Tăng cường quản lý Ngân sách nhà nước tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

70 534 0
Tăng cường quản lý Ngân sách nhà nước tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC 1 CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 LỜI NÓI ĐẦU 1 1.2.2. Nội dung ngân sách thị xã: 10 1.2.2.1. Nội dung thu ngân sách thị xã 10 Theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được HĐND tỉnh phân cấp về nguồn thu gồm 10 a) Các khoản thu NSĐP hưởng 100% 10 Tương tự như thu ngân sách, theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được quy định về nhiệm vụ chi gồm: 11 + Quyết toán ngân sách gồm 2 giai đoạn: lập báo cáo quyết toán và phê duyệt báo cáo quyết toán. Để cho một chu trình ngân sách mới tiếp theo diễn ra kịp thời, báo cáo quyết toán phải được phê duyệt chậm nhất vào tháng 6/N+1 13 THEO THÔNG TƯ 60/2003/TT-BTC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, TA CÓ: 13 3.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán: 55 3.2.2. Quản lý các nguồn thu: 57 3.2.3. Kiểm soát các nguồn chi 59 3.2.4. Về đội ngũ cán bộ ngân sách: 60 Chế độ chính sách có nhiều thay đổi nhất là chế độ về XDCB đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao 60 Bố trí cán bộ vào những vị trí công việc thích hợp với khả năng của từng người để phát huy thế mạnh của họ. Phát huy vai trò sáng tạo của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ nghiên cứu, viết bài, làm đề tài khoa học, đề xuất các giải pháp để phát huy sáng kiến trong quản lý ngân sách 60 3.3.1. Với Sở tài chính và HĐND cấp tỉnh 62 3.3.2. Với Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính 63 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 66 SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công Chuyên đề tốt nghiệp CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN : Ngân sách nhà nước TT-BTC : thông tư bộ tài chính XDCB : Xây dựng cơ bản ANQP : An ninh quốc phòng TMDV : Thương mại dịch vụ UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân DT : Dự toán TT : Thực hiện NQ-CP : Nghị quyết chính phủ HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HTNS : Hệ thống ngân sách KBNN : Kho bạc nhà nước SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 LỜI NÓI ĐẦU 1 1.2.2. Nội dung ngân sách thị xã: 10 1.2.2.1. Nội dung thu ngân sách thị xã 10 Theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được HĐND tỉnh phân cấp về nguồn thu gồm 10 a) Các khoản thu NSĐP hưởng 100% 10 Tương tự như thu ngân sách, theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được quy định về nhiệm vụ chi gồm: 11 + Quyết toán ngân sách gồm 2 giai đoạn: lập báo cáo quyết toán và phê duyệt báo cáo quyết toán. Để cho một chu trình ngân sách mới tiếp theo diễn ra kịp thời, báo cáo quyết toán phải được phê duyệt chậm nhất vào tháng 6/N+1 13 THEO THÔNG TƯ 60/2003/TT-BTC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, TA CÓ: 13 3.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán: 55 3.2.2. Quản lý các nguồn thu: 57 3.2.3. Kiểm soát các nguồn chi 59 3.2.4. Về đội ngũ cán bộ ngân sách: 60 Chế độ chính sách có nhiều thay đổi nhất là chế độ về XDCB đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao 60 Bố trí cán bộ vào những vị trí công việc thích hợp với khả năng của từng người để phát huy thế mạnh của họ. Phát huy vai trò sáng tạo của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ nghiên cứu, viết bài, làm đề tài khoa học, đề xuất các giải pháp để phát huy sáng kiến trong quản lý ngân sách 60 3.3.1. Với Sở tài chính và HĐND cấp tỉnh 62 3.3.2. Với Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính 63 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 66 SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong thời kì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì năm 2010 thế giới lại chứng kiến sự bế tắc của Hi Lạp trong khủng hoảng nợ công cũng như tình hình khó khăn của một số quốc gia cũng sắp lâm vào tình cảnh không thể trả nợ như Italia, Bồ Đào Nha, Ireland. Mặc dù các gói cứu trợ của quỹ tiền tệ thế giới IMF và liên minh châu Âu EU đã được tung ra tuy nhiên vẫn không thể giảm hết được những tác động tiêu cực lên nền kinh tế quốc gia và khu vực. Sau bài học của Thái Lan năm 1997 khi bị thụt lùi 20 năm phát triển thì giờ đây Hi Lạp đang phải gồng mình với những chính sách giám sát khắc khổ của IMF và EU. Đối với mỗi quốc gia NSNN chính là nguồn lực tài chính quan trọng nhất để chính phủ thực hiện chức năng quản lý, định hướng phát triển kinh tế và xã hội. Trình độ sản xuất còn thấp kém, Việt Nam cần nhiều ngân sách đầu tư hơn nữa vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, cải tiến kĩ thuật. Khi đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách, nguồn vốn quan trọng để nhà nước thực hiện đầu tư công chính là nguồn huy động từ nước ngoài. Với tỉ lệ nợ công chiếm 50% GDP, Việt Nam tuy vẫn nằm trong nhóm an toàn nhưng rủi ro không phải là không có. Nếu không tăng cường công tác quản lý NSNN để gây ra những thất thoát lãng phí hoặc chi tiêu không hiệu quả, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những gánh nặng nợ nần to lớn trong tương lai mà hậu quả của nó thì không thể lường hết được. NSNN Việt Nam là một thể thống nhất từ trung ương tới địa phương mà việc quản lý đã phân rõ quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền. Ngân sách huyện thị với đặc thù là cấp trung gian nối giữa ngân sách cấp xã và ngân sách cấp tỉnh, vì vậy vừa là bộ phận cấu thành nên ngân sách cấp tỉnh và trung ương, vừa phụ trách quản lý cấp ngân sách cơ sở. Để quản lý tốt NSNN thì mỗi cấp chính quyền phải quản lý tốt cấp ngân sách mà mình phụ trách trong đó ngân sách cấp thị xã với vai trò trung gian chính là cầu nối quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô TS. Nguyễn Thùy Dương, em lựa chọn viết chuyên đề thực tập với đề tài : “ Tăng cường quản lý SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 1 Chuyên đề tốt nghiệp NSNN tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Lý thuyết chung về NSNN và công tác quản lý ngân sách thị xã Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý ngân sách thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình Chương 3 : Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thùy Dương và các cô, chú ở phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Tam Điệp đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành chuyên đề này. SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NSNN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THỊ XÃ 1.1. Hệ thống NSNN 1.1.1. Khái niệm NSNN: Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu gắn liền với sự hình thành nhà nước và nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ. Sau các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, Nhà nước ra đời kéo theo quá trình tập trung của cải vật chất để làm phương tiện nuôi sống bộ máy công quyền. Bằng quyền lực đó, nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và chính nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã trao cho nhà nước các công cụ như thuế bằng tiền, vay nợ để tạo lập quỹ tiền tệ riêng của mình hay còn gọi là NSNN. Tuy nhiên quan niệm về NSNN vẫn chưa thống nhất giữa các trường phái kinh tế và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu kinh tế học cổ điển quan niệm : NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ, được thiết lập hàng năm. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN. Theo các nhà kinh tế phương Tây, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật quy định. Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của một quốc gia. Chúng ta có thể thấy, quan điểm của các nhà kinh tế Nga và Trung Quốc khá gần gũi với quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển. Tại Việt Nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong Luật Ngân sách đã được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 : NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Vậy tóm lại bản chất của NSNN là gì? Thứ nhất, về mặt pháp lí NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu chi của nhà nước trong 1 năm. Vì là một đạo luật nên nó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Do đó NSNN phải được quốc hội với tư cách là đại diện của toàn thể SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 3 Chuyên đề tốt nghiệp nhân dân quyết định trước khi được chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Đồng thời quốc hội còn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách kết thúc. Thứ hai, về mặt kinh tế, giống như các quỹ tiền tệ thông thường NSNN hoạt đồng với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà cụ thể ở đây là mang lại lợi ích cho chủ thể là quốc gia. Thứ ba, về mặt xã hội NSNN là một công cụ mang lại lợi ích chung cho cộng đồng vì vậy nó có nhiệm vụ phân phối lại các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Mục tiêu mang lại những điều kiện chung tốt nhất cho mọi thành phần xã hội. 1.1.2. Vai trò của NSNN: NSNN là quỹ tiền tệ quốc gia do chính phủ trực tiếp huy động và sử dụng do vậy vai trò của NSNN gắn liền với vai trò của nhà nước trong từng giai đoạn nhất định. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do, vì vậy nhà nước không thể tác động quá sâu, tuy nhiên nó có những hệ lụy về mặt xã hội, vì vậy vai trò điều tiết của nhà nước là cần thiết để có thể hướng quốc gia phát triển theo một đường lối đúng đắn. NSNN chính là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết của mình, được xem xét trên bốn mặt. Thứ nhất, NSNN là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của bộ máy nhà nước Hoạt động của nhà nước bao quát trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, vì vậy bộ máy nhà nước cần một nguồn lực tài chính lớn. Vì quyền lực của nhà nước chỉ có hiệu lực trên chính quốc gia nên các nguồn thu được huy động từ bản thân nó chính là nguồn tài trợ thường xuyên và chủ yếu cho các hoạt động thường xuyên của nhà nước. Chính vì vậy nhà nước phải xác định được mức huy động vào NSNN một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ hai, NSNN là công cụ điều tiết kinh tế. NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Tùy vào trình độ sản xuất của quốc gia mà chính phủ sẽ ưu tiên phát triển một số ngành kinh tế chiến lược.Thông qua hoạt động thu và chi ngân sách, nhà nước thực hiện được chính sách phát triển kinh tế xã hội đã để ra. SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 4 Chuyên đề tốt nghiệp Bằng các khoản chi Ngân sách, Nhà nước xây dựng cở sở hạ tầng, tạo một môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đồng thời cũng hướng vốn đầu tư chảy vào các lĩnh vực được tạo điều kiện thuận lợi hình thành các ngành sản xuất then chốt, tạo ra cơ cấu kinh tế mới. Sự phát triển đồng đều giữ cho thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, tạo động lực phát triển. Bằng việc huy động các khoản thu, NSNN cũng thể hiện vai định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Với sự ra đời của các loại thuế suất ưu đãi, các quy định miễn giảm thuế, hay việc đánh thuế nặng hơn vào đầu vào hoặc đầu ra có ảnh hưởng lớn đến quyết định của các nhà đầu tư và sản xuất. Rõ ràng một chính sách thuế có lợi sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của ngành đó, thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư và ngược lại. Thứ ba, NSNN là công cụ để điều tiết thị trường Nền kinh tế thị trường hoạt động trên quy luật cung cầu. Để ổn định giá cả, nhà nước sẽ sử dụng NSNN để tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu hàng hóa cũng như tiền tệ trên thị trường. Cụ thể: Thông qua thay đổi cơ cấu chi ngân sách, nhà nước có thể thắt chặt chi cho tiêu dùng và tăng chi cho đầu tư làm giảm bớt cầu về hàng hóa và tăng cung về vốn sản xuất. Bên cạnh đó các chương trình bán hàng bình ổn giá cũng góp phần kìm hãm giá hàng hóa lên cao một cách hiệu quá và chống hoạt động đầu cơ. Thông qua thu ngân sách, bằng việc thay đổi chính sách thuế nhà nước như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu dùng những mặt hàng mang tính chất chiến lược làm giảm mức cầu hàng hóa đó hay miễn giảm thuế thu nhập cá nhân trong một thời kì cụ thể, chính phủ có thể tác động đến lượng vốn đầu tư. Bằng các chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp, chính phủ có thể khuyến khích sản xuất, tạo cân bằng giữa cung và cầu, làm thị trường ổn định, tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững. Thứ tư, NSNN là công cụ điều tiết trong lĩnh vực xã hội Kinh tế càng phát triển thì phân cấp xã hội ngày càng sâu sắc, khoảng cách thu nhập giàu nghèo ngày càng giãn ra và là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của chính trị và xã hội, và có thể tác động rất tiêu cực vào kinh tế trong tương lai. Vì vậy nhà nước phải có vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội sao cho vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo công bằng một cách hợp lý. Thông qua chi ngân sách, chính phủ có thể trợ giúp trực tiếp dành cho SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 5 Chuyên đề tốt nghiệp những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. Thông qua thu ngân sách, bằng chính sách thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa xa xỉ chính phủ đã điều tiết một phần thu nhập của người giàu sang người nghèo. Điều này cũng đúng với đặc điểm của NSNN là không hoàn trả trực tiếp. Tuy nhiên các khoản thu này cũng là góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện cho sự ổn định trong thu nhập của tầng lớp thu nhập cao hơn. 1.1.3. Hệ thống NSNN ở Việt Nam HTNS là tổng thể các cấp ngân sách của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, giữa chúng có những mối quan hệ hữu cơ, được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế, chính trị, pháp lí và các nguyên tắc tổ chức của nhà nước. Ngân sách là quỹ tiền tệ của nhà nước vì vậy HTNS phải phụ thuộc vào hệ thống chính quyền của nhà nước. Trên thế giới HTNS của các nước thường chia thành hai nhóm. Nhóm một là những nước như Mỹ, Đức, Malaisia có cơ cấu nhà nước liên bang thì HTNS gồm 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang và NSĐP. Nhóm hai là những nước có cơ cấu nhà nước thống nhất thì HTNS gồm 2 cấp: ngân sách chính phủ và ngân sách các đơn vị hành chính cơ sở. Việt Nam có HTNS thuộc nhóm nước thứ hai, tuy nhiên trong lịch sử không phải mỗi cấp chính quyền đều là một cấp ngân sách. Cơ cấu của HTNS nhà nước đã có những thay đổi nhất định theo thời gian. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước năm 1967, hệ thống NSNN chỉ có một cấp duy nhất là NSNN, không có sự phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý NSNN. Mỗi cấp chính quyền chỉ là những đơn vị dự toán NSNN. Năm 1967, Nghị định 118/CP ngày 01 tháng 08 năm 1967 của Chính phủ đã khai sinh đến chế độ phân cấp quản lý ngân sách. HTNS gồm 2 cấp ngân sách: NSTW và ngân sách tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Các cấp chính quyền huyện, xã đóng vai trò là đơn vị dự toán ngân sách cho ngân sách cấp tỉnh. Tuy nhiên chế độ phân cấp đã khiến các cấp hành chính mang tâm lý ỷ lại dây chuyền vào ngân sách cấp trên, không khuyến khích các địa phương chủ động và sáng tạo trong việc khai thác và huy động các nguồn tài chính trong địa bàn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương mình. Đến năm 1987, Nghị quyết 1081/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1978 đã chia SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 6 Chuyên đề tốt nghiệp NSĐP thành ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách huyện, quận. Như vậy HTNS Việt Nam lúc này có ba cấp: trung ương, tỉnh và huyện và khắc phục được những nhược điểm của HTNS hai cấp trước đó. Năm 1983, Nghị quyết 1381/HĐBT ngày 19 tháng 11 năm 1983 đã cho chính quyền cấp xã cũng là một cấp ngân sách. Như vậy, từ khi nghị quyết 138/HĐBT có hiệu lực, HTNS gồm bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam. HTNS này đã tỏ ra phù hợp với điều kiện kinh tế mới và được duy trì đến hiện nay. Đến năm 1996 luật NSNN ra đời, được sửa đổi hai lần vào năm 1998 và 2002 quy định : NSNN gồm NSTW và NSĐP. Như vậy nói một cách đầy đủ, HTNS Việt Nam gồm hai cấp : trung ương và địa phương. Trong đó NSĐP gồm ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. • Đặc điểm mỗi cấp ngân sách Để một cấp chính quyền là một cấp ngân sách thì cần hai yếu tố. Thứ nhất, nhiệm vụ mà cấp chính quyền được giao phó phải tương đối toàn diện về mặt kinh tế xã hội trên địa bàn chính quyền đó quản lý. Thứ hai tổng nguồn thu mà chính quyền quản lý phải đáp ứng được phần lớn nhu cầu chi tiêu của mình. Chính vì vậy việc phân định NSNN thành NSTW và NSĐP đã cụ thể bản chất của ngân sách là thu phải tương xứng với chi, tính chất nhiệm vụ chi phải phù hợp với tính chất nguồn thu. Pháp luật trao cho quốc hội quyền quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho NSTW, ngân sách cấp tỉnh đồng thời cho phép HĐND cấp tỉnh có quyền phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách ngân sách ở địa phương. Hoạt động ngân sách dựa vào nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền vừa thể hiện vai trò chủ đạo của chính quyền trung ương trong việc sử dụng ngân sách để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia đồng thời thúc đẩy sự tự phấn đấu và tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc giải quyết những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn SV: Trịnh Thanh Phương Lớp: Tài Chính Công 7 [...]... thị 1.2.1.2 Đặc điểm ngân sách thị xã Như một cấp ngân sách nói chung, ngân sách thị xã là một cấp ngân sách độc lập của NSNN gắn liền với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp huyện thị, chủ động trong những khoản thu chi đã được nhà nước giao quyền và được quản lý tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật quy định Bên cạnh đó, ngân sách thị xã là cấp ngân sách trung gian trong HTNS nối giữa ngân sách. .. thị xã và công tác quản lý ngân sách thị xã 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách thị xã 1.2.1.1 Khái niệm ngân sách thị xã Ngân sách thị xã là một cấp ngân sách trong NSĐP vì vậy nó là một bộ phận của NSNN Ngân sách thị xã là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được SV: Trịnh Thanh Phương 8 Lớp: Tài Chính Công Chuyên đề tốt nghiệp HĐND tỉnh giao và HĐND thị xã xét duyệt và thực... của luật ngân sách thì Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và đơn vị dự toán Kết quả kiểm toán này được báo cáo Chính phủ, Quốc hội và được thực hiện trước khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyết toán CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH 2.1 Tổng quan về thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình Thị xã Tam Điệp... NSNN tại Việt Nam: NSNN NSTW NSĐP Ngân sách thành phố Ngân sách huyện Ngân sách tỉnh Ngân sách thị NSTW: Ngân sách cấp trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanNgân sách xã phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách này được hình thuộc Chính Ngân sách phường thành từ những nguồn thu theo ngành hay có tính chất quốc gia, và nhiệm vụ chi có tính chất chiến lược trên phạm vi cả nước. .. được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã (phường), phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND cấp thị xã để trình HĐND cấp thị xã quyết định; lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND cấp thị xã trình HĐND cấp thị xã quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được duyệt, lập quyết toán thu chi NSNN trình UBND cấp thị xã để trình... cả nước 2.2 Khái quát về phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Tam Điệp 2.2.1.Thông tin chung - Tên gọi: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình - Địa chỉ: Tổ 10 - Phường Bắc Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình 2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển: Cùng với sự ra đời của thị xã Tam Điệp, phòng Tài chính – Kế hoạch được hình thành giữ vai trò là cơ quan chuyên môn giúp UBND thị xã. .. và quyết toán ngân sách xã: Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách xã Mục đích của nó là tổng kết đánh giá lại toàn bộ quá trình thu, chi ngân sách trong năm ngân sách đã qua Quy trình quyết toán ngân sách xã hàng năm như sau: Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn Sau... nhập tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh năm 1976, trấn Tam Điệp trở thành huyện lị huyện Tam Điệp được thành lập do sáp nhập huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh Hiện nay thị xã Tam Điệp gồm gồm 5 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn, Tân Bình và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Tam Điệp là thị xã miền núi phía nam của tỉnh Ninh Bình. .. thị xã 1.2.3.1 Chu trình ngân sách xã Chu trình ngân sách là toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Ở Việt Nam , một chu trình ngân sách kéo dài 2 năm Cụ thể đối với năm N: + Dự toán ngân sách gồm 2 giai đoạn: xây... trình quản lý ngân sách mà thực chất là lập kế hoạch các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm Hàng năm, phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã chỉ đạo UBND xã lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh Dự toán ngân sách xã, phường cùng với dự toán của đơn vị cơ sở được phòng Tài chính thị xã tổng hợp trình HĐND là cơ sở tạo nên dự toán ngân sách thị Theo . hơn. 1.2. Ngân sách thị xã và công tác quản lý ngân sách thị xã 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách thị xã 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách thị xã Ngân sách thị xã là một cấp ngân sách. 2 : Thực trạng công tác quản lý ngân sách thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình Chương 3 : Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn. nghiệp NSNN tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình . Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Lý thuyết chung về NSNN và công tác quản lý ngân sách thị xã Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý ngân

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1.2.2. Nội dung ngân sách thị xã:

      • 1.2.2.1. Nội dung thu ngân sách thị xã

      • Theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được HĐND tỉnh phân cấp về nguồn thu gồm

      • a) Các khoản thu NSĐP hưởng 100%

      • Tương tự như thu ngân sách, theo luật NSNN 2002, ngân sách thị xã nằm trong NSĐP được quy định về nhiệm vụ chi gồm:

        • Chu trình ngân sách là toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

        • + Quyết toán ngân sách gồm 2 giai đoạn: lập báo cáo quyết toán và phê duyệt báo cáo quyết toán. Để cho một chu trình ngân sách mới tiếp theo diễn ra kịp thời, báo cáo quyết toán phải được phê duyệt chậm nhất vào tháng 6/N+1.

        • Theo thông tư 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, ta có:

          • 3.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán:

          • 3.2.2. Quản lý các nguồn thu:

          • 3.2.3. Kiểm soát các nguồn chi

          • 3.2.4. Về đội ngũ cán bộ ngân sách:

          • Chế độ chính sách có nhiều thay đổi nhất là chế độ về XDCB đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

          • Bố trí cán bộ vào những vị trí công việc thích hợp với khả năng của từng người để phát huy thế mạnh của họ. Phát huy vai trò sáng tạo của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ nghiên cứu, viết bài, làm đề tài khoa học, đề xuất các giải pháp để phát huy sáng kiến trong quản lý ngân sách.

          • 3.3.1. Với Sở tài chính và HĐND cấp tỉnh

          • 3.3.2. Với Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính

          • KẾT LUẬN

          • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan