Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về tạo dựng bản sắc ASEAN trong Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN

3 583 9
Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về tạo dựng bản sắc ASEAN trong Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để phát triển một cách bền vững các quốc gia không ngừng tìm tòi những điểm tương đồng để tạo ra sự đồng thuận trong mọi quyết sách của ASEAN thì sự liên kết của các quốc gia không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế và chính trị mà còn mở rộng ra cả lĩnh vực văn hóa. Do vậy, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-9 (tháng 10/2003), các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), quyết định thành lập Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng nhằm mục tiêu thúc đẩy hình thành ý thức về bản sắc khu vực, nhận thức về khu vực và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau trong nhân dân các nước ASEAN. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều Cộng đồng được thành lập như hiện nay thì việc ASCC ra đời còn giúp tạo ra một nét riêng khác biệt so với các Cộng đồng khác. Chính vì vậy tạo dựng bản sắc là một trong các nội dung cơ bản của Kế hoạch tổng thể ASCC

Đề 9: Phân tích các nội dung pháp lý và thực tiễn về tạo dựng bản sắc ASEAN trong Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN. Để phát triển một cách bền vững các quốc gia không ngừng tìm tòi những điểm tương đồng để tạo ra sự đồng thuận trong mọi quyết sách của ASEAN thì sự liên kết của các quốc gia không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế chính trị mà còn mở rộng ra cả lĩnh vực văn hóa. Do vậy, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-9 (tháng 10/2003), các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), quyết định thành lập Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng nhằm mục tiêu thúc đẩy hình thành ý thức về bản sắc khu vực, nhận thức về khu vực xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau trong nhân dân các nước ASEAN. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều Cộng đồng được thành lập như hiện nay thì việc ASCC ra đời còn giúp tạo ra một nét riêng khác biệt so với các Cộng đồng khác. Chính vì vậy tạo dựng bản sắc là một trong các nội dung cơ bản của Kế hoạch tổng thể ASCC. 1. Nội dung pháp Vấn đề tạo dựng bản sắc các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra lần đầu tiên trong Tầm nhìn ASEAN 2020: “Chúng tôi hình dung đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam châu Á sẽ là một cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”. Tiếp đó để thực hiện được tầm nhìn có tính dài hạn này, Chương trình hành độngNội ( HPA, 1998) là bước triển khai đầu tiên thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. HPA đề cập đến mười vấn đề với nội dung thứ chín là “Nâng cao nhận thức về ASEAN vị thế của ASEAN trong cộng đồng quốc tế” với các nội dung như: hỗ trợ các hoạt động của Quỹ ASEAN Foundation các nguồn lực cơ chế sẵn có khác, thực hiện chương trình truyền thông nhằm quảng bá vị thế ASEAN trong cộng đồng quốc tế hay tổ chức tìm hiểu trao đổi văn hoá nghệ thuật cho thanh niên, thành lập trung tâm đưa phương tiện ASEAN vào năm 2001 để tiến hành các chương trình đào tạo chuyên môn…Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức về ASEAN trong nhân dân các nước đồng thời cũng nhằm nâng cao nhận thức các giá trị bản sắc đó trong mọi tầng lớp hội. Sau khi Tuyên bố Bali II lần đầu tiên chính thức đánh dấu sự ra đời của ASCC , đến năm 2009 Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC mới được các nhà lãnh đạo ASEAN phê duyệt thực hiện. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu chiến lược biện pháp thực hiện để tạo dựng bản sắc ASEAN với nội dung tăng cường hiểu biết nhận thức về Cộng đồng ASEAN; Bảo tồn phát huy di sản văn hóa ASEAN; Thúc đẩy sự sáng tạo ngành công nghiệp văn hóa; Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng. Với mỗi biện pháp,ASCC đều có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện nhằm mục tiêu cao nhất là tăng cường nhận thức sâu sắc hơn các giá trị chung của sự thống nhất trong đa dạng đối với mọi tầng lớp hội. 2. Thực tiễn tạo dựng bản sắc ASEAN trong ASCC Để tăng cường hiểu biết và nhận thức về cộng đồng ASEAN, ASCC đã xem xét và xây dựng kế hoạch mới về truyền thông trong khu vực quốc gia tại mỗi nước thành viên, khuyến khích các cơ quan chuyên ngành như Các quan chức cấp cao phụ trách về thông tin (SOMRI), Hội nghị quan chức cấp cao về Văn hóa và Nghệ thuật (SOMCA) và Ủy ban ASEAN về Văn hóa và Thông tin (COCI), ủng hộ quĩ ủy thác ASEAN trong việc thúc đẩy bản sắc và nhận thức ASEAN. Cụ thể là trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, điện ảnh-video đã tổ chức được các liên hoan các bài hát của ASEAN luân phiên tại thủ đô các nước thành viên, liên hoan phim ASEAN, tổ chức tuần lễ phim ASEAN hàng năm…;Về in ấn truyền thông báo chí có nhiều dự án đã đang được thực hiện như trao đổi phóng viên,,trao giải thưởng văn hóa văn học, thành lập mạng thông tin về di sản văn hóa ASEAN…;Về văn học nghiên cứu ASEAN nhiều tuyển tập văn học từ văn học của các nước thành viên đã được xuất bản, hai chương trình nghệ thuật trong một loạt Các chương trình Nghệ thuật Xuất sắc nhất của ASEAN đã được công diễn ở Gia-các-ta Ngoài ra một số nước đã mở các bộ môn, khoa đào tạo ngôn ngữ ASEAN phục vụ cho công tác hợp tác của mình. Đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập sâu hơn trong lịch sử các nước Đông Nam Á. ASEAN cũng chú trọng quảng bá hình ảnh ASEAN ra bên ngoài cũng như tăng cường hợp tác thông tin, văn hóa với các đối tác qua các chương trình giao lưu báo chí thường niên với Trung Quốc, Ấn Độ Hàn Quốc. Đặc biệt, Dàn nhạc Cổ truyền ASEAN-Hàn Quốc đã được thành lập biểu diễn tại Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc (tháng 6/2009). Việc xây dựng thành công bản sắc ASEAN cùng với việc xây dựng ASCC sẽ tạo ra nét riêng cho Cộng đồng ASEAN đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho việc hình thành Cộng đồng an ninh cũng như Cộng đồng kinh tế hình thành phát triển một cách bền vững.

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan