ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Kỹ thuật phân tích chính sách (Policy Analysis Techniques)

7 438 0
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT  Kỹ thuật phân tích chính sách (Policy Analysis Techniques)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật phân tích chính sách là tên gọi chung cho một loạt các kỹ thuật và công cụ để phân tích, đánh giá một chính sách, chương trình phát triển, dự án (cấp độ quốc gia, địa phương, và doanh nghiệp). Môn học Kỹ thuật Phân tích chính sách được thiết kế trong Chương trình Đào tạo Cử nhân Kinh tế Kế hoạch Đầu tư nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về chính sách, phân tích chính sách, và đặc biệt là các kỹ thuật phân tích tác động của chính sách công, phân tích tác động của các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, môn học cũng giới thiệu những kỹ thuật sử dụng trong phân tích chính sách kinh doanh, marketing.

1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: Kỹ thuật phân tích chính sách (Policy Analysis Techniques) 2. Giảng viên :  Ths. Nguyễn Khánh Duy 1 , Ths. Lương Vinh Quốc Duy 2 , Ths. Phùng Thanh Bình Giảng viên báo cáo chuyên đề nâng cao, Giảng viên thỉnh giảng:  PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Hoàng Bảo, TS. Nguyễn Tấn Khuyên  Ths. Trương Thanh Vũ - Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch & đầu tư  Ths. Đoàn Kim Thành - Thành Đoàn TPHCM, anh có nhiều năm tham gia phân tích, hoạch định chính sách cho TPHCM tại Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo: Chính quy 4. Thời lượng: 3 tín chỉ (11 buổi học) 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): - Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế công - Thống kê, Kinh tế lượng, Dự báo kinh tế & Phân tích dữ liệu, Phương pháp nghiên cứu 6. Mô tả môn học Kỹ thuật phân tích chính sách là tên gọi chung cho một loạt các kỹ thuật và công cụ để phân tích, đánh giá một chính sách, chương trình phát triển, dự án (cấp độ quốc gia, địa phương, và doanh nghiệp). Môn học Kỹ thuật Phân tích chính sách được thiết kế trong Chương trình Đào tạo Cử nhân Kinh tế Kế hoạch & Đầu tư nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về chính sách, phân tích chính sách, và đặc biệt là các kỹ thuật phân tích tác động của chính sách công, phân tích tác động của các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, môn học cũng giới thiệu những kỹ thuật sử dụng trong phân tích chính sách kinh doanh, marketing. Môn học này tập hợp nhiều tài liệu đọc tốt đã được biên dịch sang tiếng Việt từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc, Trường Harvard, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Dự án FSP2 hợp tác giữa đại sứ quán Pháp và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, bài soạn của giảng viên và nhiều bài viết chính sách từ các nhà nghiên cứu, tổ chức có quy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh những tài liệu đọc bằng tiếng Việt, Sinh viên được yêu cầu đọc nhiều tài liệu bằng tiếng Anh, đặc biệt là quyển Handbook on Impact Evaluation – Quantitative Methods and Practices của Ngân hàng thế giới (2010) do Khandker, Koolwal, Samad biên soạn. Sinh viên được học phần mềm Stata 11, Eviews 7 trong môn học, và sử dụng chúng trong quá trình thực hiện các bài tập phân tích chính sách và đồ án môn học. Sinh viên cũng tiếp cận dữ liệu VHLSS, dữ liệu chuỗi thời gian từ IMF, Cơ quan thống kê liên hiệp quốc, tổng cục thống kê… trong quá trình học. 1 Email: khanhduy@ueh.edu.vn 2 Email: lvquocduy@yahoo.com 2 7. Mục tiêu Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong việc:  Giải thích được quy trình phân tích chính sách, trả lời được câu hỏi phân tích chính sách là gì, phân tích được vấn đề chính sách. Biết được các phương pháp thu thập thông tin trong quá trình phân tích, xây dựng được mô hình phân tích chính sách  Thực hiện được một bài viết phân tích chính sách theo cách thức chung mà các nhà phân tích chính sách đang sử dụng (hướng dẫn soạn thạo của Harvard Kennedy School)  Lựa chọn được, sử dụng được những kỹ thuật phân tích tác động của chính sách công trong quá trình phân tích (khác biệt kép, điểm xu hướng, biến công cụ, hồi quy cắt,…)  Sử dụng được phần mềm Stata trong quá trình phân tích dữ liệu, khai thác được bộ dữ liệu VHLSS để làm đồ án môn học.  Sử dụng được các chỉ tiêu của SNA trong quá trình phân tích, sử dụng được những phương pháp phân tích bảng Input-Output cơ bản 8. Phương pháp giảng dạy & học tập Giảng viên hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên với các phương pháp: (1) diễn giảng, (2) diễn giảng có nêu vấn đề, (3) tổ chức thuyết trình, thảo luận nhóm, (4) giảng dạy bằng tình huống, phim, (5) phương pháp đóng vai, (6) phương pháp chậu cá. Ngoài ra, một số giảng viên thỉnh giảng là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong phân tích chính sách sẽ báo cáo chuyên đề, giao lưu và trao đổi với sinh viên. Ngoài việc tham gia nghe giảng, thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng vai, làm các bài tập thực hành; sinh viên cần tự học, tự nghiên cứu, chủ động trao đổi với giảng viên, các chuyên gia thỉnh giảng, những người có kinh nghiệm thực tế, bạn bè trong nhóm để có thể nắm vững kiến thức và làm tốt một đồ án môn học áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Việt Nam. Chỉ có khoảng 50% thời gian là bài giảng trên lớp của giảng viên. Thời gian còn lại dành cho thảo luận, làm việc với giảng viên theo nhóm và trình bày/thuyết trình nhóm. Sinh viên sẽ chủ yếu tự học và làm việc theo nhóm trong môn học này. Mỗi nhóm có từ 4 đến 7 sinh viên. Bên cạnh một số buổi học chính thức trên lớp, sinh viên có thể thực hiện các nghiên cứu dựa trên một số kỹ thuật phân tích chính sách nâng cao và trao đổi với giảng viên về các chủ đề mở rộng này vào giờ trực văn phòng của giảng viên. Sinh viên sẽ tham dự một số buổi học ngoại khoá, nâng cao (khoảng 3 buổi) tùy theo mảng nghiên cứu mà nhiều sinh viên quan tâm. 9. Phương pháp đánh giá - Đánh giá quá trình: 50% - Thi hết môn: 50% Đánh giá quá trình học tập của sinh viên thông qua các bài tập thực hành, tình huống, thuyết trình, tiểu luận nhóm, các bài kiểm tra trên lớp. Hình thức thi kết thúc môn học là bài tập lớn (đồ án môn học) được làm theo nhóm về phân tích chính sách. 3 10. Tài liệu đọc Tài liệu bắt buộc  Judy L.Baker (2002), Đánh giá tác động của các dự án phát triển tới đói nghèo – Sổ tay dành cho cán bộ thực hành, NXB Văn hoá – Thông tin  Bob Baulch, John Marsh, Nguyễn Bùi Linh, Nguyễn Hoàng Trung, Vũ Hoàng Linh (2009), Những phát hiện chính trong điều tra Luồng Thanh Hoá lần thứ hai – báo cáo đánh giá tác động lần thứ hai của tổ chức Prosperity Initiative, Prosperity Initiative  William N. Dunn (2008), Phân tích chính sách công: nhập môn, bản dịch của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Pearson Prentical-Hall. (chương 1: quy trình phân tích chính sách)  Shahidur R.Khandker, Gayatri B.Koolwal, Hussain A.Samad (2010), Handbook on Impact Evaluation – Quantitative Methods and Practices, The World Bank  Shahidur R.Khandker, Gayatri B.Koolwal, Hussain A.Samad (2010), Cẩm nang đánh giá tác động – Các phương pháp định lượng và thực hành, bản dịch tiếng Việt, The World Bank  Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận chính trị  Ravallion, M. (2001), The Mystery of the Vanishing Benefits: Ms Speedy Analyst’s Introduction to Evaluation, World Development, World Bank.  David L. Weimer, Aidan R.Vining (2005), Phân tích chính sách: khái niệm và thực tiễn, Pearson Prentice Hall. (chương 2: phân tích chính sách là gì?, chương 3: cấu trúc các vấn đề chính sách, chương thu thập thập thông tin để phân tích chính sách) Tài liệu Tham khảo  Bộ Kế hoạch & đầu tư (2010), Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2007, NXB Thống Kê  Nhóm tư vấn chính sách – Bộ tài chính (2007), Tác động - Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế - tài chính của Việt Nam, NXB Lao động  I Gusti Ngurah Agung (2009), Time series data analysis using Eviews, John Wiley & Son  Raymmond Alain-Thiétart (1999), Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh Niên  Phạm Thế Anh (2009a), “Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô”, Trong Nguyễn Đức Thành, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2009 – Kinh tế Việt Nam 2008 – suy giảm và thách thức đổi mới, NXB Tri thức  Phạm Thế Anh (2009b), “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển  Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái, Võ Tất Thắng (2007), Xé rào trong ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam: “sáng kiến” hay “lợi bất cập hại”, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc  Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật  Phùng Thanh Bình (2010), Applied Economics – Time Series Data, Vietnam- Netherlands programme for M.A in Development Economics 4  A.Colin Cameron, Pravin K.Trivedi (2010) Microeconometrics Using Stata, A Stata Press Publication  Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, Anne-Sophie Robilliard, Francois Roubaud (2009), “Tác động phân bổ thu nhập của việc Việt Nam gia nhập WTO”, Trong Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, NXB Chính Trị Quốc Gia  Fred R. David (2007), Strategic Management, Concepts & Cases, Pearson Prentice Hall  Lương Vinh Quốc Duy, Trương Thanh Vũ, Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng phân tích dữ liệu với STATA, Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp & Phát triển Kinh tế Vùng  Lương Vinh Quốc Duy (2008), Đánh giá tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: phương pháp Propensity Score Matching, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng, Số 3 (26)  Nguyễn Khánh Duy (2009a), Thực hành SEM với AMOS, bài giảng, Trường ĐH Kinh tế TPHCM  Nguyễn Khánh Duy (2009b), Khai thác dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu với Stata, Bài giảng, FETP  Nguyễn Khánh Duy (2007), Phân tích nhân tố khám phá với SPSS, Bài giảng, FETP  Liam Fahey & Robert M. Randall (2009), MBA trong tầm tay – chủ đề quản lý chiến lược, NXB Tổng hợp TPHCM  Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Văn Hà (2010), “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”, Nguyễn Đức Thành, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri thức  Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010, Báo cáo nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội  Marc P.Lammerink, Ivan WolFFers (2001) Một số ví dụ chọn lọc về nghiên cứu tham dự, Lê Đình Tiến và Chu Đức Dũng biên dịch, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP)  Bùi Hữu Mạnh (2007), Hướng dẫn sử dụng Mapinfo Professional, NXB Khoa học và kỹ thuật  Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Edmund Malensky, Nguyễn Đức Thành (2010), “Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp”, Nguyễn Đức Thành (2010) Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri thức  Nguyễn Văn Phúc (2001), Hiệu quả đầu tư tại TPHCM – đầu tư vào ngành nào có lợi thế cạnh tranh?, NXB TPHCM  Vũ Thị Ngọc Phùng, Nguyễn Quỳnh Hoa (2007), Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia SNA, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân  Nguyễn Văn Quỳ (2000), Hệ thống tài khoản quốc gia - ứng dụng trong phân tích kinh tế và trong công tác kế hoạch, NXB Thống Kê  Bùi Trinh, Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Văn Minh, Dương Mạnh Hùng (2001), Mô hình Input-Output và những ứng dụng cụ thể trong phân tích, dự báo về kinh tế và môi trường, NXB TPHCM  Lê Hà Thanh, Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng (2006), “Đo lường tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế vùng bằng mô hình cân đối liên vùng”, Trong Kenichi Ohno, 5 Nguyễn Văn Thường, Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội, NXB Lao động Xã hội  Nguyễn Đức Thành (2010), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri thức  Nguyễn Đức Thành (2009), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2009 – Kinh tế Việt Nam 2008 – suy giảm và thách thức đổi mới, NXB Tri thức  Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2009), Tài liệu học tập môn Phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách  Nguyễn Xuân Thành (2006a), Phân tích tác động của chính sách công: cách tiếp cận từ thí nghiệm ngẫu nhiên, bài giảng, FETP  Nguyễn Xuân Thành (2006b), Phân tích tác động của chính sách công: cách tiếp cận khác biệt trong khác biệt, bài giảng, FETP  Nguyễn Xuân Thành (2006c), Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam: Phương pháp khác biệt trong khác biệt, bài nghiên cứu, Trường Quản lý nhà nước John F.Kennedy  Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng, Nguyễn Ngọc Tân (2008), Ước lượng ảnh hưởng của việc tăng giá điện lên chi tiêu hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế, Bài thảo luận chính sách, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế & Chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội  Koenraad Tommissen (2008), Tư vấn quản lý – một quan điểm mới với sự hỗ trợ của các công cụ được tuyển chọn toàn diện, NXB Tổng hợp TPHCM 6 11. Nội dung môn học Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Ghi chú (Thầy/ cô giảng dạy) Ngày 1 (4 tiết) -Tình huống phân tích chính sách -Tổng quan về chính sách, phân tích chính sách Dunn (2008), chương 1 Weimer & Vining (2010), chương 2, 3, 4 Ravallion, M. (2001) Tình huống Laba Q.Duy/ K.Duy Ngày 2 (4 tiết) -Thu thập thông tin để phân tích chính sách -Giới thiệu bộ dữ liệu VHLSS và phần mềm Stata - Giới thiệu bộ dữ liệu của IMF, WorldBank Weimer & Vining (2010), chương 3 Khánh Duy (2009a) Quốc Duy, Thanh Vũ, Khánh Duy (2009) Cameron, Trivedi (2010) Q.Duy/ T.Vũ/ K.Duy Ngày 3 (4 tiết) -Hệ thống tài khoản quốc gia Văn Quỳ (2000) Ngọc Phùng (2007) Bùi Trinh (2001) Sinh viên vào trang http://unstats.un.org của cơ quan thống kê LHQ để tìm hiểu về hệ thống SNA mới 2008; vào trang Web của GSO www.gso.gov.vn để tìm hiểu các chỉ tiêu chính mà Việt Nam đang áp dụng Q.Duy/ T.Vũ/ K.Duy Ngày 4 (4 tiết) -Tổng quan các phương pháp phân tích tác động của chính sách công. -Thí nghiệm ngẫu nhiên Khandker (2010), chapter 1, 2, 3 Baker (2002), Chương 1, 2 Xuân Thành (2006a) Hằng & ctg (2010) Ohno & Thường (2005) Lammerink,WolFFers (2001) K.Duy/ Q.Duy Ngày 5 (4 tiết) Phương pháp khác biệt trong khác biệt Baker (2002), Chương 3, 4 Xuân Thành (2006b) Tự Anh & ctg (2007) Xuân Thành (2006c) K.Duy/ Q.Duy Ngày 6 (4 tiết) Phương pháp khác biệt trong khác biệt (tt) Khandker (2010), chapter 5 Bob Baulch & ctg (2009) K.Duy 7 Ngày 7 (4 tiết) Phương pháp điểm xu hướng (Propensity Score Matching) Quốc Duy (2009) Khandker (2010), chapter 4 Tuấn Minh & ctg (2010) Q.Duy/ K.Duy Ngày 8 (4 tiết) -Phương pháp biến công cụ Khandker (2010), chapter 6 Xuân Bá (2006) K.Duy Ngày 9 (4 tiết) -Phương pháp Hồi quy cắt Khandker (2010), chapter 7 K.Duy Ngày 10 Thực hành, Ôn tập Ngày 11 và các chủ đề có thể học ngoại khoá/ nâng cao (SV tự chọn, hoặc tùy thuộc chủ đề của các nhóm) -Kinh tế lượng chuỗi thời gian -Mô hình hệ phương trình -Mô hình cấu trúc tuyến tính -Kinh tế lượng với dữ liệu bảng - Hệ thống thông tin địa lý GIS và phần mềm Mapinfo - ứng dụng trong công tác lập quy hoạch và phân tích chính sách - Phương pháp mô phỏng - Báo cáo chuyên đề về thực tế phân tích chính sách công tại Việt Nam – trường hợp TPHCM - Phương pháp định tính (PPA, điền dã, chuyên gia…) -Mô hình Input-Output - Giới thiệu các phương pháp phân tích chính sách trong kinh doanh Agung (2009) Thanh Bình (2010) Ramanathan (2002) Khánh Duy (2009a) Cameron (2010), chapter 8, 9 Hữu Mạnh (2007) -Bùi Trinh (2001) -David (2007), Chapter 5, 6 Thế Anh (2009a, 2009b) Thu Hằng (2011) Cling & ctg (2009) Thành & ctg (2008) Nhóm tư vấn chính sách – Bộ tài chính (2007) Lammerink,WolFFers (2001) Hà Thanh & ctg (2006) Văn Phúc (2001) Tommissen (2008) T.Bình/ K.Duy H.Bảo K.Duy T.Hoài/ Q.Duy C.Linh H.Bảo/ K.Duy K.Thành T.Khuyên/ K.Duy H.Bảo/ T.Vũ K.Duy

Ngày đăng: 03/04/2015, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan