Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam

82 1K 11
Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Có thể nói, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa phát triển của ba Pháp lệnh trước đó, bao gồm: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy định về quyền khởi kiện bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đương sự. Vấn đề quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu về tố tụng, cơ quan lập pháp của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Xét ở Việt Nam hiện nay thì các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về cơ bản đã phần nào thể hiện được vấn đề này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì nhiều vấn đề về quyền khởi kiện bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng chưa được giải quyết triệt để. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện của đương sự đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Một số quy định về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện được quy định trong BLTTDS còn chung chung, thiếu tính cụ thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hoặc dẫn tới những cách hiểu vận dụng khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân của việc “tùy tiện chủ quan” trong việc áp dụng pháp luật, làm cho quyền khởi kiện vụ án dân sự của đương sự không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng cho thấy một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện cả về phương diện lý luận, lập pháp thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền khởi kiện là một việc làm cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài “Quyền khởi kiện 1 bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận văn cao học luật của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Sau khi BLTTDS có hiệu lực, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện nhưng các công trình này cũng chỉ đề cập đến một nội dung cụ thể nào đó của quyền khởi kiện hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền khởi kiện của đương sự như luận văn cao học luật với đề tài “Đương sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005); luận văn “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009). Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung nào đó của quyền khởi kiện hoặc bình luận về các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền khởi kiện. Chẳng hạn như bài viết “Vấn đề khởi kiện thụ lý vụ án dân sự” của ThS. Lê Thị Bích Lan đăng tải trên Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội (Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005); bài viết “Xây dựng quy định pháp lý đảm bảo quyền khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh tại toà án” của tác giả Lê Thế Phúc (Tạp chí Nhà nước Pháp luật số 6 năm 2007); “Bàn về điều kiện khởi kiện của các tổ chức tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay” của tác giả Trịnh Huy Tân (Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao số 9/2008); “Về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự” của ThS Nguyễn Triều Dương (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 11/2009); “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án trong một vụ án cụ thể” của tác giả Ngô Đình Quyến (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 3/2008); "Quyền khởi kiện việc xác định tư cách tham gia tố tụng” của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2008) . Việc nghiên cứu cho thấy các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách gián tiếp hoặc nghiên cứu một góc độ hẹp của quyền khởi kiện. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự. Trước tình hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện 2 trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện có hệ thống về quyền khởi kiện đảm bảo quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự. 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI * Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định hiện hành về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện trên thực tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện đồng thời nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện trên thực tế. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan tới quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện thực tiễn áp dụng chúng tại các Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện cũng như bảo đảm quyền khởi kiện; - Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ không đi sâu nghiên cứu việc bảo đảm giải quyết theo đúng pháp luật bản chất sự việc, có nghĩa là không xét tới việc giải quyết về nội dung của yêu cầu khởi kiện mà chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo đảm quyền khởi kiện dưới góc độ tố tụng dân sự thông qua việc thụ lý, trả đơn hay 3 đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Nội dung cốt lõi của luận văn là xoay quanh quyền khởi kiện việc bảo đảm quyền khởi kiện dưới góc nhìn lý luận, luật thực định thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây: - Lịch sử hình thành phát triển các quy đinh pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện; - Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện; - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nước tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê .v.v. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phương diện sau đây: Thứ nhất: Lần đầu tiên quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện được nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện cả về lý luận, luật thực định thực tiễn thực hiện. Thứ hai: Sau khi BLTTDS có hiệu lực, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền khởi kiện nhằm chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền khởi kiện cũng như những bất cập, vướng mắc trong 4 việc thực hiện pháp luật. Thứ ba: Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền khởi kiện trên thực tế. Thứ tư: Luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến việc khởi kiện, bảo đảm quyền khởi kiện. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu bởi 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Chương 2: Quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự kiến nghị 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHỞI KIỆN BẢO ĐẢM QUYỀN KHỞI KIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm về quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Chúng ta thấy rằng trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước pháp luật ra đời thì việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luật của Nhà nước bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiết lập. Theo đó, quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân đã được pháp luật ghi nhận chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của mình. Trong cổ luật La Mã, đã có những quy định đầu tiên về quyền khởi kiện của công dân La Mã. Theo đó khi có hành vi xâm phạm quyền tư pháp của cá nhân thì người có quyền lợi bị xâm phạm bên cạnh việc sử dụng hình thức tự trấn áp, họ còn có quyền khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Người bị vi phạm có thực hiện quyền khởi kiện hay không, điều này pháp luật không bắt buộc mà phụ thuộc vào ý chí của người đó [48, tr.212]. Trong xã hội hiện đại, quyền khởi kiện được ghi nhận là một quyền con người trong tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 các công ước quốc tế khác. Quyền khởi kiện là một trong những nhóm quyền tố tụng thuộc quyền con người suy cho cùng thì quyền khởi kiệnquyền của một chủ thể trong mối quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo tốt nhất cho những quyền, lợi ích hợp pháp của mình được thực hiện. Điều này được thể hiện tại Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo đó “Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phương tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã được Hiến pháp pháp luật công nhận”. Như vậy, quyền khởi kiện được ghi nhận trong pháp luật quốc tế là cơ sở vững chắc cho việc ghi nhận quyền này trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. 6 Theo các nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp thì “tố quyền” là khả năng được thừa nhận đối với cá nhân được yêu cầu sự can thiệp của công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi ích chính đáng của mình. Theo từ điển thuật ngữ luật học của Pháp thì tố quyền trước công lý là khả năng được thừa nhận đối với các chủ thể được cầu viện tới công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi lợi ích chính đáng. Theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp thì thuật ngữ “action” – “tố quyền” được dịch là quyền tham gia tố tụng theo đó “quyền tham gia tố tụng đối với người có yêu cầu là quyền được trình bày về nội dung yêu cầu của mình để Thẩm phán quyết định xem xét yêu cầu như vậy là có căn cứ hay không có căn cứ; đối với bên bị kiện quyền tham gia tố tụngquyền được tranh luận về căn cứ của yêu cầu do bên kia đưa ra”[8, tr.23]. Ở Việt Nam, về phương diện lý luận thì nhà nghiên cứu Trần Thúc Linh cho rằng “tố quyền tức là có quyền đi kiện”[8, tr.23]. TS. Hoàng Ngọc Thỉnh đã khẳng định trong Giáo trình Luật tố tụng dân của trường Đại học Luật Hà Nội 1994 rằng “Quyền khởi kiện vụ án dân sựquyền tố tụng của công dân, pháp nhân các tổ chức xã hội yêu cầu Tòa án nhân dân bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, của tập thể của Nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc vi phạm” [19, tr.109-110]. Khái niệm này dường như không đề cập tới các việc không có tranh chấp nhưng nghiên cứu về khái niệm vụ án dân sự trong Giáo trình này” [19, tr.6-7], Điều 1 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 thực tiễn tố tụng tại Toà án thì có thể khẳng định trong khái niệm trên quyền khởi kiện được thực hiện đối với cả các việc dân sự không có tranh chấp. Kết quả nghiên cứu về quyền khởi kiện trong luật thực định Việt Nam cho thấy quyền khởi kiện được ghi nhận gián tiếp tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp luật”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các văn bản khác đã cụ thể hoá ghi nhận quyền khởi kiện của đương sự. Cụ thể là quyền khởi kiện được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nội dung pháp luật tố tụng. 7 Tiếp tục nghiên cứu về lý luận cho thấy, trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 ra đời thì quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa rất rộng đồng nhất với quyền yêu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo BLTTDS hiện nay. Theo đó, quyền khởi kiện được hiểu là khả năng Nhà nước cho phép công dân được yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi cho rằng quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, các quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tuy nhiên, BLTTDS 2004 đã tách thủ tục giải quyết vụ án dân sự trước đây thành hai thủ tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giải quyết vụ án dân sự thủ tục giải quyết việc dân sự nên khái niệm quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa hẹp hơn trước đây. Có nghĩa là quyền khởi kiện không còn bao hàm cả quyền yêu cầu xem xét về việc công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý hoặc các quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động như trước đây nữa mà quyền khởi kiện được hiểu là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong vụ án dân sự. Theo TS. Hoàng Ngọc Thỉnh thì “Quyền khởi kiện vụ án dân sựquyền tố tụng quan trọng của các chủ thể…Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự” “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tố chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác”[46, tr.238]. Theo đó, khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Góc nhìn này tiếp tục được khẳng định bởi TS. Phan Chí Hiếu trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tư pháp. Theo đó, “quyền khởi kiện vụ án dân sựquyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, tập thể hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm” [50, tr. 305]. Như vậy, quyền khởi kiệnquyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp 8 của mình hay lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Các phân tích ở trên cho thấy rằng xét về bản chất thì quyền khởi kiệnquyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay vi phạm. Theo những kết quả nghiên cứu trên thì bản chất của quyền khởi kiệnquyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay vi phạm. Từ góc nhìn này cần phát triển khái niệm về quyền khởi kiện theo hai góc độ, theo nghĩa hẹp quyền khởi kiệnquyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiệnquyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, quyền phản tố (kiện ngược lại) của bị đơn quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do họ đã không thực hiện quyền yêu cầu của mình trước khi nguyên đơn khởi kiện vụ án. - Xét theo nghĩa hẹp thì quyền khởi kiệnquyền của nguyên đơn trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hay bị vi phạm: Quyền khởi kiện của nguyên đơn là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của chủ thể có quyền lợi hợp pháp bị tranh chấp hay bị vi phạm việc thực hiện quyền này sẽ làm phát sinh vụ án dân sự tại Toà án. Xét về thực chất thì đây là quyền của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm trong việc bắt đầu việc kiện để bảo vệ quyền lợi của mình, thông qua việc đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết vụ án dân sự. Đó là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Chính việc khởi kiện của của nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, không có hành vi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự thì không có quá trình tố tụng tiếp theo. Như vậy, việc xác định quyền khởi kiện của nguyên đơn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tư cách của các đương sự khi họ tham gia tố tụng tại Tòa án. - Xét theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiện bao hàm cả quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, quyền phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nguyên đơn có quyền khởi kiện bị đơn có quyền phản bác việc khởi kiện của 9 nguyên đơn. Bên cạnh đó, quyền phản tố của bị đơn cũng cần được pháp luật ghi nhận. Điều này xuất phát từ sự bình đẳng giữa các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trong những vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có mối liên quan đến nhau thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn yêu cầu này có thể được Toà án xem xét giải quyết trong cùng vụ án với yêu cầu của nguyên đơn khi thoả mãn những điều kiện nhất định. Thực chất của phản tố là một việc kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn nhưng được xét cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy, xét theo nghĩa rộng về quyền khởi kiện bảo đảm quyền khởi kiện thì có thể xem quyền phản tố cũng là quyền khởi kiện nhưng là quyền khởi kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn do các yêu cầu này có mối liên hệ nhất định. Cũng theo góc nhìn về sự bình đẳng giữa các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có quyền đưa ra yêu cầu độc lập của mình trong vụ án đã được thiết lập giữa nguyên đơn bị đơn. Yêu cầu tố tụng này có thể chống nguyên đơn, bị đơn hoặc chống cả nguyên đơn bị đơn. Bản chất của yêu cầu độc lập này là một yêu cầu tố tụng của người thứ ba nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm trong một vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn bị đơn. Khi nghiên cứu về vấn đề này TS. Nguyễn Công Bình cho rằng: “Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn bị đơn. Thông thường người có quyền nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền lợi ích của họ sau đó sẽ gặp khó khăn” [46, tr.108]. Như vậy xét về bản chất thì quyền phản tố của bị đơn có thể hiểu là quyền khởi kiện ngược lại của bị đơn, quyền yêu cầu của người có quyền nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là quyền khởi kiện chống lại cả nguyên đơn bị đơn hoặc chỉ chống lại nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án dân sự. Tóm lại, theo nghĩa hẹp thì quyền khởi kiện vụ án dân sựquyền tố tụng của cá 10 [...]... nguyờn tc Công dân nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trớc pháp 27 luật , trờn tinh thn ú Lut T chc Tũa ỏn, Lut T chc Vin Kim sỏt ó ghi nhn v m bo y nguyờn tc ú c th húa nguyờn tc trờn Tũa ỏn nhõn dõn ti cao cng ó cú hng dn v quyn khi kin v bo m quyn khi kin trong t tng dõn s to c s cho vic ỏp dng trờn thc t quyn ny ca cụng dõn Qua nghiờn cu cho thy mt s vn bn t tng quan trng trong thi k ny... thng 1.4 Lc s cỏc quy nh v quyn khi kin v bo m quyn khi kin trong phỏp lut t tng dõn s Vit Nam 1.4.1 Thi k trc cỏch mng Thỏng 8 nm 1945 Khụng phi n phỏp lut hin hnh mi cú cỏc quy nh v quyn khi kin v bo m quyn khi kin C lut Vit Nam ó cú nhng quy nh v quyn khi kin cng nh th tc thc hin quyn khi kin trong B Lut Hng c v B Lut Gia Long C lut Vit Nam khụng phõn bit cỏc v kin v dõn s hay hỡnh s, tt c cỏc hnh... tng c nõng lờn Do ú, vic ghi nhn quyn khi kin li ca ng s trong nhng trng hp nht nh cng chớnh l mt trong nhng phng thc bo m quyn khi kin hu hiu * S mm do trong cỏc quy nh v thi hiu khi kin Mt bo m cn thit ca quyn khi kin Trong cỏc giao dch dõn s, ch th tham gia quan h dõn s c hng cỏc quyn v thc hin cỏc ngha v dõn s S n nh ca cỏc quan h dõn s l mt trong nhng mc ớch iu chnh ca phỏp lut dõn s Ngoi ra, xột... khi Vin kim sỏt khi t v kin thỡ cn a c quan Nh nc hoc hp tỏc ng vo vai trũ nguyờn n trong v kin vỡ h l ng s chớnh trong v kin Tip n l cụng vn s 05/NCLP ngy 29/06/1986 ca Tũa ỏn nhõn dõn ti cao v t cỏch ca b n trong v kin dõn s; Ngh quyt 01/NQ/H TP ca Hi ng thm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn ti cao ngy 20/01/1988 Cú th nhn xột trong giai on t nm 1960 n 1989, vn quyn khi kin v bo m quyn khi kin tip tc c ghi nhn... vic tuõn theo phỏp lut trong t tng dõn s v s tham gia ca Kim sỏt viờn trong vic gii quyt cỏc v vic dõn s; Thụng t liờn tch s 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngy 28-12-2007 B T phỏp, B Cụng an, B Quc phũng, B Ti chớnh, Vin kim sỏt nhõn dõn ti cao, Tũa ỏn nhõn dõn ti cao hng dn ỏp dng mt s quy nh v tr giỳp phỏp lý trong hot ng t tng Cỏc vn bn trờn úng vai trũ quan trng trong vic c th hoỏ BL... gii quyt trong cựng mt v ỏn khi thuc mt trong cỏc trng hp sau õy: a Vic gii quyt quan h phỏp lut ny ũi hi phi gii quyt ng thi quan h phỏp lut khỏc; Vớ d: A khi kin yờu cu To ỏn buc B phi tr li quyn s dng t ng thi A khi kin yờu cu To ỏn buc C phi thỏo d cụng trỡnh m C ó xõy dng trờn t ú; 35 b Vic gii quyt cỏc quan h phỏp lut cú cựng ng s v v cựng loi tranh chp quy nh trong mt iu lut tng ng ti mt trong. .. t tng Ngoi ra, s h tr phỏp lý ca cỏc cỏ nhõn, t chc khỏc i vi ng s cũn to c s cõn bng trong vic tham gia t tng gia cỏc bờn ng s nht l trong nhng VADS iu kin tham gia t tng ca cỏc ng s khỏc nhau nh ng s l cỏ nhõn vi ng s l c quan Nh nc, t chc chớnh tr - xó hi Ghi nhn v thc hin quyn c TGPL l mt s bo u m tiờn ca nh nc trong vic to c ch h tr cho ng s cú th thc hin quyn khi kin nhm bo v quyn v li ớch hp... cu trong vic dõn s thụng qua vic thit lp c ch chuyn hoỏ gia vic dõn s v v ỏn dõn s - Ghi nhn quyn khiu ni i vi vic tr li n khi kin v quyn khỏng cỏo, khỏng ngh i vi quyt nh ỡnh ch gii quyt v ỏn Quyn khiu ni l mt trong nhng quyn c bn ca cụng dõn c quy nh ti iu 74 Hin phỏp 1992 Ghi nhn quyn khiu ni ca ng s i vi cỏc 23 quyt nh, hnh vi t tng trỏi phỏp lut nhm to c s phỏp lý bo m quyn khi kin ca ng s trong. .. To ỏn trong vic nhn n, xem xột, quyt nh vic th lý hay khụng th lý yờu cu ca ng s, chuyn n khi kin hay ỡnh ch gii quyt v ỏn li cú ý ngha bo m trờn thc t quyn khi kin ca ng s Nu nh phỏp lut ó quy nh rừ rng nhng trng hp m To ỏn cú quyn tr li n khi kin thỡ To ỏn ch cú quyn t chi th lý trong nhng trng hp ó c quy nh Ngoi nhng trng hp ú thỡ To ỏn phi xem xột th lý ỳng thi hn lut nh S chm tr ca To ỏn trong. .. nhõn, c quan, t chc s c thc thi trờn thc t 1.2 C s ca quyn khi kin Quyn khi kin c nghiờn cu trong mi liờn h gia quyn li v vic bo v quyn li Theo nh nghiờn cu Nguyn Huy u thỡ quyn khi kin cú th c phõn tớch nh mt quyn li trong th ng, khi quyn li cũn c tụn trng, khụng b ph nhn, cha phi em ra To thỡ quyn li cũn trong th tnh Quyn li ch cú th l cn nguyờn ca t quyn ch khụng th sỏp nhp vi t quyn [12, tr 36, . quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Chương 2: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện theo pháp luật tố tụng dân sự Việt. VỀ QUYỀN KHỞI KIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN KHỞI KIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng

Ngày đăng: 03/04/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan