GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM.doc

20 1.4K 13
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHINHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM

1.1 Đôi nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương ViệtNam:

Techcombank - Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, có trụ sở chính ban đầu đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

TCB được ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0040/NH – GP có hiệu lực từ ngày 06/08/1993 trong thời hạn 20 năm Sau đó ngân hàng lại được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam theo quyết định số 330/ QĐ- NH5 ngày 08/10/1997 về việc gia hạn hoạt động lên 99 năm.

TCB là Ngân hàng thương mại đô thị hàng đầu ở Việt Nam có vốn góp của các cổ đông lớn trong và ngoài nước như The Hongkong and Shanghai Banking Corporation(HSBC), tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines)…TCB đang rất thành công với các sản phẩm, dịch vụ của mình và luôn phấn đấu cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thỏa mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Theo số liệu hiện tại TCB có số vốn điều lệ :1700 tỷ đồng, tổng tài sản

hơn 27.535 tỷ đồng, số lượng nhân viên là 2400 người, Chủ tịch HĐQT: Ông

Nguyễn Thiều Quang, Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Đức Vinh Mạng lưới

hoạt động gồm 113 chi nhánh và phòng giao dịch trải khắp 21 tỉnh thành lớn

Trang 2

 Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh

Năm 1995 : tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng Thành lập CN TCB Hồ Chí

Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của TCB tại các đô thị lớn  Năm 1996: thành lập CN TCB Thăng Long cùng PGD Nguyễn Chí Thanh tại

Hà Nội, thành lập PGD Thắng Lợi trực thuộc TCB HCM, tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.

Năm 1998: trụ sở chính được chuyển sang tòa nhà TCB.15 Đào Duy Từ Hà

Năm 1999: tăng vốn điều lệ 80,020 tỷ đồng, khai trương PGD số 3 tại phố

Khâm Thiên, Hà Nội.

Năm 2000: thành lập PGD Thái Hà tại Hà Nội.

Năm 2001: tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng, ký kết hợp đồng với nhà cung

cấp phần mềm hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV về việc triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng Globus cho toàn hệ thống TCB nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2002: thành lập CN Chương Dương và Hoàn Kiếm tại Hà Nội, CN Hải

phòng Tại Hải phòng, CN Thanh Khê tại Đà Nẵng, CN Tân Bình tại TpHCM, là NHCP có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại Hà Nội Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 8 CN cùng 4 PGD tại các thành phố lớn, vốn điều lệ tăng 104,435 tỷ đồng Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ.

Trang 3

Năm 2003: chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp

tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003 Đưa CN Chợ Lớn vào hoạt động Tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng ngày 31/12/2003

Năm 2004: vốn điều lệ tăng lên 412 tỷ đồng, Ngày 13/12/2004 ký hợp đồng

mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.

Năm 2005 : thành lập CN 1 tại : Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P

Nha Trang Đưa vào hoạt động các PGD: TCB Phan Chu Trinh, Cầu Kiều, Nguyễn Tất Thành, Quang trung, Trường Chinh, Cửa Nam, Hàng đậu, Kim liên Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng Ngày 29/09 khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus, nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.

Năm 2006: tháng 8 đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006-2010,

liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ, tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ đồng.

Năm 2007: tổng tài sản tăng lên 27.535 tỷ đồng Trong đó, vốn huy động từ

dân cư đạt 12.000 tỷ và các TCKT là 4.233 tỷ Vốn tự có năm 2007 đạt 2.751 tỷ, phát hành thêm 180.000 thẻ, đưa con số lũy kế thẻ lên 300.000, lắp đặt mới thêm 100 máy ATM và 1.500 POS Thu nhập dịch vụ tăng lên 190 tỷ đồng, dư nợ cho vay 15.013 tỷ (trong đó dư nợ cho vay TCKT chiếm 67%) Lãi gộp trước thuế đạt 520 tỷ tăng lên 34,30% so với cùng kỳ năm 2006.

1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Kỹ Thương – chi nhánh Chợ Lớn1.2.1 Th ờ i gian hoạt động:

CN TCB Chợ Lớn đi vào hoạt động vào ngày 29/11/2003 tại 78-80-82 Hậu Giang, Q.6, Tp.HCM Đây là CN cấp 1 thứ hai của TCB tại địa bàn phía Nam, được thành lập theo quyết định số 656/NHNN-HCM.02 Tính

Trang 4

đến nay, TCB Chợ Lớn đã có các PGD: An Lạc, Bình Phú, Phú Thọ và Tân Phú, An Đông

1.2.2 Địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng:

CN Techcombank Chợ Lớn tọa lạc tại 78-80 hậu giang, Q.6, cách chợ Bình Tây 400m và tiếp giáp với Q.5, Q.8, Q.10, Q.11, Bình Chánh Khu dân cư sầm uất và hầu hết hoạt động hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương, là nơi tập trung nhiều chợ đầu mối, bến xe, thuyền… đóng vai trò tập kết, trung chuyển và phân phối hàng hóa đi đến các tỉnh miền Tây, miền Đông và các khu vực khác trong cả nước.

Vị trí địa lí thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng lớn với sự đa dạng các ngành nghề: thương mại bán buôn, bán lẻ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, chế biến thực phẩm, dược liệu, nhựa , hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhập khẩu… từ sản xuất nhỏ đến công ty sản xuất công nghiệp lớn nằm trong KCN Tân Tạo, Bình Chánh.

Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hàng hóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng Điều này cho phép các NH phát triển các sản phẩm nhắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể tại chợ Bình Tây, Kim Biên, Trần văn Kiểu… và SMEs như CTCP, CTTNHH, HTX, DNTN hoạt động trong các ngành nghề: Công nghiệp cơ khí, vận tải hành khách và hàng hóa tập trung tại bến xe Chợ Lớn, Miền Tây,

Điểm nổi bật của khu vực Chợ Lớn đó là người Hoa chiếm đa số 80% dân cư, sống dựa vào thương mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mang tính cộng đồng cao, lấy chữ tín làm thước do giá trị cho các quan hệ giao dịch, sử dụng tiền mặt là chủ yếu.

Cư dân ở đây không quen cất giữ tiền nhàn rỗi bằng gửi NH mà thường thông qua các hội quán người Hoa.

Trang 5

DN SMEs năng động cao, quy mô và doanh số hoạt động thường lớn hơn nhiều so với hình thức, hoạt động đa dạng từ sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại cả trong nước lẫn xuất nhập khẩu, khối lượng chu chuyển tiền hàng rất lớn Do đó, có thể nói rằng tiềm năng huy động vốn trong khu vực Chợ Lớn chủ yếu từ các nguồn vốn trong thanh toán của các DN và hộ kinh doanh cá thể hay các nguồn tiền gửi ngắn hạn của các đối tượng này

Mặt khác, khu vực Chợ Lớn là thị trường tiềm năng cho các NH Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các nhu cầu về dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền nhanh, thu chi thương mại, gửi tiền qua đêm, hay nhu cầu về vốn trong thanh toán ….

1.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng của từng bộ phận:

TCB Chợ Lớn có khoảng 90 cán bộ nhân viên được phân bố vào các phòng, bộ phận theo sơ đồ tổ chức sau:

Trang 6

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của chi nhánh TCB Chợ Lớn

Chức năng của từng phòng, bộ phận :

Phòng kinh doanh: gồm trưởng phòng và các chuyên viên khách hàng và

chuyên viên thanh toán Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của CN đến khách hàng, thẩm định các hồ sơ, dự án trong thẩm quyền, tiếp thị và mở rộng thị phần cho CN.

Phòng hỗ trợ kinh doanh: hỗ trợ, phối hợp với phòng kinh doanh trong

nghiệp vụ để hoàn thành công việc.

Phòng kế toán – ngân quỹ: quản lý ngân quỹ tại CN, hỗ trợ phòng kinh

doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh, phát hành và quản lý thẻ thanh toán  Tổ văn phòng: gồm nhân viên văn phòng, nhân viên bảo trì, nhân viên

bảo vệ và lái xe.

Trang 7

S ơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng tại TCB:

Bảng2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng của TCB

Chi nhánhB Ban giám đốc chi nhánh (xét duyệt kiểm soát)

Trang 8

Bộ máy hoạt động tín dụng tại TCB được xây dựng trên cơ sở phải đảm bảo hai mục tiêu cơ bản: Đảm bảo kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các chủ trương, định hướng và chính sách tín dụng của NH.

Chức năng hoạt động tín dụng của TCB được chia thành 4 nhóm chứcnăng sau:

Lập kế hoạch, định hướng phát triển hoạt động tín dụng: sẽ do các cấp

lãnh đạo thực hiện và tùy theo lãnh đạo ở cấp độ nhất định sẽ thực hiện chức năng này ở phạm vi quản lý của mình: HĐQT, Ban TGĐ thực hiện chức năng lập kế hoạch và định hướng trên phạm vi toàn hệ thống TCB, BGĐ các CN thực hiện chức năng trong phạm vi CN.

Chức năng phát triển kinh doanh: Thực hiện việc nghiên cứu đánh giá các

cơ hội thị trường, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu và duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm bán và bán chéo các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng của NH.

Chức năng kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: là hệ thống đảm bảo thực hiện

hai nhiệm vụ, hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong quá trình triển khai các thủ tục tín dụng và kiểm soát tín dụng.

Chức năng thẩm định và kiểm soát rủi ro: thực hiện việc tái thẩm định và

thẩm định đối với những khoản vay theo yêu cầu của các cấp phê duyệt hoặc theo quy định hiện tại của NH Ngoài ra, còn thực hiện việc quản lý tổng thể chất lượng danh mục tín dụng của NH.

1.2.4 Các sản phẩm và dịch vụ đang triển khai tại ngân hàng:1.2.4.1 Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp:

Dịch vụ tài khoản :  Tiền gửi có kỳ hạn  Tiền gửi thanh toán Sản phẩm tín dụng:

Trang 9

 Cho vay vốn lưu động (theo món, hạn mức)  Cho vay trung và dài hạn

 Thấu chi doanh nghiệp  Tài trợ nhà cung cấp  Tài trợ dự án trọn gói

 Cho vay kinh doanh nông sản  Tài chính kho vận trọn gói

 Cho vay vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro:

 Giao dịch ngoại hối phái sinh:

o Quyền chọn(option) ngoại tệ - VNĐ o Hoán đổi lãi suất(IRS)

o Mua bán ngoại tệ giao ngay(SPOT) o Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) o Mua bán ngoại tệ kỳ hạn (FORWARD)  Hợp đồng tương lai hàng hóa

Dịch vụ thanh toán trong nước:  Thanh toán đi

 Thanh toán đến

Dịch vụ thanh toán quốc tế:

 Thanh toán chuyển tiền bằng điện  Thanh toán nhờ thu chứng từ  Thanh toán thư tín dụng chứng từ  Danh sách các ngân hàng đại lý Dịch vụ bão lãnh

Dịch vụ bao thanh toán

Trang 10

Tiết kiệm:

 Tiết kiệm tích lũy Bảo Gia  Tiết kiệm tài khoản giáo dục  Tài khoản tiết kiệm đa năng  Tiết kiệm thưởng

 Tiết kiệm trả lãi định kỳ  Tiết kiệm phát lộc

 Tài khoản tiết kiệm F@stsaving  Tiết kiệm theo thời gian thực gửi  Tiết kiệm định kỳ “ vì tương lai” Tài khoản :

 Tài khoản tiền gửi thanh toán  Dịch vụ quản lý thanh toán tự động  Tài khoản tiết kiệm F@stsaving

 Ứng trước tài khoản cá nhân F@stadvance

 Ứng trước tài khoản cá nhân F@stadvance  Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng

Trang 11

 Hỗ trợ kinh doanh cá thể

 Cho vay kinh doanh chứng khoán

 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán  Vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết  Ứng tiền nhanh

Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp:  Cho vay cổ phần hóa  Trả lương qua tài khoản  Thu tiền mặt tại chỗ Sản phẩm dịch vụ khác:  Home banking  Bão lãnh

 Dịch vụ kiều hối

 Dịch vụ chuyển tiền nhanh  Chiết khấu chứng từ có giá

 Dịch vụ thanh toán hóa đơn bilbox

Trang 12

Bảng3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCB ĐVT: tỷ đồng

Trang 13

DOANH THU LỢI NHUẬN

Từ bảng số liệu ta thấy qua các năm các chỉ tiêu đều tăng nhanh:

Doanh thu của NH tăng liên tục năm 2001 tăng 85,84% so với năm 2000 tương ứng 68.84 tỷ đồng, năm 2002 tăng 109,09% so với năm 2001 tương ứng 162.58 tỷ đồng, năm 2003 tăng 23,94% so với năm 2002 tương ứng 74.62 tỷ đồng, năm 2004 tăng 28,58% so với năm 2003 tương ứng 110.4 tỷ đồng, năm 2005 tăng 82,32% so với năm 2004 tương ứng 408.84 tỷ đồng, năm 2006 tăng 54,39% so với năm 2005 tương ứng 492.53 tỷ đồng, năm 2007 tăng 55% so với năm 2006 tương ứng 768.9 tỷ đồng Như vậy trong vòng 8 năm qua doanh thu của NH tăng nhanh một cách bức phá từ 80.19 tỷ đồng tăng lên 2166.9 tỷ đồng.

Song song với sự tăng nhanh của doanh thu kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên cụ thể: năm 2001 tăng 88,80% so với năm 2000 tương ứng 3.16 tỷ đồng, năm 2002 tăng 1,92% so với năm 2001 tương ứng 0.13 tỷ đồng, năm 2003 tăng 326,45% so với năm 2002 tương ứng 22.46 tỷ đồng, năm 2004 tăng 213,22% so với năm 2003 tương ứng 47.89 tỷ đồng, năm 2005 tăng 166,92% so với năm 2004 tương ứng 128.92 tỷ đồng, năm 2006 tăng

Trang 14

24,62% so với năm 2005 tương ứng 50.76 tỷ đồng, năm 2007 tăng 34,30% so với năm 2006 tương ứng 141.82 tỷ đồng Sự tăng trưởng này phù hợp với sự phát triển thị phần và quy mô của NH, nó đánh dấu bước phát triển mới của NH.

Dịch vụ thanh toán và các hoạt động phi tín dụng: Trong năm 2004, hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của TCB tiếp tục phát huy ưu thế về chất lượng dịch vụ đã được khẳng định trong những năm trước Doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng đạt 50 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2003 Doanh số thanh toán quốc tế đạt 520 triệu USD quy đổi (tăng gần 42% so với năm 2003), tỷ lệ điện chuẩn đạt trên 99%.

Biểu đồ 2: Dịch vụ thanh toán và hoạt động phí tín dụng

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: www.techcombank.com.vn

Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp tục là nguồn thu chính của TCB về

lãi tín dụng và phi dịch vụ Năm 2006 cũng chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ về tín dụng và huy động vốn DN Đặc biệt, thu nhập phi tín dụng đã tăng mạnh đưa TCB trở thành NHCP dẫn đầu về lĩnh vực này.

1.2.5.2Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua

Thuận lợi :

 Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của TCB trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên.

Trang 15

 TCB hiện đang phục vụ 13.000 khách hàng DNVVN với “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói”.

 TCB chọn nhiều địa bàn lớn, thuận lợi để thành lập CN như: Ở Tp.HCM :Q.1, Q.6, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức…  TCB hiện là một trong những NH đi đầu tại Việt Nam về công

nghệ, luôn chủ động trong việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành và quản trị NH, kiểm soát rủi ro.

 Các sản phẩm của TCB rất phong phú và đa dạng.

 Bên cạnh việc đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng TCB cũng nỗ lực mở rộng các quan hệ hợp tác với các định chế tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới  Gia nhập WTO, các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài tham gia

ngày một nhiều vào lĩnh vực tài chính NH Từ đó sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các NH và các tổ chức tài chính tín dụng trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, là cơ hội để học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển và các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà các NH trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm, như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ NH điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ quản lý rủi ro…và các NH nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các NH trong nước đây cũng là cơ hội cho các NH trong nước tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động NH.

→Cụ thể:

 Ngày 16/12/2003 triển khai thành công phần mềm Globus trên toàn hệ thống

Trang 16

 Tháng 9/2005 Thẻ F@stAccess của TCB được bình chọn nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt.

 Ngày 27/02/2006 được The Bank of New Yorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift.

 Ngày 12/04/2006 phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chính thức công bố TCB là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn.

 Ngày 26/04/2006 TCB được Citibank và Wachovia trao giải thưởng “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005”.

 Tháng 5/2006 TCB vinh dự nhận cúp vàng “vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do tổng liên đoàn lao động VN chứng nhận  Ngày 16/08/2006 Moody’s hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế

giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của TCB, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.

 Tháng 3/2007 TCB là NHVN đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.

 Tháng 4/2007 nhận giải thưởng “thương hiệu VN 2006”

 Tháng 9/2007 nhận giải thưởng “thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006” từ Citibank.

Khó khăn :

 Bên cạnh những thuận lợi mà TCB đã gặt hái được thì cũng gặp phải những khó khăn, bất cập trong hoạt động kinh doanh như nguồn vốn huy động, mở rộng địa bàn hoạt động, thu hút khách hàng….

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:25

Hình ảnh liên quan

Bảng2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng của TCB Hội đồng quản  - GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM.doc

Bảng 2.

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng của TCB Hội đồng quản Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCB ĐVT: tỷ đồng                  - GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM.doc

Bảng 3.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCB ĐVT: tỷ đồng Xem tại trang 12 của tài liệu.
Từ bảng số liệu ta thấy qua các năm các chỉ tiêu đều tăng nhanh: - GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN, TP.HCM.doc

b.

ảng số liệu ta thấy qua các năm các chỉ tiêu đều tăng nhanh: Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan