Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu.doc

15 2.6K 17
Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu

Trang 1

CHƯƠNG 1 :

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Trang 2

1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Ngân hàng Á Châu:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (viết tắt là ACB), khai trương hoạt động vào ngày 04/06/1993, theo Quyết định thành lập số 0031/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Bắt đầu hoạt động từ 04/06/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của 27 cổ đông Đến ngày 30/01/1994 chưa đầy một năm nhưng Vốn điều lệ của ACB đã tăng lên và đạt 70 tỷ đồng theo quyết định 143/QĐ-NH5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năm 1998, Vốn điều lệ tăng lên 341,428 tỷ đồng theo Quyết định 362/98/QĐ-NH5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó 30% là cổ đông nước ngoài, 15% là cổ đông quốc doanh và phần còn lại là tư nhân.

Năm 1999 nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm đà tăng trưởng, Ngân Hàng Nhà Nước liên tục hạ lãi suất trần làm các Ngân hàng Thương mại gặp khó khăn Trong bối cảnh đó ACB đã đề ra chính sách mới cho khách hàng, đưa ra những dịch vụ mới, tăng cường hoạt động tiếp thị hữu hiệu Kết quả ngân hàng đã có những bước tiến so với năm 1998: Vốn huy động tăng 23,5%; dư nợ cho vay tăng hơn 25%, đạt 1,393 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 74,09 tỷ đồng; mức chia cổ tức là 12% năm, tăng 20%.

Hiện nay, từ ngày 14/02/2006 Vốn điều lệ của ACB tăng lên từ 948,32 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng Ngân hàng bao gồm 65 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trong đó địa bàn hoạt động chính của Ngân hàng là thành phố Hồ Chí Minh (27 chi nhánh và 13 phòng giao dịch) Có 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của trung tâm thẻ ACB (31/12/2005), 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union (3/2005) Tổng số nhân viên nghiệp vụ của Ngân hàng cuối năm 2005 là 2.128 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93% Tính đến ngày 31/12/2005 tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 385 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2004 Tổng tài sản của ngân hàng tăng 58% so với năm 2004, đạt 24.421 tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên 22.322 tỷ đồng, cao hơn so với năm trước là 63%, trong đó nguồn vốn

Trang 3

huy động tiết kiệm từ dân cư tăng 55%, đạt 16.360 tỷ đồng Hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2005 là 9.565 tỷ đồng, tăng 42% so với năm trước Nguồn vốn tự có của ngân hàng tăng từ 481 tỷ đồng lên đến 948 tỷ đồng vào cuối năm 2005, suất sinh lợi sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 38,79%.

Đến thời điểm cuối tháng 3, tổng tài sản của ACB đạt 28.213 tỷ đồng; tổng huy động hơn 25.195 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trong 3 tháng đầu năm 110 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 10.172 tỷ đồng

Năm 2005, ACB đạt giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của tạp chí The Banker (Anh Quốc) vào tháng 9, hai giải thưởng Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc do HSBC và CitiGroup trao tặng ACB vào tháng 10, bằng khen “Doanh nghiệp đạt thành tích trong quản lý chất lượng” của UBND thành phố HCM Những sự kiện đó đã càng làm cho uy tín của ngân hàng càng được nâng cao Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB đang nổ lực mở rộng mạng lưới phục vụ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, xây dựng đội ngũ quản trị và điều hành chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi nhuận cho cổ đông, tạo đà phát triển bền vững.

1.2 Bộ máy, cơ cấu tổ chức hoạt động:

Ngân hàng Á Châu đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương Mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Nhà Nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của ngân hàng Nhà Nước).

1.2.1 Cơ cấu tổ chức:

1.2.1.1 Hội đồng quản trị:

Trang 4

Hội đồng quản trị (HĐQT) của Ngân hàng Á Châu gồm 8 thành viên không tham gia điều hành trực tiếp Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt

động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và Ban chuyên môn do hội

đồng thành lập như: Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, Hội đồng đầu tư, v.v…

1.2.1.2 Hội đồng tín dụng:

Hội đồng tín dụng được thành lập từ năm 1995 Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt về phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

1.2.1.3 Ban điều hành:

Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và tám Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

1.2.1.4 Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có:

Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997 Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc khối Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý

Trang 5

khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trang 6

1.2.1.5 Ban Kiểm tra - Kiểm soát nôÏi bộ:

Ban kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập vào ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ, nhiệm vụ của Ban là kiẻâm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ Pháp Luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB Qua đó, Ban Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.

1.2.1.6 Hội đồng đầu tư:

Hội đồng đầu tư được chính thức thành lập vào ngày 11/01/1996 Hiện nay, Hội đồng có 10 người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, trưởng Ban pháp chế và Giám đốc đầu tư Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Trang 7

1.2.2 Sơ đồ tổ chức:

Trang 8

1.2.3 Chức năng phòng ban:

1.2.3.1 Khối khách hàng doanh nghiệp:

- Mục đích thành lập khối khách hàng doanh nghiệp nhằm phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp theo định hướng chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng Á Châu.

- Đối tượng phục vụ của Khối là khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân/đơn vị trong toàn Ngân hàng.

- Sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhóm sản phẩm, dịch vụ như mở tài khoản và thanh toán, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành thư bảo lãnh trong nước…

( Phòng Phân tích TD, Phòng Thẩm định TS, Phòng TTQT, Bp Quản lý và PT SP).

1.2.3.2 Khối khách hàng cá nhân:

- Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho khách hàng cá nhân theo định hướng chiến lược của Ngân hàng Á Châu.

- Đối tượng phục vụ của Khối là khách hàng cá nhân bao gồm người Việt Nam và người nước ngoài.

- Sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng cá nhân gồm các sản phẩm về huy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cá nhân, phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết( bảo hiểm, tư vấn…).

(Phòng Tín dụng Cá nhân, Phòng Huy động vốn và Dịch vụ TC Cá nhân).

1.2.3.3 Khối ngân quỹ:

- Mục đích thành lập Khối Ngân quỹ nhằm quản lý tập trung việc kinh doanh vốn bằng tiền đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng của Ngân hàng Á Châu sau khi đã đáp ứng nhu cấu tín dụng của khách hàng và quản lý các loại rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối nhằm bảo đảm bao thanh khoản cho toàn hệ thống và sinh lợi cao nhất.

Trang 9

- Đối tượng phục vụ của Khối là Sở Giao dịch, các Chi nhánh, Trung tâm, Công ty trực thuộc Ngân hàng Á Châu và các Ngân hàng, tổ chức tài chính, Công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước.

- Sản phẩm của Khối bao gồm các nghiệp vụ đầu tư và huy động vốn trên thị trường tiền tệ, các kinh doanh vàng và các nghiệp vụ phát sinh khác.

( Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng kinh doanh vốn, Bp Phân tích đối tác GD, NQ).

1.2.3.4 Khối phát triển kinh doanh:

- Nghiên cứu, phân tích khách hàng và môi trường kinh doanh để phát triển mạng lưới kênh phân phối và sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên cơ sở phát huy tối ưu nguồn lực của Ngân hàng Á Châu.

- Đối tượng phục vụ của Khối là khách hàng của Ngân hàng Á Châu.

(Phòng Marketing, Phòng Hỗ trợ và Phát triển Chi nhánh, Trung tâm chuyển tiền nhanh WU).

1.2.3.5 Khối giám sát điều hành:

- Có nhiệm vụ giám sát các hoạt động điều hành của Ngân hàng Á Châu, đảm bảo hoạt dộng của Ngân hàng an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của Pháp luật và của Ngân hàng Á Châu.

- Khối Giám sát điều hành thực hiện các chức năng sau: + Hạch toán kế toán.

+ Quản lý rủi ro + Pháp chế.

+ Giám sát hoạt động các công ty con và quản lý danh mục đầu tư ( Phòng kế toán, Phòng Quản lý rủi ro, Ban pháp chế).

1.2.3.6 Khối Quản trị nguồn lực:

- Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống - Quản lý tài sản của hệ thống Ngân hàng Á Châu.

Trang 10

- Quan hệ giao tế.

- Thực hiện các thao tác thư ký cho Ban Tổng GĐ và HĐQT ( Phòng Nhân sự, Trung tâm đào tạo, phòng Hành chánh).

1.2.3.7 Khối Công nghệ thông tin và Ngân hàng điện tử:

- Vận hành hệ thống và quản lý rủi ro trong vận hành.

- Đảm bảo kỹ thuật của hệ thống mạng và các thiết bị kỹ thuật.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến Công nghệ thông tin như khai thác, bảo quản và bảo mật dữ liệu…

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm - Tổng hợp, khai thác và lưu trữ.

- Xây dựng, vận hành hệ thống Ngân hàng Điện tử của Ngân hàng Á Châu ( Phòng Khai thác DL, Phòng CNTT, Phòng Ngân hàng Điện tử).

1.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Á Châu:

- Huy động tiền gửi bằng VNĐ, vàng và ngoại tệ Đặc biệt tiết kiệm bằng vàng, bằng USD có dự thưởng Tiết kiệm tích góp bằng VNĐ có dự thưởng.

- Nhận vốn uỷ thác đầu tư, tài ttrợ và góp vốn liên doanh các dự án đầu tư - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ, vàng và ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình Cho vay xây dựng, sữa chữa, mua bán nhà.

- Thanh toán quốc tế – tài trợ xuất nhập khẩu - Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.

- Dịch vụ ngân quỹ – dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước - Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh ACB – Western Union.

- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, đá quý và giám định vàng, đá quý - 3.10 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ACB-MASTERCARD, ACB - VISA, ACB - VISA Business.

Trang 11

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa ACB CARD - Phát hành thẻ thanh toán ACB e-Card.

- Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán nhà

- Mở các trung tâm giao dịch địa ốc tại tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Daklak - Dịch vụ ngân hàng qua mạng internet: www.acb.com.vn

- Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại số:(08)834 0041 – (08)834 0042

1.4 Tình hình hoạt động những năm gần đây của ngân hàng Á Châu:

Ngân hàng Á Châu là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, an toàn nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam Sản phẩm dịch vụ đa dạng, lãi phí cạnh tranh, thủ tục đơn giản, phong cách phục vụ năng động, chuyên nghiệp là lợi thế mà ACB muốn đem đến cho Quý doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước; giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài nhưng ACB vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

* Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây:

(Đơn vị: Triệu đồng)

Lợi nhuận ròng trong năm 123.022 132.128 211.679

Tổng tài sản có 9.349.660 10.854.801 15.416.674

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003 – 2004)

Trang 12

- Năm 2004 là năm Ngân hàng Á Châu có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đạt mức tăng trưởng cao về huy động vốn, cho vay, lợi nhuận, khẳng định vị trí dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Tổng tài sản ACB đã đạt 15.146.674 triệu đồng tăng 42%, lợi nhuận trước thuế đạt 277.999 triệu đồng tăng 48% so với năm 2003.Trong năm 2004, ACB tích cực phát triển mạng lưới và đã đưa 10 chi nhánh mới vào hoạt động, nâng tổng số chi nhánh trên cả nước lên 42 đơn vị, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh và tăng thêm tiện ích cho khách hàng.

- Song song với việc đẩy mạnh kinh doanh, năm 2004 cũng là năm ACB tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của các khối hỗ trợ Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế đã góp phần khẳng định tính minh bạch và lành mạnh của ACB.

- Năm 2004 quy chế mới về tiền lương, khen thưởng, phúc lợi được áp dụng đã tạo động lực phấn đấu cho Ban điều hành và tập thể nhân viên cố gắng phát huy khả năng, đóng góp công sức ở mức cao nhất cho sự nghiệp phát triển của ACB Trong bối cảnh đó, năng suất lao động và hiệu quả công tác của từng cá nhân được nâng lên rõ rệt Quy định về phát triển nghề nghiệp được ban hành giúp nhân viên có điều kiện xác định hướng và lộ trình thăng tiến

- Trong năm 2005, ACB đầu tư nhiều hơn cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới sao cho phù hợp với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng Định hướng sản phẩm của ACB được xây dựng theo nguyên tắc là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng, dễ mua từ góc nhìn hay cảm nhận của khách hàng nhưng luôn tinh tế ở độ xử lý với hàm lượng công nghệ cao.

- Với kết quả đạt được trong năm 2004, ACB sẽ tiếp tục là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, kết hợp cùng các ngân hàng khác trên địa bàn thúc đẩy nhanh, mạnh và đa dạng hoá các loại hình hoạt động, góp phần vào công

Trang 13

cuộc phát triển chung của ngành ngân hàng nói chung và của thành phố nói riêng để chuẩn bị bước vào hội nhập WTO

1.5 Phương hướng hoạt động của ngân hàng Á Châu năm 2005:

- Giữ vững vai trò là Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam về tổng tài sản, thị phần huy động vốn, cho vay và lợi nhuận.

- Tăng vốn điều lệ.

- Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Tập trung phát triển nhanh các chi nhánh và phòng giao dịch tại các trọng điểm kinh tế và thành phố lớn.

- Đa dạng hóa sản phẩm huy động và cho vay, tập trung vào phân đoạn khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) có chọn lọc, đa dạng hóa sản phẩm ngân quỹ bao gồm các sản phẩm kinh doanh và sản phẩm phái sinh.

- Tăng thu nhập từ dịch vụ với trọng tâm là thu nhập từ hoạt động thẻ và thanh toán quốc tế.

- Triển khai dự án do IFC tài trợ về công nghệ thông tin; phát triển các tính năng mới trên hệ TCBS (mua bán trái phiếu, Call center 247, giao diện với hệ thống thẻ,v.v.); phát triển các ứng dụng của sản phẩm ngân hàng điện tử; tiếp tục hoàn thiện hêï thống thông tin quản lý (ùMIS).

- Nâng cao công tác kiểm tra và giám sát hoạt động trên toàn hệ thống Giám sát chặt chất lượng tín dụng, duy trì nợ quá hạn dưới 1% Tập trung quản lý các loại rủi ro về tín dụng, đối tác, thanh khoản, lãi suất, ngoại hối và vận hành.

- Tuyển dụng và đào tạo phù hợp tốc độ phát triển mạng lưới Thực hiện các chương trình đào tạo cho độ ngũ quản lý.

- Tiếp tục việc xây dựng và nâng cao hình ảnh của ACB trong khách hàng và công chúng; nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động marketing.

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:24

Hình ảnh liên quan

1.4 Tình hình hoạt động những năm gần đây của ngân hàng Á Châu: - Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu.doc

1.4.

Tình hình hoạt động những năm gần đây của ngân hàng Á Châu: Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan