Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh

49 2.6K 12
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TÓM LƯỢC Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hình hợp đồng chính được sử dụng trong hoạt động của công ty. Mặc dù đã phát triển từ rất lâu, là hợp đồng phổ biến nhưng việc đôi khi cá công ty thường coi nhẹ việc giao kết và thực hiện hợp đồng này. Việc nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa là thật sự cần thiết bởi đây là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với bản thân công ty, mà còn đối với sự phát triển của luật quốc gia bởi hiện nay việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không còn giới hạn ở trong nội địa của một quốc gia nữa mà nó đã vươn ra tầm quốc tế. Trong bài khóa luận này, phạm vi đề tài em chọn Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh làm địa điểm thực tế. Bằng những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương mại và những gì thu nhặt được em hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt đẩy mạnh tính hiệu quả của vấn đề này tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1. Xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cũng như những vấn đề liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 2. Làm rõ những lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cơ sở ban hành pháp luật, những nguyên tắc, nội dung pháp luật điều chỉnh đến hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung. 3. Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng thực hiện vấn đề này tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh. 4. Đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng, đồng thời đề xuất những kiến nghị để góp phần hoàn thiện vấn đề này. Kết quả nghiên cứu mang yếu tố thực tiễn, có thể áp dụng tham khảo cho vấn đề xây dựng pháp luật liên quan đến giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Nhà nước và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ ở công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh mà còn ở các công ty cổ phần tương tự. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại, được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu. Đó thật sự là một món quà vô giá. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Kinh tế-Luật trường Đại học Thương mại đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện Khóa luận trong suốt thời gian qua. Em xin cảm ơn TS.Trần Thành Thọ đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị cán bộ công nhân viên công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời gian quý báu học tập và nghiên cứu tại quý công ty. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan, nhưng do trình độ lý luận, kiến thức bản thân còn có phần hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự phản hồi, góp ý của Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Minh Hoàng DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ  SƠ ĐỒ 1  Sơ đồ bộ máy tổ chức  BIỂU ĐỒ 1  Doanh thu các năm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh DANH MỤC VIẾT TẮT  BLDS Bộ Luật Dân Sự  LTM Luật Thương Mại  Cty CPTM&DVPM Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh  Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn  HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa  HĐMBTS Hợp đồng mua bán tài sản  WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO sau 8 năm đàm phán. Để chuẩn bị tham gia và chấp nhận những luật lệ chung cho hầu hết các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật mới trong đó có bao gồm Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 thay thế cho Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại cũ đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đây là một thay đổi lớn đối với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi hợp pháp mà hầu hết các cá nhân tổ chức kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển. Việc kí kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật mới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế. Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay đã khá đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mới trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận. Chính vì thế ta có thể thấy được vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu như việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không diễn ra một cách thuận lợi thì làm sao doanh nghiệp có thể kí kết được những đơn hàng lớn, để đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty, đồng thời tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình kinh doanh. Khi 2 bên thường được gọi là bên bán và bên mua tiến hành mua bán hàng hóa với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên ký kết có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax. Đó chính là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đời sống xã hội, sự xuất hiện , tồn tại và phát triển của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa và tiền tệ. Khi nền kinh tế 5 phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện. Việc áp dụng hợp đồng vào trong mua bán hàng hóa, dù ít hay nhiều thì nó cũng đóng vai trò quan trọng, không còn quan niệm trao đổi đơn thuần thông qua miệng hoặc văn bản đơn giản, mà thay vào đó là những hợp đồng phức tạp và mang tính ràng buộc hơn, tăng thêm tính trách nhiệm giữa các chủ thê của hợp đồng Trong các loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng. Nó đóng vai trò quan trọng bởi, phần lớn lợi nhuận của công ty đến từ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Phúc Minh em thấy được số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm phần tổng số các loại hợp đồng tại công ty. Mặc dù nhiều như vậy nhưng trong quá trình thực hiện, thiết lập hợp đồng vẫn còn nhiều bất cập và mang nặng tính hình thức. Bên cạnh đó việc không có 1 ban pháp chế riêng cũng đã khiến phần nào công việc soạn thảo hợp đồng cũng như việc xây dựng những điều khoản cho hợp đồng còn tồn tại nhiều bất hợp lí, chưa hoàn thiện 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vai trò quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Chế định về hợp đồng đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam ngay từ sự ra đời của Bộ Quốc triều hình luật năm 1483 và Bộ luật Gia Long năm 1815 Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005.Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra kiến nghị. Có khá nhiều các công trình nghiên cứu cũng như bài viết liên quan đến vấn đề này như luận văn của Phạm Thị Hải Ninh về “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina, luận văn của Phạm Thị Lan Phương về “ Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực 6 tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC”, luận văn của Thái Tăng Bang về “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế “, … Những công trình này đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau của vấn đề mua bán hàng hóa như vấn đề giao kết hợp động, thực hiện hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa… Tuy nhiên nhiều nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chưa được các công trình nêu trên khai thác hoặc khai thác chưa đẩy đủ như quan hệ hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng… Như vậy có thể nói, liên quan đến vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa , hiện nay có khá nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị được tiến hành. Tuy nhiên, các lĩnh vực nghiên cứu của các công trình hầu như chỉ là một mặt của hợp đồng mua bán hàng hóa, chứ chưa có cái nhìn tổng quát về hợp đồng mua bán hàng hóa.Hay nói một cách khác, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số vấn đề đang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài Từ những phân tích ở trên, em đã chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh“ để làm khóa luận tốt nghiệp. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài. Song để tập trung vào nội dung cần bàn bạc, bài luận văn sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Với đề tài trên, thì đối tượng của đề tài chính là pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực trạng áp dụng vấn đề đó. Mục đích của đề tài là luận giải những vấn để lý luận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa; tiến hành phân tích, đánh giá việc thực hiện những quy định đó tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh; qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. 7 Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể gồm:  Luận giải những vấn đề lý luận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa.  Phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam điều chính vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh  Đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ những điều nói trên, ta có thể thấy một điều rõ ràng rằng phạm vi nghiên cứu của đề tài là “ pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và áp dụng thực tiễn tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh” 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp,. Ngoài ra, để có thể đánh giá một cách chính xác xem công ty có thực hiện đùng các quy định của pháp luật hay không thì trước tiên chúng ta phải xem xét tình hình hoạt động của công ty đó hiện tại như thế nào đã. Để làm được điều đó trước tiên chúng ta cần phải biết thu thập và xử lý những số liệu của công ty.Qua đó chúng ta có thể thấy được những phương pháp được sử dụng đến là phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm giúp cho chúng ta thu thập được những số liệu cần thiết. Đề tài cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Kết cấu của khóa luận bao gồm các phần phụ thêm như: Tóm lược, danh mục bảng biểu, danh mục tóm tắt, lời cảm ơn, lời mở đầu… thì phần nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa. 8 Chương 2 : Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại & dịch vụ Phúc Minh. Chương 3: Một số giải pháp( kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa. Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình và khoa học của TS. Trần Thành Thọ cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ công nhân viên Cty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh. Em xin chân thành cảm ơn. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế với thời gian khảo sát thực tế chưa nhiều nên những thiếu sót trong khóa luận này là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 9 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về hoạt động thương mại Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại (LTM) đã định nghĩa: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội” 1 . Như vậy hành vi thương mại đã cấu thành nên hoạt động thương mại và hoạt động thương mại cũng gắn liền với chủ thể là thương nhân. Có thể nói rằng hoạt động thương mại là một khái niệm giản đơn, song phạm vi các hoạt động là rất rộng, nó bao gồm bốn loại: Hoạt động mua bán hàng hóa ở thị trường trong nước (của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài); cung ứng dịch vụ cho khách hàng; các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển làm hàng hóa; các hoạt động trung gian thương mại. 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng Theo Điều 388 – Bộ luật Dân sự “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” 2 . Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ. Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng. 1 Xem điều 3 – Bộ luật Dân sự 2005 2 Xem điều 388 – Bộ luật Dân sự 2005 10 [...]... CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH 2.1 Tổng quan tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 2.1.1.1 Giới thiệu chung  Tên chính thức bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH  Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: PHUC MINH. .. hoàn thiện và chi tiết hơn, không còn sơ sài như trước 2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 2.2.1 Thực trạng quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 2.2.1.2 Nguyên tắc ký kết hợp đồng Nguyên tắc ký kết hợp đồng của Cty CPTM&DVPM căn cứ theo BLDS 2005, LTM 2005 và một số... Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.3.1 Mua bán hàng hóa Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”1 (Điều 3, Khoản 8, LTM 2005) 1.1.3.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH)... áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh Trong thời gian thực tập tại Cty CPTM&DVPM, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em thấy rằng từ những quy định của pháp luật trên văn bản giấy tờ đến thực tiễn áp dụng các quy định ấy vẫn còn có khoảng cách và mang tính hình thức Việc ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như việc cập nhật các văn bản pháp. .. phối hợp với nhau thông suốt và nhất quán trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Ra đời và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ý thức được tầm quan trọng của ký kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh đã có nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng và tiến... lập và thực hiện hợp đồng thì HĐMBHH bao gồm: -Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước -Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phương thức: • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa • Tạm nhập, tái xuất hàng hóa • Tạm xuất tái nhập hàng hóa • Chuyển khẩu hàng hóa 1 Xem Điều 3, Khoản 8, Luật Thương mại 2005 2 Xem Điều 428, Bộ luật Dân sự 2005 11 1.1.5 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.5.1 Hợp đồng. .. trường hợp sau: - Hợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện xong; - Hợp đồng mua bán hàng hóa bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ; - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn; - Hợp đồng mua bán hàng hóa không được tiếp tục thực hiên khi thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới; - Hợp đồng mua bán hàng hóa bị... đồng tín dụng mà công ty đã tham gia ký kết thường do bên cho vay soạn thảo 27 2.1.2.2 Tình hình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định là loại hợp đồng được công ty sử dụng nhiều nhất trong quá trình hoạt động của công ty, nhằm giúp công ty đem lại những khoản lợi nhuận, bên cạnh việc sử dung các hợp đồng về vận chuyển,... chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ; - Khi một bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa là pháp nhân phải giải thể; Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty và bạn hàng thường tiến hành thanh lý hợp đồng sau 15 ngày kể từ ngày phát sinh các sự kiện nói trên Trong Hợp đồng mua xi măng của Cty với Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (1)có ghi: “Khi hết hạn hoặc chấm dứt hợp đồng. .. của pháp luật Việt Nam (Áp dụng Điều 11, BLDS) 28 2.2.1.3 Nội dung kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa là chủng loại hợp đồng được ký chủ yếu khi Cty CPTM&DVPM nhận cung cấp vật tư cho công trình hoặc khi Công ty mua vật tư để sản xuất bê tông cốt thép Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa do công ty ký kết thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Phần đầu tiên, của bất kỳ hợp đồng . của đề tài là “ pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và áp dụng thực tiễn tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ. của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa.  Phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam điều chính vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty. hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Phúc Minh em thấy được số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm phần tổng số các loại hợp đồng tại công

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

  • 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

  • CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

  • 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa

  • 1.1.1. Khái niệm về hoạt động thương mại

  • 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng

  • 1.1.3. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa

  • 1.1.3.1. Mua bán hàng hóa

  • 1.1.3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa

  • 1.1.4. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa

  • 1.1.5. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

  • 1.1.5.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa có đầy đủ những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự

  • 1.1.5.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm riêng xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan