Một số sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng Đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5

10 604 1
Một số sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng Đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 SÁNG KIẾN “Một số sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng Đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5” 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Như chúng ta đã biết, phân môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Vì thế, trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Đồ dùng trực quan”, chính vì thế mà “Đồ dùng trực quan” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt. Để phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả trong giảng dạy Lịch sử, bản thân tôi đã và đang nghiên cứu sáng kiến với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử. Vì vậy mà trong bài viết này tôi xin trình bày: “Một số sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng Đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới và việc thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn. Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 1 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Những sáng kiến phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 mà tôi nêu trên không chỉ được kiểm nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp của tôi, mà đã được phổ biến trong tổ chuyên môn khối 5 và các khối lớp khác trong trường mà còn được chọn dạy tiết công diễn cho giáo viên trong toàn huyện tham khảo, ứng dụng trong quá trình giáo dục cho HS. 3. Mô tả sáng kiến: a. Cơ sở lí luận của vấn đề: Cơ sở lí luận của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường tiểu học. Hiện nay có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc xây dựng cơ sở lí luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối bậc tiểu học vì vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất lịch sử Việt Nam được xuyên suốt từ lớp 4 đến lớp 5. Các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học, tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy, sáng tạo. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần phải phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả. b. Thực trạng của vấn đề: Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 2 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 Trong những năm qua, giáo viên trường Tiểu học 3 Thị trấn Năm Căn nói chung và bản thân tôi đã và đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học sinh.Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dung trực quan trong giờ dạy. Tuy vậy, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên có những tiết học các em chưa được tiếp cận với những thông tin hay hình ảnh thực tế phục vụ cho bài học. Trong tiết học Lịch sử, các em chủ yếu là tìm hiểu thông tin từ sách giáo khoa và tranh ảnh có sẵn từ thư viện, . . . Các em chưa có điều kiện tiếp cận những đồ dùng trực quan mang tính hiện đại như băng Video hay clip với những thước phim tài liệu để rõ hơn về sự ác liệt của các trận đánh, sự hào hung của quận dân ta trong chiến dịch. Bên cạnh đó điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các hình thức dạy học phù hợp trong đó phải nói đến khả năng sử dụng đồ dùng trực quan để đem lại hiệu quả cho tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Mỗi một GV – HS phải hiểu rõ sự nguy hại của việc thi gì học nấy sẽ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt, thiếu toàn diện Tình trạng mù lịch sử hiện nay ở không ít học sinh là hậu quả tất yếu của việc học lệch, không toàn diện. c. Các biện pháp giải quyết vấn đề: Nhằm cải tiến phương pháp dạy học và hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung và hình thức tổ chức việc dạy và học, từ năm 2010 – 2012 mặc dù còn hạn chế nhưng trường tôi đã hết sức cố gắng tạo điều kiện Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 3 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 để giáo viên được ứng dụng thông tin trong giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao cho giờ học. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế trong dạy học bản thân tôi có những bài giảng hay và ấn tượng. Dưới đây là một số hình thức sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi đã thực hiện phát huy tính tích cực của học sinh và phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. - Đối với tranh, ảnh hình vẽ: Học sinh lớp 4, 5 rất thích xem tranh ảnh, chân dung các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ, . . . Các em không chỉ chú ý miêu tả bề ngoài mà còn chú ý nêu nội dung, tính cách, hành vi thể hiện ở tranh ảnh . Vì vậy giáo viên phải làm nổi bật tính cách nhân vật để gây hứng thú cho học sinh, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Từ đó làm cho các em khâm phục, học tập được đạo đức, tài năng của họ. Tuy nhiên phải chọn thời gian phù hợp để đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra. Khi sử dụng, giáo viên phải phân tích, định hướng cho học sinh, tự mình đánh giá vai trò, tính cách của nhân vật . Ví dụ: Khi dạy bài “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” dạy đến phần tổng kết nội dung thảo luận nhóm. “Ý nghĩa và thống nhất thành lập Đảng của cách mạng Việt Nam” giáo viên cho học sinh quan sát chân dung của Nguyễn Ái Quốc và giới thiệu về tiẻu sử của vị lãnh tụ của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam sẽ gây được hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu về tổ chức cũng như giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, sự hy sinh vì đất nước của những thế hệ cha anh đi trước. - Bản đồ, lược đồ: Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 4 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 * Bản đồ: Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học lịch sử. Trên bản đồ lịch sử các sự kiện luôn được thể hiện một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định Ví dụ: Nếu chỉ dùng lời giáo viên khó có thể tạo cho học sinh biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp và cố vấn Mĩ cho là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, “một cối xay thịt Việt minh’. Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và một số hình ảnh khác thì học sinh có thể hiểu được khá rõ về vấn đề này: Điện Biên Phủ có núi cao bao bọc, hiểm trở, là vị trí chiến lược có thể kiểm soát cả chiến trường Lào và Bắc bộ . Thông qua quan sát bản đồ, đọc kí hiệu, liên hệ với kiến thức địa lý đã học, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ sẽ được học sinh nhanh chóng nắm bắt, việc sử dụng bản đồ lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức về Địa lí . Chú ý: Khi sử dụng bản đồ nhất thiết phải giới thiệu cụ thể cho các em kí hiệu ghi trên bản đồ, đồng thời tập cho các em quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ . Việc học lịch sử nhất thiết phải có bản đồ: “Có bản đồ là có địa lý”. Vậy học địa lý nhất thiết phải có bản đồ. Bản đồ vừa là phương tiện giúp các em khai thác kiến thức và là nguồn tri thức địa lý phong phú, nội dung địa lý đã được mã hoá trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ bản đồ. Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 5 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 + Thông qua việc sử dụng bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện được các kỹ năng bản đồ. + Đọc tên bản đồ để biết đối tượng lịch sử được thể hiện trên bản đồ là gì. + Hiểu bản đồ, đọc được bản chú giải để biết cái người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào, bằng các ký hiệu gì ? Bằng màu sắc gì? + Xác định vị trí, phương hướng của các địa điểm trên bản đồ. + Cao hơn nữa giáo viên hướng dẫn học sinh biết dựa vào bản đồ, kết hợp với các kiến thức lịch sử để phân tích, so sánh, giải thích các mối quan hệ của các sự kiện giữa các đối tượng. *Lược đồ: Trong giảng dạy lịch sử giáo viên có thể sử dụng lược đồ trống học sinh nhớ các sự kiện, địa danh diễn ra sự kiện và điền vào lược đồ với cách này học sinh sẽ khắc sâu trí nhớ. Cũng có thể giáo viên dùng những kí hiệu, biểu tượng để đính các địa danh, nơi diễn ra sự kiện nổi bật hoặc diễn biến của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch Giáo viên cũng có thể sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến, sự kiện như sử dụng bản đồ . + Thông qua lược đồ giúp học sinh hiểu và nhớ lâu hơn các sự kiện. + Bước đầu tập cho học sinh thể hiện các sự kiện đơn giản sau đó thực hành với các chiến dịch, các trận đánh có quy mô lớn hơn. Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 6 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 Qua các việc sử dụng lược đồ các em cũng có thể đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên liên quan đến sự kiện lịch sử và cũng qua đó giáo viên cũng có thể đánh giá được khả năng lĩnh hội của các em và có hướng điều chỉnh, sửa chữa kịp thời cho các em và đây cũng là phương pháp kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của các em. - Băng video: Là loại phương tiện và thiết bị kỹ thuật hiện đại, tạo cho học sinh có những phương pháp học tập mới, biết quan sát, nghe, nhìn; có khả năng lĩnh hội kiến thức với chất lượng cao, tốc độ nhanh. Với loại phương tiện này người giáo viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu: Phòng tối, tivi, đầu video và cơ bản là phải hướng dẫn, chỉ đạo tốt học sinh mới lĩnh hội chắc kiến thức. Ví dụ: Khi dạy bài Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. GV sử dụng băng video học sinh rất dễ dàng hiểu được quá trình chuẩn bị của quân và dân ta cũng như diễn biến của chiến dịch, HS tiếp thu bài nhanh, rất hứng thú với bài học hoặc bài 26 “Tiến vào Dinh Độc Lập” giáo viên sử dụng băng video thì học sinh dễ cảm nhận được hào khí của dân tộc, của 5 cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn , Diễn biến của chiến dịch như thế học sinh sẽ tiếp thu bài rất nhanh và sẽ nhớ lâu những hình ảnh mà mình đã được xem qua băng hình - Sử dụng giáo án điện tử: Đây là một phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay, nó có thể giúp học sinh quan sát tất cả các đồ dùng như bản đồ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh, mô hình và cả Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 7 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 video clip một cách sinh động. Từ đó tạo cho học sinh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hiệu quả thu được rất cao, học sinh có thể quan sát các hình ảnh, thành tựu, các trận đánh, chiến dịch một cách rõ nét, sinh động và chân thực. Song để dạy được một giờ như vậy phải có sự chuẩn bị rất công phu, phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại, phải sưu tầm nhiều loại tư liệu khác nhau (GV tránh tình trạng sử dụng quá nhiều hình ảnh, nếu lạm dụng sẽ làm cho tiết học kém hiệu quả vì chỉ giống như một tiết tham quan học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài học và việc sử dụng các hiệu ứng không phù hợp cũng dễ gây mất sự chú ý, học tập của học sinh vào kiến thức cần đạt). + Mặt khác, ta có thể sử dụng máy chiếu như một đồ dùng trực quan để minh họa các hình ảnh, trình bày bản đồ….phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả như mong muốn. Như vậy phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường tiểu học là một việc làm rất quan trọng, rất phong phú và có ý nghĩa lớn cần được mỗi thầy giáo, cô giáo quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình, trong hoạt động nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá.Tuy nhiên để làm tốt việc này cần có sự chuyển biến mạnh mẽ mang tính cách mạng trong phương pháp dạy – học lịch sử và phải có thời gian kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó so với kiểu dạy truyền thống. Mỗi giáo viên sau khi vận dụng các phương pháp dạy học này vào từng bài phải có sự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi, phổ biến với đồng nghiệp để khẳng định những biện pháp sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Cần trách khuynh hướng “tách lí thuyết với thực Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 8 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 tế” đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá . 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Từ việc thực hiện các sáng kiến nêu trên, trong những năm học qua, chất lượng phân môn Lịch sử của lớp tôi đảm nhiệm giảng dạy đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. HS không chỉ nắm vững kĩ năng khai thác kiến thức trên bản đồ (lược đồ) mà còn có kĩ năng khai thác kiến thức ở biểu đồ, bảng số liệu và clip phim tư liệu v.v trong phân môn Lịch sử, các em yêu thích học môn lịch sử. Chất lượng phân môn Lịch sử trong những năm học qua cụ thể là: Năm học Số HS Xếp loại chất lượng môn Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2009-2010 31 9 29,03 12 41,94 10 32,25 2010-2011 24 9 37,50 11 45,83 4 16,67 2011- 2012 25 13 52,00 9 36,00 3 12,00 5. Những kiến nghị đề xuất: Qua thời gian thực hiện, các bạn đồng nghiệp giảng dạy ở khối 5 đánh giá cao sáng kiến của tôi và hiện nay sáng kiến này đã được phổ biến thực hiện rộng rãi trong toàn trường. Tôi rất mong có sự giúp đỡ, xây dựng của các cấp lãnh đạo để đề tài thêm hoàn thiện, có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy phân môn lịch sử và góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới PPDH và thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học; Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung của Bộ giáo dục và Đào tạo đang phát động. Năm căn, ngày 25 tháng 3 năm 2013 Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 9 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 Người thực hiện Tống Thị Giang Người thực hiện: Tống Thị Giang Đơn vị: Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 10 . SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 SÁNG KIẾN Một số sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng Đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân. Căn 3 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 để giáo viên được ứng dụng thông tin trong giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao cho. Trường Tiểu Học 3 TT Năm Căn 5 SK: Một số sáng kiến nâng cao hiêu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 + Thông qua việc sử dụng bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan