Quản trị rủi ro trên thị trường OTC

17 244 1
Quản trị rủi ro trên thị trường OTC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 1_K53TCNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Đề tài: Quản trị rủi ro trên thị trường OTC Nhóm thực hiện: Nhóm 1_K53TCNH QTRRTC 1 Nhóm 1_K53TCNH I. Phần I. Hiểu biết chung về thị trường OTC Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường (Market Maker). Các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường cho chứng khoán đó. Trước hết, các nhà tạo lập thị trường là các nhà kinh doanh chứng khoán. Khi nắm giữ các loại chứng khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ chứng khoán (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch tăng giá chứng khoán, hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành) hoặc có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán hộ chứng khoán cho khách hàng, hoặc tiền từ chênh lệch tăng giá chứng khoán. Ngoài ra, họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như khoản miễn giảm thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường khác với các nhà kinh doanh chứng khoán thông thường. Theo quy định, họ phải luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và phải sẵn sàng mua, bán một lượng chứng khoán tối thiểu (1 lô chẵn) theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu. Như vậy, với tư cách là “nhà buôn”, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện hai nghiệp vụ chính: (1)nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán (2) nghiệp vụ dự trữ nhằm xác định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Nói một cách khác, các nhà tạo lập thị trường thực hiện đồng thời hai chức năng: môi giới và kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện các chức năng đó, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ cở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực… và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ QTRRTC 2 Nhóm 1_K53TCNH quan quản lý thị trường và Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường phải có quy mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường, các nhà tạo lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, là các tổ chức tài chính trung gian (TCTG). Trong khi đó, trên thị trường OTC cổ phiếu, nhà tạo lập thị trường thường là các CTCK. Sự tham gia của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác trên thị trường cổ phiếu thường bị hạn chế do mức độ rủi ro cao của cổ phiếu và họ phải đảm bảo an toàn cho những người gửi tiền và đảm bảo an ninh kinh tế. Do vậy, thị trường cổ phiếu thường dành cho các trung gian đầu tư như các CTCK, các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư cá nhân. Do mức độ rủi ro cao nên yêu cầu minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát các giao dịch không công bằng… luôn được các thành viên của thị trường quan tâm. Giá chứng khoán trên thị trường OTC do các nhà tạo lập thị trường quyết định, số lượng nhà tạo lập thị trường cho mỗi loại chứng khoán sẽ quyết định mức độ cạnh tranh về giá. Số lượng nhà tạo lập thị trường càng lớn thì sẽ càng giảm gánh nặng yêu cầu về vốn của mỗi nhà tạo lập thị trường. Đồng thời, do cơ chế giao dịch thỏa thuận nên hoạt động giao dịch trên thị trường OTC thường diễn ra tại sàn giao dịch của các CTCK, các NHTM, hoặc qua mạng điện tử diện rộng, mạng điện thoại. Vì thế, thị trường OTC được gọi là thị trường chứng khoán bậc cao với hệ thống trang thiết bị giao dịch hiện đại và phương thức giao dịch, thanh toán linh hoạt. Thị trường OTC thường hoạt động theo cơ chế tự quản. Theo đó, vai trò của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán là rất quan trọng. Tuy nhiên, do vai trò ngày càng quan trọng của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường OTC nói riêng, Chính phủ các nước ngày càng tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường, bao gồm cả thị trường OTC, thông qua cơ chế cấp phép đối với các thành viên, quản lý đăng ký và giao dịch, quản lý các thành viên và trung tâm OTC, kiểm soát giao dịch… Những biện pháp QTRRTC 3 Nhóm 1_K53TCNH quản lý này đã làm tăng hiệu quả hoạt động của thị trường, tránh những tác động tiêu cực và làm tăng lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. II. Phần II. Thị trường OTC ở Việt Nam 1. Tổng quan thị trường OTC Giai đoạn năm 2001- 2007 có thể được coi là thời kì hoàng kim của thị trường chứng khoán, OTC cũng không phải ngoại lệ. Những ngày đầu khi vào hoạt động vào những năm 2001 với cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Đây là nguồn cung trên thị trường OTC Việt Nam trong những năm đầu khai sơ. Thị trường OTC 6 tháng đầu năm 2005, có thể thấy rằng nhóm cổ phiếu các ngân hàng được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất và có tính thanh khoản rất tốt. Ngoài các cổ phiếu đã khẳng định tên tuổi trong những năm trước như cổ phiếu Sacombank và cổ phiếu ACB, các cổ phiếu của Eximbank, Techcombank, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Đông Á, cũng có nhu cầu mua bán khá lớn. Nửa năm cuối 2007 sau khi thị trường tạm đóng băng trước đó thì cổ phiếu ngân hàng cũng lại hồi phục trước các nhóm cổ phiếu khác. QTRRTC 4 Nhóm 1_K53TCNH Thị trường đã chứng kiến thời kỳ hoàng kim của thị trường OTC trong những năm 2006 – 2007, chứng khoán OTC được săn lùng ráo riết, chợ OTC thậm chí còn náo nhiệt hơn cả thị trường niêm yết, chứng khoán có tình thanh khoản rất cao, những cổ phiếu như Hoàng Anh Gia Lai (tháng 11/2007 có giá 160.000 đồng/cp cho dù thị trường lúc bấy giờ đã sụt giảm khá mạnh so với đỉnh hồi tháng 3/2007); Vinaconex, các cổ phiếu ngân hàng (cổ phiếu ngân hàng An Bình đã có thời điểm lên 80.000 đồng/cp). Nhìn chung trên sàn OTC giai đoạn này thì cổ phiếu của các ngành như dầu khí, chứng khoán, ngân hàng, địa ốc…được ưa chuộng hơn cả. Tới đầu năm 2008 thì bắt đầu xuất hiện sàn giao dịch OTC do nhà nước quản lý đã làm cho thị trường OTC là điểm lý tưởng cho các cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi chứng khoán sẽ tăng thanh khoản và hạn chế được bớt rủi ro làm giá cho nhà đầu tư. Nhưng từ năm cuối năm 2008 trở đi thị trường OTC đã xuất hiện những dấu hiệu đi xuống. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ nước Mỹ đã làm ảnh hưởng tới cả thị trường chứng khoán Việt Nam và đương nhiên là không ngoại trừ OTC. Giá chứng khoán tụt dốc không phanh, tính thanh khoản kém, thị trường trầm lắng và ngày càng bị thu hẹp cả về thanh khoản và giá trị. Việc đóng cửa giao dịch cổ phiếu OTC tại một số sàn giao dịch do CTCK mở ra trong năm 2010 làm hạn chế giao dịch trên thị trường OTC, và một số công ty quyết định niêm yết và đăng ký giao dịch nhiều hơn thay vì giao dịch trên OTC như: DIG, KDH, ITC, GTT…. Đặc biệt trong năm 2011 kể từ khi có tin sáp nhập ngân hàng, mọi trạng thái lệnh đóng băng. Năm 2011 được coi là năm thất bại thảm hại của thị trường chứng khóan OTC. Đầu năm, thị trường giao dịch vẫn khá sôi động nhưng đến cuối năm, cùng với sự biến động của thị trường chính thức thì giá các cổ phiếu trên thị trường OTC cũng lao dốc. Thị trường chứng khoán nói chung và OTC nói riêng đều kì vọng vào những chính sách của chính phủ trong năm 2012 sẽ vực dậy thị trường. Trong quá trình phát triển thị trường OTC đã bộc lộ nhiều yếu điểm khiến cho thị trường còn chứa đựng quá nhiều rủi ro với nhà đầu tư QTRRTC 5 Nhóm 1_K53TCNH Bởi không có một cơ chế quản lý chặt chẽ và phương thức mua bán không đảm bảo nên nhà đầu tư không nắm được thông tin một cách đầy đủ và mức độ an toàn trong giao dịch thấp. Hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, các giao dịch diễn ra nhỏ lẻ không có sự liên kết, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường nên tổ chức còn thiếu chặt chẽ hay nói cách khác là hiện nay chưa có người tổ chức thị trường. Việc mua bán các loại cổ phiếu được thực hiện theo phương thức “ thuận mua, vừa bán” theo đúng cơ chế thị trường. Với cơ chế mua bán này, nhất là vấn đề thu thập và tiếp cận thông tin, độ tin cậy và căn cứ khi đưa ra các quyết định đầu tư là rất thấp. Không có cơ chế nào bảo vệ cho các nhà đầu tư nếu họ mua phải những cổ phiếu dởm, bị đánh bóng tên tuổi bởi tổ chức phát hành ra nó vì thế đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư tự do, hạn chế hoạt động thị trường phi tập trung. Việc mua bán, giao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức thường diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp những nhà đầu tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Vì thế tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơn thị trường giao dịch tập trung do chứa đựng nhiều rủi ro hơn. 2. Tình hình thị trường OTC quí I/2012 Sau một năm đầy biến động với những kết quả đáng buồn của chứng khoán Việt Nam năm 2011 đặc biệt là những tháng cuối năm thì sang tháng 1 tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi tích cực trên cả hai thị trường niêm yết và OTC, tất cả vẫn còn đang mong đợi những thay đổi sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới của chính sách nhà nước nhằm điều chỉnh lạm phát, tái cấu trúc thị trường, lãi suất….để có hành động thích hợp. Có thể thấy trong 3 tháng đầu năm nay chính sách của chính phủ đã có những tác động tới nền kinh tế nói chung và tác động khá lớn tới tình hình thị trường OTC nói riêng. Ngay từ cuối năm 2011 thì thị trường chứng khoán đã đóng băng, chứng khoán thiếu thanh khoản và tình hình này đã kéo dài sang cả tháng 1/2012, chứng khoán cũng như bất động sản không có vốn để hoạt động. QTRRTC 6 Nhóm 1_K53TCNH Theo thống kê thì cho tới thời điểm đầu năm 2012 trên sàn OTC Hà Nội chỉ có khoảng 10 người làm môi giới, so với mức trước đây là 300 người, trên sàn OTC Sài Gòn có 400-500 người thì nay còn khoảng 40-50 người. Thị trường dường như đang trông chờ vào chính sách lới lỏng tín dụng, hạ lãi suất, tuy nhiên với mục tiêu kiềm chế lạm phát thì với nhiều nhà đầu tư hi vọng này vẫn là khá mong manh trong quí 1/2012 chứ chưa nói tới thời điểm tháng 1. Thị trường ảm đạm, thanh khoản thị trường kém vẫn là một rủi ro lớn với nhà đầu tư trong thời điểm này. Thanh khoản chứng khoán tăng sẽ là điều kiện để phục hồi điểm số thị trường. Trên OTC giá cả chứng khoán bao giờ cũng cao hơn so với sàn giao dịch niêm yết, ngay cả khi thị trường đóng băng thì mặt bằng giá cũng cao hơn hẳn, do đó muốn kéo thị trường này dậy thì ít nhất sàn tập trung cũng phải nhộn nhịp trở lại và có thể sàn OTC sẽ phải chậm lại một nhịp. Tại thời điểm này thì có lẽ ngồi yên và đợi vào những tín hiệu tích cực của thị trường khi các chính sách vĩ mô được đưa ra là đúng đắn hơn cả. Các nhà đầu tư có chung một dự báo về sự quay trở lại của OTC trong tháng 2, 3 sau những động thái của nhà nước về vấn đề hạ lãi suất đã được nhen nhóm lên từ cuối năm 2011. Thị trường đã bắt đầu phục hồi dần từ tháng 2 trở lại đây. Nguyên nhân của sự phục hồi này bắt nguồn từ tình hình kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại và các yếu tố kinh tế vĩ mô đang dần đi vào ổn định bởi các chính sách của nhà nước trong thời gian qua. Lạm phát bị kiềm chế, lãi suất tiền gửi được áp trần thấp hơn trong tháng 3 nhằm hạ thấp lãi đầu ra, tạo điều kiện cho kênh chứng khoán hoạt động. Đặc biệt nhà nước cũng mua một lượng lớn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá cũng là một nguồn cung lớn cho đầu tư chứng khoán. Đáng chú ý trong thời gian qua là làn sóng gom cổ phiếu ngân hàng của các nhà đầu tư và chứng khoán ngân hàng tăng giá mạnh. Sau việc công bố lộ trình tái cấu trúc ngân hàng của nhà nước, các vụ sát nhập ngân hàng, thâu tóm, và công bố về xếp hạng các ngân hàng thì cổ phiếu ngân hàng được săn lùng hơn bao giờ hết cả ở trên sàn niêm yết và OTC. Trên OTC cổ phiếu ngân hàng được giao dịch với số lượng lớn nhất, nhất là đối với nhóm xếp hạng tín dụng tăng trưởng nhóm 1. Chỉ số cổ phiếu của các ngân hàng QTRRTC 7 Nhóm 1_K53TCNH tăng trưởng cực kì ấn tượng. Cổ phiếu Techcombank tăng 13,71% và cổ phiếu ABB của ngân hàng An Bình có mức tăng 10,99%. Các cổ phiếu ngân hàng khác như OCB, EIB, VPB, MSB cũng tăng nhẹ so với trước tết. Đặc biệt hơn, nhóm cổ phiếu OTC được xếp vào nhóm tín dụng 1 đang được giới đầu tư săn đón như VIB, VP, ….thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng thường được dùng làm thước đo sức khỏe của nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế do vậy cổ phiếu này được săn lùng trong thời điểm kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu ổn định là đương nhiên. Cũng dựa trên nhận định về vai trò của Ngân hàng như trên nhóm có đưa ra một bảng số liệu về giá của cổ phiếu ngân hàng (các số liệu được tình theo giá trung bình). EAB ABB VPB KLP TCB Dec-10 11.3 9.3 12.2 9.8 19.1 Jan-11 10.7 9.1 11.8 10 17.5 Feb-11 10.8 10.1 12 10 19.9 Mar-11 10.4 9.5 12 9.1 19.6 Apr-11 10.2 8.8 11.1 11 19.7 May11 10 7.8 10.8 9.1 19.7 Jun-11 9.9 6.8 10.4 10.2 18.8 Jul-11 9.8 7.5 10.2 10.6 16.3 Aug-11 9.2 7.4 10.4 11.5 15.5 Sep-11 9.5 7.4 10 11 13.3 Oct-11 9.5 7.2 8.5 10.4 13.3 Nov-11 8.8 6.3 8.4 9.1 12.7 Dec-11 9 5.5 8 8.8 12.5 Jan-12 8.5 5.5 6.4 8.8 12.5 Feb-12 8.8 5.5 6.5 9.1 13.0 Mar-12 10.7 6.5 7.4 9.1 15.0 Đây là những ngân hàng chọn lựa ngẫu nhiên. Với bảng giá này nhóm cũng đưa ra một biểu đồ cho thấy rõ ràng hơn sự thay đổi của mức giá của các cổ phiếu: Biểu đồ cho thấy sự giảm giá của chứng khoán NH trên OTC qua 2 năm 2010. 2011 và 3 tháng đầu năm 2012. Hầu hết cả 5 chứng khoán này đều chưa quay về mức giá QTRRTC 8 Nhóm 1_K53TCNH cao như năm 2010 và 2011. Tuy nhiên có thể thấy một dấu hiệu khả quan trong mức giá từ tháng 2/2012 tới nay, giá các chứng khoán NH dường như đang phục hồi dần. 3. Dự báo thị trường OTC trong những quí tiếp theo Thị trường OTC ở Việt Nam tồn tại như một thực tế khách quan. Chúng ta chỉ có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói Việt Nam không có thị trường OTC. Dự đoán tương lai của thị trường OTC trong ba quý tiếp theo của năm 2012 được dựa trên những cơ sở và nhận định sau: a. Cơ sở từ môi trường khách quan Theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 của Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tăng trưởng tín dụng và dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành lần đầu trong suốt năm 2012 tối đa là 15 – 17%. Như vậy, trong thời gian tới, rất có thể đầu tư trên OTC chỉ được tập trung ở một số chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động an toàn và việc đầu tư đã mang tính ý thức hơn. Chỉ thị 01/CT-NHNN và công văn 674/NHNN-CSTT về kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012 đối với các ngân hàng làm cho dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán không nhiều, đặc biệt là OTC, một thị trường còn chứa đựng trong nó những rủi ro cố hữu. Những văn bản, chỉ thị này khi đi vào thực hiện sẽ có thể gây tác động tiêu cực đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt là với OTC. Sự xuất hiện của thị trường UPCOM có thể vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho thị trường OTC. UPCOM là sàn của các công ty đại chúng chưa niêm yết, khi được đi vào hoạt động, sàn này được sự quản lý của Nhà nước, sẽ hạn chế những bất cập tồn tại trên OTC như vấn đề khớp lệnh trên các bảng điện tử, giám sát đối với các công ty chứng khoán…Sự hấp dẫn của UPCOM nhưng cũng là cơ hội để OTC được xây dựng theo hướng hiện đại và đa dạng hơn. Tuy nhiên, so với UPCOM thì OTC được xem là thị QTRRTC 9 Nhóm 1_K53TCNH trường có tính thanh khoản cao hơn do giao dịch trên UPCOM cũng chịu những quy định về biên độ và thời gian giao dịch T+3 Nền kinh tế vĩ mô hoạt động chưa đi vào ổn định, doanh nghiệp trong nền kinh tế đang gặp phải hai khó khăn lớn về chi phí nguyên vật liệu đầu vào, , các chi phí về nhân công, lao động đặc biệt là ở các thành phố lớn rất cao, lãi suất vay ngân hàng tuy đã được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn rất cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có các công ty cổ phần chưa niêm yết không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính an toàn vàlợi nhuận trên OTC. b. Cơ sở từ bản thân thị trường OTC vốn là nơi bị gán cho những biệt hiệu về một thị trường không mấy minh bạch và vốn chứa lắm rủi ro. Sau khủng hoảng và thời kỳ giảm giá liên tiếp của cả thị trường chứng khoán nói chung và OTC nói riêng, thị trường này vẫn còn ẩn chứa những bất cập chưa được khắc phục như giao dịch trao tay manh mún, cơ chế khớp lệnh trên sàn của các công ty chứng khoán còn chứa nhiều lỗi hệ thống… những yếu tố này đòi hỏi trong thời gian tới, OTC cần phải tự mình khắc phục và hạn chế để hoạt động tốt hơn. Còn trước mắt, trong thời gian 3 quý tới, những hạn chế này sẽ trực tiếp làm giảm độ hấp dẫn của nó đối với nhà đầu tư. Nhìn chung, các công ty cổ phần chưa niêm yết không có BCTC được kiểm toán. Bên cạnh đó, việc có được một BCTC của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên công bố do đó, việc thu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua con đường chính thức là điều không hề đơn giản nếu nhà đầu tư, nhất là những người không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. Vấn đề trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán vốn đã là việc nên làm đối với chứng khoán nói chung thì càng trở nên cấp thiết đối với chứng khoán được giao dịch trên thị trường nhiều biến động như OTC. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có nhiều quy định cụ QTRRTC 10 [...]... 2 Nguyễn Thị Dinh 3 Vi Thùy Dung 4 Nguyễn Thị Dung 5 Đinh Thị Bích Hạnh 6 Hoàng Hồng Hạnh 7 Nguyễn Thị Hiền 8 Dương Thị Kim Ngân 9 Nguyễn Thị Kim Thoa 10 Nguyễn Thị Thúy QTRRTC - - Nhiệm vụ Tình hình thị trường OTC quí I/2012 Làm slide Tổng hợp Tình hình thị trường OTC quí I/2012 Trò chơi Dự báo thị trường OTC trong những quí tiếp theo Biên tập câu hỏi đố vui trò chơi Tổng quan thị trường OTC Việt... việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán trên OTC Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các CTCK và sau đó chuyển về một hệ thống thống nhất Chính vì vậy, vai trò của các CTCK rất quan trọng trong việc hướng tới là những nhà tạo lập thị trường Tuy nhiên, đây cũng chính là một rủi ro của các nhà đầu tư khi giao dịch nằm ở các CTCK Như trong trường hợp năm 2009, nhiều nhà đầu tư ở Hà... thể, OTC sẽ hoạt động tích cực trở lại vào những tháng cuối năm 4 Lời khuyên cho các nhà đầu tư tham gia OTC Xuất phát từ những rủi ro cụ thể mà các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt trên thị trường phi tập trung OTC và những biến động của tình hình kinh tế, chúng tôi xin đưa ra đây một số rủi ro để nhà đầu tư có thể tỉnh táo nhận ra và một vài lời khuyên giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro Trước hết, trong... thị trường OTC Việt Nam Clip Lời khuyên cho nhà đầu tư Thuyết trình slide Lời khuyên cho nhà đầu tư Trò chơi Dự báo thị trường OTC những quí tiếp theo Clip Thuyết trình Tổng quan thị trường OTC Việt Nam Trò chơi Hiểu biết chung về thị trường OTC Thuyết trình Clip Tình hình thị trường OTC quí I/2012 (Nội dung và bảng biểu) 17 ... bắt được điều này sẽ giúp NĐT xác định được đúng giá trị số cổ phần mình nhận chuyển nhượng và quyết định mức giá mua hợp lý, tránh rủi ro khi đặt mua giá cao với kỳ vọng sẽ nhận được quyền liên qua Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức Cổ tức được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ Thông thường, công... người tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung là nhà nước cần có những chính sách, ban hàng những qui định quản lý để thị trường OTC phát triển hoàn thiện theo như đúng định nghĩa về OTC, tạo một môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả cho thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư Việt Nam QTRRTC 15 Nhóm 1_K53TCNH Mục lục Thành viên nhóm 1 QTRRTC 16 Nhóm 1_K53TCNH Họ và tên 1 Phạm Thị Bình (Nhóm trưởng... tin cũng giúp cho các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình hình thị trường từ đó không đi theo trào lưu mà có những quyết định của riêng mình, tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro trên thị trường Bên cạnh đó, việc không nắm bắt được các chính sách của Chính phủ như những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư... ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử Vì thế, NĐT trên thị trường OTC cần chú ý, phải luôn luôn thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng với người bán, nắm bắt rõ ràng thông tin về cổ phiếu chuyển nhượng Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng... và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC. .. do đó các nhà đầu tư trên thị trường OTC lại càng phải cẩn thận hơn nữa trong việc tìm kiếm thông tin của các loại cổ phiếu Nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, qua các cơ quan chức năng hay từ các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nguồn khác Thêm vào đó, Nhà nước cũng nên có những biện pháp tích cực để giúp cho thông tin trên thị trường này được minh . 1_K53TCNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Đề tài: Quản trị rủi ro trên thị trường OTC Nhóm thực hiện: Nhóm 1_K53TCNH QTRRTC 1 Nhóm 1_K53TCNH I. Phần I. Hiểu biết chung về thị trường OTC Thị trường OTC. động của thị trường chính thức thì giá các cổ phiếu trên thị trường OTC cũng lao dốc. Thị trường chứng khoán nói chung và OTC nói riêng đều kì vọng vào những chính sách của chính phủ trong năm. chính phủ trong năm 2012 sẽ vực dậy thị trường. Trong quá trình phát triển thị trường OTC đã bộc lộ nhiều yếu điểm khiến cho thị trường còn chứa đựng quá nhiều rủi ro với nhà đầu tư QTRRTC 5 Nhóm

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan