giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung cấp sản phẩm nông nghiệp ở việt nam

69 421 2
giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung cấp sản phẩm nông nghiệp ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM”. GVHD : GS.TS Đặng Đình Đào Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Thuỳ Liên. Mã sinh viên : CQ532085 Lớp : QTKD thương mại 53B SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 1 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 2 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào SCM : Supply Chain Management RFID : Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến) GĐLH : Gặt đập liên hợp. ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long. NNPTNT : nông nghiệp phát triển nông thôn PHẦN MỞ ĐẦU SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 3 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào 1.Lý do và ý nghĩa nghiên cứu đề tài. Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.Điều này mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng.Việc gia nhập WTO vừa tạo cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong thị trường rộng lớn đó, để không bị thất bại và có cơ hội vươn ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Trước đây hàng hoá không ngừng được sản xuất ra nhưng chỉ sản xuất những thứ doanh nghiệp có,việc sản xuất đúng nơi, đúng lúc, đúng nhu cầu không được quan tâm. Bởi vậy gây ra chi phí sản xuất cao, cung lớn hơn cầu, giá trị sản phẩm không cao, không thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng…làm cho hiệu quả kinh doanh thấp. Việc ra đời của logistic và hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm đã giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách tối ưu. Chính nhờ hoạt động hậu cần mà giá trị sản phẩm được tăng lên, đồng thời nhờ sự kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khâu tiêu thụ sản phẩm đẩu ra đã giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh.Việc các doanh nghiệp xây dựng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Về ngành nông nghiệp ở nước ta, trong các sản phẩm của ngành nông nghiệp thì lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống của ta, xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trong nền Kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước vì kim ngạch xuất khẩu gạo hiện đang đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Sản phẩm gạo của nước ta do hàng triệu hộ nông dân sản xuất ra, là một mặt hàng có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Từ chỗ là nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã vươn lên sản xuất đủ ăn, có thừa để xuất khẩu. Từ đầu thập niên 1990s đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thường xuyên đứng sau Thái Lan với một khoảng cách khá xa. Mặt khác, gạo cũng là SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 4 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng xét về hiệu quả đóng góp của ngành hàng này cho nền kinh tế thì vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới và thị trường trong nước đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng, tiện lợi trong tiêu dùng; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt .Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống- đây là thế mạnh, nhưng cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không thấy cần phải thay đổi.Cách cung ứng là cách truyền thống. Việt Nam là nước nông nghiệp, có hàng nghìn năm phát triển nông nghiệp đã tạo cho chúng ta nhiều “lối mòn” trong tư duy sản xuất – cung ứng – tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này vô hình trung đang gây thiệt thòi cho cả nông dân và người tiêu dùng. Xét về vấn đề hình thành chuỗi cung ứng trên thế giới, với một số nước tiên tiến, do mở rộng theo chiều dọc của chuỗi giá trị nên các đại gia bán lẻ, siêu thị ngày càng tiến tới gần hơn, tiếp cận được nhiều hơn với việc sản xuất - chế biến nông sản. Họ từ người bán lẻ trở thành nhà sản xuất toàn cầu, tự mình đặt hàng, mua hàng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các nhà bán lẻ, siêu thị trở thành các “người giữ cửa”, định đoạt việc tham gia vào các thị trường khu vực và thế giới. Họ thường làm việc trực tiếp với nông dân, nhà sản xuất nhỏ và chỉ sử dụng một số rất ít nhà cung ứng cấp một quen thuộc, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao và rất chuyên biệt của họ. Họ luôn nâng cao khả năng kiểm soát đối với sản phẩm (ví dụ chất lượng), đối với thông tin (ví dụ khả năng theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng). Qua đó, họ áp dụng các mô hình trong công nghiệp hiện đại vào nông nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý chất lượng tổng thể. Tính cạnh tranh thấp, sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng nông sản Việt, thua lỗ của công ty chế biến nông sản và nông dân, sự chiếm lĩnh thị trường của các đại gia bán lẻ, siêu thị ngoại ở Việt Nam, nông dân bán nông sản cho thương lái nước ngoài mà không cho nhà chế biến Việt Nam… không còn là viễn cảnh, mà nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. Điều này cho thấy đây không phải lỗi của nhà sản xuất riêng lẻ, người nông dân mà chủ yếu là lỗi mang tính hệ thống, của quản lý, của nhà hoạch định. Tuy nhiên, khi thực sự mở cửa thị trường bán lẻ, khi hàng loạt các đại gia bán lẻ, siêu thị nước ngoài “nhảy vào”, nếu không có chính sách quản lý tốt, SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 5 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào chuỗi cung ứng nông sản cũng khó mà hoạt động một cách minh bạch, công khai. Và khi đó, nông sản khó mà đến tay người dùng với giá tiệm cận giá thành sản xuất. Vấn đề đặt ra là, có phải những bất cập trong cơ chế quản lý đã làm cho ngành lúa gạo Việt Nam chưa thực sự phát triển hướng vào xuất khẩu một cách đúng nghĩa? Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo để có thể nhận diện rõ những hạn chế đó và tìm ra những điểm cần hoàn thiện, bổ sung để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới trong tương lai trên căn bản tham gia tích cực hơn vào chuỗi cung ứng gạo toàn cầu. 2.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, phụ lục đề án được trình bày thành 3 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng sản phẩm. Chương II: Thực trạng về chuỗi cung ứng gạo ở nước ta hiện nay. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu ở nước ta hiện nay. SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 6 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM I.Khái quát về chuỗi cung ứng sản phẩm 1.Bản chất chuỗi cung ứng sản phẩm. 1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm. Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 7 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.Vậy chuỗi cung ứng là gì? "Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng" (Introduction to supply Chain Management-Ganeshan&Harrison). "Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối" (The evolution of Supply Chain Management Model and Practice-Lee& Billington). "Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng" (bài giảng của GS.Souviron về quản trị chuỗi cung cấp). "Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng". Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán lẻ cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 8 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây chuyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp. Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn khối liên kết dọc. 1.2.Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm. Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM) Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trịchuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trịcho các tổchức để đáp ứng nhu cầu thực sựcủa khách hàng cuối cùng. Sựphát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 9 Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi cung ứng là“…sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụthểvà giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”. Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì quản trịchuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối. Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. Tính nhất quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự phối hợp và hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Vì thế, để quản trị thành công chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách chia sẻ thông những thay đổi về công suất; các chiến lược marketing mới; sự phát triển mới sản phẩm và dịch vụ; sự phát triển công nghệ mới; các kế hoạch thu mua; ngày giao hàng và bất kỳ điều gì tác động đến các kế hoạch phân phối, sản xuất và thu mua. Ví dụ, khi một nguyên liệu hoặc sản phẩm cụ thể có giá tăng trong cung ngắn hạn thì một doanh nghiệp có thể nhận thấy sẽ có lợi nếu chọn lựa trong số nhà cung ứng một doanh nghiệp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn cung liên tục chi tiết khan hiếm này. Việc cân nhắc này có thể có lợi cho cả đôi bên - thị trường mới cho nhà cung cấp, điều này dẫn đến cơ hội kinh doanh sản phẩm mới trong tương lai; và việc cung ứng tiếp tục trong dài hạn với mức giá ổn định cho người mua. Sau đó, khi đối thủ cạnh tranh mới bắt đầu sản xuất sảm phẩm khan hiếm hoặc khi nhu cầu sụt giảm, nhà SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 10 [...]... viên quản lý chuỗi cung ứng phải la người có kiến thức, am hiểu về quản lý chuỗi cung ứng không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ học vấn về quản lý phục vụ hiệu quả choa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.Các nhân tố tác động đến hiệu suất và hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm 2.1 .Sản xuất Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở... động sản xuất (dữ liệu thông tin về sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường ) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng II.Nội dung của chuỗi cung ứng sản phẩm 1.Nội dung của chuỗi cung ứng sản phẩm 1.1.Cấu trúc và các thành viên của chuỗi cung ứng * Cấu trúc chuỗi cung ứng Một dây chuyền chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng -Nhà cung cấp. .. diện của doanh nghiệp phát biểu rằng đa số các nỗ lực trong chuỗi cung ứng chỉ đối với khách hàng và nhà cung cấp bên trong của doanh nghiệp mà thôi) Tuy nhiên, theo thời gian và những kết quả thành công bước đầu, nhiều doanh nghiệp đang mở rộng ranh giới chuỗi cung ứng của nó 2.Vai trò của chuỗi cung ứng sản phẩm Trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng giữ một vai trò quan trọng Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)... để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa ở đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng; -Khách hàng là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất Như vậy, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau; trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng... Phân biệt với Chuỗi cung ứng” Nếu logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng như định nghĩa trên, thì phần còn lại là gì? Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng như thế nào? Hay nói cách khác, logistics khác gì với chuỗi cung ứng?Để có căn cứ phân biệt, ta quay trở lại với khái niệm "chuỗi cung ứng" cũng của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng.“Quản trị chuỗi cung ứng bao... một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình mà thôi) Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba ) Như vậy chúng ta có... là cơ sở vật chất.Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường xuyên phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào được sản xuất Khi đó sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm Hoạt động này bao gồm việc lập... triển của quản trị chuỗi cung ứng * Xuất hiện mô hình chuỗi cung ứng mới Với sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng như hiện nay, nhiều mô hình quản trị chuỗi cung ứng sẽ ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế Các doanh nghiệp sẽ có nhiều mô hình để lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp mình *Hợp nhất các chuỗi cung ứng Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng... bán sản phẩm dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.Thông thường nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các ch tiêt của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ -Đơn vị sản xuất là nơi sửdụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản. .. phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm . Đào CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM I.Khái quát về chuỗi cung ứng sản phẩm 1.Bản chất chuỗi cung ứng sản phẩm. 1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm. Cạnh tranh một cách thành. luận cơ bản về chuỗi cung ứng sản phẩm. Chương II: Thực trạng về chuỗi cung ứng gạo ở nước ta hiện nay. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu ở nước ta hiện nay. SV:. DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM . GVHD : GS.TS Đặng Đình Đào Sinh viên thực hiện : Ngô Thị

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan