán liên tục Thép thanh, thép dây và thép góc Bán liên tục Thép thanh, thép dây và thép góc Thủ công Thép dây và góc Bán liên tục Thép góc, thép hình - Góc: 3,4 - Thanh: 12 Gia Sàng 100.000 . MỞ ĐẦU Tổng công ty Thép Việt Nam là Tổng công ty đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp thép của Việt Nam. Mục tiêu của Tông công ty Thép Việt Nam là xây. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam . Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của em gồm các phần: Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Thép

Ngày đăng: 03/04/2013, 12:13

Hình ảnh liên quan

2.1. Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

2.1..

Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty Xem tại trang 8 của tài liệu.
Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh và đẩu tư phát triển tăng lên rất nhiều qua từng năm do đặc thù của kinh doanh  thép cần vốn lớn, do nhu cầu thép ngày càng tăng - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

ua.

bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh và đẩu tư phát triển tăng lên rất nhiều qua từng năm do đặc thù của kinh doanh thép cần vốn lớn, do nhu cầu thép ngày càng tăng Xem tại trang 14 của tài liệu.
Biểu 5: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật của khâu luyện thép - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

i.

ểu 5: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật của khâu luyện thép Xem tại trang 15 của tài liệu.
đó một số dàn cán có công suất trên 100.000t/năm (Xem bảng các dây chuyền - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

m.

ột số dàn cán có công suất trên 100.000t/năm (Xem bảng các dây chuyền Xem tại trang 16 của tài liệu.
Biểu 7: Bảng kết quả kinh doanh của khối sản xuất - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

i.

ểu 7: Bảng kết quả kinh doanh của khối sản xuất Xem tại trang 18 của tài liệu.
Biểu 8: Bảng kết quả kinh doanh của khối thương mại - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

i.

ểu 8: Bảng kết quả kinh doanh của khối thương mại Xem tại trang 19 của tài liệu.
- Căn cứ vào nhu cầu tình hình thực tế thị trường  - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

n.

cứ vào nhu cầu tình hình thực tế thị trường Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 17: Phương thức thanh toán tại các đơn vị - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Bảng 17.

Phương thức thanh toán tại các đơn vị Xem tại trang 37 của tài liệu.
3.1.2. Các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Tổng công ty Thép Việt Nam. - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

3.1.2..

Các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Tổng công ty Thép Việt Nam Xem tại trang 42 của tài liệu.
Biểu 18: Bảng tỷ lệ tăng trưởng qua các năm - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

i.

ểu 18: Bảng tỷ lệ tăng trưởng qua các năm Xem tại trang 42 của tài liệu.
- Thép hình vừa và nhỏ (U, I, L,T, dẹt…) - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

h.

ép hình vừa và nhỏ (U, I, L,T, dẹt…) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Căn cứ vào mức giá thành mà Hiệp hội thép dự báo đưa ra và tình hình thị trường hiện nay (giá xăng dầu, điện, nước…đều tăng) làm cho giá thép  trên thị trường cũng sẽ tăng - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

n.

cứ vào mức giá thành mà Hiệp hội thép dự báo đưa ra và tình hình thị trường hiện nay (giá xăng dầu, điện, nước…đều tăng) làm cho giá thép trên thị trường cũng sẽ tăng Xem tại trang 50 của tài liệu.
Truyền hình 30,16% - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

ruy.

ền hình 30,16% Xem tại trang 55 của tài liệu.
Biểu 24: Tỷ lệ chi phí cho các hình thức quảng cáo - 142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

i.

ểu 24: Tỷ lệ chi phí cho các hình thức quảng cáo Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan