Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa

82 3.6K 10
Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đều biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh, trong đó loài vật là một thế giới vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều điều hấp dẫn đối với các em. Từ đây, các em biết được nhiều điều kì thú, học thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Và chắc hẳn trong chúng ta, tuổi thơ của ai cũng từng gắn liền với những trò chơi như thả diều, chọi dế, cùng đám bạn bắt cá, bắt chim Ở các vùng miền cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội như chọi trâu, chọi gà làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho con người và các loài vật trở nên gần gũi hơn với chúng ta. Lứa tuổi học sinh tiểu học đang hết sức ngây thơ, trong sáng, các em chỉ mới tiếp cận được với thế giới xung quanh thông qua những gì gần gũi, thân thuộc nhất như cây cối, các đồ vật, các con vật, Trong số đó, có thể nói, các con vật là người bạn thân, các em dành tình cảm yêu thương và có thể tâm tình, cùng nhau vui chơi, tinh nghịch, cũng có thể dùng các con vật làm đồ chơi. Và thế giới đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn viết lên những tác phẩm để đời. Những loài vật bình thường qua ngòi bút của người nghệ sĩ đã trở nên ngộ nghĩnh, sinh động với tư tưởng, tình cảm và cuộc sống như con người. Nhân vật trong tác phẩm đại diện cho những tính cách con người trong xã hội, vì vậy các em sẽ phần nào thấy được bản thân mình và những người xung quanh trong đó. Qua đây, học sinh có thêm hiểu biết về thế giới loài vật, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách xử sự, hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Từ đó, hình thành những nền tảng ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúng đắn qua các mối quan hệ trong việc giao tiếp hàng ngày, có lí tưởng sống cao đẹp, là công dân tốt, có ích cho xã hội, điều này thấy được thông qua thái độ ứng xử với ông bà, cha me, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè 1 Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn tiếng Việt không chỉ nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa đồng thời bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới. Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học quan trọng, làm nền cho các cấp học trên. Là một giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, về các con vật trong đời sống, cảm nhận được những tư tưởng tình cảm của chúng để từ đó, các em có ý thức yêu quý, bảo vệ. Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, cách ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung quanh mình thông qua những bài học. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học”. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về nhân vật trong các tác phẩm văn học là vấn đề lí luận được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về nhân vật văn học và nhân vật loài vật. Sau đây, chúng tôi điểm qua các ý kiến đáng chú ý liên quan trực tiếp đến đề tài trong phạm vi tư liệu bao quát được. Đầu tiên là công trình Lí luận văn học của Hà Minh Đức. Ở công trình này, tác giả đã nói đến lí luận chung về văn học trong nghệ thuật và đời sống, đồng thời đi sâu hơn vào các yếu tố tạo nên một tác phẩm văn học chỉnh thể thẩm mĩ. Trong vấn đề nhân vật, tác giả đã đề cao vai trò của nhân vật đối với một tác phẩm văn học: “Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phương tiện cơ bản để các nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [1; tr 126]. Cũng đề cao vai trò của nhân 2 vật trong tác phẩm văn học, ở giáo trình Lí luận văn học của Lê Tiến Dũng cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong sáng tác”. Quả đúng như vậy nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật” [2; tr 40]. Ngoài ra, trong cuốn Văn học - Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học là hiện tượng thể hiện con người trong văn học có cấu trúc riêng với những yếu tố hợp thành nó cũng như ngôn ngữ nhân vật”, và “nhân vật là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn xây dựng bằng tài nghệ của mình” [4; tr 85]. Chúng tôi nhận thấy, các công trình kể trên đã đề cập đến những vấn đề lí luận về nhân vật một cách khái quát. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi có cơ sở lí luận chung cho việc nghiên cứu đề tài “Thế giới loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học”. Nhân vật loài vật thường xuất hiện trong các tác phẩm truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại. Ở cuốn Góc nhìn về cấu trúc ca dao và truyện ngụ ngôn, tác giả Triều Nguyên đã nói tới các đặc điểm của nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn như: Nhân vật gắn với cốt truyện, thống nhất với cốt truyện; nhân vật theo chức năng, vai trò vạch sẵn để thực hiện một nhiệm vụ mà cấu trúc quy định; nhân vật có tính cách, đặc điểm ổn định, cố định suốt truyện; tính cách ấy quyết định kết cục truyện; nhân vật chỉ có một hành động hay một vài hành động cùng loại hay cùng mục đích theo đúng tính cách đã định; nhân vật hoạt động trong môi trường riêng biệt Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo khoá luận tốt nghiệp của Đậu Thị Loan “Thế giới nhân vật trong các tác phẩm thơ ở Tiểu học”. Khóa luận đề cập đến những lí luận chung về nhân vật và hệ thống nhân vật trong các tác phẩm ở chương trình Tiểu học, trong đó có nhân vật loài vật. Qua việc điểm xuyết các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhân vật và nhân vật loài vật, chúng tôi nhận thấy các tác giả đi trước đã phần nào giúp 3 chúng tôi hiểu được những đặc điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên các các bài viết, các công trình liên quan đến đề tài chúng tôi bao quát được vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. Chúng tôi xem đó là những nguồn thông tin hết sức quý giá để tham khảo, vận dụng cho đề tài của mình. Với khóa luận này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào việc nghiên cứu hệ thống nhân vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 NXB GD, 2010. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Hệ thống, tìm hiểu về các nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học. Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật loài vật. Thông qua đó, cung cấp thêm cho học sinh các kiến thức tiếng Việt sâu rộng, đồng thời qua các nhân vật với tính cách và hành động cụ thể sẽ góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ việc giáo dục trong trường học được tốt hơn. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về nhân vật loài vật, từ đó thấy được sự khác nhau giữa nhân vật loài vật và các kiểu nhân vật khác cũng như đặc trưng của nhân vật loài vật trong các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và truyện đồng thoại. - Khảo sát các tác phẩm văn học trong chương trình Tiểu học, chỉ ra những đặc điểm nhân vật loài vật. 4 - Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật và trong các tác phẩm văn học, rút ra ý nghĩa và bài học góp phần giáo dục học sinh Tiểu học. Tất cả những nhiệm vụ này đều định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các em trong nhà trường Tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học có nhân vật loài vật từ đó phân loại rõ các kiểu nhân vật với từng đặc điểm cụ thể trong một số thể loại văn học. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học để thấy được đặc điểm của loài vật từ đó tổng hợp, khái quát và đưa ra kết luận chung. - Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học phải dựa trên hệ thống các đặc điểm phương diện nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ thống hóa thế giới nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. - Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm khác biệt giữa nhân vật loài vật và các nhân vật khác cũng như đặc trưng của các nhân vật loài vật trong các thể loại văn học khác nhau. Tất cả những phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút ra những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những kiến thức về tâm lí học, giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng, những chuẩn mực, quy phạm đạo đức của xã hội. Những tác phẩm văn học, lí luận và văn học đại cương, lí luận liên quan đến đặc điểm ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ của các nhân vật loài vật. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu thế giới nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học, từ đó phân loại, làm rõ các vấn đề về 5 đặc điểm của nhân vật loài vật thuộc các thể loại truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại. Góp thêm tiếng nói mới vào vấn đề nghiên cứu nhân vật văn học nói chung và nhân vật loài vật nói riêng. Ngoài ra đề tài cũng làm nổi bật được vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục học sinh. - Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập, nghiên cứu, giúp cho các giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy, phân tích nhân vật loài vật. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về nhân vật và nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. Chương 2: Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật biểu hiện nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. 6 NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 1.1. Nhân vật văn học 1.1.1. Giới thuyết về nhân vật văn học “Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó chỉ có thể được xây dựng dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ yếu có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. 7 Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX)… Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói nhân dân là nhân vật chính trong "Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng, nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao ). Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một 8 nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Nhà văn Tô Hoài đã nhận xét: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". 1.1.2. Phân loại nhân vật văn học Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Để hiểu được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại ở nhiều góc độ khác nhau. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật, có thể nói đến nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Xét từ góc độ thể loại, có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể phân thành các loại nhân vật: nhân vật tính cách, nhân vật điển hình. Có nhiều quan niệm khác nhau về phân loại nhân vật văn học. Ở đây, chúng tôi tập trung vào nhân vật con người, nhân vật loài vật và nhân vật đồ vật. 1.1.2.1. Nhân vật con người "Văn học là nhân học" (M. Gorki) Ðối tượng của văn học là con người. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng 9 tác phẩm văn học chính là nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" Ngày nay đối với văn học không chỉ có vấn đề tốt xấu hay đúng sai mà còn có vấn đề chiều sâu của nhận thức. Nghệ thuật phải làm cho con người lương thiện và thân ái hơn, nhưng nó cũng phải làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn. Chính vì vậy chúng ta thấy trong nghệ thuật bên cạnh các phạm trù truyền thống như cái cao cả, cái đẹp, cái anh hùng, cái bi, cái hài dần dần đã xuất hiện thêm các phạm trù khác như cái lãng mạn, trữ tình, cái xấu, cái phàm tục, sự xung đột, cái phi lý v.v Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vọng và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện. Thường đa số các nhà văn tập trung khắc họa những nét điển hình xã hội, bước thăng trầm trong cuộc sống hay đường đời của nhân vật chứ chưa dựng lên được những số phận tinh thần, chưa diễn tả đời sống của bản thân ý thức, của những khát vọng, tìm kiếm bên trong của con người. Đây không phải là vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người. Từ đây dễ hiểu vì sao trong nhiều tác phẩm chúng ta thường bắt gặp chuyện tình yêu trắc trở, hạnh phúc hay nỗi đau nghèo khó, vật chất, những cảnh ngộ thương tâm, những rủi ro bất hạnh trên đường đời dễ làm rơi nước mắt nhiều hơn chứ ít khi nhận thấy niềm vui hay nỗi đau tinh thần, con đường khổ ải của tài năng, của ý thức con người trong cuộc hành hương đi tìm tự do, chân lý và lẽ phải. Đọc Tắt Đèn, chúng ta thấy 10 [...]... tưởng của tác giả" Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học Tất cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều được thể hiện qua hệ thống nhân vật Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu và làm nên thành công của tác phẩm 17 1.2 Nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học 1.2.1 Nhân vật con vật Nhân vật con vật có trong các. .. chung, các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật được phân bố vào hầu hết tất cả các lớp nhưng theo số lượng khác nhau Truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có số lượng lớn hơn hẳn truyện đồng thoại và tập trung nhiều ở lớp 1, lớp 2 Càng lên lớp trên, số lượng truyện càng giảm lại 28 Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI 2.1 Nhân vật loài vật trong. .. thực, nhân đạo cũng như lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn 1.1.3 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học Nhân vật văn học được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để truyền đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo để nói lên lăng kính của tác giả với đời thường Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong. .. To – 1 tập trong bộ truyện Kính vạn hoa Nhà văn Lý Lan cũng thử sức với tác phẩm Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen, khai thác nhân vật là những vật dụng trong nhà hay những loài vật gần gũi Nhà văn Lưu Thị Lương cũng khẽ chạm vào thế giới loài vật với nhân vật con cá trong tác phẩm Con cá mày ở trong nhà hay nhà văn Trần Quốc Toàn với 12 con giáp một loạt các con vật được đưa vào tác phẩm văn học và chúng... nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ Các loài vật trong tác phẩm văn học như những người bạn được tác giả xây dựng mang đến cho thiếu nhi một sự mới mẻ, là nguồn tri thức vô tận về thế giới xung quanh Trong chương trình tiếng Việt Tiểu học, ... hấp dẫn đáng để các em tìm tòi, khám phá 1.3 Giới thiệu khái quát các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật ở chương trình Tiểu học Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn… Các em vốn rất yêu... chó xấu xí của Kim Lân, Con hùm, Con bồ côi của Nguyên Hồng Văn học nước ngoài đã tập trung vào thế giới loài vật và rất thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng Không khó để tìm các tác phẩm viết về loài vật ở văn học nước ngoài Những nhân vật đặc biệt này được các nhà văn thế giới khai thác ở nhiều góc độ với những cuộc phiêu lưu đầy kì thú, lạ lẫm và hấp dẫn Sự xuất hiện mới đây của tác phẩm Kiến (Bernard... chuột tham lam, Tất cả đều làm nên một thế giới loài vật đa dạng, hấp dẫn trong mắt các em Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật loài vật, các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động và tính cách, phẩm chất, tư tưởng của một số nhân vật loài vật và cách xây dựng chúng qua một số biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích, truyện... người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị Đây chính là cuộc đấu tranh đi lên từ tự phát đến tự giác theo ánh sáng của cách mạng Đó là giá trị nhân văn ngời sáng của tác phẩm 1.1.2.2 Nhân vật loài vật Loài vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học luôn tạo ấn tượng đẹp với người đọc Loài vật làm nhân vật. .. tử… Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện, nhân vật con người hay nhân vật loài vật thì đó vẫn là đứa con 15 tinh thần của nhà văn, là nơi chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Vì thế nhân vật dựng lên không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện của nhà văn để biết . 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về nhân vật và nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. Chương 2: Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương. của tác phẩm. 17 1.2. Nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học 1.2.1. Nhân vật con vật Nhân vật con vật có trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt. trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt lớp

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan