đồ án máy gia cố cọc xi măng đất

169 1.7K 17
đồ án máy gia cố cọc xi măng đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TRỘN SÂU2 1.1 Tổng quan về phương pháp gia cố nền đất yếu 2 1.2. Tổng quan về thiết bị phục vụ gia cố nền đất yếu theo phương pháp trộn ướt trên thế giới 7 1.3 Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị thi công cọc xi măng đất theo phương pháp trộn ướt trong nước 10 CHƯƠNG 2 12 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔNG THỂ. .12 2.1. Phương án lựa chọn máy 12 2.2. Lựa chọn phương án thiết kế 20 2.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật lựa chọn phương án thiết kế 20 2.2.2. Lựa chọn phương án thiết kế máy 21 2.3. Tính toán tổng thể từng bộ máy 22 2.3.1. Tổng thể dây truyền thiết bị khoan tạo cọc xi măng đất 22 2.3.2. Tính toán tổng thể máy tạo cọc xi măng đất 22 2.3.3. Tính toán tổng thể máy bơm vữa xi măng 23 2.3.4. Thùng trộn vữa xi măng 27 2.3.5. Máy phát điện 30 2.3.6. Máy nén khí. 30 2.3.7. Thùng xe đựng xi măng khô 30 CHƯƠNG 3 31 TÍNH CHỌN BỘ MÁY DẪN ĐỘNG QUAY VÀ 31 BỘ MÁY NÂNG HẠ CẦN KHOAN 31 3.1. Tính lực cản của đất lên mũi khoan khi khoan. 31 3.1.1 Trường hợp 1: Khi mũi khoan đi xuống cắt đất 31 3.1.2 Trường hợp 2: Khi mũi khoan đi lên 41 3.2 Sơ đồ động của máy tạo cọc xi măng đất 45 3.3. Tính chọn bộ máy dẫn động quay cần khoan 45 3.3.1. Chọn động cơ điện chính 45 3.3.2. Tính chọn hộp số chính 48 3.3.3. Chọn ly hợp 49 3.3.4. Tính chọn bộ đảo chiều quay 51 3.3.5. Tính chọn trục các đăng 52 3.3.6. Tính toán thiết kế mâm quay 53 3.4. Tính chọn bộ máy nâng hạ cần khoan 103 3.4.1. Tính toán bộ truyền đai 104 3.4.2. Tính chọn hộp số phụ 107 3.4.3. Tính chọn bộ truyền xích 107 3.4.4. Tính toán thiết kế hộp giảm tốc 110 CHƯƠNG 4 134 TÍNH CHỌN BỘ MÁY DI CHUYỂN KIỂU BƯỚC 134 4.1. Lựa chọn phương án thiết kế bộ máy di chuyển kiểu bước 134 4.1.1. Phương án kiểu di chuyển thẳng của máy 134 4.1.2. Phương án kiểu di chuyển ngang của máy 135 4.2. Tính chọn các xylanh thủy lực di chuyển và xylanh thủy lực nâng hạ cột 138 4.2.1. Tính toán bộ di chuyển bước: 138 4.2.2. Tính chọn xylanh thủy lực lắp dụng giá khoan 142 4.2.3. Tính chọn bơm dầu và động cơ lai bơm 144 4.3. Các bước di chuyển của máy 146 4.3.1. Sơ đồ mạch thủy lực của máy khoan tạo cọc xi măng đất 146 4.3.2. Các bước khi máy di chuyển thẳng 146 4.3.3. Các bước khi máy di chuyển ngang 150 CHƯƠNG 5 155 QUY TRÌNH LẮP DỰNG MÁY TẠO CỌC XI MĂNG ĐẤT 155 5.1. Lắp dựng trong nhà xưởng 155 5.2. Lắp dựng máy ngoài công trường 159 CHƯƠNG 6 162 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 6.1. Kết luận 162 6.2. Kiến nghị 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm gần đây, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được nhà nước đầu tư như bến cảng, sân bay, khu công nghiệp, đường hầm đã và đang được xây dựng. Khi thi công các công trình này, gia cố nền móng là một trong những công việc không thể thiếu. Công nghệ gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất (CXMĐ) nói chung và CXMĐ thi công theo công nghệ trộn Ф ướt nói riêng là một trong những công nghệ gia cố đã và đang được thế giới quan tâm và áp dụng trong nhiều hạng mục công trình quan trọng, nhất là các công trình chịu tải trọng phân bố đều. Được sự đồng ý của nhà trường, Bộ môn Máy Xây Dựng – Xếp Dỡ, giảng viên đã hướng dẫn em thực hiện đề tài tốt nghiệp có tên: “Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước”. Với các nội dung như sau: - Giới thiệu tổng quan công nghệ thi công cọc xi măng đất theo phương pháp phun ướt. - Lựa chọn phương án thiết kế và tính toán thiết kế tổng thể. - Tính chọn bộ máy dẫn động quay mũi khoan. - Tính chọn bộ máy nâng hạ mũi khoan. - Tính chọn bộ máy di chuyển bước. - Lập quy trình lắp dựng thiết bị. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Khang cùng các thầy giáo trong bộ môn Máy Xây Dựng – Xếp Dỡ, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Hồng Thắng SV: Nguyễn Hồng Thắng -1- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TRỘN SÂU 1.1 Tổng quan về phương pháp gia cố nền đất yếu Đất nước ta đang trong quá trình phát triển, hợp tác, và hội nhập với các nước trong khu vực cũng như với các nước trên thế giới. Để có nền kinh tế ổn định, vững chắc và phát triển đến tầm cao mới thì cần có rất nhiều các công trình giao thông, xây dựng dân dụng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế. Trong các công trình đó thì việc xử lý nền móng là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình. Việc xử lý nền móng của các công trình đã hình thành từ rất lâu nhất là xử lý nền móng bằng các loại cọc nguyên thủy có sẵn như cọc tre, cọc gỗ với phương pháp đóng thủ công. Theo sự phát triển của xã hội thì quy mô các công trình ngày càng lớn và được xây dựng trên các nền đất khác nhau nên các loại cọc ngày càng có nhiều và biện pháp thi công phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của công trình. Tùy thuộc vào quy mô, thời hạn phục vụ của công trình, điều kiện tự nhiên của đất xây dựng mà người ta áp dụng các biện pháp khác nhau để gia cố nền móng cho phù hợp. Với những công trình xây dựng nhà ở thuộc loại nhỏ của các hộ gia đình thường áp dụng biện pháp làm móng bằng bê tông, móng cọc tre… Hiện nay, trong thực tế xây dựng nền móng cho các công trình lớn, thời hạn phục vụ lâu dài người ta áp dụng các loại móng cọc. Đây là loại móng đảm bảo khả năng xây dựng nhà và công trình trên các loại đất có sức chịu tải nhỏ, trên các vùng đất đóng băng… Chính việc áp dụng móng cọc đã thúc đẩy việc ứng dụng các phương pháp công nghiệp hóa xây dựng cũng như việc trang bị cho các đơn vị xây dựng những máy hạ cọc chuyên dùng, gọn nhẹ và có năng suất cao. SV: Nguyễn Hồng Thắng -2- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước Những ưu điểm cơ bản của việc áp dụng móng cọc là rút ngắn thời gian thi công, giảm bớt công tác nặng nhọc cho công nhân, giảm bớt khối lượng thép, bê tông, giảm khối lượng công tác làm đất và tăng chất lượng công trình… Phương pháp thi công móng cọc ít nhạy cảm với sự thay đổi trạng thái của đất nền. Có thể đào những hố sâu, thi công móng cọc mới ngay sát các móng cọc mà không gây nguy cơ phá hỏng công trình. Cọc được hạ trong móng bằng nhiều loại máy thi công khác nhau. Ngoài phương pháp gia cố nền bằng móng cọc ra người ta còn dùng nhiều phương pháp khác như: - Để gia cố nền có các loại đất to hạt có nhiều lỗ rỗng và vết nứt, người ta dùng biện pháp xi măng hóa, đây là biện pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. - Để gia cố xử lý nền bên dưới có các túi nước, túi bùn ngầm người ta dùng phương pháp ép bấc thấm. Công tác gia cố nền móng hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có tính ưu việt riêng và phù hợp với từng yêu cầu công trình khác nhau. Các phương pháp hiện nay hay sử dụng là: ∗ Phương pháp khoan cọc nhồi: Cọc nhồi được thực hiện bằng cách rót trực tiếp vật liệu (bê tông, bê tông cốt thép, cát) vào những lỗ cọc làm sẵn trong lòng đất ngay tại mặt bằng thi công công trình. Theo phương pháp tạo lỗ cọc khoan nhồi, thi công cọc nhồi được chia làm hai loại cơ bản như sau: - Tạo lỗ cọc bằng cách đóng ống kim loại, đầu dưới bịt đế cọc vào lòng đất, sau đó rót vật liệu tạo cọc vào lòng ống. Ống kim loại có thể để nguyên với vai trò là thành ống hoặc rút lên khỏi lòng đất trong quá trình rót vật liệu bằng thiết bị chuyên dùng, còn đế cọc nằm lại trong lòng đất. SV: Nguyễn Hồng Thắng -3- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước - Tạo lỗ cọc bằng phương pháp khoan chuyên dùng. Các thiết bị khoan rất đa dạng, như tạo lỗ bằng phương pháp cơ học, phương pháp vật lý hay là theo cách đưa đất từ lỗ khoan lên theo dạng liên tục hay chu kỳ. Đặc điểm của phương pháp này là: - Ưu điểm: + Cọc được chế tạo tại chỗ, có kích thước và chiều dài tùy ý, không mất công vận chuyển hay phải làm các công tác phụ khác như cưa, cắt, nối cọc; + Thi công cọc nhồi trên các máy khoan tạo lỗ tránh được các lực xung kích gây ảnh hưởng xấu đến các công trình xung quanh, không gây tiếng ồn lớn. Vì vậy trong những năm gần đây thi công cọc nhồi đã nhanh chóng xâm nhập vào các công trình trong thành phố; + Có thể thi công trên các công trường mà điều kiện không thể thi công bằng các phương pháp khác được. - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư máy móc thiết bị ban đầu lớn nên giá thành máy khá cao; + Khó kiểm tra chính xác chất lượng cọc sau khi thi công; + Gây ô nhiễm môi trường do có chất thải là dung dịch bentonit; + Phải xây dựng trạm trộn bê tông tại công trường hoặc phụ thuộc địa điểm trạm trộn bê tông và công suất của trạm đó (do phụ thuộc thời gian bê tông đóng cứng từ lúc trộn bê tông đến lúc đổ xong cọc). ∗ Phương pháp ép cọc tĩnh: Đây là phương pháp cơ học dùng lực ép cọc xuống lòng đất, phương pháp này chỉ đóng được các loại cọc có chiều dài ngắn hoặc đối với cọc dài, lớn thì phải dùng máy có công suất lớn. Đặc điểm của phương pháp ép cọc tĩnh: SV: Nguyễn Hồng Thắng -4- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước - Ưu điểm: + Không gây chấn động đến các công trình xung quanh, không tạo ra tiếng ồn. Do ưu điểm này mà phương pháp ép tĩnh được sử dụng nhiều trong các công trình khu dân cư, trong các thành phố, thị trấn, nơi đông dân người; + Giá thành rẻ. - Nhược điểm: + Chỉ đóng được các loại cọc nhỏ có khẩu độ không dài lắm hoặc nếu ép cọc lớn thì chi phí mua máy ban đầu rất lớn mà khối lượng thi công ít do ở nươc ta chưa có nhiều công trình lớn nên hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại máy này chưa cao. ∗Phương pháp dùng lực va đập: ● Búa hơi Quả búa hơi được chia làm hai loại: Quả búa tác động đơn và quả búa tác động kép. Ở quả búa tác động đơn, cọc được nhấn vào nền do năng lượng rơi tự do của đầu búa tác dụng trực tiếp lên cọc, năng lượng của hơi nước hoặc không khí nén chỉ dùng để nâng đầu quả búa lên cao. Trong quả búa tác động kép năng lượng của hơi nước hoặc không khí nén ngoài dùng để nâng quả búa lên cao mà còn có tác dụng đẩy nhanh chúng rơi xuống đầu cọc. ● Búa Diezel Búa diezel làm việc theo nguyên lý động cơ đốt trong hai kỳ vì vậy khi đóng cọc gây ra lực chấn động làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh, đồng thời nó còn tạo ra tiếng ồn. Do nhược điểm như vậy mà phương pháp này chỉ được áp dụng với các công trình xa khu dân cư. Đóng cọc bằng búa diezel có giá thành rẻ, dễ thay đổi chiều dài cọc, dễ thi công và có thể làm việc ở những điều kiện khắc SV: Nguyễn Hồng Thắng -5- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước nghiệt như: Trên sông, đầm lầy, ở vùng cao mà các phương pháp khác không làm được. * Phương pháp dùng lực rung động - Búa rung. Quả búa rung được sử dụng phổ biến trong thi công đóng cọc, đặc biệt chúng làm việc rất hiệu quả trên nền đất cát tơi, xốp, ở những địa hình chật hẹp, chen cấy, nhất là khi đóng cọc gia cố nền. Khi làm việc quả búa liên tục truyền lên cọc dao dộng có tần số, biên độ và hướng nhất định, làm giảm đáng kể sự ma sát giữa đất và cọc. Nhược điểm của phương pháp này so với phương pháp dùng quả búa diezel là có kết cấu lớn, làm việc ồn hơn, máy kém ổn định hơn. * Phương pháp ép cọc bấc thấm - Bấc thấm là các băng có lõi bằng prôliprôpilen có tiết diện hình răng bánh xe, bên ngoài được bọc áo lọc. - Bấc thấm là một phương pháp nhân tạo nhằm cải tạo nền đất bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng để xử lý đất yếu được dùng để thay thế cọc cát làm phương pháp tiện dẫn nước cố kết từ dưới nền đất yếu lên tầng đệm cát phía trên và thoát ra ngoài, nhờ đó tăng tốc độ lún của nền đất trên đất yếu, tăng tốc độ cố kết của bản thân. Đặc điểm của phương pháp này lá: - Ưu điểm: + Tăng nhanh quá trình cố kết của đất yếu, rút ngắn thời gian lún. + Ít làm xáo động các lớp đất tự nhiên. + Thoát nước một cách đảm bảo và chủ động. + Thao tác nhanh. + Chiều sâu sử dụng bấc có thể đạt đến 40m. SV: Nguyễn Hồng Thắng -6- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước + Hoạt động thoát nước tốt trong các điều kiện khác nhau. - Nhược điểm: + Với nền đất quá yếu thì xử lý bằng bấc thấm không hiệu quả. 1.2. Tổng quan về thiết bị phục vụ gia cố nền đất yếu theo phương pháp trộn ướt trên thế giới. Khi thi công công trình xây dựng, gia cố nền móng là một trong những công việc không thể thiếu. Tuỳ theo từng loại công trình, tiến độ thi công, nguồn kinh phí đầu tư, yêu cầu cấp độ chất lượng mà người ta có thể sử dụng các công nghệ gia cố nền móng khác nhau. Các phương pháp thông thường như cọc cát, cọc tre, cắm bấc thấm, cọc gia cố bằng vật liệu tại chỗ, cọc đóng bằng bê tông cốt thép… đã được thế giới sử dụng từ lâu. Mỗi công nghệ thi công có những ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng hiệu quả cụ thể. Công nghệ gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất là một trong những công nghệ gia cố đã và đang được thế giới quan tâm và áp dụng trong nhiều hạng mục công trình quan trọng như sân bay, bãi đỗ xe, bến cảng Ưu điểm của công nghệ này là chi phí thấp (giá của một đơn vị cọc xi măng đất rẻ hơn đáng kể so với cọc bê tông, đặc biệt đối với các công trình có tải trọng phân bố đều trên diện rộng thì chi phí xử lý nền đất yếu có thể giảm đến 30%) và tiến độ thi công nhanh, đặc biệt không gây rung động, ồn ào, có thể thi công trong khu dân cư hoặc các khu đô thị. Trong công nghệ gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất có hai phương pháp thi công là: 1/ Cọc xi măng đất phun kiểu khô: Xi măng được phun khô và trộn vào khối đất trong cọc để tạo thành cột xi măng đất. 2/ Cọc xi măng đất phun kiểu ướt: Xi măng được trộn thành vữa và phun vào khối đất trong cọc để tạo thành cột xi măng đất. SV: Nguyễn Hồng Thắng -7- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước Trong công nghệ cọc xi măng đất phun kiểu ướt lại chia ra hai loại: là phụt vữa xi măng cao áp (jet grouting) và phun vữa xi măng. Công nghệ phụt vữa xi măng cao áp thường được áp dụng ở Tây Đức và các nước Bắc Âu, công nghệ này đòi hỏi dòng vữa xi măng phụt ra dạng tia, có áp suất rất cao (thường khoảng 400- 600 kG/cm 2 ), vận tốc lớn (≥100 m/s) và công suất động cơ dẫn động cũng rất lớn (từ 50-420 kW). Trong khi đó, công nghệ phun vữa xi măng thông thường chỉ đòi hỏi áp suất phun khoảng 70-100 kG/cm 2 và vận tốc phun không lớn. Hiện nay hệ thống dây chuyền thiết bị phun vữa xi măng thông thường (gọi tắt là thiết bị phun vữa xi măng) là phổ biến hơn, điển hình như dây chuyền thiết bị của Nhật Bản và Trung Quốc. Công nghệ phụt vữa xi măng cao áp đòi hỏi áp suất phun rất cao và vận tốc phun rất lớn, nhờ đó mà tia vữa áp suất cao phụt ra sẽ xói tơi các phần tử đất xung quanh hòa trộn với nhau tạo thành khối xi măng đất đồng nhất. Công nghệ phụt vữa xi măng cao áp đòi hỏi một hệ thống dây chuyền thiết bị rất hiện đại và điều kiện thi công khắt khe nên giá thành thi công cũng rất cao. Giá thành trên một đơn vị cọc gia cố bằng công nghệ phụt vữa xi măng cao áp so với công nghệ phun vữa xi măng cao hơn nhiều lần. Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào phương pháp thi công cọc xi măng đất phun kiểu ướt loại áp áp suất thấp (phun vữa xi măng: áp suất vữa phun 70-100 kG/cm 2 ). Để thi công các cọc gia cố, cần phải có những thiết bị chuyên dùng. Ở các nước phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy nói chung, chế tạo các thiết bị thi công chuyên dùng phục vụ công nghệ thi công cọc gia cố đất nói riêng đã được chế tạo và áp dụng trong thực tế thi công. Các thiết bị đó đã đáp ứng các mục tiêu thi công các công trình gia cố nền móng, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật. Trong danh mục các sản phẩm của nhiều hãng chế tạo máy thi công lớn trên thế giới của các nước Thụy Điển, CHLB Đức, Nhật Bản đều có các loại thiết bị chuyên dùng thi công cọc gia cố. SV: Nguyễn Hồng Thắng -8- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 [...]... khoan tạo cọc xi măng đất 1- Máy khoan tạo cọc xi măng đất; 2- Máy bơm vữa xi măng; 3- Thùng trộn vữa xi măng; 4- Cơ cấu định lượng xi măng, nước, phụ gia; 5- Máy bơm nước; 6- Thùng đựng nước; 7- Máy bơm phụ gia; 8- Thùng đựng phụ gia; 9- Máy phát điện; 1 0Máy nén khí; 11- Thùng xe vận chuyển xi măng khô; 12- Ống dẫn khí; 13- Ống dẫn vữa xi măng 2.3.2 Tính toán tổng thể máy tạo cọc xi măng đất ∗ Công... -17- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước Hình 2.2 Tổng thể máy tạo cọc xi măng đất theo phương án 2 * Phương án 3: SV: Nguyễn Hồng Thắng -18- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất. .. Điều khiển tự động quá trình phun vữa xi măng đồng đều theo thể tích của cọc gia cố Lưu giữ số liệu, hiển thị và in kết quả lượng vữa xi măng đã thi công từng cọc gia cố theo chiều sâu của cọc SV: Nguyễn Hồng Thắng -9- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển... công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔNG THỂ 2.1 Phương án lựa chọn máy Đề tài tốt nghiệp có nội dung như sau: “Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển bước” Máy gia cố nền bằng cọc xi măng đất hoạt động dựa... ● Tổng thể kết cấu máy tạo cọc xi măng đất ta lựa chọn như hình 2.2 SV: Nguyễn Hồng Thắng -21- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước 2.3 Tính toán tổng thể từng bộ máy 2.3.1 Tổng thể dây truyền thiết bị khoan tạo cọc xi măng đất Hình2.5 Dây truyền... Nguyễn Hồng Thắng -13- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước SV: Nguyễn Hồng Thắng -14- Máy xây dựng và xếp dỡ B – K46 Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung... thuyết cắt đất khác nhau Khi ta tạo cọc xi- măng đất, ta dùng mũi khoan dạng cánh cắt để đất làm cho đất tơi xốp, và khi rút lên các cánh này lại trở thành các cánh trộn để trộn xi măng với đất tạo thành cọ xi măng đất Với tính chất của mũi khoan như trên, ta áp dụng phương pháp của Giáo sư N.G.Dombrovxki để tính toán lực cản của đất lên mũi khoan khi ta tiến hành khoan và trộn tạo cọc xi măng đất Theo.. .Đồ án tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế thiết bị thi công cọc xi măng đất Ф600 theo công nghệ phun ướt gia cố nền đất yếu trên khung chuyên dùng di chuyển kiểu bước Thiết bị thi công cọc gia cố theo công nghệ phun ướt là một tổ hợp gồm nhiều thiết bị: Máy cơ sở, thiết bị khoan, thiết bị trộn vữa xi măng, bơm vữa xi măng áp suất cao, thiết bị định lượng vữa xi măng phun và hệ điều khiển Máy cơ... dàng trộn đều vữa xi măng với đất gia cố trong lỗ khoan Thiết bị định lượng vữa xi măng phun có nhiệm vụ định lượng lượng vữa xi măng cho từng cọc, phun vữa xi măng theo tốc độ rút mũi khoan cùng với việc trộn đều vữa xi măng trong cọc của thiết bị khoan Hệ điều khiển có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ các thao tác trong thi công cọc gia cố: điều khiển tự động việc định lượng vữa xi măng với sai số cho... Chiều rộng phoi đất của cắt của 1 cánh (cm) h: Chiều dày phiu đất cắt (cm) - Máy khoan dùng để tạo cọc xi măng đất dùng để gia cố nền đất yếu dưới sâu, nhưng khi gia cố nền đất mà nền phía trên của chúng là các công trình cũ, do lớp đất phía trên thường cứng Ta chọn loại đất khoan là loại đất cấp IV Theo bảng 1.III, tài liệu [1], ta có: k2 = 15 (N/cm2) Đường kính cọc đất cần tạo thành là: D = 60 (cm) . khoan thông qua cần khoan. Khi khoan, nhờ trọng lượng bản thân của bộ phận đầu khoan và góc xoắn của mũi khoan mà mũi khoan đi vào nền đất với chiều sâu yêu cầu. Hệ thống tời rút mũi khoan. khoan chuyển động xoay, tịnh tiến lên - xuống và thay đổi góc nghiêng (góc xiên) giá khoan theo các yêu cầu trong thi công cọc gia cố. Thiết bị khoan bao gồm giá khoan, đầu khoan, cần khoan. 31 BỘ MÁY NÂNG HẠ CẦN KHOAN 31 3.1. Tính lực cản của đất lên mũi khoan khi khoan. 31 3.1.1 Trường hợp 1: Khi mũi khoan đi xuống cắt đất 31 3.1.2 Trường hợp 2: Khi mũi khoan đi lên 41 3.2 Sơ đồ

Ngày đăng: 04/04/2015, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TRỘN SÂU

    • 1.1 Tổng quan về phương pháp gia cố nền đất yếu

    • 1.2. Tổng quan về thiết bị phục vụ gia cố nền đất yếu theo phương pháp trộn ướt trên thế giới.

    • 1.3 Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị thi công cọc xi măng đất theo phương pháp trộn ướt trong nước

  • CHƯƠNG 2

  • LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔNG THỂ

    • 2.1. Phương án lựa chọn máy.

    • 2.2. Lựa chọn phương án thiết kế.

      • 2.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật lựa chọn phương án thiết kế.

      • 2.2.2. Lựa chọn phương án thiết kế máy.

    • 2.3. Tính toán tổng thể từng bộ máy

      • 2.3.1. Tổng thể dây truyền thiết bị khoan tạo cọc xi măng đất.

      • 2.3.2. Tính toán tổng thể máy tạo cọc xi măng đất.

      • 2.3.3. Tính toán tổng thể máy bơm vữa xi măng.

      • 2.3.4. Thùng trộn vữa xi măng.

      • 2.3.5. Máy phát điện.

      • 2.3.6. Máy nén khí.

      • 2.3.7. Thùng xe đựng xi măng khô.

  • CHƯƠNG 3

  • TÍNH CHỌN BỘ MÁY DẪN ĐỘNG QUAY VÀ

  • BỘ MÁY NÂNG HẠ CẦN KHOAN

    • 3.1. Tính lực cản của đất lên mũi khoan khi khoan.

      • 3.1.1 Trường hợp 1: Khi mũi khoan đi xuống cắt đất.

      • 3.1.2 Trường hợp 2: Khi mũi khoan đi lên.

    • 3.2 Sơ đồ động của máy tạo cọc xi măng đất.

    • 3.3. Tính chọn bộ máy dẫn động quay cần khoan.

      • 3.3.1. Chọn động cơ điện chính.

      • 3.3.2. Tính chọn hộp số chính.

      • 3.3.3. Chọn ly hợp.

      • 3.3.4. Tính chọn bộ đảo chiều quay.

      • 3.3.5. Tính chọn trục các đăng.

      • 3.3.6. Tính toán thiết kế mâm quay.

    • 3.4. Tính chọn bộ máy nâng hạ cần khoan.

      • 3.4.1. Tính toán bộ truyền đai.

      • 3.4.2. Tính chọn hộp số phụ.

      • 3.4.3. Tính chọn bộ truyền xích.

      • 3.4.4. Tính toán thiết kế hộp giảm tốc.

  • CHƯƠNG 4

  • TÍNH CHỌN BỘ MÁY DI CHUYỂN KIỂU BƯỚC

    • 4.1. Lựa chọn phương án thiết kế bộ máy di chuyển kiểu bước.

      • 4.1.1. Phương án kiểu di chuyển thẳng của máy.

      • 4.1.2. Phương án kiểu di chuyển ngang của máy.

    • 4.2. Tính chọn các xylanh thủy lực di chuyển và xylanh thủy lực nâng hạ cột.

      • 4.2.1. Tính toán bộ di chuyển bước:

      • 4.2.2. Tính chọn xylanh thủy lực lắp dụng giá khoan.

      • 4.2.3. Tính chọn bơm dầu và động cơ lai bơm.

    • 4.3. Các bước di chuyển của máy.

      • 4.3.1. Sơ đồ mạch thủy lực của máy khoan tạo cọc xi măng đất.

      • 4.3.2. Các bước khi máy di chuyển thẳng.

      • 4.3.3. Các bước khi máy di chuyển ngang.

  • CHƯƠNG 5

  • QUY TRÌNH LẮP DỰNG MÁY TẠO CỌC XI MĂNG ĐẤT

    • 5.1. Lắp dựng trong nhà xưởng.

    • 5.2. Lắp dựng máy ngoài công trường.

  • CHƯƠNG 6

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • 6.1. Kết luận.

    • 6.2. Kiến nghị.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan