Thực trạng, giải pháp sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng huyện Sóc Sơn

93 3.4K 4
Thực trạng, giải pháp sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng  huyện Sóc Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong xã hội, ngành chăn nuôi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gà đẻ trứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn trứng, thịt cho người tiêu dùng, một phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đầu vào cho trồng trọt, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt, kẽm, protein; lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Trứng là một loại thực phẩm quan trọng và mức độ tiêu thụ trứng bình quân trên một đầu người được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của đời sống xã hội trên thế giới. Hiện nay chỉ tiêu này của các nước phát triển là 280 300 quả, của thế giới là trên 200 quả, còn của nước ta mới khoảng 50 55 quả 5, tr 01. Trong một nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu thụ luôn đi liền với nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Trên thực tế, sản xuất phát triển, sản lượng tăng thì đồng nghĩa với giá thành sản phẩm giảm, thu nhập người dân không ổn định, sản phẩm dư thừa . Nếu can thiệp thì phải làm như thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Trong môi trường tự do hóa thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là, liệu chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đẻ trứng nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hóa nguồn thu nhập trong nông nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô hộ gia đình có khả năng cạnh tranh với các loại hình chăn nuôi khác (trang trại, công ty), với các sản phẩm nhập nội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi hay không? Định hướng, giải pháp, chính sách cụ thể nào cần được ban hành nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ, đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua chăn nuôi gà đẻ trứng.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong xã hội, ngành chăn nuôi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gà đẻ trứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn trứng, thịt cho người tiêu dùng, một phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đầu vào cho trồng trọt, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt, kẽm, protein; lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Trứng là một loại thực phẩm quan trọng và mức độ tiêu thụ trứng bình quân trên một đầu người được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của đời sống xã hội trên thế giới. Hiện nay chỉ tiêu này của các nước phát triển là 280- 300 quả, của thế giới là trên 200 quả, còn của nước ta mới khoảng 50- 55 quả [5, tr 01]. Trong một nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu thụ luôn đi liền với nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Trên thực tế, sản xuất phát triển, sản lượng tăng thì đồng nghĩa với giá thành sản phẩm giảm, thu nhập người dân không ổn định, sản phẩm dư thừa . Nếu can thiệp thì phải làm như thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Trong môi trường tự do hóa thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là, liệu chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đẻ trứng nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hóa nguồn thu nhập trong nông nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô hộ gia đình có khả năng cạnh tranh với các loại hình chăn nuôi khác (trang trại, công ty), với các sản phẩm nhập nội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi hay không? Định hướng, giải pháp, chính sách cụ thể nào cần được ban hành nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ, đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua chăn nuôi gà đẻ trứng. PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 1 Tân Hưng là một xã đồng bằng loại 2 của Thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi, người dân có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp. Tuy vậy, chăn nuôi gà ở đây chưa thật sự có quy hoạch, vẫn còn manh mún tự phát, đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định. Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình điều tra tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng, giải pháp sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn- Tp. Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên cơ sở thực tiễn tại xã Tân Hưng - Sóc Sơn - Hà nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tân Hưng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ nói chung và sản xuất, tiêu thụ trứng trong chăn nuôi gà đẻ trứng nói riêng. - Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng. - Phân tích được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn xã Tân Hưng. - Đưa ra định hướng và đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trứng gà ngày càng có hiệu quả tại xã Tân Hưng. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp. - Nâng cao khả năng giao tiếp và xử lí tình huống. PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 2 - Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - Tp. Hà Nội. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là tài liệu tham khảo giúp xã Tân Hưng xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất gà đẻ trứng. Các giải pháp của đề tài có thể là những cơ sở cho những định hướng phát triển sản xuất gà đẻ trứng trong tương lai. - Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 4. Đóng góp mới của đề tài Đưa ra được một số giải pháp cụ thể, thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong chăn nuôi gà đẻ trứng. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị; khóa luận bao gồm 4 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 4: Các định hướng và giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ trứng gà PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vị trí, vai trò của chăn nuôi gà đẻ trứng trong sự phát triển kinh tế Chăn nuôi gà đẻ trứng cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. 1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng Trứng gà là một tế bào trứng bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng và vỏ cứng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng; lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng [4, tr 147]. Trứng gà thường chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipit, khoáng, vitamin, các acid amin cần thiết và có lợi cho cơ thể. Chính nồng độ các axit amin trong trứng gà được xác định là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị sinh học của các loại thực phẩm khác. Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Trứng có nguồn chất béo là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 4 hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod, tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K). Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi, chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa. Khi nấu chín, Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin - Avidin. Trứng gà không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp, chữa bệnh, … 1.1.1.2. Giá trị công nghiệp Trứng gà làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, như để làm nguyên liệu chế biến bánh kẹo, mì tôm, mĩ phẩm, đồ ăn nhanh, Lông gà có thể làm nguyên liệu chế biến chổi lông, quần áo, mũ, … 1.1.1.3. Giá trị kinh tế Gà là loại vật nuôi sớm cho sản phẩm với khả năng sản xuất rất lớn. Một gà hướng trứng sau một năm đẻ có thể thu được 250 - 280 quả (khoảng 15 kg trứng), hoặc từ một gà mái hướng thịt sau một năm đẻ ấp nuôi có thể thu được 180 kg thịt gà Broiler [4, tr 13]. Trong khi nuôi bò một năm cũng chỉ có thể tạo ra một bê con. Các sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi gà đẻ trứng như thịt gà (gà loại), lông, phân, phế phẩm của trạm ấp cũng được sử dụng với hiệu quả cao. Chăn nuôi gà đẻ trứng giúp cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí phát triển nông thôn mới. PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 5 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản 1.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi gà đẻ trứng - Sản lượng trứng là số trứng thu được của toàn đàn gia cầm mái trong năm [6, tr 55]. Sản lượng trứng là số trứng thu được trong một thời gian sinh sản của gà, nó phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian đẻ. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một khoảng thời gian nhất định, cường độ này được xác định theo khoảng thời gian 30 ngày, 60 ngày hoặc 100 ngày trong giai đoạn đẻ. - Năng suất trứng là số trứng thu được tính bình quân cho một gia cầm mái trong năm [6, tr 56]. Năng suất trứng là số trứng thu được của mỗi đàn, mỗi mái đẻ trong một khoảng thời gian nào đó có thể là một tháng, một mùa, sau một năm tuổi, sau một năm đẻ hay một đời mái đẻ. - Giá trị sản xuất nông nghiệp là một bộ phận của giá trị sản xuất nói chung (kí hiệu là GO) bao gồm toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm [6, tr 58]. - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra [6, tr 66]. - Thực trạng là tình trạng có thật đã và đang diễn ra. Từ thực trạng vấn đề chúng ta cần tiềm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và đưa ra giải pháp cho thực trạng đó (giải pháp là biện pháp khắc phục những hạn chế và phát triển những điểm mạnh của hiện tượng). 1.1.2.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế không thể coi thị trường chỉ là những đại lí, cửa hàng, chợ, siêu thị mặc dù những nơi đó diễn ra quá trình mua và bán. Chúng ta cần hiểu thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 6 tế, là nơi chứa đựng tổng số cung - cầu của hàng hóa (giá cả chính là điểm gặp nhau giữa cung và cầu) và ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường. * Một số quan điểm cơ bản về thị trường: - Thị trường bao gồm các cá nhân hay tổ chức, thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, hay ước muốn cụ thể và có khả năng tài chính tại một thời điểm nhất định để tiến hành trao đồi này [2, tr 20]. Trong chăn nuôi gà đẻ thì thị trường đóng vai trò quyết định đến xu hướng chăn nuôi của các hộ. Thị trường biến động ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất và người tiêu dùng. Đầu vào là những nguồn lực sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Thị trường yếu tố đầu vào là thị trường cung cấp các yếu tố hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào chủ yếu bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào khác sử dụng trong quá trình sản xuất. Đầu vào của chăn nuôi gà đẻ trứng là: TĂCN, thú y, chuồng trại, vốn, vật tư, lao động, giống, … Đầu ra là những sản phẩm nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của người tiêu dùng. Thị trường đầu ra là thị trường để cung cấp các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Đầu ra của chăn nuôi gà đẻ trứng là trứng gà, sản phẩm phụ, thịt gà. 1.1.2.3. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ ∗ Sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì?, Sản xuất như thế nào?, Sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? Đối với chăn nuôi gà đẻ thì cần quan tâm: quy mô, cơ cấu, số lượng chăn nuôi; năng suất, chất lượng trứng; thị trường tiêu thụ trứng, chi phí sản xuất và lợi nhuận sản xuất (hay kết quả và hiệu quả sản xuất), … PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 7 ∗Tiêu thụ, phân phối Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu tiền bán sản phẩm cho khách hàng. Là hoạt động chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm. Giá trị sử dụng → Giá trị (giá cả) → Tiêu dùng. Người sản xuất → Trung gian thương mại → Người tiêu dùng. Theo nghĩa rộng: Quá trình bao gồm nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. - Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận, đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của nhà sản xuất được hoàn thành, tạo điều kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất, là cơ sở để xác định vị thế của nhà sản xuất trên thị trường. - Thông qua tiêu thụ sản phẩm, gắn người sản xuất với người tiêu dùng: Nhà sản xuất có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng. Giữa phân phối và tiêu thụ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhờ có hoạt động phân phối mà hoạt động tiêu thụ mới có thể diễn ra được. Mà cũng nhờ có hoạt động tiêu thụ thì hoạt động phân phối mới có mục tiêu để thực hiện mọi hình thức phân phối. Cả hai hoạt động đều hỗ trợ tương tác lẫn nhau và không thể tác rời nhau, nếu thiếu một hoạt động thì hoạt động kia sẽ không thể thực hiện được. Phân phối trong marketing là các quá trình kinh tế, tổ chức, cân đối nhằm điều hành và vận chuyển sản phẩm hàng hóa để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhanh nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất [2, tr 92]. PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 8 Phân phối là những hoạt động thực hiện chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các loại hình dịch vụ mang tính chất phân phối. Kênh phân phối là một tập hợp gồm nhiều thành phần có thể là một công ty, một doanh nghiệp hay các tư nhân tự gánh vác việc giúp đỡ chuyển giao cho ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ nào đó trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng [2, tr 93]. Các loại kênh phân phối : Kênh phân phối là sự kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất và các tổ chức trung gian để tổ chức vận động hàng hóa hợp lí nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Trong kênh phân phối bao giờ cũng bao gồm: Người sản xuất, các phần tử trung gian và người tiêu dùng cuối cùng [2, tr 99]. Người sản xuất → Những phần tử trung gian phân phối → Người tiêu dùng. - Kênh phân phối trực tiếp: Là loại kênh không tồn tại các khâu trung gian, hàng hóa vận chuyển từ người sản xuất đến thẳng người tiêu dùng cuối cùng; người sản xuất cũng là người tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Trong phân phối trứng gà thì người chăn nuôi luôn mong muốn bán được trứng đến thẳng tay người tiêu dùng như thế lợi nhuận đạt mức cao nhất nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi không đủ nguồn lực để tiến hành. - Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh phân phối có sự tồn tại các phần tử trung gian, hàng hóa vận chuyển từ người sản xuất qua các phần tử trung gian mới tới người tiêu dùng. Người chăn nuôi gà đẻ trứng cũng phụ thuộc hầu hết vào kênh phân phối này, sản phẩm qua nhiều khâu trung gian dẫn đến giá gốc rất thấp và người tiêu dùng vẫn mua với giá rất cao. ∗Mối quan hệ giữa hoạt động tiêu thụ và hoạt động sản xuất Hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ là các hoạt động cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết khả năng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp quyết định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xác định được cơ cấu sản phẩm của mình tức là hộ đã trả lời được các câu PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 9 hỏi sản xuất sản phẩm gì?, Số lượng bao nhiêu?, Chất lượng thế nào? Và cung cấp vào thời điểm nào?. Hay nói một cách khác hộ đã hình thành được nhiệm vụ SX - KD của mình. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng bền vững Để phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao, người chăn nuôi từng bước phải đi đến phương thức chăn nuôi nhốt tập trung quy mô chuồng kín và có kiểm soát dịch bệnh, xây dựng mô hình chăn nuôi gà đẻ theo hướng an toàn sinh học. Nhằm để thay đổi tập quán của người nuôi, đồng thời nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà đẻ cho hộ gia đình, người chăn nuôi cần lưu ý mấy vấn đề sau đây: 1.1.3.1. Vấn đề chuồng trại Để đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi thì chuồng nuôi phải cách xa khu nhà ở, xa trục lộ chính. Chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh, phải cách ly với môi trường xung quanh, phải thường xuyên được khử trùng, cách li sau mỗi lứa nuôi. 1.1.3.2. Vấn đề con giống Phải đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh, đồng đều về ngày tuổi, thể trạng sức khỏe, đã được tiêm phòng vacxin cần thiết trước khi thả vào chuồng nuôi. Muốn đạt được điều này thì con giống phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng: từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin ngừa bệnh, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đúng qui trình kỹ thuật. Đối với các lò ấp trứng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có qui trình vệ sinh định kỳ lò ấp. Đặc biệt, lò ấp phải được cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu về chất lượng. 1.1.3.3. Vấn đề TĂCN Đối với chăn nuôi gia cầm nói chung, thức ăn và nước uống rất quan trọng và nhạy cảm. Đặc biệt trong giai đoạn vật nuôi nhỏ, sức đề kháng và khả năng chống chịu thấp. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước uống hoặc không đảm bảo chất lượng, máng ăn uống kém vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, khả năng tăng trọng. Điều này sẽ PHẠM THỊ PHƯỢNG - 42KTNNB 10 [...]... của xã trong giai đoạn 2011- 2013 và số liệu điều tra từ các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng năm 2013 Thời gian thực hiện từ 15/1/2014- 15/4/2014 2.2 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã Tân Hưng Từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng của xã - Tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn xã Tân Hưng. .. trong những năm gần đây - Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng gà theo kết quả điều tra - Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã Tân Hưng - Định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ trứng gà tại xã Tân Hưng 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Điều kiện địa bàn nghiên cứu như thế nào? - Tình hình thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng. .. trạng chăn nuôi gà đẻ trứng của các hộ điều tra 3.4.1 Số lượng và cơ cấu giống gà Trên địa bàn xã Tân Hưng, sản xuất chủ yếu 3 loại trứng gà là: trứng gà đỏ, trứng gà trắng và trứng gà giống Trứng gà đỏ là do loại gà hướng trứng lông màu đỏ sản xuất, trứng gà trắng là trứng của gà Ai Cập và trứng giống là loại trứng để ấp nở ra gà lai ta Qua bảng 3.4 dưới đây ta thấy, cơ cấu giống gà của các hộ chăn nuôi. .. hình chăn nuôi gà đẻ trứng tại Xã Tân Hưng Tân hưng là xã có quy mô chăn nuôi gà đẻ trứng đứng thứ nhất huyện Sóc Sơn và là xã phát triển chăn nuôi hộ gia đình của Thành phố Hà Nội Kinh tế, cơ sở vật chất của các hộ nông dân chăn nuôi gà đẻ trong xã đã từng bước thay đổi rõ rệt Từng là một xã khó khăn, với điều kiện sản xuất lạc hậu, nhiều người dân nơi đây đã chủ động đi tham quan, học hỏi mô hình chăn. .. chuyển dịch cơ cấu giống gà từ nuôi gà đỏ sang nuôi gà Ai Cập và gà giống Thực tế, do giá trứng gà Ai Cập và trứng gà giống hiện đang cao hơn giá trứng gà đỏ - trứng gà Ai Cập có màu trắng giống trứng gà ta nên được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, dễ dàng tiêu thụ hơn trứng đỏ Điều này cho thấy người sản xuất luôn chạy theo lợi nhuận trước mắt, dễ thay đổi quyết định chăn nuôi theo giá cả thị trường,... chăn nuôi gà đẻ trứng ở huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Giang sau đó về áp dụng chăn nuôi tại địa phương và đã phát triển kinh tế hộ vững chắc Với đặc điểm địa hình phức tạp, xã Tân Hưng xác định lấy chăn nuôi gia súc gia cầm làm động lực phát triển kinh tế Xã đã qui hoạch vùng nuôi thủy sản, chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại với hơn 150 hộ chăn nuôi quy mô 500-1000 gà đẻ trở lên Bảng 3.2: Số hộ chăn và. .. tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất, tiêu thụ và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ trứng gà tại địa phương 2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1 Chỉ tiêu đánh giá quy mô chăn nuôi, mức độ của sản xuất Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi, mức đầu tư tư liệu sản xuất, trong một thời gian nhất định... ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng của các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng Phân tổ trứng gà đỏ, trứng gà Ai Cập, trứng giống từ đó là cơ sở để so sánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng giữa các giống gà - Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu Trên cơ sở các... nhiều) Để đảm bảo chăn nuôi thành công, người chăn nuôi nên tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, đồng thời khuyến cáo và nhắc nhở những hộ chăn nuôi lân cận áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi để cùng nhau chăn nuôi mang lại hiệu quả cao 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình chăn nuôi gà đẻ trứng công nghiệp trong nước 1 Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan... chăn nuôi khép kín với thiết bị chăn nuôi hiện đại Quy mô chăn nuôi hàng năm là 20.000 gà hậu bị, 25.000 gà đẻ, cung cấp cho chuỗi trên 20.000 trứng/ ngày Đồng thời liên kết được với 15 trại chăn nuôi vệ tinh của các hộ chăn nuôi tại địa phương và tiêu thụ khoảng 30.000 trứng/ ngày cho các trại này Tại các trang trại của công ty và các trại chăn nuôi vệ tinh quy trình chăn nuôi luôn được kiểm soát chặt . hình sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng. - Phân tích được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng gà trên địa bàn xã Tân Hưng. -. đề tài: Thực trạng, giải pháp sản xuất và tiêu thụ trứng gà trong chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn- Tp. Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên. cấp các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Đầu ra của chăn nuôi gà đẻ trứng là trứng gà, sản phẩm phụ, thịt gà. 1.1.2.3. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ ∗ Sản xuất Sản xuất hay sản xuất của

Ngày đăng: 02/04/2015, 01:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan