“Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

53 815 10
“Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM LƯỢC Một trong những thách thức lớn nhất đặt ra với một doanh nghiệp đó là phải luôn nắm bắt chính xác được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp mình, đồng thời tối ưu hóa được mọi nguồn lực để đạt được những bước tiến vững chắc dài lâu. Với quy mô càng lớn thì bài toán này càng trở nên phức tạp kèm theo những nguy cơ lãng phí tài nguyên, tổn thất thời gian, dẫn tới sự chậm trễ và kém chính xác trong việc ra quyết định vào những thời điểm cần thiết. Sứ mệnh của EFFECT là giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả hơn thông qua sản phẩm phần mềm quản trị thông minh và các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn hoàn hảo. Để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường thì việc phát triển thương mại mặt hàng này là một điều cần thiết, thông qua các giải pháp về nguồn lực, thị trường, nguồn hàng của công ty hay các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Chính vì vậy em chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc” làm đề tài tối nghiệp của mình. Thông qua việc sử dụng phương pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp như phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, phương pháp biểu đồ, bảng biểu, phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân tích tổng hợp đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến phát triển thương mại, các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại, cơ sở và chính sách phát triển thương mại. Tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép để giúp công ty đánh giá được những thành công, hạn chế trong phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect. Tìm hiểu rõ nguyên nhân của những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những giải pháp về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty. Đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và Công ty Cổ phần phần mềm Effect nói riêng nhằm phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. 1 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc” cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân em xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại cùng toàn thể các thầy , cô giáo đã tạo điều kiện học tập và đào tạo em trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô Th.s Phạm Thị Dự đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em hoàn thành khóa luận. Công ty Cổ phần phần mềm Effect đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt là các anh chị phòng kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành tốt bài luận này. Tuy nhiên do kiến thức học cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp bổ sung để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 2 MỤC LỤC 3 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lượng hợp đồng kinh doanh sản phẩm phần mềm Effect giai đoạn 2009- 2013 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần phần mềm Effect từ năm 2009 đến năm 2013 Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu theo thị trường Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng năm 2013 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường miền Bắc tiêu thụ sản phẩm phần mềm Effect của công ty Cổ phần phần mềm Effect Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận của công ty Cổ Phần phần mềm Effect từ năm 2009 đến năm 2013 4 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở rộng nhanh chóng trên mọi lĩnh vực kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tự khẳng định mình một cách có hiệu quả. Đưa ra những giải pháp phát triển thương mại sản phẩm sẽ là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của mỗi doanh nghiệp. Phát triển thương mại sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường. Ở nước ta, thị trường phần mềm còn là thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng. Hiện nay khi đất nước ta bước vào hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì nhu cầu công nghệ phần mềm mang lại vô cùng to lớn và quan trọng không những đối với mỗi cá nhân mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức cơ quan đoàn thể. Bởi một trong những thách thức lớn nhất đặt ra với một doanh nghiệp đó là phải luôn nắm bắt chính xác được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp mình, đồng thời tối ưu hóa được mọi nguồn lực để đạt được những bước tiến vững chắc dài lâu. Với quy mô càng lớn thì bài toán này càng trở nên phức tạp kèm theo những nguy cơ lãng phí tài nguyên, tổn thất thời gian, dẫn tới sự chậm trễ và kém chính xác trong việc ra quyết định vào những thời điểm cần thiết. Nắm bắt được khó khăn đó, từ năm 1997, công ty Cổ phần phần mềm Effect đã xuất hiện như một lá cờ tiên phong trong việc đón đầu và vận dụng công nghệ làm đòn bẩy tăng cường hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm quản trị doanh nghiệp, Effect đã trở thành một thương hiệu đáng tin cậy, đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao bởi hơn 3000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó công ty cũng gặp không ít khó khăn như thiếu vốn, công nghệ còn lạc hậu, sự cạnh tranh với các công ty đối thủ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm phần mềm Trước tình hình khó khăn trên, công ty Cổ phần phần mềm Effect phải đối mặt với việc lựa chọn ra các quyết định kinh doanh trên thị trường để đưa ra những chính sách hợp lý của mình để công ty tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước, cố gắng bám sát công ty, từ đó nâng cao tên tuổi và vị trí công ty trong lòng các bạn hàng. Chính vì vậy một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu để giải quyết vấn đề nói trên là đưa ra giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm đặc biệt là đối với thị trường miền Bắc- thị trường hoạt động chính và chiếm một nửa trong cơ cấu thị trường của công ty. 5 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect tương đối hạn chế, nhưng các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thì có rất nhiều. Cụ thể như một số công trình sau: - Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội, lấy công ty TNHH Thiên Ngọc An làm đơn vị nghiên cứu” của sinh viên Nguyễn Hải Hường (2010) - khoa kinh tế - ĐH Thương Mại. Đề tài đã đưa ra những lý luận về thị trường, thương mại, giải pháp thị trường và phát triển thương mại sản phẩm. Đồng thời nêu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm ô tô của công ty, từ đó đi sâu nghiên cứu giải pháp về thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm này trên thị trường Hà Nội. Cụ thế, bằng phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đề tài đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như: bản chất của phát triển thương mại sản phẩm ô tô là gì? Chỉ tiêu nào cho phép đánh giá phát triển thương mại sản phẩm ô tô? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm này? Và vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô tô như thế nào? Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được thực trạng phát triển thương mại sản phẩm ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung và công ty TNHH Thiên Ngọc An nói riêng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005- 2010, đồng thời đề xuất kiến nghị, giải pháp để phát triển thương mại mặt hàng này trong giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, một số giải pháp mà đề tài đưa ra vẫn mang tính chung chung và chưa thật sự chặt chẽ. - Khóa luận tốt nghiệp “ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm quản lý của công ty CP Tri – vision trên thị trường Miền Bắc” của sinh viên Nguyễn Thanh Mai (2007) Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng phần mềm quản lý bằng phương pháp nghiên cứu: điều tra, phỏng vấn, phân tích thống kê…với phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu toàn bộ tình hình phát triển thương mại mặt hàng phần mềm quản lý trên thị trường miền Bắc, giai đoạn 2005– 2008. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng phần mềm quản lý trên thị trường miền Bắc. - Khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh” của sinh viên Lê Hoàng Hưng (2008), Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài những lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm tác giả còn đề cập đến thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của Công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển thương 6 mại sản phẩm của công ty như mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối, nâng cao đội ngũ nhân viên thị trường, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao…Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian tương đối rộng và chưa đưa phương pháp nghiên cứu cụ thể. - Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm của công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm Việt” của sinh viên Đỗ Thị Mai Anh (2007), Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại. Đề tài đã tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển thương mại các mặt hàng của công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm Việt. Đề tài cũng đã đánh giá được thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại các mặt hàng cho công ty. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế về nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phát triển thương mại các mặt hàng. Có thể thấy các đề tài trên đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thị trường, thương mại và phát triển thương mại. Mặt khác cũng đã nêu ra các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên chưa đề tài nào nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect. Vì vậy đề tài nghiên cứu về “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trườngmiền Bắc” là một đề tài có tính mới mẻ và khác biệt hơn so với các đề tài trước. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ những luận cứ khoa học, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty trên thị trường nội địa những năm gần đây, em thấy rằng trong thời gian tới phải giải quyết được những vấn đề đặt ra với ngành công nghệ của Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần phần mềm Effect nói riêng về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm phần mềm. Để làm được điều đó cần căn cứ vào những vấn đề sau: Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết đã học chuyên ngành kinh tế thương mại đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, xác lập những nguyên lý, các tiêu chí và hệ thống các chỉ tiêu về phát triển thương mại sản phẩm, các chính sách sử dụng trong phát triển thương mại sản phẩm phần mềm, vai trò của việc phát triển thương mại sản phẩm phần mềm để định hướng cho quá trình đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại sản phẩm phần mềm. Về mặt thực tiễn: trên cơ sở ứng dụng các lý luận trên cùng với việc phân tích dữ liệu thu thập được, thì vấn đề đặt ra là trong quá trình mở rộng quy mô và nâng cao 7 chất lượng, hiệu quả thương mại sản phẩm phần mềm trên thị trường miền Bắc, công ty đã đạt được những thành công và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Và công ty cần làm gì để khắc phục những hạn chế đó nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm của mình. Đề cập đến phát triển thương mại đề tài tập trung vào tìm hiểu thực trạng và nâng cao chất lượng phát triển thương mại nhằm đưa ra giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm. Để giải quyết những vấn đề trên em xin đi sâu và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của Công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc” 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm phần mềm Effect và chính sách phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty. - Mục tiêu nghiên cứu đề tài: + Khái quát và hệ thống hoá những lý luận về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. + Nắm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. + Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi cụ thể như sau: + Phạm vi nội dung nghiên cứu: Với phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, do giới hạn về khả năng cũng như thời gian, đề tài đi nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển thương mại như về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Sau đó đánh giá thành công và hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc, bao gồm các giải pháp về tăng quy mô và nâng cao chất lượng thương mại, nâng cao hiệu quả thương mại. + Phạm vi thời gian: khảo sát thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc trong một số năm gần đây (từ năm 2009 đến nay) và đưa ra giải pháp phát triển cho giai đoạn tới. + Phạm vi không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, 8 5. Phương pháp nghiên cứu Trên thực tế, để đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề cần nghiên cứu chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng chúng tách biệt hoặc kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu phân tích của đề tài. Để đánh giá được một cách chính xác, rõ ràng và hiệu quả việc phát triển thương mại sản phẩm đến hoạt động kinh doanh của công ty, trong bài khóa luận này có sử dụng phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu để phân tích. a. Phương pháp thu thập dữ liệu Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc điều tra phân tích thu thập dữ liệu trực tiếp nên để thực hiện đề tài em sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Đây là dữ liệu: Bao gồm những dữ liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài công ty. Dữ liệu trong công ty bao gồm: Các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 2009 – 2013, báo cáo thường niên qua các năm của toàn công ty và các kết quả hoạt động phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Effect qua các năm từ 2009 – 2013. Dữ liệu ngoài công ty: Thu thập số liệu qua sách, giáo trình: Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương của trường Đại học Thương mại, các luận văn của sinh viên trường Đại học Thương mại, Kinh tế quốc dân các văn bản, thông tư, nghị định của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, qua các website: http://effectsoft.com.vn, Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect. b. Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ về cung cầu, các đồ thị về cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, mặt hàng. Về bảng biểu gồm có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cơ cấu các mặt hàng, thị trường của công ty qua các năm (2009 – 2013). Mỗi dữ liệu thể hiện trên biểu đồ đều dựa trên các báo cáo của công ty qua 5 năm gần đây. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tốc độ phát triển, thị phần, … của các năm trước 9 so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động của hoạt động thương mại qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ. - Phương pháp phân tích cơ bản: Là sự kiểm định những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại của doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của các phương pháp khác. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập số liệu, xử lý, phân tích dữ liệu tiến hành phân tích tổng hợp đưa ra được các kết luận từ đó quan sát và rút ra những kết luận và vấn đề về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương: - Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm. - Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. - Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. 10 [...]... đến sự phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect như: sự ổn định chính trị của quốc gia, nền văn hóa; Chính sách và luật pháp của Nhà nước đối với thị trường phần mềm; … 2.2 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc 2.2.1 Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm về quy mô • Về sản lượng tiêu thụ: Sản. .. phối sản phẩm phần mềm mang thương hiệu của mình là một quyết định khó khăn và mạo hiểm giữa bối cảnh thị trường Việt Nam tràn ngập các sản phẩm của các thương hiệu nội địa như Công ty Cổ phần Công nghệ VIC, Công ty Cổ phần Phần mềm Hà Nội, Công ty Cổ phần Công nghệ MK, Trung tâm phần mềm - Công ty FPT, Công ty cổ phần phần mềm Quảng 26 Ích,…hay các thương hiệu nước ngoài như ELCA, công ty cổ phẩn phần. .. ngừng lớn mạnh và phát triển 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc a Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc Một trong những thách thức lớn nhất đặt ra với một doanh nghiệp đó là phải luôn nắm bắt chính xác được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp mình,... của thị trường phần mềm của công ty trên thị trường với lợi nhuận đạt được là 2,633 tỷ đồng Điều này cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình 2.2.2 Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm về chất lượng a, Tỷ trọng doanh thu của từng dòng sản phẩm phần mềm Effect: 31 Là một công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, công ty cổ phần phần mềm Effect. .. phối của công ty diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả nhất, từ đó đem lại những nguồn lợi nhuận hết sức thiết thực và an toàn 23 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM PHẦN MỀM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM EFFECT 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect 2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thương mại. .. thị trường cũ của sản phẩm phần mềm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thương mại sản phẩm phần mềm theo chiều sâu Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm theo khía cạnh này phải đảm bảo sự dịch chuyển về cơ cấu theo hướng giảm dần các sản phẩm mang lại giá trị thương mại thấp, nâng cao hình thức, chất lượng các sản phẩm phần mềm có giá trị gia tăng lớn - Thứ ba: Phát triển thương mại sản phẩm phần. .. một phần mềm 1.2.2 Bản chất phát triển thương mại sản phẩm phần mềm Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm là một quá trình bao gồm sự mở rộng về quy mô, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm phần mềm một cách ổn định và bền vững gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm phần mềm và cơ cấu thị trường tiêu thụ các sản phẩm phần mềm một cách hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả thương mại sản. .. phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect Kinh doanh là mục tiêu chính, là nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt trong quá trình tồn tại và xây dựng công ty phát triển Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty hướng tới phát triển lâu dài về quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả thương mại Điều đó thể hiện rõ nét ở tình hình kinh doanh của công ty qua các năm từ 2009... bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên - Thứ nhất: Phát triển thương mại sản phẩm phần mềm là sự mở rộng về quy mô thương mại Các hoạt động làm cho thương mại sản phẩm phần mềm có sự mở rộng về quy mô nghĩa là làm cho lĩnh vực thương mại có sự gia tăng khối lượng sản phẩm phần mềm tiêu thụ qua đó nâng cao doanh thu bán hàng, và có sự mở rộng về thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Phát triển. .. công ty: Các nhân tố thuộc về nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc, bao gồm: • Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty Với EFFECT, đội ngũ nhân viên là tài sản quý . về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. + Nắm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm. giải pháp phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. 10 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM PHẦN MỀM 1.1 luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm phần mềm. - Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm phần mềm của công ty Cổ phần phần mềm Effect trên thị trường miền Bắc. - Chương 3:

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM LƯỢC

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • - Khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm của công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh” của sinh viên Lê Hoàng Hưng (2008), Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài những lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm tác giả còn đề cập đến thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của Công ty TNHH phát triển công nghệ tin học Biển Xanh. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển thương mại sản phẩm của công ty như mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối, nâng cao đội ngũ nhân viên thị trường, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao…Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian tương đối rộng và chưa đưa phương pháp nghiên cứu cụ thể.

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM PHẦN MỀM

  • 1.1. Một số khái niệm cơ bản

  • 1.1.1. Khái niệm thương mại

  • 1.1.2. Khái niệm về phát triển thương mại

  • 1.1.3. Khái niệm sản phẩm phần mềm

  • 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm phần mềm

  • 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm phần mềm

  • 1.2.2. Bản chất phát triển thương mại sản phẩm phần mềm

  • 1.2.3. Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm phần mềm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan