Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

197 817 0
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND tnh Qung Tr - Trng i hc Khoa hc T nhiờn, HQGHN Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nớc do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trờng H Ni - 2007 4 Danh sách cán bộ tham gia đề tài 1. TS. Nguyễn Tiền Giang, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội Chủ trì đề tài 2. TS. Trần Ngọc Anh, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội Th ký đề tài 3. TS. Nguyễn Thanh Sơn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 4. TS. Nguyễn Thọ Sáo, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 5. TS. Trần Anh Tuấn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 6. ThS. Nguyễn Huy Phơng, Viện Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội 7. CN. Ngô Chí Tuấn,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 8. ThS. Nguyễn Hữu Nam, Sở Tài nguyên Môi trờng tỉnh Quảng Trị 9. NCS. Nguyễn Đức Hạnh, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 10. NCS. Trần Anh Phơng, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 10.NCS. Trần Thanh Hà, Viện Việt Nam học và Phát triển bền vững 11.CN. Lê Quốc Huy, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội 13.CN. Nguyễn Thanh Tùng, Viện Khoa học KTTV và Môi trờng 14. CN Nguyễn Trọng Hữu, Sở Tài nguyên Môi trờng tỉnh Quảng Trị 15. CN Hoàng Việt Thịnh, Sở Tài nguyên Môi trờng tỉnh Quảng Trị 5 Mục lục Mở đầu Chơng1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và Chiến lợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị 10 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 10 1.1.1. Vị trí địa lý 10 1.1.2. Địa hình, địa mạo 10 1.1.3. Địa chất, thổ nhỡng 12 1. Địa chất 12 2. Thổ nhỡng 12 1.1.4. Thảm thực vật 13 1.1.5. Khí hậu 14 1. Ma 14 2. Nhiệt độ không khí 15 3. Độ ẩm tơng đối 16 4. Bốc hơi 16 5. Số giờ nắng 16 6. Gió và bão 16 1.1.6. Thuỷ văn 18 1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tỉnh quảng Trị 20 1.2.1. Tài nguyên đất 20 1.2.2. Tài nguyên nớc 26 1.2.3. Tài nguyên thuỷ hải sản 28 1.3. Chiến lợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị 30 1.3.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị 30 1. Dân số 30 2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh 31 3. Nông - lâm nghiệp 31 4. Thuỷ sản 32 5. Công nghiệp 32 6. Y tế - Giáo dục 32 7. Các ngành khác 33 1.3.2. Chiến lợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị 34 chơng2. Điều tra hiện trạng, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và xâm nhập mặn tỉnh quảng trị 37 2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản 37 2.1.1. Đối tợng nuôi trồng thuỷ sản 37 2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản 38 1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nớc ngọt 38 2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nớc mặn, lợ 40 6 2.1.3. Sản lợng nuôi trồng thuỷ sản 44 1. Sản lợng nuôi theo các loại hình mặt nớc 45 2. Sản lợng nuôi theo các huyện thị 45 2.1.4. Tình hình dịch bệnh và cách phòng trừ trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 46 2.1.5. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi 47 2.1.6. Dịch vụ hậu cần cho NTTS 48 1. Sản xuất và cung ứng giống 48 2. Sản xuất và cung ứng thức ăn 50 2.1.7. Một số mô hình nuôi đợc áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 51 1. Mô hình nuôi thuỷ sản nớc ngọt 51 2. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản nớc mặn, lợ 53 2.1.8. Hình thức tổ chức và quản lý hoạt động nuôi thuỷ sản nớc lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 59 2.1.9. Đánh giá chung hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị 60 2.2. quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng trị đến 2020 61 2.2.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản 61 1. Định hớng chiến lợc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 61 2. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 62 3. Văn bản pháp lý về quản lý môi trờng vùng nuôi thuỷ sn tập trung 63 4. Quan điểm qui hoạch nuôi trồng thủy sản nớc lợ và nớc mặn 66 2.2.2. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 và 2020 67 1. Quy hoạch đến năm 2010 67 2. Qui hoạch đến năm 2020 68 2.3. Hiện trạng xâm nhập mặn trên các hệ thống sông chính tỉnh Quảng Trị 69 2.3.1 Tình hình chung 69 2.3.2. Biến đổi độ mặn vùng hạ lu sông theo thời gian 70 3. Biến đổi ngày của độ mặn 74 2.3.3 Biến đổi độ mặn vùng hạ lu sông theo không gian 75 1. Biến đổi độ mặn theo độ sâu thủy trực 75 2. Biến đổi độ mặn dọc sông và theo hệ thống sông 76 2.4. Quy hoạch phát triển nguồn nớc đẩy mặn hạ du đến 2020 80 2.4.1. Các công trình ngăn mặn 80 1. Trên hệ thống sông Bến Hải 80 2. Trên hệ thống sông Thạch Hãn 82 2.4.2. Quy hoạch nguồn nớc, góp phần đẩy mặn hạ du 83 1. Lu vực sông Bến Hải 83 2. Lu vực sông Thạch Hãn 86 chơng3. Đánh giá tài nguyên nớc phục vụ nuôi trồng thủy sản và đẩy mặn hạ du 90 3.1. Tính toán lợng nớc phục vụ nuôi trồng thủy sản và đẩy mặn hạ du 90 3.1.1. Số liệu phục vụ tính toán 90 1. Số liệu bốc hơi 90 7 2. Số liệu ma 91 3.1.2. Tính toán nhu cầu nớc lợ cho 1 ha nuôi 92 3.1.3. Tính nhu cầu nớc cho các thời kỳ 93 3.1.4. Tính toán lợng nớc ngọt đẩy mặn hạ du 95 1. Hiện trạng 95 2. Sau khi các công trình thủy lợi đợc quy hoạch 96 3.2. Chất lợng nớc các khu vực nuôi trồng thủy sản 97 3.2.1. Một số ảnh hởng của NTTS nuớc mặn, lợ đến môi trờng nớc 97 3.2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trờng nớc do nuôi trồng thuỷ sản tại vùng hạ lu Bến Hải và Thạch Hãn 99 1. Đánh giá chất lợng nớc thải của một số khu vực nuôi tôm 99 2. Đánh giá sự thay đổi chất lợng nớc sông theo không gian, thời gian do ảnh hởng của nớc thải từ các ao nuôi 101 3. Đánh giá ảnh hởng của một số lĩnh vực khác ngoài nuôi tôm lên chất lợng nớc sông 107 3.2.3. Đánh giá ảnh hởng hiện trạng môi trờng nớc lên NTTS nớc lợ 112 1. Cơ chế tác động của môi trờng nớc lên hoạt động nuôi tôm 112 2. Các yếu tố khí tợng, thủy văn và môi trờng ảnh hởng đến sự phát triển của tôm sú (Black tiger shrimp Penaeous monodon) 113 3. Đánh giá ảnh hởng chất lợng nớc mặt đến hoạt động nuôi tôm 116 3.2.4. Đánh giá ảnh hởng của nuôi tôm nớc mặn, lợ đến chất lợng nớc ngầm 120 1. Độ mặn 123 2. Clo- 123 3. Coliform 124 4. Kim loại nặng 124 3.2.5. Đánh giá ảnh hởng của nuôi tôm nớc mặn, lợ đến chất lợng nớc biển ven bờ 124 3.2.6. Nhận xét 125 chơng4. ô nhiễm nguồn nớc do nuôi trồng thủy sản và xâm nhập mặn hạ du dự báo và giải pháp 127 4.1. CƠ Sở Lý THUYếT CủA MÔ HìNH Dự BáO XÂM NHậP MặN Và LAN TRUYềN Ô NHIễM 127 4.1.1 Tổng quan 127 4.1.2 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 128 1. Giới thiệu chung 128 3. Phơng pháp giải 131 4. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu 133 5. Điều kiện ổn định 133 4.2 XÂY DựNG MÔ HìNH TíNH TOáN Và Dự BáO XÂM NHậP MặN trên hệ thống sông tỉnh Quảng Trị 133 4.2.1 Thiết lập mạng thủy lực 133 1. Tài liệu địa hình 134 2. Tài liệu công trình 135 3. Tài liệu thủy văn 136 4.2.2 Điều kiện ban đầu và điều kiện biên 137 4.2.3 Kiểm định mô hình 139 8 4.2.4 Dự báo tình hình xâm nhập mặn 143 4.2.5. Kết luận 152 4.3. TíNH TOáN Và Dự BáO Ô NHIễM DO NUÔI TRồNG THủY SảN 153 4.3.1. Thiết lập mạng tính toán và biên đầu vào 153 4.3.2 Dự báo tình hình ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 158 4.4 CáC GIảI PHáP CÔNG NGHệ Và CHíNH SáCH GIảM THIểU Ô NHIễM DO NUÔI TRồNG THủY SảN Và PHáT TRIểN MÔI TRƯờNG bền vững 168 4.4.1. Cơ sở phơng pháp luận 168 1. Phơng pháp phân tích đa tiêu chí 168 2. Phơng pháp xếp hạng 170 3. Phơng pháp cho điểm 170 4. Phơng pháp so sánh cặp (Pairwise comparison) 171 5. Phơng pháp trao đổi 172 6 Tính tổng điểm cho từng phơng án 172 4.4.2. áp dụng phân tích đa tiêu chí cho vấn đề nuôi tôm nớc mặn, lợ 173 1.Một số vấn đề hiện tại và tơng lai 173 2. Các thành phần liên quan 173 3. Mục tiêu 174 4. Các điều kiện biên 175 5. Tiêu chí 176 4.4.3. Các giải pháp 177 1. Giải pháp phi công trình 177 2. Giải pháp công nghệ 178 3. Phân tích các giải pháp: 182 4. Thiết kế chi tiết hệ thống cho vùng nuôi tôm thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh 185 5. Một số các giải pháp về quản lý và chính sách 187 4.5 CáC GIảI PHáP đối với xâm nhập mặn 189 Kết luận 192 Tài liệu tham khảo 194 9 Mở đầu Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) cả nớc nói chung và Quảng Trị nói riêng phát triển khá mạnh mẽ và có xu hớng ngày càng gia tăng ở hầu hết các huyện ven biển. Đặc biệt tại các huyện ven biển nh Hải Lăng, Vĩnh Linh đã phát triển mạnh hình thức nuôi tôm trên cát với các quy mô khác nhau. Bên cạnh lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại, nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng tác động đến nguồn nớc và môi trờng, gây ô nhiễm và làm trầm trọng thêm các ảnh hởng của nớc mặn, lợ đến các vùng đất nông nghiệp và các công trình di tích lân cận. Vì thế cần thiết phải có các đánh giá tình hình ô nhiễm do các hoạt động này gây nên. Tỉnh Quảng Trị có hai hệ thống sông lớn nhất là sông Bến Hải, Thạch Hãn đổ ra biển qua cửa Tùng, cửa Việt. Theo điều tra của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (2000) và Trờng ĐHKHTN Hà Nội (2006), trên sông Thạch Hãn do dòng chảy mùa kiệt lấy hết vào hệ thống tới nên lu lợng trả lại cho dòng chính không có, vì vậy về mùa kiệt, mặn xâm nhập sâu, gây ảnh hởng nhiều mặt đến các hoạt động dân sinh kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay cha có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về ngăn và đẩy mặn trên các hệ thống sông cũng nh ảnh hởng của nó (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, Trờng ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trờng tỉnh Quảng Trị thực hiện công trình Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nớc do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trờng với hai mục tiêu chính là: i) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nớc do nuôi trồng thủy sản tại các vùng cửa sông ven biển, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu; ii) Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên hai hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn, đề xuất phơng án góp phần phát triển kinh tế xã hội. Sau một thời gian làm việc với sự tham gia, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ban ngành tỉnh Quảng Trị chúng tôi đã hoàn thành công trình kịp tiến độ và đạt mục tiêu đề ra. Nhân đây chúng tôi xin trân trọng cảm ơn UBND Tỉnh Quảng trị, Sở Tài Nguyên Môi Trờng đã nhiệt tình hỗ trợ để chúng tôi hoàn thành công trình này. NHóM TáC GIả 10 Chơng 1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và Chiến lợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi: 16 0 18 đến 17 0 10 vĩ độ Bắc; 106 0 32 đến 107 0 24 kinh độ Đông + Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình + Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế + Phía Tây là biên giới Việt - Lào. + Phía Đông là biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.746 km 2 đợc chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Quảng Trị nằm vào vị trí cầu nối của hai miền Nam Bắc có quốc lộ 1A, đờng mòn Hồ Chí Minh và tuyến đờng sắt Bắc Nam chạy qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lu và phát triển kinh tế. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trờng Sơn đổ ra biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trng sau: - Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc 11 về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 +4 m. Vùng cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nớc ma, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do ma đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu nh có nớc để cải tạo. - Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trờng Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn nh: + Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 + 2,5 m; địa hình bằng phẳng, đã đợc khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nớc. Xuôi theo chiều dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha. + Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu Hiền Lơng tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 +1,5m. Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nớc. + Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phớc và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng phẳng, tập trung ở Triệu ái, Triệu Thợng (Vĩnh Phớc). Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +3,0 +1,0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thị xã Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 +4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hớng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp. + Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ đợc khai phá từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. + Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã đợc khai thác để trồng lúa nớc. - Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên nh khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 18 0 . Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của các lu vực sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nớc phục vụ sản xuất nông 12 nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. - Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trờng Sơn ra đến biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen kẽ các cụm đá vôi đợc hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vừo đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trờng Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt Lào theo hớng Tây Bắc Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh. Địa hình này thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn. Tóm lại, địa hình vùng nghiên cứu rất phức tạp và cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và một nền kinh tế hàng hoá có giá trị cao. 1.1.3. Địa chất, thổ nhỡng 1. Địa chất Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở phần Tây Nam với diện tích gần 400km 2 , thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng - Quế Sơn và các đá mạch không phân chia. Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng Làng Xoa (Hớng Hoá) với lộ diện 120 km 2 , khối có dạng kéo dài theo hớng Tây Bắc - Đông Nam nằm dọc đứt gẫy Đakrông-A Lới. Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn nằm dọc theo dải núi và vùng Vít Thu Lu gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và động Voi Mẹp. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hớng từ đỉnh Trờng Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phơng Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Theo đánh giá của ngành địa chất, trong vùng này có rất nhiều quặng nhng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung, do vậy khi xây dựng công trình thuỷ lợi ở vùng này ít bị ảnh hởng. Phần thềm lục địa đợc thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành. 2. Thổ nhỡng - Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: + Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu. [...]... hoạch nuôi trồng thuỷ sản và xâm nhập mặn tỉnh quảng trị 2.1 Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), nhất là thuỷ sản mặn lợ ở nước ta nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng đang phát triển rất mạnh Tuy nhiên, quá trình nuôi trồng thuỷ sản muốn đạt được hiệu quả cao cần có những thông tin và hiểu biết nhất định về các điều kiện môi trường cũng như những hoạt động nuôi trồng. .. trồng thuỷ sản đó và đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh 2.1.1 Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, vấn đề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã được quan tâm và phát triển Một vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi là xác định được đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương Các đối tượng nuôi được đưa vào trong NTTS tỉnh Quảng Trị là: - NTTS nước ngọt: + Đối tượng nuôi. .. đầu tư phát triển ngành và vùng lãnh thổ 4 Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 5 Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, đoàn kết dân tộc, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững 6 Kết hợp phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng Nhằm đạt được mục tiêu đó tỉnh Quảng Trị đã chọn phương án phát triển kinh tế xã hội chủ yếu được thể hiện trên... cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Trị có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi nước lợ - Năm 2003: tổng diện tích nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt của toàn tỉnh là 1730 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 1168 ha và diện tích nuôi nước mặn, lợ là 563 ha Diện tích đã sử dụng chiếm 11% diện tích có khả năng toàn tỉnh - Năm 2006:... khả năng toàn tỉnh - Năm 2006: tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 2.380,4 ha, với 1.600,2 ha nuôi nước ngọt và 845,9 ha nuôi thuỷ sản nước lợ Diện tích nuôi chiếm 14,8% diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản Diện tích nuôi nước ngọt và nước lợ trên toàn tỉnh trong năm 2003 và năm 2006 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh năm 2003 đến 2006 Đơn vị tính: ha TT Địa... Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây) nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế 1.3.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị Trên cơ sở phân tích những nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh, báo cáo "Bổ sung, điều... có tiềm năng phát triển nông nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ là nơi sử dụng nguồn lao động là động lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh, Kinh nghiệm qua 15 năm đổi mới đang đóng góp tích cực vào quá trình quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật, đã làm cho tỉnh bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới, cao hơn Hạn chế: Kết cấu hạ tầng tuy có phát triển nhưng còn... thước không lớn; Nhóm cá rạn san hô: thường là các loại cá có kích thước cơ thể bé, sống trong các vùng nước trong, đó là các rạn đá và rạn san hô, độ muối tương đối cao (>2,5%) 1.3 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị 1.3.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị 1 Dân số Theo Niên giám thống kê năm 2005 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số của tỉnh là: 632840 người, số dân sống... Khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt và Mỹ Thuỷ, khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, đỉnh Voi Mẹp, hồ thuỷ điện Rào Quán Cùng với các ngành trên cần đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông, Điện, Thuỷ lợi và Cấp nước và các lĩnh vực xã hội như Lao động, Y tế, Giáo dục và Bảo vệ môi trường sinh thái, An ninh quốc phòng và Phòng chống thiên tai 36 Chương 2 Điều tra hiện trạng, ... nghiệp Thuỷ sản: Phát triển ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm tăng hàng hoá xuất khẩu Tăng cường đánh bắt xa bờ và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản Chuyển đổi cơ cấu thuyền bè và tăng cường đội tàu có công suất lớn Phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần và công nghệ đánh bắt Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ hải sản Công nghiệp: Đảy mạnh phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh . HQGHN Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nớc do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trờng . sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trờng với hai mục tiêu chính là: i) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nớc do. tình hình ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản 158 4.4 CáC GIảI PHáP CÔNG NGHệ Và CHíNH SáCH GIảM THIểU Ô NHIễM DO NUÔI TRồNG THủY SảN Và PHáT TRIểN MÔI TRƯờNG bền vững 168 4.4.1. Cơ sở phơng pháp luận

Ngày đăng: 01/04/2015, 11:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan