áp lực học đường và những hệ lụy của nó ở học sinh phổ thông hiện nay

16 3.2K 14
áp lực học đường và những hệ lụy của nó ở học sinh phổ thông hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ………………………. Lời mở đầu. I. Thực trạng. 1. Một số đặc điểm của học sinh phổ thông. 2. Thực trạng áp lực học đường ở học sinh phổ thông Việt Nam. II. Nguyên nhân. 1. Nguyên nhân từ gia đình. 2. Nguyên nhân từ nhà trường. 3. Nguyên nhân từ xã hội. 4. Nguyên nhân từ bản thân học sinh. III. Hậu quả và những hệ lụy lâu dài. 1. Hậu quả và hệ lụy đối với bản thân học sinh. 2. Hậu quả và hệ lụy đối với gia đình, nhà trường và xã hội. IV. Một số giải pháp. Tiểu luận: ÁP LỰC HỌC ĐƯỜ NG VÀ NHỮ Môn: Nhập môn Tâm lý học G iả n g Vi ê n: H u ỳ n h V ă n S ơ n Si n h vi ê n: V ũ Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, giáo dục học đường hiện diện ở khắp nơi trong thế giới chúng ta sống. Số lượng người tham dự vào công việc giáo dục trung bình trong một ngày nhiều hơn ở bất cứ ngành nào khác, kể cả y tế, quân đội, và thậm chí toàn bộ thị trường lao động. Không chỉ trẻ em từ năm hay sáu tuổi tới tuổi thiếu niên phải đi học, mà nó còn mở rộng cho những lứa tuổi nhỏ hơn cũng như càng ngày càng nhiều thanh niên và người lớn tham gia vào những loại hình giáo dục sau đại học, không chỉ giáo viên, nhà quản lí giáo dục mà cả các bậc phụ huynh. Giờ đây, khi đánh giá về một quốc gia, ngoài những yếu tố kinh tế, quân sự thì giáo dục là một lĩnh vực không thể thiếu. Từ thực tế cuộc sống và những nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng những thành công mà xã hội loài người đạt được suốt hàng trăm năm qua là kết quả lớn lao từ đầu tư diện rộng và giáo dục của các quốc gia. Giáo dục học đường được tổ chức để hướng dẫn và dạy dỗ trẻ em trưởng thành theo những phương pháp tối ưu nhất và chuẩn bị cho các em cuộc sống trưởng thành trong tương lai. Các trường học là một phần quan trọng của cấu trúc đời sống và nó trở nên phổ biến ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Một nền giáo dục quốc gia chất lượng cao quyết định việc phát triển và phồn vinh của quốc gia đó. Với vai trò quan trọng trong việc phát triển con người, phát triển quốc gia thì giáo dục học đường ngày càng có liên hệ chặt chẽ hơn tới thị trường lao động, cơ hội phát triển của các cá nhân. Những người giỏi nhất và triển vọng nhất của quốc gia sẽ giữ những vị trí cao, chủ chốt hơn và cũng có nhiều cơ hội nhận được sự giáo dục hay những điều kiện tốt hơn nữa để phát triển so với những người ít tài năng hơn. Nhận thức được những giá trị đó, giáo dục và thành tích giáo dục càng được xã hội xem trọng, nó gắn liền với những quan niệm kiểu như: “Học giỏi thì sẽ có một tương lai tốt đẹp”. Thành tích học tập trở thành mục tiêu phấn đấu của cả phụ huynh, học sinh lẫn những nhà quản lý giáo dục. Giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục non trẻ, chỉ mới thực sự được hình thành sau kháng chiến chống Pháp ( sau năm 1954), đang trên đà bắt nhịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và thể hiện vai trò của nó. Việt Nam đã nhận thức được vai trò quan trọng 2 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài của giáo dục trong sự nghiệp trồng người và xây dựng đất nước, từ đó đã có những sự quan tâm rất lớn của cả xã hội. Tuy nhiên, việc quá đề cao thành tích giáo dục và việc nền giáo dục còn tồn tại nhiều yếu kém đã gây ra những hậu quả không nhỏ, một trong số đó chính là việc gia tăng áp lực học tập nên học sinh từ đó gây ra những hệ lụy khôn lường cho cá nhân các học sinh và nền giáo dục nước ta. Vì vậy, em đã chọn tìm hiểu về đề tài này và tập trung vào học sinh phổ thông- đối tượng đang trực tiếp chịu những hệ lụy của áp lực học đường. I. Thực trạng: 1. Một số đặc điểm của học sinh phổ thông. Học sinh phổ thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông. Học sinh phổ thông chia theo cấp học khác nhau. Vì bao gồm nhiều lứa tuổi khác nhau nên học sinh phổ thông có những đặc điểm phát triển tâm lý và nhu cầu khác nhau: - Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ( 6-10 tuổi): hoạt động chủ đạo của các em đã chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Đây cũng là lứa tuổi bắt đầu phát triển tư duy, nhận thức nhưng vẫn còn thiên về cảm tính, trực quan và chuyển dần sang tư duy trừu tượng, ngôn ngữ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của học sinh giai đoạn này. Sự chú ý của trẻ ở giai đoạn này còn yếu, chủ yếu là chú ý đến các sự vật cụ thể, trực quan, sinh động, hành vi và tình cảm của học sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của người lớn và còn non nớt, dễ thay đổi và thường gắn liền với sự phát triển năng khiếu. - Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (11-14 tuổi): cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể và các mối quan hệ xã hội, nên nhu cầu về nhận thức và đánh giá bản thân các em rất lớn. Đây là thời kì quan trọng, phức tạp chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành vì thế có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” và có sự khác biệt mức độ ở từng em. Học tập ngày càng có vai trò quan trọng đối với các em, sự phát triển khả năng tư duy, ý thức học tập và hoạt động giao tiếp tăng cao. Nhu cầu muốn chứng tỏ bản thân cũng như các nhu cầu tình cảm bạn bè và tình cảm khác giới đều tăng. - Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 (15-17 tuổi): là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, đạt được sự phát triển hài hòa trong tâm sinh lý. Hoạt động và vai trò xã hội ngày càng được khẳng định, đã có sự định hướng nghề nghiệp tương lai. Khả năng tư duy, tri giác, trí nhớ, chú ý đều đạt mức độ phát 3 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài triển cao cùng với sự năng động, ý thức độc lập, xác định được mục đích, động cơ cho hoạt động học tập của mình. Hình thành được cái nhìn, và sự đánh giá thế giới xung quanh tạo ra tư tưởng, lý tưởng và thế giới quan cho mình. Tình bạn và tình yêu ngày càng phong phú và sâu sắc hơn. Đây là giai đoạn mà các em đã bước vào trưởng thành. Từ những đặc điểm trên, ta nhận thấy vai trò của giáo dục trong từng giai đoạn sẽ là khác nhau, phải có từng phương pháp, cách thức cho từng đối tượng. Đặc biệt quan trọng là song song với việc dạy kiến thức khoa học, giáo dục học đường cần có sự quan tâm đúng mức cho những nhu cầu tâm sinh lý của các em trong từng giai đoạn, nếu không sẽ tạo ra những sự phát triển lệch lạc. 2. Thực trạng áp lực học đường ở học sinh phổ thông Việt Nam. Hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau: a. Giáo dục cấp nhà trẻ - mẫu giáo b. Giáo dục cấp phổ thông (giáo dục cơ bản): cấp Tiểu học, THCS, THPT. c. Giáo dục chuyên biệt: trung tâm GDTX, trường PT chuyên, năng khiếu… d. Giáo dục sau phổ thông: dự bị đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp. e. Giáo dục sau đại học: cao học, nghiên cứu sinh. Bảng 1: Tỷ lệ học sinh, giáo viên trong dân số cả nước( 2013) Cả nước hiện có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên và 1.2 triệu giáo viên, giảng viên, cán bộ giảng dạy, chiếm hơn ¼ dân số cả nước. Hàng năm, nhà nước đầu tư hàng ngàn tỉ đồng cho giáo dục, năm 2012 là 17.349 tỉ( theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục năm học 2012-2013). Ngoài ra, sự đầu tư của các gia đình cho việc giáo dục con cái mình là một con số không nhỏ. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các gia đình tận dụng mọi nguồn lực tối ưu để đầu tư cho giáo dục của con cái, được coi như là sự đầu tư cho tương lai.  !" #! #$%&"#'()#**+,-.+#/' "0*12,345#6789:0%;*<6 0&+34#=%>5#/?+@ Thế nhưng, trong khi việc đầu tư cho giáo dục càng ngày càng được nâng cao, thì vô hình chung, học sinh lại bị đẩy vào áp lực học đường trầm trọng, đặc biệt là ở bậc phổ thông. Xuất phát từ kì vọng của phụ huynh cùng xu thế chung của xã hội khi thành tích học tập ngày càng được coi trọng, người người nhà nhà chạy vạy ngược xuôi để con cái được vào học trường 4 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài điểm, trường tốt. Họ không ngại ngần dành ra những khoản chi phí lớn cho con cái được học tập ở những ngôi trường tốt nhất, thuê gia sư về tận nhà kèm cặp, cho con đi học thêm ngoài giờ tại nhà thầy cô giáo… và đặt ra những mục tiêu thành tích bắt con cái phải đạt được. Vì vậy, mới dẫn đến những hiện tượng chạy trường chạy lớp, phụ huynh vì muốn nộp hồ sơ nhập học cho con mà xô đổ cả rào chắn ở cổng trường mầm non hay cứ đến hè hoặc đầu năm học là lại nhộn nhịp tìm kiếm gia sư cho con. Còn tại các trường học, bài tập về nhà được các giáo viên giao cho học sinh nhiều tới mức quá tải, thời gian học thêm, học phụ đạo tại trường tăng lên, có khi vừa nghỉ hè thì học sinh đã phải quay lại trường học theo kế hoạch của trường, mỗi học kì có hàng chục bài kiểm tra, thi lớn nhỏ khiến học sinh không kịp thở. Có những phụ huynh than thở “ Con đi học lớp 5 mà còn căng hơn cả bố học thạc sĩ” khi ngày nào cũng thấy con đến trường lúc 7h sáng, mà 18h30 tối mới đi học về, lại phải làm bài tập tới 22h30 mới được đi ngủ… Hay chuyện học sinh lớp 1 luyện viết chữ đẹp đến mức phải A0%7BC"@"DEF+ 0G nhập viện do không chịu được áp lực tâm lý, sức khỏe chỉ vì sợ “bị cô giáo phạt” và vì “các bạn trong lớp đã đi học hết, chữ đẹp nên toàn được cô khen”, để rồi dẫn tới chuyện học sinh xé vở khi viết sai, viết lỗi. 5 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài Chuyện luyện thi cũng đang trở thành chuyện của mọi nhà có con em đi học, không chỉ luyện thi vào đại học, cao đẳng, nửa tháng trước ngày thi các em học sinh lớp 10 cũng phải “khổ luyện” trong các trung tâm từ sáng đến tối mịt. Và điều nực cười hơn nữa, các cháu mẫu giáo, lớp 1 cũng căng thẳng không kém, cũng đang đánh vật với các khóa luyện thi cấp tốc về kỹ năng phát âm, kỹ năng nhận dạng đồ vật… hòng tìm một chỗ ngồi trong những ngôi trường “mơ ước”. A0CH#*$>IJ J F+0G Khổ luyện không biết có thành tài hay không, nhưng với cách học như vậy không hề phù hợp với sự phát triển tư duy và tâm sinh lý của các em, khi mà phải học như một cái máy, không có thời gian vui chơi giải trí, khám phá thế giới và cuộc sống xung quanh. Mặt khác, hiện nay các bậc phụ huynh quá kỳ vọng và mong muốn con học thật giỏi. Học tốt hay chưa tốt được đánh giá chính qua điểm số cao hay thấp. Rất nhiều cha mẹ đi đón con đi học về thì thay vì hỏi con học tập vui không, có hứng thú không bằng câu hỏi hôm nay được mấy điểm. Điểm cao thì dễ dàng trao thưởng này nọ, điểm thấp thì mắng mỏ, trừng phạt tạo ra sự lo lắng, sợ hãi không cần thiết cho các em. Thậm chí có phụ huynh chẳng cần biết con điểm thấp vì đâu, chỉ biết điểm thấp là học dốt và tăng cường bằng những lớp phụ đạo ngoại khóa. Điều tra 2010 cho thấy số thanh thiếu niên Việt nam có ý định tử tử đã tăng gấp đôi so với năm 2005. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó áp lực học hành, thi cử là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những cái chết thương tâm lứa tuổi học trò. KL +M0%%#N/&/O(+-+1DHC %J?+5P0>Q M/RS9%T+*6O+UVWX"F TYZA" "[\C,]GY66[99^[P(_5"3QM`# *+$"+*6(Z$07a/>/0J%<+_([$bc H43.+3*1&?+/5d/efHgN( 6 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài W9ShSijBhO+\&[A(0%7R/>A[`Ak?AZXI l/3+d!+J*"0(_=T-A(Y  %*P( `#i9SmSijBB*ZnADo"p"/</>AqAr"q(`$ /X30%(l(F0%7BisBjGYt"%dP% T+*#(`"T/iBSm(O*o"+&$ X0%3#0CV!3e#"+&$u !5!uC( $BhSRSijBjO+/[*`+u0%v/>&\&K FlZYGY66/2w3<+u3+!!<((( ZRSRSijBjD%Z((A%X+Baai<\?+UeY66/v(((* C1x3#UA(Z>5?3O+A(Yue%J!/> UAU\55/>Aq?A%#!n/c+A(w*C1 x3#@N FZeQyO/OG Theo BS Lâm Hiếu Minh (Phó trưởng khoa Phòng khám trẻ em và Bệnh viện ban ngày, BV Tâm thần TPHCM) cho hay, nhiều năm nay, số trẻ em đến khám tâm thần tại phòng không ngừng tăng. Năm 2011 có 25.000 lượt khám, 2012 có 28.000 lượt và 2013 có đến 32.000 lượt trẻ khám chữa tâm thần. "Sức khỏe tâm thần của học sinh cấp bánh lắm rồi. Nếu cứ tình trạng này thì khoa tâm thần nhi sẽ quá tải, bác sĩ khám không xuể”, ông Minh bày tỏ lo lắng. Ông cũng chỉ ra thực tế đa phần sức khỏe tâm thần của học sinh có liên quan đến áp lực học đường, nhưng các em lại không được sự tư vấn học đường kịp thời cũng như sự phát hiện, xử lí kịp thời của cha mẹ, thầy cô để khi phát hiện ra thì đã nặng rồi, ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sinh hoạt. “Ngồi cạnh bên đứa con gái gầy gò, khuôn mắt hốc hác trong khu vực chờ khám bệnh của khoa tâm lý tâm thần trẻ em, Bệnh viện tâm thần TPHCM, anh Q.( ngụ quận 1, TPHCM) rầu rỉ cho biết, thời gian gần đây, con gái anh, cháu H (14 tuổi, học sinh lớp 9) gần như đêm nào cũng không ngủ. Anh Q. kể: Phòng học riêng của H. lúc nào cũng đèn sáng, cửa đóng kín. Có lần thấy đèn sáng gần như thâu đêm, đến tận 3 giờ sáng, mẹ H. đẩy cử phòng xông vào, bất ngờ thấy H. đang chỉnh tề quần áo, khăn quàng, cặp mang trên vai và nói với mẹ, con chuẩn bị đi học đây, bạn con đang đứng dưới cửa sổ gọi con. Mẹ H. thấy vậy hoảng quá, liền nói: mới có 3 giờ mà đi học gì hả con?. H. trả lời: “Giờ này sáng rồi, đi học trễ là bị la đó mẹ”. Anh Q.cho biết, trước đây, nhiều lần H. đi học về thường tâm sự bị thầy cô giáo mắng, đưa lên trước lớp làm tấm gương xấu và em cảm thấy xấu hổ với bạn bè.” FZeQyO/OG II. Nguyên nhân: 7 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài Để lý giải nguyên nhân của vấn nạn trên, chúng ta phải đi tiếp cận từ nhiều góc độ: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân học sinh vì mỗi góc độ lại góp thêm một phần làm cho vấn đề càng trầm trọng hơn. 1. Nguyên nhân từ gia đình: Các bậc phụ huynh đã nhận thức tốt về vai trò của giáo dục, tuy nhiên chưa có cái nhìn đúng đắn về giáo dục toàn diện và sự phát triển hài hòa của con. Tùy từng lứa tuổi mà phải có những định hướng phát triển khác nhau, các bé lớp 1 không thể học giống các em lớp 9, lớp 12 được vì có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Điều quan trọng là việc giáo dục phải bao gồm cả phát triển về nhân cách cho các em, thế nhưng phụ huynh lại đặt nặng thành tích học tập mà quên đi việc tìm hiểu sự phát triển tâm tư, tình cảm của các em, thiếu sự định hướng đúng đắn, bảo bọc con quá mức khiến các em( nhất là lứa tuổi THCS) không có ý thức tự tập, không tự rèn luyện bản lĩnh để đối phó được với áp lực. Thông thường, phụ huynh luôn luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất với con cái của mình, và họ thường cho rằng con cái họ chưa đủ lớn để chọn lựa hướng phát triển cho chúng và tự cho mình quyền tự áp đặt tương lai con trẻ mà không quan tâm gì đến suy nghĩ của con. Một số phụ huynh vì trước đây không được học hành đến nơi nên giờ đặt cả những mong muốn, mơ ước của mình lên con trẻ, hoặc những người có trình độ, có vai vế trong xã hội không muốn con mình tụt hậu vì danh dự gia đình, dòng tộc Nhiều bậc phụ huynh biết rất rõ mình đang tạo áp lực vì đặt kỳ vọng quá lớn cho con nhưng họ cho rằng không thể làm khác được bởi sợ con thiệt thòi, thua kém bạn bè. Một nguyên nhân khác là các bậc cha mẹ ngày nay thường quá bận rộn, không có đủ thời gian để trò chuyện, gần gũi với con cái, khiến mối quan hệ giữa họ và các em ngày càng trở lên xa cách. Nên khi có vấn đề trong học tập thì các em thường âm thầm chịu đựng, giải quyết chứ không chia sẻ với người lớn, hay có chia sẻ cũng khó tìm được tiếng nói chung và sự sẻ chia đúng mức từ phía cha mẹ, từ đó các em ngày càng cảm thấy cô độc và dễ cảm thấy áp lực tinh thần hơn. 2. Nguyên nhân từ nhà trường: Chương trình học còn quá nặng khiến học sinh mệt mỏi, đuối sức mà cách dạy của giáo viên thì quá nặng về lý thuyết, máy móc không có sáng tạo để hấp dẫn, lôi cuốn tạo đam mê học tập cho các em. Nhà trường vẫn còn đặt nặng vấn đề thành tích, chăm 8 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài lo củng cố cho vị thế của mình nên chỉ quan tâm tới việc dạy các kiến thức khoa học mà không quan tâm nhiều đến giáo dục kỹ năng sống, giáo dục toàn diện con người cho học sinh. Thầy cô chưa thật sự là những tấm gương cho các em học tập để hình thành đam mê, nỗ lực học tập, vượt qua khó khăn. Đội ngũ tư vấn học đường còn thiếu trầm trọng và yếu trong chuyên môn, không kịp thời tiếp cận được với những học sinh đang gặp vấn đề áp lực. Một yếu tố khác cũng góp phần làm tăng áp lực cho học sinh, chính là cách kiểm tra, đánh giá thông qua điểm số. Hiện nay, cách đánh giá năng lực học tập của học sinh đều dựa vào điểm số từ những bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Điều này đã hình thành ở học sinh ý nghĩ tiêu cực “muốn chứng tỏ mình học giỏi là phải đạt điểm càng cao càng tốt”. 3. Nguyên nhân từ xã hội: Xã hội ngày nay quá coi trọng thành tích, phân biệt bằng cấp. Việc đỗ đại học được coi như một tấm vé thông hành vào đời là tâm lý chung của nhiều người, hay việc phân biệt bằng cấp giữa trường đại học công lập và dân lập, giữa đại học và cao đẳng, trung cấp. Nó đã tạo ra xu hướng chung của toàn xã hội là phải học phổ thông thật tốt để sau này thi đậu được vào những trường đại học danh tiếng thì tương tai mới được rộng mở. Những yếu tố đạo đức, nhân cách ngày càng bị xem nhẹ khi nhìn nhận một con người trong xã hội. 4. Nguyên nhân từ chính bản thân học sinh: Do bị định hướng từ gia đình, nhà trường cũng như xã hội, các em luôn mang tâm lý hơn thua, ganh đua và coi trọng thành tích, lỡ có thua kém bạn bè hay bị thầy cô chê trách thì không chịu đựng được và lấy thành tích học để chứng minh bản thân mình. Ngoài ra, vì được gia đình bao bọc quá nhiều, các em không có đủ tính tự lập, ý kiến cá nhân và bản lĩnh để vượt qua các vấn đề học tập, phụ thuộc và buông xuôi trước những quyết định của cha mẹ, thầy cô. Các em cũng không định hình được cho mình động cơ, mục đích học tập cũng như mục đích sống sau này. Vì thế, các em luôn ở thế bị động và trong trạng thái ức chế nhiều mặt nên rất dễ rơi vào áp lực do học hành gây ra. III.Hậu quả và những hệ lụy lâu dài: 1. Đối với bản thân học sinh 9 Tiểu luận Nhập môn Tâm lý học – SV: Vũ Thị Thu Hoài Như chúng ta đã thấy trong phần thực trạng, áp lực học tập gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và tâm lý của học sinh. Đó là những con số thống kê cụ thể, tuy nhiên ngoài ra, áp lực học đường còn bao trùm lên hầu hết mỗi em học sinh khi cùng chung một hệ thống giáo dục như nhau, chỉ là còn khác nhau ở mức độ. Ngay từ nhỏ, các em đã bị cuốn vào chương trình học, không có đủ thời gian quan tâm thế giới bên ngoài, không có cơ hội thể hiện những sở thích, đam mê của mình để nó bị thui chột đi. Các em học vì sự thúc ép của cha mẹ, không có động cơ học tập nên dễ rơi vào hoang mang, chán nản, dễ có tâm trạng tiêu cực mà không vượt qua được. Các em bị đào tạo như những con robot, theo những chương trình được đặt sẵn nên mất đi khả năng tư duy, sáng tạo khi mà một dạng bài tập phải làm đi làm lại cả chục lần vẫn không hiểu, chương trình học ở trường, ở lớp học thêm, của gia sư khác biệt làm rối tung hết hệ thống kiến thức. Dẫn đến những hiện tượng chữ thầy trả lại thầy, sau khi học xong không có ứng dụng vào thực tế, không giao lưu, giao tiếp nên thiếu tinh thần “Teamwork” ( làm việc nhóm) từ đó giải thích tại sao một số lượng lớn sinh viên đại học ra trường nhưng vẫn thất nghiệp vì thiếu kĩ năng. Một trong những điều nguy hiểm nhất là nó tạo ra sự lệch lạc trong phát triển tâm sinh lý. Ví dụ như lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi trẻ rất dễ bị tách động từ người lớn, vì thế những sự quan tâm, lời khen, phê bình đúng lúc, đúng mức là vô vùng quan trọng cho tâm lý. Hơn nữa, giai đoạn này nhận thức của các em thiên về trực quan, cảm tính nên cần những phương pháp giáo dục sinh động để phát triển tư duy cũng như bộc lộ năng khiếu. Thế nhưng các em lại bị ép nhồi nhét một lượng lớn kiến thức khô khan, với thời gian học quá nhiều trong ngày không có điều kiện để vui chơi, giải trí, phát triển bản thân. Thầy cô, cha mẹ cũng không dành thời gian để khuyến khích, động viên các em đúng lúc. Những học sinh luôn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực thì hỏi làm sao có đủ điều kiện để phát triển tâm sinh lý bình thường được? Đến lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, các em đang trong thời kỳ “ẩm ương”, nhạy cảm, muốn chứng tỏ bản thân cùng với sự thay đổi tâm sinh lý rất lớn nên rất cần thời 10 [...]... thoát mình khỏi những áp lực Trong những năm gần đây, nạn bạo lực học đường ngày càng tăng cao, nhiều nghiên cứu mổ xẻ nguyên nhân của nó: việc giáo dục đạo đức, lối sống, ảnh hưởng của môi trường xã hội( phim ảnh, game ) ảnh hưởng từ gia đình… nhưng có một nguyên nhân ít được đề cập tới nhưng nó lại là căn nguyên của đa số vụ bạo lực học đường đó là áp lực học tập Rất nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra... chịu những hệ lụy lớn từ việc học sinh quá áp lực trong học tập, thể hiện qua việc gia tăng những trường hợp học sinh cá biệt, có hành vi lệch chuẩn, chống đối dẫn tới ảnh hưởng rất lớn tới công việc giáo dục Nó còn là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng trong giáo dục, khi học sinh không có đủ thời gian học nên chỉ dành cho những môn chính yếu, liên quan đến việc thi đại học của các em mà bỏ qua những. .. năng lực của một cá nhân mà nó là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, vì thế, chạy theo thành tích chỉ khiến cho chính thế hệ trẻ của chúng phải chịu áp lực và mất đi cơ hội phát triển toàn diện mà thôi + Đối với bản thân học sinh: Các em nên giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào gia đình để rèn luyện cho mình ý chí và bản lĩnh đối phó với mọi khó khăn của cuộc sống, hay trước những vấn đề như áp lực học. .. triển của các em sau này khi mà một thế hệ tương lai của đất nước học tập không động cơ, không mục đích, không có lý tưởng sống, cái gì cũng bị ép buộc và phụ thuộc vào người lớn như những con robot Nó còn tạo ra những đức tính xấu như gian dối, làm đối phó, thích gây gổ và sau này khi đào tạo các thế hệ sau, các em lại lặp lại cái vòng luẩn quẩn đó 2 Hậu quả và hệ lụy đối với gia đình, nhà trường và. .. động cơ, mục đích học rõ ràng để có sự đam mê, yêu thích học tập Đồng thời, nên chia sẻ nhiều hơn các vấn đề các em gặp phải trong học tập với người lớn để cùng thảo luận, tìm cách giải quyết kịp thời Tuy nhiên, những giải pháp trên vừa được đưa ra cũng thật khó để áp dụng ngay vào thực tế để giảm thiểu cho các em những hệ lụy của áp lực học tập gây ra, vì muốn thay đổi định kiến của một xã hội thật... muốn tạo áp lực cho con cái mình cả, nhưng chính những kì vọng, sự chạy theo xu thế xã hội khiến họ làm ngơ trước những áp lực mà chính mình đang đè lên vai con cái Dần dà, cha mẹ và con cái càng trở lên xa cách khi người lớn chỉ muốn làm theo ý mình và con cái thì không được thấu hiểu, chia sẻ, những mối quan hệ trong gia đình trở lên gay gắt Thêm vào đó, chính sự bảo bọc quá mức, chỉ bắt ép con học mà... nhưng vẫn thất nghiệp? Phải chăng là những thành tích được đánh giá ở đây là không có giá trị, khi tấm bằng không nói lên được bản chất cho người chủ của nó Thế hệ trẻ của chúng ta, còn thiếu và còn yếu nhiều, thế nhưng lại đang bị chính cách giáo dục hiện hành kìm hãm, giới hạn IV.Một số giải pháp: Những giải pháp thì luôn được đưa ra từ chính những nguyên nhân gây ra nó + Đối với gia đình Phụ huynh phải... tăng giờ học thêm ngoài trường cho con cái họ nữa khi mà những đứa trẻ khác, bạn của con họ đang tất bật chạy như con thoi từ chỗ phụ đạo này đến chỗ học thêm kia Một giải pháp khả thi nhất lúc này là tại mỗi trường phổ thông, chúng ta nên thành lập ra một phòng tham vấn học đường cho học sinh, nhất là cấp THCS và THPT Với chuyên môn, sự hiểu biết, trách nhiệm của các chuyên viên tham vấn, sẽ có những. .. đổi cách nhìn về thành tích học tập và vai trò của giáo dục đối với con cái của họ Học để làm gì?”, không phải học để lấy điểm số, bằng cấp và công việc lương cao mà học chính vì sự phát triển toàn diện của chính con em mình Hãy để các em được học bằng đam mê, sở thích, tạo điều kiện cho các em phát huy thế mạnh, khả năng tiềm ẩn của mình chứ đừng nuôi nhốt các em như những chú gà công nghiệp, nếu... nên tìm tòi và học hỏi thêm những kinh nghiệm quản lý giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới để tìm ra một triết lý giáo dục đúng đắn cho giáo dục nước nhà + Đối với xã hội: Phải thay đổi cái nhìn của xã hội về bằng cấp, đánh giá dựa vào năng lực thật sự của mỗi người chứ không phải thông qua những tấm văn bằng Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế rằng thành tích học tập không . này và tập trung vào học sinh phổ thông- đối tượng đang trực tiếp chịu những hệ lụy của áp lực học đường. I. Thực trạng: 1. Một số đặc điểm của học sinh phổ thông. Học sinh phổ thông là những. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ………………………. Lời mở đầu. I. Thực trạng. 1. Một số đặc điểm của học sinh phổ thông. 2. Thực trạng áp lực học đường ở học sinh phổ thông Việt. bản thân học sinh. III. Hậu quả và những hệ lụy lâu dài. 1. Hậu quả và hệ lụy đối với bản thân học sinh. 2. Hậu quả và hệ lụy đối với gia đình, nhà trường và xã hội. IV. Một số giải pháp. Tiểu

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan