Nghiên cứu bổ sung giun quế (perionyx excavatus) vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (hồ x lương phượng)

63 1.5K 4
Nghiên cứu bổ sung giun quế (perionyx excavatus) vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (hồ x lương phượng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

môc lôc PHẦN I MỞ ĐẦU ...................................................................................... 30 1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 30 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 31 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 32 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 32 2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm .............................................................. 32 2.1.2. Đặc điểm ngoại hình của gà lai (Hồ x Lương Phượng) ...................... 35 2.1.3. Dinh dưỡng và thức ăn của gia cầm .................................................... 36 2.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm ..................................................... 36 2.1.3.2.Thức ăn trong chăn nuôi gia cầm ...................................................... 41 2.1.3. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm lông màu............................. 44 2.1.4. Sức sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ....................... 44 2.1.5. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng ............................................. 45 2.1.6. Một số đặc điểm của giun Quế (Perionyx excavatus) .......................... 46 2.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 48 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 48 2.2.2.Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 49 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 52 3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 52 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 52 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 52 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 52 3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................... 54 3.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối .................................. 54 3.3.2. Thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn ................................... 54 3.2.3. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................... 55 3.2.4. Khả năng cho thịt của gà .................................................................... 55 3.2.5. Chất lượng thịt gà ............................................................................... 56 3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 57 Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 58 4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến khả năng tăng trọng của gà. ......................................................................... 58 4.2.Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà. ............................................ 60 4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. ............................... 63 4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi ............................... 63 4.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................... 65 4.4.Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến tỷ lệ nuôi sống của gà. .................................................................................. 67 4.5. Tỷ lệ các thành phần thân thịt gà ........................................................... 68 4.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến chất lượng thịt gà ......................................................................................... 30 4.6.1. pH thịt gà ............................................................................................ 31 4.6.2. Màu sắc thịt gà ................................................................................... 46 4.6.3. Tỷ lệ mất nước của thịt gà .................................................................. 48 4.7. Tiêu tốn và chi phí thức ăn kg tăng trọng.............................................. 53 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 55 5.1. Kết luận ................................................................................................. 55 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 55 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm đóng vai trò hết sức quan trọng. Trứng và thịt gia cầm đã trở thành nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời sống của con người. Tỷ trọng thịt gia cầm có xu hướng tăng lên và luôn đứng thứ hai sau thịt lợn. Trong thập kỷ gần đây, các hệ thống chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng quy mô lớn và trung bình ở các nước Đông Nam Á chỉ tăng lên 10% mỗi năm. Nhưng sự đóng góp về thịt và trứng từ các mô hình chăn nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ truyền thống được ước tính khoảng 50% (C.V.Reddy and S.Qudratullah) 45. Đối với nước ta, chăn nuôi gia cầm trong những năm qua có nhiều bước phát triển đáng kể, số lượng gia cầm năm 2000 là 196,1 nghìn con, đến năm 2006 tổng đàn gia cầm của nước ta là 214,6 nghìn con (Niên giám thống kê năm 2006). Hiện nay phương thức chăn nuôi gà ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm 68,5%, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp mới chỉ chiếm 31,5% (Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006). Trong những năm tới, chăn nuôi gia cầm nước ta vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển, nhất là việc phát triển đàn gà. Theo báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 của cục chăn nuôi, đến năm 2010 tỷ trọng thịt gia cầm đạt 28% và 2015 đạt 32% tổng sản lượng thịt các loại, trong đó thịt gà chiếm 82% năm 2010 và 88% năm 2915 trong tổng đàn gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, thức ăn là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức ăn giàu protein thường cao hơn nhiều so với nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trong những năm gần đây, tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta có nhiều biến động, giá thức ăn công nghiệp tăng cao (cao hơn các nước trong khu vực từ 10 – 20%) một phần là do nước ta phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nhóm nguyên liệu thức ăn giàu protein (chiếm 60 – 70%) nên đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền, dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những nguồn thức ăn giàu protein rất đáng được quan tâm với nhiều đặc tính ưu việt đó là giun Quế. Giun Quế được coi là nguồn thức ăn bổ sung protein khá lý tưởng cho gia cầm bởi chúng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi (Protein thô khoảng 66,14%, Lipit thô khoảng 7,4%, khoáng tổng số khoảng 13,23% tính theo VCK, theo Nguyễn Đình Linh, 2006). Hơn nữa, giun Quế là một trong những loại thức ăn ưa thích của gia cầm, phù hợp với tập tính ăn của chúng. Ngoài ra, quy trình nuôi giun rất đơn giản, hầu hết các nông hộ đều có thể áp dụng được, vì nguồn thức ăn nuôi giun chủ yếu là những phụ phẩm và chất thải rất sẵn có và rẻ tiền của trồng trọt và chăn nuôi như: phân lợn, phân bò, rơm rạ, thân cây chuối… Tuy nhiên, việc sử dụng giun Quế để nuôi gà hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, hiệu quả của việc bổ sung giun vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để làm cơ sở khuyến cáo việc sử dụng giun Quế trong khẩu phần nuôi gà thịt thương phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bổ sung giun Quế (Perionyx excavatus) vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). 2. Mục tiêu của đề tài + Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). + Xác định mức bổ sung giun Quế thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm 2.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục Đặc điểm sinh trưởng phát dục của gia cầm Quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở. Trong giai đoạn phôi: Sau khi trứng được thụ tinh 3 – 4 giờ, hợp tử bắt đầu phân chia thành phôi bì. Thời kì này phôi phát triển theo từng nhóm tế bào nhưng chưa phân hoá và chưa mang đặc điểm của tổ chức. Phôi phát triển với cường độ mạnh và liên tục trong ống dẫn trứng, khi đạt đến thời kì tiền phôi, trứng được đẻ ra ngoài cơ thể mẹ và phôi tiếp tục phân hoá tế bào để tạo thành các cơ quan bộ phận của cơ thể gà con. Giai đoạn sau nở gồm hai thời kì: Thời kì gà con và thời kì trưởng thành. Thời kì gà con: Trong giai đoạn gà con, lượng tế bào tăng lên rất nhanh, vì vậy quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh nhưng ở các cơ quan, nhất là bộ máy tiêu hoá lại chưa hoàn thiện về chức năng: các men tiêu hoá chưa đầy đủ, dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn cứng, vì vậy điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà con. Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề nuôi dưỡng, đặc biệt cần lưu ý đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin không thay thế như lysine, methyonine, tryptophan… Thời kì trưởng thành: Thời kì này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kì gà con, chủ yếu ở thời kì này là quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng, một phần để duy trì sự sống, và một phần để tích luỹ mỡ. Vì vậy cần xác định thời gian giết mổ thích hợp (khi tốc độ sinh trưởng giảm) để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.1.2.Đặc điểm tiêu hoá của gia cầm Gia cầm nói chung có mức độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn 2 4 lần so với động vật có vú, khả năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng nhanh hơn 11. Cường độ tiêu hoá ở gà con là 3039 cmgiờ, ở gà con lớn hơn là 3240 cmgiờ. Thức ăn được giữ lại trong đường tiêu hoá là 8 giờ, ở vịt là 12 16 giờ 7. Tiêu hóa ở miệng: Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ. Hình dáng, kích thước và màu sắc của mỏ phụ thuộc vào từng loài gia cầm khác nhau. Gia cầm có tuyến nước bọt kém phát triển song thức ăn đi qua khoang miệng vẫn được thấm ướt và bôi trơn bằng dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra. Sau khi thức ăn được tẩm ướt nước bọt, chúng được chuyển nhanh xuống diều qua đường thực quản. Tiêu hóa ở diều: Diều là phần thực quản phình to ra hình túi ở gà, nó chứa được 100120g thức ăn. Diều có chức năng dự trữ và tẩm ướt thức ăn trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào dạng thức ăn: Thức ăn tươi xanh hoặc đã tẩm ướt được chuyển xuống dạ dày nhanh hơn thức ăn dạng hạt và thức ăn khô, nhờ sự co bóp của diều. Thức ăn được khuấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men thức ăn và vi khuẩn trong thức ăn thực vật Tiêu hóa ở dạ dày tuyến: Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn, vách dày, mặt trong nổi gai, đầu của dạ dày tuyến nối với thực quản, đầu dưới nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Dạ dày tuyến có tuyến tiết dịch nhầy và enzim tiêu hóa protein là enzim pepsin và axit chlohidric. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày tuyến chỉ là sơ bộ, thức ăn được tẩm dịch và men, rồi được chuyển xuống dạ dày cơ. Tiêu hóa ở dạ dày cơ (mề): Dạ dày cơ có hình ovan hoặc hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh, có thành rất dày màu đỏ sẫm, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa, tại đây chỉ xảy ra quá trình nghiền nát cơ học và nhào trộn, tẩm dịch nhầy, nước và men tiêu hóa giúp làm tăng độ mềm của thức ăn. Sự tiêu hóa protein và tinh bột ở dạ dày cơ vẫn được tiến hành nhờ enzim amilaza, pepsin, axit chlohidric, vi sinh vật ở khoang miệng, dạ dày tuyến đưa xuống nhưng không đáng kể. Sự co bóp của dạ dày cơ phụ thuộc vào độ cứng, độ to nhỏ của thức ăn, thường thì dạ dày cơ co bóp khoảng 2 3 lầnphút, sau đó thức ăn được chuyển xuống tá tràng. Tiêu hóa ở ruột: Ruột gia cầm có chiều dài gấp 4 6 lần chiều dài thân, ruột chia làm hai phần: ruột non (gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng) và ruột già (gồm manh tràng và trực tràng). Tiêu hóa ở ruột non: Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật. Ở mặt ngoài của tá tràng có tuyến tụy tiết ra các men phân giải tinh bột, đường đa, protein, mỡ (lipit), chất khoáng. Tuyến tụy và túi mật có ống dẫn gắn với đoạn giữa của tá tràng để đổ dịch men và dịch mật vào tá tràng nhằm tiêu hóa triệt để thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản nhất rồi chuyển xuống đoạn tiếp theo của ruột non. Các enzim tiêu hóa của dịch tụy bao gồm: Tripsin, carboxypeptidaza, amilaza, mantaza, lipaza. Trong dịch ruột chứa các men: proteolyse, aminolytic, lypolytic và enterokinaza. Tiêu hóa ở ruột già: Ruột già ở gia cầm không phát triển, thực chất là đoạn trực tràng ngắn, đầu trên trực tràng có 2 manh tràng (ruột tịt) rất phát triển, tại đó chất xơ được tiêu hóa nhờ vi sinh vật nhưng mức độ tiêu hóa thấp, khoảng 1030%. Chất xơ được tiêu hóa thành đường glucoza và được hấp thu vào máu, đặc biệt ở ruột già còn có sự tổng hợp vitamin nhóm B nhờ hệ vi sinh vật. Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột đưa xuống ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ các enzim tiêu hóa từ ruột non và được hấp thu vào máu. Cặn bã thức ăn được chuyển xuống ổ nhớp, ở đó được trộn lẫn với nước tiểu và thải ra ngoài 18.

Ngày đăng: 29/03/2015, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan