CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH Giáo trình môn: Kinh tế chính trị Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

36 3.1K 29
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  HÀNH CHÍNH Giáo trình môn:  Kinh tế chính trị  Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI  PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiến thức: Trang bị những cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức trên và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, người học có thể phát triển việc nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vào thực tiễn ngành, địa phương mà mình công tác

CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Giáo trình môn: Kinh tế chính trị Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Người biên soạn: PGS, TS An Như Hải Số tiết giảng trên lớp: 10 Mục tiêu của bài: - Kiến thức: Trang bị những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. - Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức trên và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, người học có thể phát triển việc nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vào thực tiễn ngành, địa phương mà mình công tác. - Tư tưởng: Nhận thức đúng tầm quan trọng của đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong các nhiệm vụ kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta để chủ động sáng tạo trong hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn. Nội dung chi tiết: 1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa 1 Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, cuộc Cách mạng công nghiệp được diễn ra ở nước Anh với sự xuất hiện “chiếc thoi bay” trong lĩnh vực se sợi. Nước Anh trở thành quê hương của Cách mạng công nghiệp, là nước tiến CNH đầu tiên. Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Kể từ đây, nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn CNH. Sau Anh là lần lượt các nước: Pháp vào đầu thế kỷ XIX, Mỹ và Đức vào giữa thế kỷ XIX, Nhật, Nga và nhiều nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiến hành CNH và đã lần lượt trở thành nước công nghiệp. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (giữa thế kỷ XX), nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba 1 tiến hành quá trình này với Chiến lược CNH riêng của mình. Một số dựa theo mô hình CNH của Liên xô (cũ), một số dựa theo mô hình của Mỹ. Đến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công, đã trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, còn không ít nước trong đó có Việt Nam vẫn trong tình trạng nền kinh tế nông nghiệp, đang trong giai đoạn tiến hành CNH. Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên đã có những quan niệm khác nhau về CNH. Việc nhận thức đúng phạm trù CNH trong một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước là rất cần thiết, nó không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có tính thiết thực trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy, những nước đi đầu về CNH như Anh, Pháp và một số nước Tây Âu khác vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với công nghệ chủ đạo là máy hơi nước. Trong điều kiện đó, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp, biến một nước nông nghiệp truyền thống thành nước công nghiệp. 1 "Thế giới thứ ba" được sử dụng lần đầu tiên năm 1952 bởi nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy đặt ra khi liên tưởng đến Đẳng cấp thứ ba trong Cách mạng Pháp. Về sau, nó trở thành từ ngữ chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh. Những nước này tham gia Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia). Ngày nay, từ ngữ này để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao. 2 Những biểu hiện đầu tiên của CNH được gắn với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đó là: (i) Chuyển chỗ làm việc từ gia đình vào các công xưởng trên quy mô lớn; (ii) Tập trung dân cư ở các khu đô thị; (iii) Thay thế hệ thống kỹ thuật thủ công dựa vào gỗ, sức cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật cơ khí với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, tạo ra sự đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển vượt bậc của công nghiệp; (iv) Tạo ra những công việc kinh doanh mới nhờ có được những mạng lưới giao thông, vận tải và thông tin liên lạc mới; (v) Tăng mạnh quy mô của thị trường và việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính có liên quan; và (vi) Áp dụng rộng rãi các phát minh mới. Với những biểu hiện đó, CNH còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hay một nền kinh tế, quá trình chuyển nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lên nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp. Đây không chỉ là quá trình chuyển biến về kinh tế mà còn chuyển biến cả về văn hóa và xã hội để đạt tới một xã hội mới - xã hội công nghiệp. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được diễn ra với quy mô và thành quả lớn hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nhiều công nghệ mới được sản xuất ra và đưa vào sử dụng. Điển hình là con người đã sản xuất ra động cơ điện vào năm 1872, sản xuất ra động cơ đốt trong (động cơ diesel) vào năm 1883, sản xuất ra kim loại màu và các hóa phẩm tổng hợp. Trong điều kiện đó, quan niệm về CNH có sự thay đổi. Nó không còn đơn thuần là cơ khí hóa, mà còn được gắn với quá trình điện khí hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (khoảng giữa thế kỷ XX), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được diễn ra trên thế giới với sự phát triển vượt bậc và có tính đột phá của khoa học và công nghệ. Trong giai đoạn này, tuy 3 những quốc gia đã hoàn thành CNH đang tiến rất mạnh vào nền kinh tế hiện đại, nhưng còn không ít quốc gia vẫn trong tình trạng nền kinh tế lạc hậu, đang hoặc thậm chí có nước còn chưa bước vào giai đoạn CNH. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức phạm trù CNH còn được hiểu đó là quá trình tự động hóa sản xuất và phát triển các công nghệ chất lượng cao… Ngoài những quan niệm trên, trong kho tàng tri thức của nhân loại còn có những quan niệm khác về CNH dựa trên một số mục tiêu nhất định về trình độ phát triển của tư liệu lao động, phương thức tổ chức sản xuất, thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan niệm trên vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa: - Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn. - Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn. 1.2. Quan niệm về hiện đại hóa Theo cách hiểu thông thường, hiện đại hóa (HĐH) là quá trình “làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay” 2 , Đó là quá trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ tiên tiến của thời đại hiện nay. 2 Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng, tr 422. 4 Theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay. HĐH về kinh tế vừa có sự thay đổi về tính chất, vừa có tính xác định về thời gian. Giai đoạn đầu của hiện đại hóa được xác định trùng với thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (còn gọi là thời kỳ CNH). Trong giai đoạn này, CNH là nội dung cốt lõi của HĐH. Tuy một số nước đi trước đã hoàn thành CNH và đã trở thành nước công nghiệp phát triển, nhưng quá trình HĐH ở các nước đó vẫn tiếp tục diễn ra ở trình độ cao hơn. Thực tế cho thấy, ở mỗi trình độ phát triển khác nhau, HĐH mang những đặc trưng khác nhau. Đối với các nước phát triển, HĐH là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên nền kinh tế công nghiệp lên xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức. Đối với các nước đang phát triển, HĐH là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn. Do tiến hành CNH trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn lực trong nước, các nước đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và công nghệ mới. Đây chính là kiểu CNH rút ngắn hiện đại. Nó khác với kiểu CNH rút ngắn cổ điển đã từng tiến hành ở các nước như Liên Xô (cũ) và Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trước đây. CNH rút ngắn hiện đại là cách thức mà nước đi sau tiến hành CNH khi trên thế giới đã có những quốc gia hoàn thành CNH, những nội dung của CNH đã được triển khai ổn định ở các nước đi trước (gọi là nước công nghiệp phát triển). Do sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là từ khi diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên những công nghệ hiện có của các nước này dễ bị lạc hậu. Do cạnh tranh trên thị trường, các nước này phải “chiếm lĩnh đỉnh cao công nghệ”, nên họ sẵn sàng chuyển giao 5 công nghệ hiện có của họ cho nước đi sau để bước vào thế hệ công nghệ mới. Bởi vậy, nước đi sau có rất nhiều phương án lựa chọn trong phát triển công nghệ mà không nhất thiết phải dựa vào phát minh. Đây chính là “lợi thế của nước đi sau”. Dựa vào lợi thế này, nước đi sau có thể rút ngắn đáng kể thời gian để sớm trở thành nền kinh tế hiện đại. Tại các nước này, quá trình tiến hành CNH được gắn kết với quá trình HĐH. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về CNH và căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam là một nước đi sau đang trong quá trình phát triển, Đảng cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (năm 1994), nêu chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới bằng con đường CNH, HĐH và nêu quan niệm: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” 3 . Theo quan niệm này, quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung CNH và HĐH. Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại. Nó không chỉ là một quá trình phát triển tuần tự từ cơ giới hóa lên tự động hóa, tin học hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. Quan niệm trên không bó hẹp CNH trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, tr 65. 6 để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khi như cách hiểu trước đây, mà còn là một sự kết hợp với những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ của nhân loại. 1.3. Quan niệm về kinh tế tri thức Bên cạnh cách giải thích truyền thống về lịch sử phát triển nhân loại tiếp cận từ phương thức sản xuất xã hội, vào đầu những năm 90 thế kỷ XX nhiều nhà khoa học còn phân chia giai đoạn lịch sử văn minh nhân loại căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Theo cách này, nhân loại đã trải qua nền văn minh nông nghiệp (từ khi xuất hiện xã hội loài người đến những năm 70 của thế kỷ XVIII) lên nền văn minh công nghiệp (từ những năm 70 thế kỷ XVIII đến nay) và đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên một nền văn minh cao hơn gọi là nền văn minh trí tuệ. Trong đó, nền kinh tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và đang quá độ chuyển lên kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là gì? Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, do nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học và tổ chức thực tiễn đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức”. Thuật ngữ này nhanh chóng được thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về thuật ngữ này 4 , song các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận thức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền kinh tế trước nó. Nếu trong quá trình sản xuất của cải của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, còn trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có 4 Xem: Ngân hàng Thế giới: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới: Tri thức cho phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; OECD, The Knowledge-based Economy, A Set of Facts and Figures, Paris 1999; Nền kinh tế tri thức – nhận thức và hành động, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000; Báo Nhân Dân ngày 11/7/2001: Kinh tế tri thức; GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Tạp chí Cộng sản, ngày 7/5/2012: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/ … 7 sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trên thực tế, không có một nền kinh tế nông nghiệp hay nền kinh tế công nghiệp thuần túy. Tức là trong nền kinh tế nông nghiệp cũng đã chứa đựng một số yếu tố của nền kinh tế công nghiệp và trong nền kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn một số yếu tố của nền kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tri thức chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ các hoạt động thực tế, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất đều hết sức thấp kém. So với nền kinh tế nông nghiệp, trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn. Nó không chỉ là kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế, mà còn khám phá ra những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để đưa ra những sáng chế, phát minh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội. Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm chủ yếu như sau: - Tri thức là nguồn vốn vô hình to lớn, quan trọng trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yêu vào tri thức. - Sáng tạo là động lực của sự phát triển. - Nền kinh tế có tính chất toàn cầu hóa, trong đó mạng thông tin trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của xã hội. - Sự di chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra của cải, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng. - Học suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ công nghệ cao, 8 hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển là một yêu cầu nghiêm ngặt; xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức. - Tri thức hóa các quyết sách kinh tế. - Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền kinh tế tri thức, chủ thể là công nhân trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Như vậy, nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế tiếp nối nền kinh tế công nghiệp, phát triển ở trình độ cao hơn nền kinh tế công nghiệp, là nền kinh tế mà nhân loại đang hướng tới. Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. BỐI CẢNH MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước. 2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới được phát triển theo hai xu hướng bao trùm là sự phát triển của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế. 2.1.1.1. Sự phát triển của kinh tế tri thức Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế công nghiệp. Theo xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Những yếu tố đó trở thành nguyên nhân 9 trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới với những ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế công nghiệp tạo ra. Với xu hướng này, tuy vai trò của con người trong lực lượng sản xuất không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp. Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, để sử dụng chúng có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về quá trình sản xuất nói chung. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động. Trên thực tế, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã được khởi động cách đây hàng chục năm, nhất là từ cuối những năm 70 thế kỷ XX khi trên thế giới bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Theo xu hướng này, đến nay bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot ), những năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…), vật liệu mới (pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…), công nghệ sinh học (có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh), nông nghiệp (tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa lai 10 [...]... vi phỏt trin kinh t tri thc, coi kinh t tri thc l yu t quan trng ca nn kinh t v CNH, HH Phỏt trin mnh cỏc ngnh v sn phm cú giỏ tr gia tng cao da nhiu vo tri thc Kt hp vic s dng ngun vn tri thc ca con ngi Vit Nam vi tri thc mi nht ca nhõn loi19 Phi nõng cao hm lng tri thc trong cỏc nhõn t phỏt trin kinh t xó hi Phi chuyn i mụ hỡnh tng trng t ch yu phỏt trin theo chiu 18 Trong xu th ton cu húa kinh t,... tho lun: 1 T lý lun v thc tin, anh (ch) hóy lm rừ c im CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc Vit Nam? 2 Anh (ch) hóy ỏnh giỏ thc trng y mnh CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc Vit Nam thi gian qua v xut gii phỏp thỳc y phỏt trin? - Cõu hi ụn tp: 1 Phõn bit CNH vi HH v vi kinh t tri thc? 2 Vỡ sao núi sm tr thnh mt nn kinh t hin i, nc ta phi y mnh CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc? 3 Ni... thnh phn kinh t theo hng phỏt huy cao , cú hiu qu cỏc ngun lc cho s phỏt trin kinh t nhanh v bn vng 4 NHNG IU KIN TIN CN THIT Y MNH CễNG NGHIP HểA, HIN I HểA GN VI PHT TRIN KINH T TRI THC VIT NAM 4.1 Bo m s n nh chớnh tr, kinh t v xó hi y mnh CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc l mt quỏ trỡnh phỏt trin khụng phi mt sm mt chiu, m phi tri qua thi gian khỏ nhiu nm Vic bo m n nh v chớnh tr, kinh t,... i hi i biu ton quc ln th IX (nm 2001) ca ng ó ra ng li gn CNH, HH vi phỏt trin kinh t tri thc ng li ny ó c b sung v phỏt trin qua cỏc k i hi ca ng13 n nay, Phỏt trin kinh t l nhim v trung tõm; thc hin CNH, HH t nc gn vi phỏt trin kinh t tri thc14 3 NI DUNG Y MNH CễNG NGHIP HểA, HIN I HểA GN VI PHT TRIN KINH T TRI THC VIT NAM Trong bi cnh mi ca tỡnh hỡnh th gii v trong nc, chỳng ta khụng tin hnh CNH... húa gn vi phỏt trin kinh t tri thc Vit Nam CNH l con ng thit yu m mi quc gia u phi tri qua i ti mt xó hi hin i CNH, HH ca Vit Nam c tin hnh bi cnh xu hng trờn th gii ang chuyn mnh lờn nn kinh t tri thc v xu hng ton cu húa kinh t ó v ang tỏc ng sõu sc vi tc cao n i sng kinh t - xó hi ca mi quc gia, trong khi ú Vit Nam vn trong tỡnh trng ca mt nc cú im xut phỏt thp, nhiu yu t lc hu, phỏt trin thiu bn... ngnh kinh t tri thc Hai ni dung chuyn dch c cu ngnh kinh t theo hng CNH, HH v phỏt trin kinh t tri thc cú quan h rng buc, h tr v thỳc y nhau Theo hng ny, hin nay v trong nhiu nm ti, vic chuyn dch c cu kinh t nc ta phi da vo tim nng ti nguyờn trớ tu Vit Nam, u t mnh vo vic nuụi dng v phỏt trin ngun ti nguyờn trớ tu nhm y nhanh quỏ trỡnh chuyn dch t c cu ngnh kinh t truyn thng lờn kinh t cụng nghip v kinh. .. k hoch phỏt trin theo lónh th cng nh qun lý cỏc quỏ trỡnh phỏt trin kinh t - xó hi trờn mi vựng ca t nc Hin nay, c cu kinh t vựng nc ta c xỏc nh bao gm 6 vựng kinh t ln v 3 vựng kinh t trng im Ngoi ra, vic xỏc nh c cu kinh t vựng nc ta cũn da trờn v trớ lónh th theo chiu dc t nc v theo i sng kinh t cũn nhiu khú khn Tuy mi vựng kinh t cú c im riờng, nhng chỳng u l nhng b phn cu thnh nn kinh t quc... mnh m n s phỏt trin kinh t - xó hi Trong iu kin ú, nc ta khụng th b l c hi, m phi tỡm gii phỏp bt phỏ, tc l phi y mnh CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc L mt nc ang phỏt trin va mi nm trong nhúm nc cú thu nhp trung bỡnh (nhng mi ch l mc trung bỡnh thp) li t trong xu th m ca, hi nhp, vic gn CNH, HH vi phỏt trin kinh t tri thc ngay trong quỏ trỡnh chuyn nn kinh t nụng nghip lờn nn kinh t cụng nghip... CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc, cn tp trung gii quyt cỏc vn sau: - Xõy dng c s khoa hc cho vic hoch nh v trin khai ng li, ch trng CNH, HH gn vi phỏt trin kinh t tri thc t hiu qu cao vi tc nhanh - y mnh vic nghiờn cu khoa hc ỏnh giỏ chớnh xỏc ngun ti nguyờn quc gia, nm bt tri thc mi v cỏc cụng ngh cao cựng vi nhng thnh tu mi nht v khoa hc ca th gii; hng mnh vo vic nõng cao nng sut lao ng,... v tr), cụng ngh thụng tin phỏt trin v bựng n mnh trờn ton cu, mng thụng tin mỏy tớnh ton cu (Internet) ng dng sõu rng trong mi ngnh kinh t v xó hi Cuc cỏch mng khoa hc v cụng ngh hin i chớnh l bc quỏ chuyn nn kinh t cụng nghip lờn nn kinh t tri thc Xu hng phỏt trin kinh t tri thc ó v ang c din ra ngy cng mnh m cỏc nc cụng nghip phỏt trin Do sc hp dn i vi s phỏt trin kinh t - xó hi ca xu hng ny m nú . CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Giáo trình môn: Kinh tế chính trị Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRI N KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Người biên. THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRI N KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong. quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Như vậy, nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế tiếp nối nền kinh tế công nghiệp, phát tri n ở trình độ cao hơn nền kinh tế công nghiệp, là nền kinh tế mà nhân

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan