Môn: GDCD lớp 9 Đề cương ôn tập

4 5.4K 102
Môn: GDCD lớp 9 										  Đề cương ôn tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn: GDCD lớp 9 Đề cương ôn tập I. Lý thuyết: 1. Thế nào là tự chủ? Tính tự chủ được thể hiện như thế nào? 2. Nêu ý nghĩa của tính tự chủ? 3. Vì sao con người cần phải có tính tự chủ? Cho ví dụ về những hành vi tự chủ và thiếu tự chủ. 4. Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình? 5. Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh? 6. Để bảo vệ hòa bình chúng ta phải làm gì? Nêu những hoạt động bảo vệ hòa bình mà em biết. 7. Hợp tác là gì? Cơ sở của sự hợp tác? Vì sao phải có sự hợp tác? 8. Đảng và Nhà nước hợp tác với các nước khác dựa trên nguyên tắc nào? 9. Thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo? Biểu hiện của năng động sáng tạo? 10. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ? II. Bài tập: • Xem lại các bài tập tình huống đã làm ở sách giáo khoa • Giải quyết tình huống theo chủ đề • Thể hiện quan điểm của bản thân trước những tình huống, những vấn đề đã học trong cuộc sống. • Sưu tầm ca dao, tục ngữ về các chủ đề đã học

PHÒNG GD&ĐT QUẬN LIÊN CHIỂU KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG Môn: GDCD lớp 9 Đề cương ôn tập I. Lý thuyết: 1. Thế nào là tự chủ? Tính tự chủ được thể hiện như thế nào? * Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. * Biểu hiện: - Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin. - Biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, tình cảm của mình. - Biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình. 2. Nêu ý nghĩa của tính tự chủ? * Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạp đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. 3. Vì sao con người cần phải có tính tự chủ? Cho ví dụ về những hành vi tự chủ và thiếu tự chủ. * Con người cần phải có tính tự chủ, vì: - Nếu không có tính tự chủ, con người dễ xa vào các tệ nạn xã hội, làm những việc sai trái, không đúng đắn. - Ví dụ: + Học sinh: chuồn học, chơi điện tử,… + Người khác (công chức nhà nước, giám đốc,…): tham nhũng,… + Thanh niên: sa vào ma túy, rượu bia, bài bạc,… * Ví dụ: - Tự chủ: + Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân. + Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động. + Cần điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. - Thiếu tự chủ: + Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn. + Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý. + Tính bột phát trong giải quyết công việc. 4. Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình? * Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. * Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 5. Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh? * Hậu quả của chiến tranh: + Tàn phá cơ sở vật chất Xã hội không phát triển được + Gây đau thương, chết chóc, tàn phế, bệnh tật,… - Lợi ích của hòa bình: + Bình yên, no ấm, hạnh phúc Cần phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh. 6. Để bảo vệ hòa bình chúng ta phải làm gì? Nêu những hoạt động bảo vệ hòa bình mà em biết. * Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người ; thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới. * Những hoạt động bảo vệ hòa bình mà em biết: + Biết lắng nghe, thừa nhận những điểm mạnh của người khác. + Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. + Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh. 7. Hợp tác là gì? Cơ sở của sự hợp tác? Vì sao phải có sự hợp tác? * Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. * Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo…) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. 8. Đảng và Nhà nước hợp tác với các nước khác dựa trên nguyên tắc nào? * Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hôi chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ; bình đẳng và cùng có lợi ; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình ; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… 9. Thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo? Biểu hiện của năng động sáng tạo? * Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. * Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc và những cái đã có. * Người năng động, sáng tác là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt kết quả cao. 10. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ? * Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước . * Ví dụ: Trong học tập chúng ta năng động học trên lớp, học bạn bè, học trong sách sẽ tìm ra được nhiều cách học hay, cách giải bài tập tốt (sáng tạo). Khi học tốt, tìm ra cách giải mới (sáng tạo) chúng ta sẽ cố gắng, vui vẻ để học tốt hơn nữa, tìm ra nhiều cách giải bài tập tốt hơn nữa (năng động). II. Bài tập: • Xem lại các bài tập tình huống đã làm ở sách giáo khoa • Giải quyết tình huống theo chủ đề • Thể hiện quan điểm của bản thân trước những tình huống, những vấn đề đã học trong cuộc sống. • Sưu tầm ca dao, tục ngữ về các chủ đề đã học 1. Chí công vô tư: - Thượng bất chính, hạ tắc loạn - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . - Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ( Hồ Chí Minh ) - Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu 2. Tự chủ: - Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Quyết tâm của con người, dù bị người khác ngăn trở nhưng cũng vững vàng không thay đổi ý định của mình. - Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - Có khó mới có miếng ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho. 3. Dân chủ và kỉ luật: * Dân chủ: - Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Đấu tranh giành tự do độc lập cho Tổ quốc, đã thành chân lí của thời đại Hồ Chí Minh ) - Thà làm chim sẻ trên cành Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng. * Kỉ luật: - Tôn ti trật tự. - Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước. 4. Bảo vệ hòa bình: - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong 1 nước phải thương nhau cùng. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. * Chiến tranh chính nghĩa: là các nước tiến hành chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. * Chiến tranh phi nghĩa: là chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố. 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: - Anh em bốn bể một nhà. - Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em. - Tứ hải giai huynh đệ. 6. Hợp tác cùng phát triển: - Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. - Góp gió thành bão. 7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: - Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy - Bán tự vi sư, nhất tự vi sư - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 8. Năng động, sáng tạo: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn - Học một biết mười - Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi 9. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: - Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. - Ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn. - Một người hay lo, bằng kho người hay làm. Chúc các bạn làm bài tốt! Good luck! . QUẬN LIÊN CHIỂU KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG Môn: GDCD lớp 9 Đề cương ôn tập I. Lý thuyết: 1. Thế nào là tự chủ? Tính tự chủ được thể hiện như thế nào? *. vấn đề đã học trong cuộc sống. • Sưu tầm ca dao, tục ngữ về các chủ đề đã học 1. Chí công vô tư: - Thượng bất chính, hạ tắc loạn - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . - Phải để việc công,. nữa, tìm ra nhiều cách giải bài tập tốt hơn nữa (năng động). II. Bài tập: • Xem lại các bài tập tình huống đã làm ở sách giáo khoa • Giải quyết tình huống theo chủ đề • Thể hiện quan điểm của bản

Ngày đăng: 01/04/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan