Trường THPT Hồ Thị Kỷ tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT Môn Hóa học

17 728 0
Trường THPT Hồ Thị Kỷ tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT Môn Hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔNG HỢP KIẾN THỨC THEO DẠNG CÂU HỎI ÔN THI TN THPT MÔN HOÁ HỌC VÔ CƠ 12 - Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Hoá học - Họ và tên người thực hiện: Trịnh Hùng - Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THPT Hồ Thị Kỷ Cà mau, ngày 09 tháng 3 năm 2013  Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 1 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học TỔNG HỢP KIẾN THỨC THEO DẠNG CÂU HỎI ÔN THI TN THPT MÔN HÓA HỌC VÔ CƠ 12 1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Ôn thi Tốt nghiệp THPT nói chung, ôn thi Tốt nghiệp THPT bộ môn hóa học nói riêng, là công việc quan trọng ở giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học cả cấp học. Ở thời điểm này giáo viên bộ môn hóa học ôn thi phải nắm bắt được đặc điểm tình hình thực tế: - Kiến thức hóa học lớp 12 vừa nhiều vừa khó, đặc trưng bộ môn thực hành yêu cầu cao không những kiến thức mà còn cả về kĩ năng bộ môn. - Hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu trong 60 phút phải hoàn thành 40 câu, Học sinh phải hoàn mỗi câu bình quân trong 1,5 phút. - Thời gian ôn tập ngắn, thường khoảng 02 đến 03 tuần, không đủ thời gian để ôn lại kiến thức từng bài, từng chương (vừa thừa – vừa thiếu). - Học sinh ôn thi cùng lúc 6 môn thi TN và cả các môn thi Đại học cao đẳng không thuộc 6 môn thi TN dẫn đến “hiện tượng quá tải”. - Học sinh quên kiến thức đã học ở lớp 12 và các kiến thức hóa học, kỹ năng bộ môn có liên quan. - Khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức từ nhiều phần, nhiều bài, nhiều chương khác nhau của học sinh đa số còn yếu, … Đứng trước thực trạng nêu trên, cần phải có giải pháp khắc phục, nhằm giúp học sinh trong thời gian ngắn ôn tập tốt và khi đi thi phải làm được bài với điểm số cao. “Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12” là giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế ôn thi TN THPT môn hóa học trong những năm qua, hiện tại và những năm sắp tới. 2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:  Triển khai cho Giáo viên Tỉnh Cà mau ôn thi TN THPT môn hóa học Năm học 2009-2010.  Áp dụng ôn thi TN: - Lớp 12T 2 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. - Lớp 12C 1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. - Lớp 12C 4 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. - Lớp 12A 1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Chu Văn An. - Lớp 12B 1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Chu Văn An. - Lớp 12C 1 Năm học 2011-2012 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. - Lớp 12C 8 Năm học 2011-2012 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 2 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học 3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 3.1. Những công việc chung: Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12 là sắp xếp, thiết kế lại thông tin, kiến thức, các bộ phận từ các bài, các chương, thậm chí các lớp khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên tài liệu mới chứa đựng kiến thức cũ nhưng gần gũi với dạng câu hỏi, cách hỏi của đề thi hơn. Dựa vào sự phân loại dạng câu hỏi của đề thi tốt nghiệp theo hình thức trắc nghiệm từ năm 2007 đến nay và một số đề thi mẫu để tổng hợp lại kiến thức từ chuẩn kiến thức kỹ năng, từ sách giáo khoa, từ các nguồn tài liệu tập huấn thay sách sao cho dễ nhớ, dễ vận dụng vào việc ôn tập, vào kì thi tốt nghiệp THPT. 3.2. Những thí dụ cụ thể: 3.2.1 Thí dụ 1: Đối với loại câu hỏi về cấu hình electron nguyên tử, ion kim loại và về kiểu mạng tinh thể, cấu tạo đơn chất một số kim loại như: Câu 1 Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Al (Z = 13) là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 3p 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Câu 2 Cation R + có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Nguyên tử R là A. F B. Na C. K D. Cl Câu 3 Cho cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 , là cấu hình electron của dãy các nguyên tử và ion: A. Ca 2+ , Cl, Ar. B. Ca 2+ , F, Ar. C. K + , Cl, Ar. D. K + , Cl - , Ar. Câu 4 Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe 3+ là A. [Ar]3d 6 . B. [Ar]4s 2 3d 2 . C. [Ar]3d 5 . D. [Ar]4s 1 3d 4 . Câu 5 Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là A. Na, K, Mg B. Be, Mg, Ca C. Li, Na, Ca D. Li, Na, K Câu 6 Mạng tinh thể kim loại gồm có A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân. D. ion kim loại và các electron độc thân.  Cần cho học sinh ôn tập nội dung đó từ các bài cụ thể để tổng hợp được kiến thức sau: - Cấu hình electron nguyên tử, ion kim loại: Cấu hình electron Nguyên tử Ion Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 3 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học Kim loại IA [Khí hiếm]ns 1 [Khí hiếm]ns 0 Kim loại IIA [Khí hiếm]ns 2 [Khí hiếm]ns 0 Nhôm Al: [Ne]3s 2 3p 1 Al 3+ : [Ne] Crom Cr: [Ar]3d 5 4s 1 Cr 2+ : [Ar]3d 4 4s 0 Cr 3+ : [Ar]3d 3 4s 0 Sắt Fe: [Ar]3d 6 4s 2 Fe 2+ : [Ar]3d 6 4s 0 Fe 3+ : [Ar]3d 5 4s 0 Đồng Cu: [Ar]3d 9 4s 1 Cu + : [Ar]3d 10 4s 0 Cu 2+ : [Ar]3d 9 4s 0 - Nguyên tử kim loại có ít electron ngoài cùng hơn nguyên tử phi kim. Cấu tạo đơn chất kim loại gồm các tinh thể kim loại, tinh thể kim loại gồm các nguyên tử kim loại, ion dương kim loại và các elctron tự do. - Kiểu mạng tinh thể, cấu tạo đơn chất kim loại: Kim loại Kiểu mạng tinh thể IA Chỉ có lập phương tâm khối IIA Be, Mg: Lục phương; Ca, Sr: Lập phương tâm diện; Ba: Lập phương tâm khối Nhôm Lập phương tâm khối Crom Lập phương tâm khối Sắt Lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện (tùy thuộc vào nhiệt độ) Đồng Lập phương tâm diện 3.2.2 Thí dụ 2: Để giúp học sinh dễ nhớ kiến thức và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố nguyên tố hóa học, cấu hình electron lớp ngoài cùng và công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm A như: Câu 1 Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 2 Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là A. R 2 O. B. RO 2 . C. RO. D. R 2 O 3 . Câu 3 Nguyên tử kim loại M có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, M thuộc nhóm A. IVA. B. IIA. C. IIIA. D. IA. Câu 4 Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R 2 O 3 B. RO 2 C. R 2 O. D. RO. Câu 5 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns 2 . B. ns 2 np 1 . C. ns 1 . D. ns 2 np 2 . Câu 6 Vị trí của kim loại M (Z = 26) trong bảng tuần hoàn là A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIII B. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIII A. Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 4 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học C. ô 26, chu kì 4, nhóm II B. D. ô 26, chu kì 4, nhóm II A. Câu 7 Ion M 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Vị trí M trong bảng tuần hoàn là A. ô 20, chu kì 4, nhóm II A. B. ô 26, chu kì 4, nhóm II B. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIII A. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIII B.  Cần cho học sinh ôn tập các nội dung sau: - Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn: Nhóm IA (trừ hiđro), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo) và một phần nhóm IVA, VA, VIA. Nhóm IB, IIB, IIIB, IVB, VB, VIB, VIIB, VIIIB. Họ lantan và họ actini được xếp riêng ở cưối bảng. - Cấu hình electron lớp ngoài cùng và công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm A Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA ns np ns 1 ns 2 ns 2 np 1 ns 2 np 2 ns 2 np 3 ns 2 np 4 ns 2 np 5 ns 2 np 6 Oxit cao nhất R 2 O RO R 2 O 3 RO 2 R 2 O 5 RO 3 R 2 O 7 RO 4 3.2.3 Thí dụ 3: Câu hỏi về so sánh tính oxi hóa của ion kim loại và tính khử của kim loại như sau: Câu 1 Dãy các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Fe, Mg, Al. B. Al, Mg, Fe. C. Fe, Al, Mg. D. Mg, Fe, Al. Câu 3 Phản ứng Cu + 2FeCl 3 → 2FeCl 2 + CuCl 2 chứng tỏ A. ion Fe 2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe 3+ . B. ion Fe 3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe 2+ . C. ion Fe 3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu 2+ . D. ion Fe 3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu 2+ . Câu 4 Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 5 Cho các ion: Fe 2+ , Cu 2+ , Fe 3+ , Ag + . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các ion trên là A. Fe 3+ B. Ag + C. Cu 2+ D. Fe 2+ Câu 6 Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO 3 + Fe(NO 3 ) 2 → Fe(NO 3 ) 3 + Ag (2) Mn + 2HCl → MnCl 2 + H 2 Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là: A. Mn 2+ , H + , Ag + , Fe 3+ . B. Ag + , Fe 3+ , H + , Mn 2+ . C. Mn 2+ , H + , Fe 3+ , Ag + . D. Ag + , Mn 2+ , H + , Fe 3+ . Câu 7 Cho Cu vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 được dung dịch CuSO 4 , FeSO 4 . Thêm tiếp bột sắt vào thấy bột sắt bị hòa tan, chứng tỏ: Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 5 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học A. tính oxi hóa: Cu 2+ > Fe 3+ > Fe 2+ . B. tính oxi hóa: Cu 2+ < Fe 2+ < Fe 3+ . C. tính khử: Fe > Cu > Fe 2+ . D. tính oxi hóa: Fe 2+ < Fe < Cu.  Đây là loại câu hỏi thường gặp và gây khó khăn cho những học sinh còn yếu kém môn hóa. Để trả lời được các câu hỏi này cần tổng hợp lại cho học sinh các nội dung kiến thức và kĩ năng sau: - Loại câu hỏi dựa vào dãy điện hóa của kim loại để so sánh tính oxi hóa của các ion kim loại và tính khử của các kim loại thì học sinh cần phải biết thứ tự sắp xếp các cặp oxi hóa khử trong dãy, đồng thời hiểu rõ biến thiên tính oxi hóa của các ion kim loại và tính khử của các kim loại trong dãy: + 3+ 2+ + 2+ 3+ + 3+ 2+ 2 K < Al < Fe < 2H < Cu < Fe < Ag < Au K> Al> Fe> H > Cu> Fe > Ag> Au Từ trái sang phải: - Tính oxi hóa của các ion kim loại tăng - Đồng thời tính khử của các kim loại giảm. - Loại câu hỏi dựa vào phản ứng hóa học (Đề cho) để so sánh tính oxi hóa của các ion kim loại và tính khử của các kim loại thì học sinh cần biết và hiểu được rằng chất tham gia phản ứng là chất oxi hóa mạnh hơn và chất khử mạnh hơn; còn chất tạo thành là chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn. Do đó từ phản ứng hóa học đã cho dễ dàng so sánh được tính chất hóa học cơ bản của ion kim loại và kim loại: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Kh(mạnh) Oxh(mạnh) Oxh(yếu) Kh(yếu) (Bị khử) (Bị oxi hóa) 3.2.4 Thí dụ 4: Câu hỏi về Kim loại thông dụng phản ứng với nước thường gặp các một số dạng sau: Câu 1 Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thườn, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Ba, K. B. Ba, Fe, K. C. Be, Na, Ca. D. Na, Fe, K. Câu 2 Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al 2 O 3 bền vững bảo vệ. C. có màng hiđroxit Al(OH) 3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 3 Kim loại không tác dụng với H 2 O dù ở nhiệt độ thường hay ở nhiệt độ cao là A. K. B. Na. C. Ba. D. Be. Câu 4 Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 5 Kim loại chỉ phản ứng được với nước ở nhiệt độ cao là A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Ba. Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 6 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học Câu 6 Kim loại không tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ cao là A. Ba. B. Mg C. Ag D. Fe  Để trả lời loại câu hỏi thường gặp này trong đề thi tốt nghiệp cần tổng hợp lại cho học sinh các nội dung kiến thức sau: *M = IA, IIA (-Be, Mg) + H 2 O tan → dd M(OH) n + H 2  M = Be không phản ứng với nước M = Mg phản ứng chậm, t 0 thường cho Mg(OH) 2 / t 0 cao cho MgO + H 2 . *M = Fe: t 0 thường không phản ứng, t 0 > 570 0 C cho FeO + H 2 , t 0 < 570 0 C cho Fe 3 O 4 + H 2 . *M = Al, Zn, Cr, … khử được nước, nhưng không tan do có màng oxit bảo vệ. *M = Kim loại khử yếu bền trong nước 3.2.5 Thí dụ 5: Câu hỏi về Kim loại thông dụng phản ứng với axit clohiđric, axit sunfuric loãng như sau: Câu 1 Kim loại phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. Ag. B. Al. C. Cu. D. Au. Câu 2 Kim loại không phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al. Câu 3 Kim loại tác dụng được với axit HCl là A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Zn. Câu 4 Kim loại không tác dụng với axit clohiđric là A. Zn. B. Ag. C. Fe. D. Al. Câu 5 Khi Fe tác dụng với axit H 2 SO 4 loãng sinh ra A. FeSO 4 và khí SO 2 . B. Fe 2 (SO 4 ) 3 và khí H 2 . C. Fe 2 (SO 4 ) 3 và khí SO 2 . D. FeSO 4 và khí H 2 . Câu 6 Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7 Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.  Để trả giải quyết tốt loại câu hỏi thường gặp này trong đề thi tốt nghiệp, học sinh cần nhớ nội dung kiến thức ngắn gọn sau: *2M + 2nH + → 2M n+ + H 2  M > H 2 , - Pb M n+ : Cr 2+ , Fe 2+ , Sn 2+ …, tan 3.2.6 Thí dụ 6: Về câu hỏi Kim loại thông dụng phản ứng với axit nitric, axit Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 7 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học sunfuric đặc thường gặp một số dạng sau: Câu 1 Kim loại phản ứng được với dung dịch HNO 3 đặc, nguội là A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Cr. Câu 2 Cho sắt phản ứng với dd HNO 3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là A. N 2 O. B. NO 2 . C. N 2 . D. NH 3 . Câu 3 Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. H 2 SO 4 đặc nguội. B. Cu(NO 3 ) 2 C. HCl. D. NaOH. Câu 4 Crom không bị hoà tan trong dung dịch A. HNO 3 loãng. B. HNO 3 đặc, nguội. C. HCl. D. H 2 SO 4 loãng. Câu 5 Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)? A. Dung dịch H 2 SO 4 (loãng). B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch CuSO 4 . D. Dung dịch HNO 3 (loãng, dư). Câu 6 Cho phản ứng: a Fe + b HNO 3 → c Fe(NO 3 ) 3 + d NO + e H 2 O. Hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 7 Cho phản ứng: a Al+ b HNO 3 đặc → o t c Al(NO 3 ) 3 + d NO 2 + e H 2 O. Các hệ số c và d là A. 1 và 1. B. 1 và 2. C. 1 và 3. D. 1 và 4.  Đây là loại câu hỏi gây khó khăn cho học sinh, kể cả học có lực học trung bình môn hóa. Để làm được bài ở nội dung này học sinh cần được trang bị kiến thức và kĩ năng sau: *M + H 2 SO 4 đặc, nóng → M 2 (SO 4 ) n + spkh + H 2 O M: Thường từ Fe → sau (-Pt, Au): spkh là SO 2  M: Trước → Fe: spkh là SO 2 / S / H 2 S M n+ : Cr 3+ , Fe 3+ , Pb 2+ , Sn 4+ …, tan H 2 SO 4 đặc, nguội: -Al, Cr, Fe (Thụ động hoá) *M + HNO 3 → M(NO 3 ) n + spkh + H 2 O HNO 3 đặc: M = Hầu hết kl (-Pt, Au): spkh là NO 2 HNO 3 loãng: M: Thường từ Fe → sau (-Pt, Au): spkh là NO M: Trước → Fe: spkh là NO / N 2 O / N 2  / NH 4 NO 3 / hỗn hợp M n+ : Cr 3+ , Fe 3+ , Pb 2+ , Sn 4+ (đặc), Sn 2+ (loãng), …, tan HNO 3 đặc, nguội: -Al, -Cr, -Fe (Thụ động hoá) *Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp tăng giảm số oxi hóa: “Trong một phản ứng oxi hóa khử, tổng số oxi hóa tăng bằng Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 8 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học tổng số oxi hóa giảm” 3.2.7 Thí dụ 7: Kim loại thông dụng phản ứng với dung dịch muối là loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi tốt nghiệp, mức độ khó thì không quá khó nhưng không phải dễ. Dưới đây là một số câu thường gặp: Câu 1 Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO 3 ) 3 và AgNO 3 thu được chất rắn X và dung dịch Y . X, Y lần lượt là A. X (Ag, Cu) ; Y (Cu 2+ , Fe 2+ ) . B. X (Ag); Y (Cu 2+ , Fe 2+ ) . C. X (Ag); Y (Cu 2+ ) . D. X (Fe); Y (Cu 2+ ). Câu 2 Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ? A. NaCl, AlCl 3 , ZnCl 2 B. MgSO 4 , CuSO 4 , AgNO 3 C. Pb(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , NaCl D. AgNO 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 Câu 3 Cho hỗn hợp Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư, chất rắn thu được sau phản ứng là: A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Al, Cu. Câu 4 Thả Na vào dung dịch CuSO 4 quan sát thấy hiện tượng A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan . B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan . C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. Câu 5 Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 . Cho vào ống nghiệm (1) một miếng nhỏ Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch. Ion Cu 2+ bị khử thành Cu trong ống nghiệm A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. Không bị khử  Đây là loại câu hỏi mà khi ôn tập thi tốt nghiệp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh biết và hiểu rõ nội dung kiến thức sau: *M (tan trong nước, > Mg) + dd muối: M + H 2 O → dd M(OH) n + H 2 . dd M(OH) n + dd muối → Theo điều kiện phản ứng trao đổi *M (không tan trong nước) + dd muối: M = Mg → sau: “Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối” M + X m+ → M n+ + X Kh(m) Oh(m) Oh(y) Kh(y) Lưu ý một số phản ứng giữa kim loại và dd muối của kim loại đa hóa trị: Zn (r) + 2Cr 3+ (dd) → Zn 2+ (dd) + 2Cr 2+ (dd) Cu (r) + 2Fe 3+ (dd) → Cu 2+ (dd) + 2Fe 2+ (dd) Fe (r)+ 2Fe 3+ (dd) → 3Fe 2+ (dd) Fe (dd) + 2Ag + (dd) → Fe 2+ (dd) + 2Ag (r) Fe (r) + 3Ag + dư (dd) → Fe 3+ (dd) + 3Ag (r) Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 9 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học Mg (r) + 2Fe 3+ (dd) → 2Fe 2+ (dd) + Mg (r) Mg (r) + Fe 2+ (dd) → Fe (dd) + Mg (r) 3.2.8 Thí dụ 8: Loại câu hỏi Ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại: Ngoài câu hỏi “Thế nào là ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học?” thì thường gặp các loại câu hỏi về Điều kiện, cơ chế xảy ra ăn mòn điện hóa học và chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa học sau đây: Câu 1 Sự giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa: A. đều tiếp xúc với dung dịch chất điện li. B. đều không có sự di chuyển electron. C. đều có tốc độ ăn mòn như nhau. D. đều là quá trình oxi hóa khử. Câu 2 Trong sự ăn mòn điện hóa, quá trình A. oxi hóa xảy ra ở cực dương. C. oxi hóa xảy ra ở cực dương và khử ở cực âm. B. khử xảy ra ở cực âm. D. oxi hóa xảy ra ở cực âm và khử ở cực dương. Câu 3 Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Đây là cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp A. bảo vệ bề mặt. B. phủ bề mặt. C. cách li D. Bảo vệ điện hóa Câu 4 Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Ag. B. Cu. C. Pb. D. Zn. Câu 5 Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình A. Fe bị ăn mòn hoá học. B. Fe và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. C. Sn bị ăn mòn điện hoá. D. Fe bị ăn mòn điện hoá.  Đây là loại câu hỏi ít nhiều gây khó dễ cho học sinh; học sinh trung bình và yếu thường “ngán” loại câu hỏi này; Cần phải tóm tắt kiến thức sao cho học sinh dễ vận dụng nhất: * Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá học: ĐK1: Kim loại không nguyên chất, tạo ra cặp điện cực khác nhau: kim loại – kim loại; kim loại – phi kim; kim loại – hợp chất hóa học. ĐK2: Cặp điện cực phải tiếp xúc nhau. ĐK3: Cặp điện cực phải cùng tiếp xúc dung dịch chất điện li. * Cơ chế ăn mòn điện hoá học: Cực âm: - Là kim loại mạnh hơn (theo dãy điện hoá) - Bị oxi hoá: M → M n+ + ne - - Bị ăn mòn (mục, đứt, gãy, hư hỏng, bị ăn mòn trước …). Trường THPT Hồ Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 10 [...]... để ôn lại kiến thức từng bài, từng chương - Học sinh ôn thi cùng lúc 6 môn thi TN và cả các môn thi Đại học cao đẳng - Học sinh quên kiến thức đã học ở lớp 12 và các kiến thức hóa học, kỹ năng bộ môn - Khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của học sinh đa số còn yếu Thực trạng nêu trên cần phải có giải pháp khắc phục đó là giải pháp Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học. .. môn: Tổng hợp kiến thức từ các dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12: - Áp dụng ôn thi TN THPT môn hóa học cho các trường và TTGDTX có học sinh THPT và Bổ túc THPT trên phạm vi toàn tỉnh Trường THPT Hồ Thị Kỷ 13 GV Trịnh Hùng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học - Có thể áp dụng phương pháp này để ôn tập đối với các môn thi trắc nghiệm khách quan khác - Có thể áp dụng phương pháp này để ôn thi. .. mau ôn thi TN THPT môn hóa học ( 2009-2010 )  Áp dụng ôn thi TN: - Lớp 12T2 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ - Lớp 12C1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ - Lớp 12C4 Năm học 2009-2010 Trường THPT Hồ Thị Kỷ - Lớp 12A1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Chu Văn An - Lớp 12B1 Năm học 2009-2010 Trường THPT Chu Văn An - Lớp 12C1 Năm học 2011-2012 Trường THPT Hồ Thị Kỷ - Lớp 12C8 Năm học 2011-2012 Trường. .. pháp Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12 đã góp phần quan trọng tạo ra kết quả khả quan sau: Kết quả thi tốt nghiệp khóa ngày 02/6/2010 lớp 12T2, 12C1, 12C4 Trường Trường THPT Hồ Thị Kỷ 12 GV Trịnh Hùng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học THPT Hồ Thị Kỷ năm học 2009 – 2010 và lớp 12A1, 12B1 Trường THPT Chu Văn An năm học 2009 – 2010 như sau: Áp dụng phương pháp Tổng hợp. .. kiến theo dạng câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT môn hóa học vô cơ 12 2 Sự cần thi t (lý do nghiên cứu) Ôn thi Tốt nghiệp THPT bộ môn hóa học là công việc quan trọng ở giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học cả cấp học: - Kiến thức hóa học lớp 12 vừa nhiều vừa khó về kiến thức và kĩ năng bộ môn - Hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu trong 60 phút phải hoàn thành 40 câu - Thời gian ôn tập ngắn, không... kiến thức hóa học phức tạp Rèn luyện khả nghiên cứu tổng hợp kiến thức giúp học sinh tăng khả tự học ở cấp học cao hơn - Học sinh được tiếp xúc trực tiếp các dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học, biết tìm kiếm nguồn thông tin từ tài liệu để giải đáp câu hỏi thông qua hướng dẫn của giáo viên bộ môn giúp học sinh có đủ tự tin để bước vào kì thi và sẽ đạt kết quả bộ môn như mong đợi  Đối với bộ môn: ... sánh tính oxi hóa của ion kim loại và tính khử của kim loại Thí dụ 4: Tổng hợp kiến thức về loại câu hỏi về Kim loại thông dụng phản ứng với nước Trường THPT Hồ Thị Kỷ 15 GV Trịnh Hùng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học Thí dụ 5: Tổng hợp kiến thức về loại câu hỏi về Kim loại thông dụng phản ứng với axit clohiđric, axit sunfuric loãng Thí dụ 6: Tổng hợp kiến thức về loại câu hỏi Kim loại thông dụng phản... đại học cao đẳng trong tháng luyện thi cấp tốc 6 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Để áp dụng phương pháp Tổng hợp kiến thức từ các dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Thời gian ôn thi kéo dài 3 đến 4 tuần, - Mỗi học sinh một tập đề thi tốt nghiệp THPT các năm qua và đề thi mẫu, - Tổ chức cho học sinh thi thử trước khi bước vào kì thi chính thức Tài liệu tham kảo: 1 Đề thi tốt. .. Trường THPT Hồ Thị Kỷ năm học 20011 – 2012 như sau: Áp dụng phương pháp Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi Tốt nghiệp THPT môn hóa học vô cơ 12 Kết quả Thi tốt nghiệp khóa 02/6/2012 Lớp 12C1 Số HS đạt điểm ≥ 5 / SS 48/48 Đạt tỉ lệ TB trở lên 100% Lớp 12C1 + 12C8 Số HS đạt điểm ≥ 5 / SS 84/84 Đạt tỉ lệ TB trở lên 100% 12C8 36/36 100% 5 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:  Đối với học sinh: Tổng hợp. .. cầu thực tế ôn thi TN THPT môn hóa học trong những năm qua, hiện tại và những năm sắp tới 3 Nội dung cơ bản của sáng kiến: a) Những công việc chung: Tổng hợp kiến thức theo dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12 là sắp xếp, thi t kế lại thông tin, kiến thức, các bộ phận từ các bài, các chương, thậm chí các lớp khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên tài liệu mới chứa đựng kiến thức cũ nhưng . Thị Kỷ GV Trịnh Hùng 1 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Hóa Học TỔNG HỢP KIẾN THỨC THEO DẠNG CÂU HỎI ÔN THI TN THPT MÔN HÓA HỌC VÔ CƠ 12 1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Ôn thi Tốt nghiệp THPT. bộ môn như mong đợi.  Đối với bộ môn: Tổng hợp kiến thức từ các dạng câu hỏi ôn thi TN THPT môn hóa học vô cơ 12: - Áp dụng ôn thi TN THPT môn hóa học cho các trường và TTGDTX có học sinh THPT. sau: 1. Tên sáng kiến: Tổng hợp kiến theo dạng câu hỏi ôn thi tốt nghiệp THPT môn hóa học vô cơ 12. 2. Sự cần thi t (lý do nghiên cứu) Ôn thi Tốt nghiệp THPT bộ môn hóa học là công việc quan trọng

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan