Giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng thủ công mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn

58 356 0
Giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng thủ công mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Thương mại quốc tế và Bộ môn Marketing kinh doanh Trường Đại học Thương mại đã trang bị cho em những kiến thức quý báu về lĩnh vực quản trị kinh doanh nói chung và marketing nói riêng. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Phạm Thuý Hồng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong phòng kinh doanh của Xí nghiệp Mây tre Ngọc Sơn đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Tuy thời gian thực tập không dài nhưng cũng giúp em có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động kinh doanh và thâm nhập thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng mây tre đan của doanh nghiệp. Do thời gian và vốn kiến thức bản thân có hạn nên bài Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cũng như của các cán bộ trong doanh nghiệp để bài Luận văn này đạt được tính thực tế và có tính áp dụng cao trong hoạt động thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp Mây tre Ngọc Sơn. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Loan Lớp K4 - HMQ1 CHƯƠNG I . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này thực hiện thông qua việc phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Nó giúp các quốc gia cùng tham gia một sân chơi chung trong một làng kinh doanh quốc tế với sự cạnh tranh lành mạnh với nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng trong nó nhiều nguy cơ và thách thức. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước hướng mạnh về xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực hết mình, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hiện nay, số lượng và quy mô các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt là hàng mây tre tăng lên một cách đáng kể, thị trường nội địa ngày càng trở nên bé nhỏ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một lợi thế của Việt Nam bởi mặt hàng này mang đậm nét văn hoá truyển thống của dân tộc. Tuy nhiên việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường EU đang cạnh tranh rất gay gắt. Lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp chưa cao, thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa phát huy hết khả năng và lợi thế sẵn có. Đồng thời các hoạt động marketing của các doanh nghiệp thiếu đồng bộ và không đạt hiệu quả cao. Vì vậy để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhằm thâm nhập vào thị trường EU, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn phải phát triển các giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU. I.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ những tồn tại trong các hoạt động markeing của doanh nghiệp, xu thế hội nhập và xuất khẩu, em lựa chọn đề tài “ Giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng thủ công mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn”. Nội dung trong đề tài: - Giải pháp marketing bao gồm việc tìm kiếm thị trường mục tiêu trong khối EU và phát triển giải pháp marketing xuất khẩu sang thị trường này. - Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn đã tham gia khai thác thị trường quốc tế nhưng thị phần còn thấp và chưa ổn định. Với nghiên cứu của Luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU ( mở rộng khách hàng mới, gia tăng thị phần và phát triển doang thu trên mỗi đơn vị khách hàng mục tiêu ). I.3. Các mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau: - Đưa ra những lý luận chung về giải pháp marketing thâm nhập thị trường quốc tế. - Thực trạng giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng mây tre đan của Xí nghịêp Ngọc Sơn. - Đề xuất giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp Ngọc Sơn. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tiến sử dụng số liệu nghiên cứu hoạt động thâm nhập của Xí nghiệp mây tre Ngoc Sơn vào thị trường EU trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, những đề xuất áp dụng trong giai đoạn 2010 – 2012. - Không gian thị trường nghiên cứu: EU - Mặt hàng xuấu khẩu: Mây tre đan - Giới hạn nội dung nghiên cứu : Giải pháp marketing – mix (4Ps) xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn. I.5. Kết cấu Luận văn tốt nghiệp Luận văn gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương II: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing thâm nhập thị trường quốc tế Chương III: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng mây tre của Xí nghiệp Ngọc Sơn Chương IV: Kết luận và đề xuất giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng mây tre của Xí nghiệp Ngọc Sơn CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU II.1. Một số định nghĩa cơ bản về giải pháp maketing và thâm nhập thị trường xuất khẩu II.1.1. Marketing và giải pháp marketing của công ty kinh doanh - Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. - Marketing thương mại quốc tế được hiểu là một quá trình bao gồm phân tích, hoạch định, triển khai thực thi và kiểm tra, kiểm soát các kế hoạch, dự án và quy trình marketing đã đề ra nhằm tạo lập, duy trì và phát triển những trao đổi thương mại có lợi với tập khách hàng trên thị trường nước ngoài mà công ty muốn hướng đến trong mục đích đạt thành các mục tiêu kinh doanh quốc tế của công ty. - Giải pháp marketing là những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. II.1.2. Khái niệm thị trường và thâm nhập thị trường Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế phát triển, thị trường không chỉ bó hẹp bằng việc gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán tại một địa điểm nhất định mà nó còn được mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu với những thiết bị liên lạc hiện đại, trao đổi thông tin, đàm phán và kí kết hợp đông vô cùng hiện đại. - Có một số quan niệm về thị trường như sau: Theo Philip Kotler: Thị trường là tập hợp tất cả những người mua hiện tại và tiềm năng đối với một sản phẩm. Theo góc độ tiếp cận của kinh tế học: Thị trường là nơi có các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số người bán và người mua, có quan hệ cạnh tranh với nhau ở bất cứ thời gian và địa điểm nào. Theo góc độ marketing: Thị trường bao gồm tất những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu càu và mong muốn đó. - Khái niệm thâm nhập thị trường Thâm nhập thị trường là các nỗ lực marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh số sản phẩm bán ra trên thị trường hiện tại của công ty kinh doanh quốc tế. II.1.3. Các phương thức thâm nhập thị trường Phương thức thâm nhập thị trường được chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau. - Dựa vào nguồn cung cấp sản phẩm để thâm nhập + Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước Đây là phương thức mà doanh nghiệp sản xuất trong nước rồi đưa sản phẩm ra tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Phương thức này là phương thức thâm nhập truyền thống và phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó giúp khai thác tốt những tiềm năng về gía nhân công và nguồn nguyên vật liệu. Tuy nhiên cũng gặp phải những hạn chế về hàng rào thuế quan và phi thuế của nước ngoài, đồng thời phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài. + Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất nước ngoài Là phương thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên chính thị trường mà doanh nghiệp tiến hành thâm thập. Phương thức này giúp doanh nghiệp tận dụng được chúnh thế mạnh tại nước sở tại để giảm gía thành sản phẩm, khắc phục hàng rào phi thuế và nhận được sự chuyển giao công nghệ. Viếc sử dụng phương thức này cũng có nhiều rủi ro do sự bất ổn về kinh tế chính trị, kiến thức thị trường tại nước sở tại, đòi hỏi có vốn lớn để đầu tư. + Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do Là phương thức doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất tại vùng thương mại tự do của nước mình hay nước sở tại. Tại đây doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, giá nhân công nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn. - Dựa vào kết quả kinh doanh trên thị trường thâm nhập. + Mở rộng không gian thị trường thâm nhập. + Mở rộng tập khách hàng hiện tại trên thị trường thâm nhập + Tăng doanh thu bán hàng và thị phần trên thị trương thâm nhập. II.2. Một số lý thuyết về giải pháp marketing thâm nhập thị trường quốc tế II.2.1. Marketing – mix và việc thâm nhập thị trường của công ty kinh doanh quốc tế Theo Philip Kotler: “ Marketing – mix là tập hợp những biến số biến động kiểm soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng thu được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu.” Các yếu tố cấu thành nên marketing – mix được biết đến như là 4Ps: Sản phẩm, gía cả, phân phối và xúc tiến thương mại. Các bộ phần này thường được kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm và thị trường thâm nhập mà doanh nghiệp có các giải pháp marketing là sự kết hợp của 4 yếu tố với mức độ quan trọng khác nhau. II.2.1.1. Giải pháp về sản phẩm thâm nhập thị trường của công ty KDQT Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể chào bán trên thị trường để thu hút sự chú ý tiêu dùng nhằm thoả mãn mong muốn hoặc nhu cầu nhật định. Quyết định về sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các quyết định về phối thức sản phẩm. Phối thức sản phẩm là một tổ hợp hữu cơ thuộc ba thuộc tính: + Sản phẩm cốt lõi: là những lợi ích, công năng từ việc sử dụng sản phẩm. + Sản phẩm hiện hữu : là các bộ phận cấu thành sản phẩm nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cốt lõi đến khách hàng. + Sản phẩm gia tăng: là các lợi ích, dịch vụ được cung cấp thêm nhằm thoả mãn nhu cầu cao hơn của khách hàng. Khi thâm nhập vào thị trường quốc tế, để tăng doanh số bán sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại, các doanh nghiệp thường đầu tư và sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng. Do sản phẩm cốt lõi trong cũng một ngành hàng thường giống nhau, đem lại sự thoã mãn khác nhau cho khách hàng. Sản phẩm hiện hữu giữa các doanh nghiệp lại không giống nhau, nó chính là nhân tố để phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khác, nó tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Các giải pháp về sản phẩm thâm nhập - Giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm thâm nhập Nhãn hiệu sản phẩm gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu thương mại. Đối với những sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thì giữ nguyên nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu thương mại. Đối với những sản phẩm mới thì doanh nghiệp đưa ra những nhãn hiệu hàng hóa mới nhưng phải đảm bảo nhãn hiệu hàng hóa ngắn gọn, dề nhớ, dễ phân biệt, phù hợp với văn hóa, hợp pháp và tạo sự độc đáo khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Cùng với việc đưa ra những cái tên thương mại hoặc biểu tượng cụ thể cho sản phẩm, doanh nghiệp cần có những hoạt động quảng cáo, xúc tiến để khách hàng có thể nhận biét được nhãn hiệu của doanh nghiệp - Giải pháp bao bì sản phẩm thâm nhập Bao bì được xem là một phần chất lượng sản phẩm, bao bì có chức năng bảo vệ thông tin quảng cáo cho sản phẩm. Nhãn mác giúp tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Đối với mặt hàng thủ công mây tre thì bao bì có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho sản phẩm giữ nguyên được chất lượng, kiểu dạng, mẫu mẫ trong quá trình vận chuyển. Do vậy cần có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bao bì. - Giải pháp về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm thâm nhập Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm tạo nên sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Chúng tạo sức thu hút từ đó kích thích tiêu dùng và có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường, quýêt định đến thành công trong quá trình thâm nhập. Đối với những sản phẩm hiện có, doanh nghiệp cần bổ sung thêm một số kiểu dáng để sản phẩm tiện dụng và tinh tế hơn. Đối với những sản phẩm mới đưa vào thâm nhâp, doanh nghiệp thành lập một phòng thiết kế chuyên biệt. - Giải pháp về chất lượng sản phẩm thâm nhập Doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra những cải tiến nhằm nâng cap chất lượng sản phẩm đem thâm nhập, cũng nhu nâng cao dây truyền sản xuất đẻ giảm bớt tỷ lệ phế phẩm, giúp tiết kiêmh chi phí cho doanh nghiệp. - Giải pháp về dịch vụ của sản phẩm thâm nhập Khi thâm nhập thị trường, các công ty kinh doanh quốc tế thường đưa thêm một số dịch vụ bổ trợ nhằm thúc đẩy hành vi mua của khách hàng như: o Dịch vụ thông tin: Dịch vụ này cung cấp cho thông tin và giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm hiện tại cũng như các sản phẩm mới của doanh nghiệp về đặc điểm, giá cả, phân phối và các thông tin đi kèm khác. o Dịch vụ tín dụng Một số dịch vụ tín dụng như gia hạn tín dụng với các tổ chức mua hàng với số lượng lớn, khách hàng quen… o Dịch vụ khiếu nại và điều chỉnh Sau khi nhân được phản hồi các thông tin về sản phẩm từ phía khách hàng, doanh nghiệp đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tất cả các dịch vụ này được phối hợp nhằm tạo sự thoả mãn cao hơn và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp, đồng thời nó thúc đẩy hoảt động bán trên thị trường của doanh nghiệp. II.2.1.2. Giải pháp về giá thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty KDQT Một trong những yếu tố làm nên sức cạnh tranh cho sản phẩm là giá. Giá cần phải ở mức đủ cao để đảm bảo lưu thông tiền vốn thích hợp, nhờ đó có thể thực hiện được những hoạt động khác để lấp chỗ trống giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng. Mức giá phù hợp sẽ không chỉ đảm bảo lợi nhuận ngắn hạn mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn lực để xây dựng các yếu tố khác trong chiến lược marketing – mix cần thiết cho việc đạt khả năng cạnh tranh lâu dài.Việc định giá cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng, xác định cơ cấu chủng loại tối ưu và khả năng, trình độ thâm nhập thị trường. Để đẩy mạnh hoạt động thâm nhập thi trường quốc tế với sản phẩm hiện có, các doanh nghiệp thường: - Định mức giá thấp đi cho sản phẩm của mình nhằm thu hút một lượng lớn các đối tượng khách hàng và đạt được một tỷ trọng thị trường lớn. Để có thể định mức giá thấp đi, doanh nghiệp phải tìm cách cải thiện quy trình, công nghệ sản xuất, giảm bớt những chi phí liên quan đến việc đưa sản phẩm sang thị trường thâm nhập, nâng cao công tác quản lý để tránh lãng phí, có những mục tiêu rõ ràng trong từng bước thâm nhập. - Doanh nghiệp giữ nguyên mức giá cũ với các sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại. Đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng nhằm tạo sự nhận biết sâu rộng của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. - Định giá cho sản phẩm mới ban đầu tương đối thấp nhằm thu hút khách hàng và đạt tỷ trọng thị trường lớn. - Định gía chi phí: Cộng dồn tất cả các chi phí cố định và biến đổi liên quan đến sản phẩm trong thị trường quốc tế với chiết khấu toàn bộ sản phẩm kinh doanh. Kết hợp với việc xem xét mức giá của đối thủ cạnh tranh đưa ra đối với sản phẩm tương tự để định giá cạnh tranh. Việc định giá thâm nhập phù hợp không những quýêt định doanh nghiệp có thành công hay không mà còn đảm bảo lợi nhuận ngắn hạn, tạo nguồn lực để xây dựng các yếu tố khác trong chiến lược marketing cần thiết cho việc đạt được khả năng cạnh tranh lâu dài. II.2.1.3. Giải pháp về phân phối thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty KDQT Hệ thống phân phối là mối liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng của nó. Hệ thống phân phối và cấu trúc của nó quyết định loại phân đoạn thị trường doanh [...]... về giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn Đối tượng phỏng vấn: Các nhà quản trị và chuyên viên kinh doanh của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn Tổng hợp kết quả phỏng vấn Theo kết qủa điểu tra về hoạt động thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn cho thấy: - Các nước nhập khẩu chủ yếu trong khối EU của doanh nghiệp là Pháp, ... thức thâm nhập thị trường EU của doanh nghiệp là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp III.4 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn Khách hàng trên thị trường EU của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn là: - Nhà nhập khẩu, tổ chức thương mại - Người tiêu dùng cuối cùng Các giải pháp marketing của Xí nghiệp mây tre. .. thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn III.2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn III.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Ngọc Sơn - Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn được thành lập theo giấy phép số 80/GPUB do UBNH Tỉnh Hà Tây cấp ngày 15/02/1993 Số đăng ký kinh doanh là 015137 - Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn - Tên thường gọi: XÍ nghiệp Ngọc Sơn. .. Khách hàng của Xí ngiệp mây tre Ngọc Sơn • Đức là thị trường tiêu thụ mặt hàng mây tre đan lớn nhất của doanh nghiệp trong nhiều năm nay Khách hàng Đức hầu hết là những nhà nhập khẩu Do có mối quan hệ làm ăn lâu năm nên khách hàng Đức không có những yêu cầu quá khắt khe với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp Sản phẩm thâm nhập thị trường Đức chủ yếu là hàng mây đan, tre đan hoặc mây tre kết... giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU thì chưa có đề tài nào đề cập đến Vậy nên em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn: “ Giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU đối với hàng thủ công mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn Đây là đề tài hoàn toàn mới mà chưa có đề tài luận văn nào trong sinh viên đề cập đến II.4 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài “ Giải pháp marketing thâm. .. số thị trường tiềm năng trong khối EU III.2.3.2 Những qui định của chính phủ Việt Nam đối với mặt hàng mây tre đan xuất khẩu Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mây tre đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thâm nhập sâu hơn vào thị trường mây tre EU, thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này là 0% Nhà nước có những chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan. .. nghiệp mây tre Ngọc Sơn trên thị trường EU là các doanh nghiệp Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan, Philipin… trong đó các doanh nghiệp của Trung Quốc và Indonexia là những đối thủ mạnh Sản phẩm mây tre đan của các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào thị trường EU rất đa dạng và có nhiều sáng tạo - Những phát hiện + Thành công doanh nghiệp đạt được Với những cố gắng trong việc thâm nhập thị trường EU trong... yêu cầu của họ cũng rất khắt khe, đây là thách thức đối với doanh nghiệp - Khách hàng chính trên thị trường EU Khách hàng tiềm năng của thị trường EU là Đức, Pháp, Italia, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan,… Các khách hàng này ngày càng ưa chuộng sản phẩm thủ công mây tre đan do tính tụ nhiên, không độc hại và mang đậm nét văn hoá truyền thống - Đối thủ cạnhh tranh trên thị trường EU của doanh nghiệp mây tre Việt... nghiệp cần thay đổi và mở rộng hình thức thâm nhập khác như liên doanh, liên kết, xây dựng chi nhánh sản xuất và kinh doanh tại nước ngoài CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MÂY TRE ĐAN CỦA XÍ NGHIỆP MÂY TRE NGỌC SƠN III.1.Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề III.1.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số... nghiệp có chiều hướng đi lên, khả năng doanh nghiêpk còn tiến xa hơn nữa trên thị trường EU III.2.3 Phân tích môi trường kinh doanh và thị trường mây tre đan tại EU Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn là Hoa Kì, Nhật Bản, EU, … Trong đó doanh thu xuất khẩu tại thị trường EU là cao nhất, khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là Pháp, Italia, Đức, Thụy Điên…Họ là các nhà nhập . trạng giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng mây tre đan của Xí nghịêp Ngọc Sơn. - Đề xuất giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU của Xí nghiệp Ngọc Sơn. I.4 Giải pháp marketing thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng thủ công mây tre đan của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn . Nội dung trong đề tài: - Giải pháp marketing bao gồm việc tìm kiếm thị trường. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MÂY TRE ĐAN CỦA XÍ NGHIỆP MÂY TRE NGỌC SƠN III.1.Phương pháp hệ nghiên

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan