Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản

148 935 3
Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, số thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay ở độ tuổi 14–25 là nhóm đông nhất (chiếm khỏang 24,5 phần trăm (%) dân số – theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999). Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm đư ợc những vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng. Giáo dục SKSS là vấn đề hết sức mới mẻ, lý thú, tế nhị, nhạy cảm thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới các vấn đề về SKSS trở thành vấn đề nổi cộm ở nhiều nước. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 15 đến 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên tòan thế giới. Trong số các trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệ tình dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở lứa tuổi vị thành niên và 1/2 trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người dưới tuổi 25. Ở Việt Nam hiện nay, cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SK SS vị thành niên . Tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ngày một gia tăng. Ở Việt Nam, kể từ Hội nghị Quốc tế “Dân số và phát triển”, hàng loạt các cuộc nghiên cứu về SKSS đã được thực hiện. Hướng nghiên cứu SKSS ở nhóm dân số trẻ (15–24 tuổi) cũng mới thực sự được quan tâm và phat triển trong thời gian gần đây. Trong đó, các công trình nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên đại học nhất là ở khối ngành sư phạm cũng còn ở gi ai đoạn khởi đầu. Đây là việc làm cần thiết để chuẩn bị cho sinh viên đương đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đến SKSS của họ. Thêm nữa, sự hiểu biết thiếu đầy đủ, đúng đắn về SKSS có thể đẩy các sinh viên vào nguy cơ tình dục không lành mạnh, không an toàn; có thể đẩy các bạn gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS... Nhận thức của lớp trẻ trong khu vực về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn.... còn nhiều hạn chế. “Ở Việt Nam, theo thống kê có 40% thanh thiếu niên cho biết rằng họ không hiểu gì về các biện phá p tránh thai” [5,tr.12]. Sự thiếu hiểu biết chung về quá trình sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng ngày một tăng khiến lớp trẻ phải đối mặt với các nguy cơ nói trên. Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thể giúp cho lớp trẻ tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn riêng đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết về vấn đề SKSS. Điều đó giúp cho lớp trẻ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống và SKSS sau này. Do đó, có thể nói việc nhận thức về SKSS có tác động sâu rộng và lâu dài với thái độ và hành vi của sinh viên. Sinh viên đại học Tiền Giang tương lai sẽ trở thành kỹ sư, giáo viên, cán bộ công chức có trình độ cao. Do đó, nhận thức, hành vi của họ không những có tác dụng với cuộc sống của chính họ mà với sinh viên khối ngành sư phạm còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh của họ sau này. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên nhất là sinh viên khối ngành sư phạm th iết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm giúp cho họ có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, ngăn ngừa các nguy cơ nói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho nhiều thế hệ. Để thực hiện được điều đó, bên cạnh sự tác động, phối hợp ...của các lực lượng giáo dục trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các sinh viên, sự nhận thức của chính sinh viên để trên cơ sở đó có hà nh động phù hợp về vấn đề sức khỏe sinh sản không những đem lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc trang bị kiến thức cho các em học sinh ở các nhà trường phổ thông về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đó chính là lý do để bản thân chọn đề tài "Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản” – vấn đề mà bấy lâu na y bản thân rất tâm đắc khi tham gia giảng dạy bộ môn tâm lý học-giáo dục học ở trường sư phạm, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở cũng như khi cộng tác tại trung tâm tư vấn dân số gia đình trẻ em trong tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh ni ên cho thanh thiếu niên ở địa phương. Hy vọng qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình trong công tác tại đơn vị cũng như thực hiện tốt hơn vai trò của cộng tác viên tại trung tâm tư vấn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Tiền Gia ng về sức khỏe sinh sản; từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho sinh viên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 3.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 4. Giới hạn đề tài 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng là sinh viên đại học với số lượng là 332 sinh vin thuộc khoa sư phạm, khoa cơ bản thuộc năm thứ nhất. 4.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu sinh viên thuộc hệ đào tạo chính quy, học tại cơ sở chính và cơ sở 1 của trường. 5. Kh ách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục SKSS cho sinh viên hệ đại học chính quy thuộc khoa sư phạm và khoa cơ bản năm thứ nhất trường đại học Tiền Giang. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _________________ TRẦN THANH NGUYÊN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN  Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 15, của quý thầy cô ở Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học và các bạn học viên lớp Cao học Tâm lý học khóa 15 trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo ở các khoa, phòng trường Đại học Tiền Giang, của các bạn đồng nghiệp và sinh viê n các lớp đại học khóa 06 trường Đại học Tiền Giang. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô và các bạn học viên đã động viên, giúp đỡ, cộng tác để tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, tác giả mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy giáo – Phó Giáo sư Tiến sĩ BÙI NGỌC OÁNH – người đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chu đáo để tác giả hoà n thành bản luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc rằng bản luận văn này còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Mỹ Tho, ngày 15 tháng 09 năm 2007 Tác giả TRẦN THANH NGUYÊN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là sản phẩm của chính mình, không sao chép của các tác giả khác. Nếu có gì sai trái, bản thân xin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBGV: Cán bộ giáo viên LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình NSP: Ngành ngoài sư phạm SKSS: Sức khỏe sinh sản SP: Ngành sư phạm SV: Sinh viên SVSP: Sinh viên ngành sư phạm SVNSP: Sinh viên ngành ngoài sư phạm UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNFPA: Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc WHO: Tổ chức Y tế thế giới %: Phần trăm f: tần số MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, số thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay ở độ tuổi 14–25 là nhóm đông nhất (chiếm khỏang 24,5 phần trăm (%) dân số – theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999). Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm đư ợc những vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng. Giáo dục SKSS là vấn đề hết sức mới mẻ, lý thú, tế nhị, nhạy cảm thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới các vấn đề về SKSS trở thành vấn đề nổi cộm ở nhiều nước. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 15 đến 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên tòan thế giới. Trong số các trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệ tình dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở lứa tuổi vị thành niên và 1/2 trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người dưới tuổi 25. Ở Việt Nam hiện nay, cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SK SS vị thành niên . Tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ngày một gia tăng. Ở Việt Nam, kể từ Hội nghị Quốc tế “Dân số và phát triển”, hàng loạt các cuộc nghiên cứu về SKSS đã được thực hiện. Hướng nghiên cứu SKSS ở nhóm dân số trẻ (15–24 tuổi) cũng mới thực sự được quan tâm và phat triển trong thời gian gần đây. Trong đó, các công trình nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên đại học nhất là ở khối ngành sư phạm cũng còn ở gi ai đoạn khởi đầu. Đây là việc làm cần thiết để chuẩn bị cho sinh viên đương đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đến SKSS của họ. Thêm nữa, sự hiểu biết thiếu đầy đủ, đúng đắn về SKSS có thể đẩy các sinh viên vào nguy cơ tình dục không lành mạnh, không an toàn; có thể đẩy các bạn gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS Nhận thức của lớp trẻ trong khu vực về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn còn nhiều hạn chế. “Ở Việt Nam, theo thống kê có 40% thanh thiếu niên cho biết rằng họ không hiểu gì về các biện phá p tránh thai” [5,tr.12]. Sự thiếu hiểu biết chung về quá trình sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng ngày một tăng khiến lớp trẻ phải đối mặt với các nguy cơ nói trên. Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thể giúp cho lớp trẻ tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn riêng đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết về vấn đề SKSS. Điều đó giúp cho lớp trẻ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống và SKSS sau này. Do đó, có thể nói việc nhận thức về SKSS có tác động sâu rộng và lâu dài với thái độ và hành vi của sinh viên. Sinh viên đại học Tiền Giang tương lai sẽ trở thành kỹ sư, giáo viên, cán bộ công chức có trình độ cao. Do đó, nhận thức, hành vi của họ không những có tác dụng với cuộc sống của chính họ mà với sinh viên khối ngành sư phạm còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh của họ sau này. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên nhất là sinh viên khối ngành sư phạm th iết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm giúp cho họ có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, ngăn ngừa các nguy cơ nói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho nhiều thế hệ. Để thực hiện được điều đó, bên cạnh sự tác động, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các sinh viên, sự nhận thức của chính sinh viên để trên cơ sở đó có hà nh động phù hợp về vấn đề sức khỏe sinh sản không những đem lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc trang bị kiến thức cho các em học sinh ở các nhà trường phổ thông về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đó chính là lý do để bản thân chọn đề tài "Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản” – vấn đề mà bấy lâu na y bản thân rất tâm đắc khi tham gia giảng dạy bộ môn tâm lý học-giáo dục học ở trường sư phạm, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở cũng như khi cộng tác tại trung tâm tư vấn dân số gia đình trẻ em trong tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh ni ên cho thanh thiếu niên ở địa phương. Hy vọng qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình trong công tác tại đơn vị cũng như thực hiện tốt hơn vai trò của cộng tác viên tại trung tâm tư vấn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Tiền Gia ng về sức khỏe sinh sản; từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho sinh viên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 3.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 4. Giới hạn đề tài 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng là sinh viên đại học với số lượng là 332 sinh vin thuộc khoa sư phạm, khoa cơ bản thuộc năm thứ nhất. 4.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu sinh viên thuộc hệ đào tạo chính quy, học tại cơ sở chính và cơ sở 1 của trường. 5. Kh ách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục SKSS cho sinh viên hệ đại học chính quy thuộc khoa sư phạm và khoa cơ bản năm thứ nhất trường đại học Tiền Giang. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. 6. Giả thuyết khoa học - Nhận thức của sinh viên hệ đại học chính quy trường đại học Tiền Giang còn chưa đầy đủ ở các nội dung cơ bản của SKSS và có sự khác nhau giữa si nh viên ngành sư phạm (SVSP) và sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP). - Có thể nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục SKSS và phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên trong tiếp cận SKSS. 7. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về SKSS để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi: Xác định thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. Đây là phương pháp nghiên cứu chính mà tác giả sử dụng trong thực hiện luận văn. 7.2.1.1. Mục đích khảo sát Khảo sát thực trạng về mức độ nhận thức của SV đại học Tiền Giang về SKSS ở hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV. 7.2.1.2. Nội dung khảo sát Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản của SKSS gắn với đối tượng thanh niên SV: - Khái niệm SKSS, giới tính; - Tình bạn, tình yêu, hôn nhân, luật hôn nhân; - Tình dục; - Nạo phá thai và các con đường nhiễm bệnh LTQĐTD; Bên cạnh đó còn khảo sát: - Đánh giá của SV về nhận thức SKSS - Nguyê n nhân ảnh hưởng đến nhận thức của SV về SKSS. - Mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin giúp SV có hiểu biết về SKSS. - Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về SKSS tập trung vào việc biết, hiểu và vận dụng của SV. Trong đó có các câu hỏi là các tình huống giả định để tìm hiểu khả năng vận dụng kiến t hức về SKSS của SV. 7.2.1.3. Đối tượng khảo sát Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của SV trường đại học Tiền Gang về SKSS, chúng tôi thực hiện khảo sát trên toàn bộ SV hệ đại học chính quy thuộc năm thứ I ở hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản (Vì trường đại học Tiền Giang mới tuyển sinh đại học từ năm học 2006 – 2007), gồm SV của 5 lớp: Toá nA, ToánB, Ngữ văn (thuộc khoa Sư phạm) và Quản trị Kinh doanh, Tài chánh Kế toán (thuộc khoa Cơ bản). - Tổng số phiếu phát ra: 360 phiếu - Tổng số phiếu thu vào: 332 phiếu - Số phiếu hợp lệ là 332 phiếu và được phân bố như sau: Lớp Nam Nữ Tổng cộng Đại học ToánA 18 21 39 Đại học ToánB 18 22 40 Đại học Ngữ văn 10 28 38 Đại học Quản trị kinh doanh 40 32 72 Đại học Tài chánh Kế toán 34 109 143 Cộng 120 212 332 Với số phiếu phân bố như trên thì: Sinh viên ngành sư phạm (SVSP) có: 117 phiếu Trong đó: Nam sinh viên có: 46 phiếu Nữ sinh viên có: 71 phiếu Sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP): 215 phiếu Trong đó: Nam sinh viên có: 74 phiếu Nữ sinh viên có: 141 phiếu Đồng thời chúng tôi cũng khảo sát trong đối tượng cán bộ giáo viên (CBGV) của trường với số lượng 47 người là cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm ở các phòng, khoa trung tâm của trường đề làm rõ hơn nhận thức của SV về SKSS. 7.2. 1.4. Thời gian và địa bàn khảo sát Khảo sát nhận thức của SV đại học Tiền Giang được tiến hành từ tháng 10 năm 2006, thực hiện trên 5 lớp SV đại học chính quy thuộc khoa Sư phạm và khoa Cơ bản tại cơ sở chính và cơ sở 1 của trường. 7.2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát Phân tích số liệu qua khảo sát được thực hiện bằng chương trình SPSS 11.5 của Windows để tính tần số, tỉ lệ phần trăm, để đưa ra nhận xét và bàn luận, đặc biệt là thực trạng nhận thức về SKSS của SVSP và SVNSP. 7.2. 2. Phương pháp trò chuyện: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. 7.2.3. Phương pháp quan sát: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc nắm thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Sư phạm và khoa Cơ bản về SKSS. 7.2. 4. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra được. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ, lý thú, nhạy cảm. Vấn đề này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ, và kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD), chương t rình dân số chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm là nội dung chăm sóc SKSS. Hầu hết các nghiên cứu về SKSS ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam thường hướng về đối tượng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thường là học sinh ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Có t hể nói, việc nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành niên đã được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển nhưng thường được gọi với những tên gọi khác nhau chẳng hạn như sức khỏe vị thành niên hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Có lẽ, kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa ch ính thức về SKSS thì việc nghiên cứu SKSS nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên đang là “mối quan tâm của không những các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ được đẩy lên một trình độ mới”[27,tr.426]. Hướng nghiên cứu SKSS trong đối tượng thanh thiếu niên ở nước ngoài thường tập trung nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, nhạy cảm của SKSS như vấn đề nạo phá thai, sinh đẻ sớm, vấn đề qua n hệ tình dục trước hôn nhân, các bệnh LTQĐTD đã cho chúng ta thấy những “như những con số biết nói” thật bất ngờ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn. Ở Châu Phi thai nghén ngoài dự định dao động từ 50% - 90% trong số vị thành niên chưa chồng và 25% - 40% trong số vị thành niên có chồng” [27,tr.428]. Theo các nghiên cứu ở nhiều nơi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã chỉ ra thực trạng nhận t hức về SKSS ớ lứa tuổi thanh thiếu niên là “nhận thức của lớp trẻ trong khu vực-dù đã kết hôn hay chưa-về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn còn nhiều hạn chế” [5,tr.12]. Thanh thiếu niên thường không biết cơ thể họ thực hiện chức năng sinh dục và sinh sản như thế nào và t hường mong muốn có những trao đổi với một người lớn tuổi có hiểu biết vấn đề và nhất là không chỉ trích khi họ nêu thắc mắc tương đối chi tiết về vấn đề này. [...]... trình nhận thức của SV trường đại học Tiền Giang về SKSS, chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của SV qua việc biết, hiểu và từng bước vận dụng các tình huống về SKSS được thể hiện ở các nội dung SKSS: - Nhận thức của SV về các nội dung cơ bản của SKSS; - Nhận thức của SV về vấn đề giới tính; - Nhận thức của SV về vấn đề tình bạn, tình yêu, hôn nhân; - Nhận thức của SV về vấn đề tình dục; - Nhận thức của. .. số vấn đề về nhận thức 1.2.2.1 Tổng quan về quá trình nhận thức Lý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức, con đường và phương pháp nhận thức Hiện nay, vấn đề nhận thức nhất là nhận thức khoa học vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp con người càng hoàn thiện hơn khả năng nhận thức của mình trong... chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [27,tr.189] Trong thực tế, về mặt lý luận người ta thường ít vận dụng các mức độ của quá trình nhận thức gồm giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ở trên trong nghiên cứu hay đánh giá kết quả học tập của người học Hiện nay, ở Việt Nam, người ta vận dụng thang đo các mức độ nhận thức của Bloom để đánh giá kết quả học tập của. .. tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, các bệnh LTQĐTD Với đề tài Nhận thức về SKSS của sinh viên trường đại học Tiền Giang , chúng tôi mong muốn qua việc nghiên cứu nắm bắt được thực trạng nhận thức về SKSS của sinh viên đại học Tiền Giang ở các nội dung cơ bản về SKSS, đồng thời qua đó so sánh nhận thức của SV ở 2 khối ngành lớn: ngành sư phạm (SP), ngành ngoài sư phạm vế vấn đề trên nhằm xem... thức khoa học của các nhà bác học nhằm tìm tòi sáng tạo ra cái mới cho nhân loại và hoạt động nhận thức của học sinh, sinh viên nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm văn hóa lịch sử của loài người” [17,tr.66] Vì vậy, theo cách hiểu này trong chừng mực nào đó có thể hiểu quá trình nhận thức có hai loại cơ bản là nhận thức khoa học và nhận thức thông thường Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng: .nhận thức khoa học không... SV đại học sư phạm cũng đang còn ở giai đoạn khởi đầu - Tác giả Trần Thị Minh Ngọc với công trình nghiên cứu về “Khảo sát nhận thức của sinh viên đại học sư phạm về SKSS” vào năm 2004 ở 1440 SV thuộc bốn trường đại học sư phạm: Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh đại diện cho các trường đại học sư phạm ở bốn miền Bắc, Trung, Nam và miền núi phía Bắc, đã cho thấy thực trạng mức độ nhận thức. .. nghĩa về lứa tuổi thanh niên SV nhìn chung là chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề tranh cãi - Theo Từ điển Giáo dục học của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: Sinh viên là người học của một cở sở giáo dục cao đẳng, đại học [18,tr.343] Theo cách hiểu này, có thể phân loại sinh viên theo nhiều phạm trù khác nhau Thí dụ sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung, sinh viên tại chức, sinh. .. cứu về nhận thức SKSS của sinh viên sư phạm đã phản ánh thực trạng mức độ nhận thức của SV sư phạm về việc biết, hiểu, vận dụng liên quan đến các vấn đề cốt lõi của SKSS, các biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên sư phạm về các chủ đề SKSS có liên quan nhất là các vấn đề tương đối nhạy cảm như tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, các bệnh LTQĐTD Với đề tài Nhận thức về. .. Quan niệm của SV về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của tác giả Nguyễn Ánh Hồng nghiên cứu trên 230 SV ở 3 trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Khoa học Tự nhiên và đại học Kinh tế đã phản ánh xu hướng dễ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân trong SV hiện nay, quan niệm về hôn nhân và tình yêu của họ thường thoáng hơn [20,tr.18-20] Các công trình nghiên cứu về nhận thức SKSS... một cách gián tiếp Theo đó, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có những đặc điểm khác biệt nhau về chất ở các mặt nội dung phản ánh, phương thức phản ánh, sản phẩm Trong hoạt động nhận thức, hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau V.I.Lênin đã tổng kết quy luật của hoạt động nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu . nhất trường đại học Tiền Giang. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. 6. Giả thuyết khoa học - Nhận thức của sinh viên hệ đại học chính quy trường. 3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 3.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS 4. Giới. về SKSS của sinh viên trường đại học Tiền Giang , chúng tôi mong muốn qua việc nghiên cứu nắm bắt được thực trạng nhận thức về SKSS của sinh viên đại học Tiền Gia ng ở các nội dung cơ bản về

Ngày đăng: 02/04/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan