“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG”

89 608 1
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi đối diện với 1 lựa chọn khó khăn. Bạn hãy tung đồng xu lên Ở đây ko phải là chọn sấp hay ngửa ..... mà là ..... ..... khi đồng xu đang rơi ......... Bản thân mới biết ta hy vọng điều gì ..............................................................................................

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở QUY MÔ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHI HẢI, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo, Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước 1 . Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Mía là cây trồng có khả năng sinh khối lớn. Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn nên cây mía có khả năng tận dụng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp (tối đa có thể đạt 5 – 7%). Mía là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường được trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, là lúc lượng mưa thấp. Đến mùa mưa mía được 4 – 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dầy, diện tích lá gấp 4 – 5 lần diện tích đất làm cho mưa không rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi núi trung du và làm tăng độ phì nhiêu cho đất 2 . Trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới hiện nay mà Đảng và nhà nước ta xác định là cần thực hiện “chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt hơn niềm năng kinh tế - xã hội vốn có của mỗi vùng, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. 1 Mía – Wikipedia tieng viet http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa 2 Trần Văn Sỏi (2003), Sách cây mía, NXB Nghệ An. 1 Cùng với sự phát triển chung của cả nước nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Quảng Uyên, khoá XVIII đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó khẳng định vai trò cây mía nguyên liệu trong xoá đói giảm nghèo và coi đây là “cây mũi nhọn” của địa phương. Quảng Uyên là một trong những huyện mà được công ty mía đường Cao Bằng bao tiêu sản phẩm. Xã Phi Hải với đơn vị hành chính bao gồm 24 xóm, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chỉ đạo trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao. Do đó người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến tình trạng mặc dù diện tích mía trong những năm qua được mở rộng hơn. Nhưng năng suất mía không cao. Xã Phi Hải vẫn chưa tiến tới phát triển cây mía bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây mía của hộ nông dân, qua đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất mía, nâng cao thu nhập và đời sống nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nắm được thực trạng sản xuất mía, những nhân tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả cây mía. - Đánh giá hiệu quả sản xuất mía tại xã Phi Hải. - Đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố lý thuyết cho sinh viên. - Giúp rèn luyện kỹ năng, làm quen với công việc ngoài thực tế, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này. 2 - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học vào đề tài nghiên cứu khoa học. - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực hiện hiệu quả trồng mía. Qua đó giúp cho người dân có cơ sở để tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất mía. - Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng mía trên địa bàn xã Phi Hải trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ. 4. Bố cục khóa luận Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở về hộ nông dân 1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân: Theo giáo sư Đào Thế Tuấn (1996): “Hộ nông dân là những người có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình cho sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào kinh tế thị trường với mức độ hoàn hảo không cao” 3 . Như vậy, hộ nông dân khác với các hộ khác và khác với doanh nghiệp nông nghiệp ở quy mô sản xuất, nguồn lao động và mục tiêu thực hiện. 1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003 và quan điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau: - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường. - Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một hộ nông dân. - Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động. - Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả năng khắc phục lại hạn chế. - Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của nông là thiếu vốn 4 . 3 Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4 Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4 1.1.2. Cơ sở về hiệu quả kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” 5 . Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” 6 . Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ. Theo Farell (1957) và cộng sự thì chúng ta chỉ tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối” 7 . HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. 5 Ngô Đình Giao (1997), kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội. 6 P.samuelson và W.nordhaus (1991), giáo trình kinh tế học, viện quan hệ quốc tế. 7 M.J.Farrell (1957), the measurement of productive efficiency. Journal of the royal statistical society. 5 HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn ). Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về khái niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách, quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT. Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến hoặc là 6 quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối. HQKT Ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối: - Quy luật cung - cầu - Quy luật năng suất cận biên giảm dần. HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận, Xác định các yếu tố đầu vào: đó là những yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau: Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán chi phí, Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ. Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, không thể lượng hóa được. Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá trình sản xuất. Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù kết quả và HQ: 7 Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó 8 . Như vậy kết quả có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m 2 , m 3 , lít,… các đơn vị giá trị có thể đồng, triệu đồng, ngoại tệ… Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực sản xuất. 1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu HQKT đúng cần phân loại HQKT. Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau: * Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các khía cạnh sau: - HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của một quốc gia. - HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất định như công nghiệp, nông nghiệp - HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương. - HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình - HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất. * Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu: 8 Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8 - HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại. - HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. - HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng - HQ phát triển và bền vững: là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài. * Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành: - HQ sử dụng đất đai. - HQ sử dụng lao động. - HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn - HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân… 9 . 1.1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp và của nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên ta phải khấu trừ đi chi phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư ra càng lớn, phần dư ra của kết quả sản xuất chính là lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và nhà nước, muốn vậy bắt buộc nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý. Trong khi nguồn lực càng ngày càng giảm mà nhu cầu của con người lại càng tăng. Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: Chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. 9 Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9 Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này. Hiệu quả kinh tế càng nâng cao thì người sản xuất càng thu được lợi nhuận. Người tiêu dùng càng được cung cấp đa dạng về sản phẩm với giá rẻ hơn, chất lượng hàng hóa cao hơn. Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất và người tiêu dùng và cả xã hội đều quan tâm. 1.1.3. Cơ sở về phát triển sản xuất mía 1.1.3.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây mía Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng đầu tư phát triển ở nước ta. Nhiệm vụ chính của mía là sản xuất lấy đường. Đường giữ vai trò rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của con người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta. Ngoài ra mật lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo đông y nước mía có vị ngọt mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Mía có giá trị dược liệu cao nên người xưa coi nó là thang thuốc hồi mạch của trời. Trong mía, đường chiếm 20%, ngoài ra còn ít các acid hữu cơ như acid citric, acid malic, acid tartaric cùng nhiều chất vô cơ khác. Trong những năm qua, mía đã là cây trồng giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở thế giới Ngành mía đường thế giới phát triển từ thế kỷ thứ XVI. Sản lượng đường toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những năm cách mạng công nghiệp (1750-1830) khoảng 820 ngàn tấn/năm, trước thế chiến thứ nhất (1914- 1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đạt trên 174 triệu tấn/năm (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Sản xuất và nhập khẩu đường toàn cầu Đvt: 1.000 tấn Niên vụ Tồn trước niên vụ Sản xuất Nhập khẩu Tổng cung Xuất khẩu Tiêu dùng Tồn sau niên vụ 2008/09 43.650 143.888 44.859 232.397 47.881 152.955 31.561 10 [...]... khoa học về kinh tế hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất mía nói riêng - Thực trạng sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía của hộ nông dân trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Chọn điểm 2.3.1.1 Lựa chọn huyện nghiên... các các hộ sản xuất mía, quá trình sản xuất, tiêu thụ mía của các hộ nông dân ở xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 2.1.2.2 Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp giai đoạn 2011 – 2013, số liệu sơ cấp từ tháng 2 – 5/ 2014 2.2 Nội dung nghiên cứu - Cơ sở khoa... được người Pháp đánh giá là “Thiên đường trồng mía ở Việt Nam” 1.2.3 Tình hình sản xuất mía ở Cao Bằng Vùng nguyên liệu mía của công ty mía đường Cao Bằng nằm ở 3 huyện của tỉnh Cao Bằng: huyện Phục Hòa, Quảng Uyên và Thạch An với số hộ trồng mía là 6.705 hộ và 32 xã (Thị trấn) tham gia trồng mía Diện tích và sản lượng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.7: Diện tích và sản lượng mía qua 3 niên vụ (2010... xã để góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển chung của đất nước, đưa xã thoát khỏi tình trạng nghèo đói 3.2 Thực trạng sản xuất mía của xã Phi Hải Sản xuất mía đường là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quảng Uyên Huyện có 13/17 xã, thị trấn trồng mía nguyên liệu Vụ mía năm 2013, toàn huyện có diện tích đất trồng mía là 1.156,46 ha, trong đó trồng mới 385 ha Trồng mía. .. phía bắc huyện Quảng Uyên, cách trung tâm huyện 6km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.052,92 ha, có ranh giới địa chính như sau: - Phía bắc giáp: Xã Xuân Nội huyện Trà Lĩnh và xã Trung Phúc huyện Trùng Khánh - Phía nam giáp: Xã Quốc Dân và xã Quốc Phong - Phía đông giáp: Xã Quảng Hưng - Phía tây giáp: Xã Quốc Toản huyện Trà Lĩnh 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình Là một xã thuộc tiểu vùng thấp của huyện nhưng... qua cây mía đã trở thành cây chủ đạo xóa đói giảm nghèo cho nông dân Không những vậy, đời sống của người nông dân cũng nâng cao hơn Trong tương lai cây mía được đánh giá là cây chủ đạo mà hộ nông dân tin tưởng và sản xuất Chính quy n địa phương ủng hộ việc mở rộng diện tích trồng mía Vì việc mở rộng, sản xuất mía phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương Cán bộ khuyến nông mở các... thuận lợi, cơ hội, thách thức trong việc sản xuất mía tại địa phương - Số liệu về điều kiện tự nhiên - Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội - Các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng mía hàng năm - Dân số trên địa bàn xã - Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch khuyến nông trong năm tới Điều tra người dân Tổng hợp số liệu Điều kiện Sơ đồ 2.1: Phương pháp nghiên cứu tự nhiên, kinh tế Phân tích... 34 Hộ cận nghèo n=9 Hộ nghèo n=7 19 8.9% 71,1% 8.9% 12% 28 3,57% 66,93% 23,8% 5,7% 7 14,29% 56,81% 14% (Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả) 14,9% 23 Từ số liệu thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây mía trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế. .. hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quy t việc làm cho lao động nông nghiệp Ngành mía đường được giao “Không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội” Tình hình sản xuất mía đường chia ra làm các giai đoạn: 1.2.2.1 Tình hình sản xuất mía đường từ 1995 đến 2000 Ngành mía đường Việt Nam đến năm 1994 - 1995 vẫn chưa sản xuất được đủ đường... triển cơ sở hạ tầng, phát triển thêm ngành dịch vụ Có như vậy mới nhanh chóng thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân trong xã 34 3.1.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phi Hải là một xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của xã các cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa, ngô, mía, các cấp chính quy n cùng cán bộ khuyến nông chủ chương động viên . “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở QUY MÔ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHI HẢI, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Mía. cứu - Cơ sở khoa học về kinh tế hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất mía nói riêng. - Thực trạng sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. -. động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế của

Ngày đăng: 02/04/2015, 00:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp và của nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên ta phải khấu trừ đi chi phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư ra càng lớn, phần dư ra của kết quả sản xuất chính là lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và nhà nước, muốn vậy bắt buộc nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý. Trong khi nguồn lực càng ngày càng giảm mà nhu cầu của con người lại càng tăng.

  • Ngoài ra mật lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo đông y nước mía có vị ngọt mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Mía có giá trị dược liệu cao nên người xưa coi nó là thang thuốc hồi mạch của trời. Trong mía, đường chiếm 20%, ngoài ra còn ít các acid hữu cơ như acid citric, acid malic, acid tartaric cùng nhiều chất vô cơ khác. Trong những năm qua, mía đã là cây trồng giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo.

  • Quốc gia

  • Năng suất (tấn/ha)

  • Quốc gia

  • Năng suất (tấn/ha)

  • Peru

  • 123

  • Mozambique

  • 79,6

  • Colombia

  • 120

  • Thái Lan

  • 77,3

  • Nicaragua

  • 102,4

  • Mexico

  • 70

  • Swaziland

  • 98

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan