YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN.

9 4.1K 42
YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán trong văn học Trung đại, là thể loại văn xuôi độc đáo phản ánh hiện thực qua cái kỳ lạ. Kết cấu của mỗi truyện truyền kì thống nhất bởi hai hạt nhân cơ bản: kì và thực. Vai trò của các yếu tố, sự tác động qua lại giữa chúng thay đổi qua mỗi giai đoạn cụ thể của sự phát triển thể loại. Theo quan niệm ngày nay thì truyện truyền kì phải là một truyện ngắn được tạo bởi hai yếu tố cơ bản là kì và thực. Cái kì trong truyện truyền kì Trung đại việt nam phát triển từ thụ động sang ý thức. Từ cái kỳ mang nặng ảnh hưởng trực tiếp của văn học dân gian, sử kí, tôn giáo đến cái kì được nhà văn sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, như một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm. Song khi yếu tố thực đậm dần lên trong truyện thì cái kì dường như cũng bắt đầu bộc lộ thế yếu có thể bị thay thế của nó. Con người trần tục đã khẳng định tài trí và uy quyền của mình trước thế lực siêu nhiên. Tuy vậy, yếu tố kì không mất đi mà bổ sung cho yếu tố thực, tạo nên thể loại truyện truyền kì đặc sắc, nếu thiếu cái kì, truyện sẽ trở thành truyện ký, nếu thiếu cái thực, giầu cái quái, truyện dễ ngiêng về chí quái. Giai đoạn thế kỉ XV – XVI, van học mở sang một trang sử mới, văn xuôi tự sự dần tách khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng. Đây là thời kỳ phồn vinh của truyện truyền kì. Nó đạt đến đỉnh cao rực rỡ nhất mà không một thể loại văn học nào trong giai doạn này sánh kịp. Với hình thức dùng yếu tố kì ảo làm phương thức truyền tải nội dung, truyện truyền kì hấp dẫn mọi thế hệ độc giả. Người đọc như được sống trong một thế giới đầy mộng ảo cùng với nhân vật, một thế giới kỳ diệu của thời gian, cả bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa phi định hướng, huyền ảo, thoắt ẩn, thoắt hiện, đang từ quá khứ trở về thực tại, đang ở thực tại lại đi tới tương lai rồi lại quay về quá khứ. Con người đang sống trong cõi dương thoắt ẩn về cõi âm và với khoảng thời gian ảo hóa có thể co 8 thế kỷ vào 1 năm… Trong thế giới truyền kì, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên phật, ma quỷ…biến thành người và được tiếp xúc với cả những kiếp người trầm luân, khổ ải đang sống quanh ta. Một thế giới vừa hư vừa thực, có cả cái thấp hèn và cao thượng, có cả những chuyện sinh hoạt đời thường hằng ngày như: chuyện tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa, sự ghen tưông, lòng đố kị… Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì và thực một cách nhuần nhuyễn trong tác phẩm của mình. Sau đây tôi xin phân tích truyện Từ Thức lấy vợ tiên ( trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) để làm rõ mối quan hệ giữa yếu tố kì ảo và hiện thực cuả tác phẩm này.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán trong văn học Trung đại, là thể loại văn xuôi độc đáo phản ánh hiện thực qua cái kỳ lạ. Kết cấu của mỗi truyện truyền kì thống nhất bởi hai hạt nhân cơ bản: kì và thực. Vai trò của các yếu tố, sự tác động qua lại giữa chúng thay đổi qua mỗi giai đoạn cụ thể của sự phát triển thể loại. Theo quan niệm ngày nay thì truyện truyền kì phải là một truyện ngắn được tạo bởi hai yếu tố cơ bản là kì và thực. Cái kì trong truyện truyền kì Trung đại việt nam phát triển từ thụ động sang ý thức. Từ cái kỳ mang nặng ảnh hưởng trực tiếp của văn học dân gian, sử kí, tôn giáo đến cái kì được nhà văn sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, như một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm. Song khi yếu tố thực đậm dần lên trong truyện thì cái kì dường như cũng bắt đầu bộc lộ thế yếu có thể bị thay thế của nó. Con người trần tục đã khẳng định tài trí và uy quyền của mình trước thế lực siêu nhiên. Tuy vậy, yếu tố kì không mất đi mà bổ sung cho yếu tố thực, tạo nên thể loại truyện truyền kì đặc sắc, nếu thiếu cái kì, truyện sẽ trở thành truyện ký, nếu thiếu cái thực, giầu cái quái, truyện dễ ngiêng về chí quái. Giai đoạn thế kỉ XV – XVI, van học mở sang một trang sử mới, văn xuôi tự sự dần tách khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng. Đây là thời kỳ phồn vinh của truyện truyền kì. Nó đạt đến đỉnh cao rực rỡ nhất mà không một thể loại văn học nào trong giai doạn này sánh kịp. Với hình thức dùng yếu tố kì ảo làm phương thức truyền tải nội dung, truyện truyền kì hấp dẫn mọi thế hệ độc giả. Người đọc như được sống trong một thế giới đầy mộng ảo cùng với nhân vật, một thế giới kỳ diệu của thời gian, cả bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa phi định hướng, huyền ảo, thoắt ẩn, thoắt hiện, đang từ quá khứ trở về thực tại, đang ở thực tại lại đi tới tương lai rồi lại quay về quá khứ. Con người đang sống trong cõi dương thoắt ẩn về cõi âm và với khoảng thời gian ảo hóa có thể co 8 thế kỷ vào 1 năm… Trong thế giới truyền kì, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên phật, ma quỷ…biến thành người và được tiếp xúc với cả những kiếp người trầm luân, khổ ải đang sống quanh ta. Một thế giới vừa hư vừa thực, có cả cái thấp hèn và cao thượng, có cả những chuyện sinh hoạt đời thường hằng ngày như: chuyện tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa, sự ghen tưông, lòng đố kị… Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì và thực một cách nhuần nhuyễn trong tác phẩm của mình. Sau đây tôi xin phân tích truyện Từ Thức lấy vợ tiên ( trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) để làm rõ mối quan hệ giữa yếu tố kì ảo và hiện thực cuả tác phẩm này. II. NGUỒN GỐC CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN. 1. NGUỒN GỐC CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO Yếu tố kì ảo chịu ảnh hưởng từ văn học dân gian. Sự hình thành của bất kỳ nền văn học viết dân tộc nào cũng được nuôi dưỡng bởi suối nguồn văn học dân gian của dân tộc ấy. Thể truyền kì không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng được nuôi dưỡng từ nguồn sữa mẹ văn học dân gian – một trong những ngọn nguồn sản sinh ra yếu tố kì ảo. Đặc biệt, Truyền kì mạn lục chứa đựng những yếu tố kì ảo chứa đựng trong văn học dân gian. Đối với văn học trung đại, do chưa hiểu rõ các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội nên họ tưởng tượng ra các thế lực siêu nhiên nhờ các thần linh và những điều kỳ diệu. Họ tin vào thế giới bên kia, con người còn tồn tại và và có thể “ âm dương phù hộ”, hỗ trợ, linh ứng cho người còn sống. Truyện Từ Thức lấy vợ tiên là truyện sử dụng cốt truyện có sẵn trong dân gian, đã được tập hợp trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, đó là truyện “ Sự tích đồng Từ Thức”. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ không chỉ kế thừa từ văn học dân gian mà còn thấm nhuần các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo để tạo nên yếu tố kì ảo phong phú trong các câu truyện truyền kì. Yếu tố kì ảo trong văn xuôi Việt Nam nói chung, Truyền kì mạn lục nói riêng ở giai đoạn này đều bị tri phối trực tiếp bởi tín ngưỡng tôn giáo. Nó mang dấu ấn của một thời văn – sử - triết bất phân. Đó chính là niềm tin vào con người có nhân duyên qủa kiếp luân hồi của đạo phật. Bên cạnh Phật giáo, yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục còn chịu ảnh hưởng đậm của Đạo giáo, Nguyễn Dử tìm thấy trong huyền thoại của Đạo giáo sự gần gũi với quan điểm sáng tác của ông. Bởi thế giới kì ảo của Đạo giáo gắn liền với tư tưởng thoát ly hiện thực, gắn với triết lí sống phóng khoáng, hòa mình vào thiên nhiên, sẵn sang phiêu lưu với truyện kì thú. Trong Từ Thức lấy vợ tiên, ta gặp được cảnh tiên, người tiên. Khi bản thân Từ Thức là một nhà Nho mà tự thân chán ghét cuộc đời bụi bặm chốn quan trường, bỏ về nơi non xanh nước biếc thả hồn thơ “ Ta không thể vì số lượng năm đấu gạo đó mà buộc mình trong áng lợi danh. Đã là một mái chèo về nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu”. 2. NGUỒN GỐC CỦA YẾU TỐ HIỆN THỰC Nguồn gốc, ảnh hưởng của yếu tố hiện thực trong Từ Thức lấy vợ tiên là từ văn học dân gian, văn học viết và từ thực tại đời sống mà Nguyễn Dữ đã tai nghe mắt thấy. Văn học dân gian không chỉ chứa đựng yếu tố kì ảo mà đến giai đoạn sau như các thể loại cổ tích, ca dao, vè, truyện, thơ…đã phần nào phản ánh hiện thực xã hội phân chia giai cấp. Ta gặp trong thế giới cổ tích ngoài đường viền kì ảo là những số phận bất hạnh của con người thấp cổ bé họng như người con riêng, trẻ đi ở, trẻ mồ côi Yếu tố hiện thực còn thể hiện trong những bài ca dao trào phúng, trong tiếng hát than thân trách phận của bao nhiêu số phận đau khổ về người phụ nữ xưa đã kết đọng trong câu “ thân em”, “ thân cò”. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng tạo nên tính hiện thực trong Từ Thức Lấy vợ tiên nói riêng và Truyền kỳ mạn lục nói chung là bối cảnh xã hội lúc bấy giờ mà Nguyễn Dữ đã thấm thía, ông đã in dấu thời đại vào tác phẩm của mình. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ HIỆN THỰC TRONG “TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN” CỦA NGUYỄN DỮ. 1. BIẾU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO Không gian kì ảo: Theo Đạo giáo, khi con người ta tu hành đắc đạo sẽ trở thành tiên, thánh, được sống ở miền cực lạc, hưởng thú an nhà tiêu dao. Nơi ấy thật xa xăm với cõi tục, đó chính là không gian tiên cảnh được Nguyễn Dữ tái hiện trong nhiều truyện. Song, tiêu biểu hơn hết cả là truyện Từ Thức lấy vợ tiên. Từ Thức và Giáng Hương tuy không có lá thắm se duyên như Tú Uyên và Giáng Kiều trong Bích cân kì ngộ (Đặng Trần Côn) . Song, tuy chỉ một lần gặp mặt, một lần cứu giúp Giáng Hương cũng khiến Từ Thức nao lòng bỏ việc quan đi tìm bóng dáng người xưa: “Một hôm, Từ Thức dậy sớm, trông ra cửa bể Thần Phù ở phía ngoài xa vài dặm thấy có đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đóa sen, vội trèo ra thì thấy một trái núi rất đẹp, khiến Từ phải thốt lên : “ ý giả là non tiên rụng xuống vết trần hiện ra đây chăng?” Tác giả đã tưởng tượng ra cõi trần và cõi tiên thực sự cách trở rõ rệt bằng “ vách đá cao vút nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng” đến khi chàng thi sĩ đề thơ: Bến vô chàng ngư, tìm thử hỏi Thôn Đào chi hộ lối quanh quanh Thì bỗng thấy vách đá nứt toác ra một cái hang, đây là hiện tượng kì lạ mà chàng chưa từng thấy. Chàng lần qua hang tối là cảnh: “ bầu trời sáng sủa, chung quanh toàn những lâu đài nguy nga, mây xanh sáng đỏ bám ở lan can, cỏ lạ hoa kì bám đầy trước cửa”. Vậy là Từ Thức đã đến cõi tiên nơi nguy nga, lộng lẫy, phong cảnh tuyệt đẹp khiến chàng nho sinh ngỡ mình đang còn trong giấc mộng, chàng mạnh dạn hỏi, bà tiên áo trắng chỉ bảo rõ ràng để chàng biết được. Đúng như ý nghĩ của chàng, bà tiên giải thích “ Đây là núi Phù Lai, một động tiên thứ 6 trong 36 động bồng bềnh ngoài biển cả, dưới không có bám búi như núi La Phù tan hợp theo với gió mưa, như các ngọn Bồng Lai co duỗi theo với sóng gợn”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã giúp chúng ta hình dung ra cõi tiên thật đẹp, thật lung linh, huyền ảo, thực hư lẫn lộn, biến đổi khôn lường. Thời gian kì ảo trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ không chỉ giới hạn trong thời gian ngày và đêm mà ông còn đưa ta tới thời gian vĩnh hằng nơi tiên cảnh trong Từ Thức lấy vợ tiên. Chàng Từ Thức ngạc nhiên khi thấy quần tiên nói: “chúng tôi chơi ở cõi này mới tám vạn năm mà bể nam đã ba lần tung bụi”. Theo quan niệm Đạo giáo, ai tu được đến cõi tiên thì sẽ trường thọ vĩnh cửu, thoát khỏi giới hạn tuổi thọ của người đời. Đó chính là mục đích của đạo thần tiên. Song Từ Thức ở cõi tiên nhưng lòng vẫn hướng về cõi trần, ở tiên giới mỗi một năm mà lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót. Chàng không ngờ rằng ở hạ giới đã đi qua hơn 80 năm. Vậy phải chăng, theo đúng quan niệm người xưa, một ngày trên trời bằng 3 thu dưới hạ giới. Đúng là một sự liên tưởng kì thú chỉ có trong truyền kì. Nhân vật kì ảo kết hợp với hành vi kì ảo: trong Từ Thức lấy vợ tiên, nhân vật kì ảo phải kể đến là tiên nữ Giáng Hương. Giáng Hương vốn là một tiên nữ sống nơi bồng lai tiên cảnh, nơi được nhân gian gọi là miền cực lạc, cõi thiên đường và tiên nữ thường xem là biểu trưng cho sắc đẹp kiều diễm. Giáng Hương được miêu tả là 1 người con gái trong độ tuổi 16, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời. Nàng chủ động xuống cõi trần xem hoa, chẳng may cành hoa bị gãy. May có Từ Thức – một quan tri huyện hiền đức cứu giúp mới thoát nạn. Và cũng từ ấy, chàng Từ Thức việc sổ sách ùn lại, rồi từ quan bỏ vòng danh lợi theo thú tiêu giao sơn thủy “ âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh uốn chẳng phụ gì ta đâu vậy”. Từ đó, “ một cánh buồm gió, một lá thuyền nan phóng đãng giang hồ, thích đâu đến đó”. Do tư tưởng phóng đãng này mà Từ Thức đã đến được cõi tiên, nơi Giáng Hương đang đợi chờ chàng kết tóc se duyên. Giáng Hương ở cõi tiên không đau khổ buồn phiền, vì thời gian vô tận, cuộc sống vĩnh hằng. Vậy mà, nàng cảm thấy nơi đây tẻ nhạt, chán ngán, nàng đã tự đi tìm hạnh phúc dưới trần gian. Bởi nàng thừa nhận mình là người “ bấy tình chưa trăm cảnh dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vương duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục”, đến khi gặp Từ Thức thì nàng thực sự mới có hạnh phúc. Bên cạnh Giáng Hương, trong truyện ta còn thấy rất nhiều tiên nữ khác như tiên mẫu Giáng Hương phúc hậu đoan trang, các quần tiên quanh việc mừng hôn lễ giữa Từ Thức và Giáng Hương. 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN THỰC Cùng với yếu tố kì ảo, yếu tố hiện thực cũng là yếu tố cơ bản mà Nguyễn Dữ mô tả trong Truyền kì mạn lục. Trong lịch sử văn xuôi dân tộc, Nguyễn Dữ là người đầu tiên dựng lên tác phẩm của mình một bức tranh hiện thực đa dạng, sinh động và sâu sắc đến vậy. Trong truyền kì mạn lục, có loại truyện vạch trần chế độ đen tối của giai cấp thống trị phong kiến lúc suy thoái, đồng tình với cảnh ngộ của người dân lương thiện bị chà đạp, gián tiếp phản ánh sự phẫn nộ của quần chúng trước những tệ nạn của xã hội phong kiến. Có loại truyện lại viết về cuộc sống, lý tưởng của kẻ sĩ. Chàng Từ Thức trong Từ Thức lấy vợ tiên, cố gắng học hành đã làm đến tri huyện Tiên Du vẫn không muốn ràng buộc mình vào áng lợi danh mà lại muốn “ một mái chèo về nước biếc non xanh”, đi du ngoạn vùng sơn thủy hữu tình. Xã hội phong kiến đen tối đến mức ngay cả các Nho sĩ cũng không muốn tu chí học hành ra giúp dân. Đúng như nhà nghiên cứu M. TKatrow trong bản dịch Truyền kì mạn lục đã nhận xét: “ Nguyễn Dữ đã suy nghĩ có tính phạm trù về thời đại mình” qua hàng loạt những “ hình tượng điển hình” của tầng lớp thống trị đương thời với một cách đánh giá không thiên vị mà sâu sắc. Bên cạnh đó, thông qua những cuộc tình duyên giữa người với ma, người với tiên, tác giả còn lên tiếng bênh vực, phần nào cổ xuý cho những nhu cầu tình cảm, những khát khao yêu đương trần thế của con người, đặc biệt của người phụ nữ. Dù trong lốt thần tiên hay ma quỉ thì các cô gái trong Truyền kì mạn lục vẫn hiện lên với những cảm xúc chân thật nhất trong tình yêu. Là truyện ma, truyện hư ảo nhưng khát vọng yêu đương là có thật. Đó là một nhu cầu rất nhân bản và chính đáng. Chính vì thế mà Giáng Hương – một nàng tiên cũng không thoát khỏi lòng trần “hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi tục” IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ KÌ VÀ YẾU TỐ THỰC Nguyễn Dữ rất có ý thức trong việc sử dụng yếu tố kì như một hạt nhan tự sự và một bút pháp nghệ thuật để chuyển tải một cách hình tượng những tư tưởng của mình. Cái kì không phải là cái được bổ sung thêm hay gạt bỏ đi mới thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm như một số nhà nghiên cứu đã khẳng định. Sự kết hợp hai yếu tố kì và thực đến độ nhuần nhuyễn đã tạo nên đặc trưng riêng của truyện Từ Thức lấy vợ tiên nói riêng và thể loại truyền kì nói chung. Cái kì không những không mất đi mà còn trở thành yếu tố nghệ thuật , thành đối tượng phản ánh của nhà văn. Trong Từ Thức lấy vợ tiên, cái kì trở thành nền tảng để biểu hiện cái thực. Nếu con người trong các tác phẩm ở giai đoạn trước được tác giả miêu tả phải nhờ đến sức mạnh siêu nhiên của thần linh mới chiến thắng được kẻ thù thì ở đây cái kì lạ lại diễn ra chính là nhờ vào kết quả những hành động của con người bình thường. Trong Từ Thức lấy vợ tiên, cái kì còn là phương thức để giải thoát số phận bi kịch của con người nơi trần thế, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người. Giáo lý Nho gia nghiệt ngã từng trói buộc lý trí và hành động của Từ thức, nay không còn đủ sức cám dỗ và mê hoặc chàng nữa. Chàng đi tìm hạnh phúc trong thiên nhiên diễm lệ nhưng không thành và chàng tìm đến với tiên giới. Với Từ Thức, vào cõi tiên có nghĩa là thoát li cái xã hội suy đồi, trốn tránh cảnh vì năm đấu gạo mà uốn lưng cong gối, trốn tránh cõi trần nhỏ hẹp, kiếp đời ngắn ngủi. Cảnh cõi tiên cũng khác với cảnh phàm trần, hoàn toàn không vường bụi trần với toàn những “lâu đài nguy nga, mây xanh rang đỏ”. Ở nơi không gian kì ảo ấy, Từ Thức đã thực hiện được những khát vọng ở trần thế, chàng có được cuộc sống đầy đủ bên vợ đẹp Giáng Hương. Nhưng tác giả nói đến cõi mộng cũng là để khẳng định con người không thể thoát khỏi cuộc sống trần thế, con người vẫn phải nhìn vào hiện thực. Không gian tiên cảnh kia dù hấp dẫn đến mấy thì con người vẫn phải trở về với chính bản thể của mình. Chính vì vậy mà giấc mộng của Từ Thức thoát li cõi thực, tìm đến hạnh phúc nơi tiên cảnh không thành, lòng trần lại khao khát hướng về cõi trần. Cảnh tiên huyền ảo lộng lẫy, không khí tấp nập vui vầy nơi quần tiên tụ hội không đủ sức để níu kéo bước chân người Nho sĩ ở lại. Trở về cõi trần, chàng bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Cõi tiên là quá khứ chẳng thể trở lại, chàng thấm thía hơn bao giờ hết số phận của mình trên thế gian. Cảnh tiên tráng lệ, đủ đầy chỉ làm tăng thêm bi kịch của kẻ sĩ không chốn nương thân. Dưới ngòi bút của nhà văn họ Nguyễn, cái thần kì,cổ tích đã được nhào nặn để trở thành chất liệu hiện thực, gắn liền với đời thường. Cái kì đã nâng cái thực lên một cấp độ phản ánh cao hơn chính bản thân nó. . dân gian. Đối với văn học trung đại, do chưa hiểu rõ các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội nên họ tưởng tượng ra các thế lực siêu nhiên nhờ các thần linh và những điều kỳ diệu. Họ tin vào. một truyện ngắn được tạo bởi hai yếu tố cơ bản là kì và thực. Cái kì trong truyện truyền kì Trung đại việt nam phát triển từ thụ động sang ý thức. Từ cái kỳ mang nặng ảnh hưởng trực tiếp của. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán trong văn học Trung đại, là thể loại văn xuôi độc đáo phản ánh hiện thực qua cái kỳ lạ. Kết cấu của mỗi truyện truyền

Ngày đăng: 01/04/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan