bài tập thương mại quốc tếx

10 9K 184
bài tập thương mại quốc tếx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

dạng bài tập thương mại quốc tế

1. Trên thị trường ngoại hối, biết Qd = 100.000 - 5E và Qs = 20.000 + 3E. Nếu NHTW ấn định tỷ giá hối đoái E(VND/USD) = 13000 thì VND bị định giá thấp hay cao so với USD, với mức độ bao nhiêu? Trong trường hợp này, để thị trường ngoại hối cân bằng thì dự trữ quốc tế của VN phải tăng hay giảm? Với số lượng là bao nhiêu? Sự thay đổi dự trữ này được ghi vào khoản có hay nợ của BoP? Trả lời: Để làm được bài này, đầu tiên cần tính tỷ giá hối đoái cân bằng (Q d = Q S ) sau đó lập luận xem VND bị định giá cao hay thấp. Do yết giá theo phương pháp trực tiếp: 1$ = x VND do đó muốn xem VND bị định giá cao hay thấp thì chúng ta cần tính tỷ giá nghịch đảo nghĩa là 1VND = ? $. Từ tỷ giá nghịch đảo chúng ta sẽ tính được mức độ định giá cao hay thấp của VND, cụ thể mức định giá cao/thấp = (1/E cố định - 1/E cb )/( 1/E cb ). Nếu âm nghĩa là định giá thấp và ngược lại. Do NHTW ấn định tỷ giá cố định khác với tỷ giá cân bằng nên thị trường không cân bằng và có hiện tượng dư cung -> NHTW buộc phải can thiệp bằng cách mua lượng USD dư thừa trên thị trường vào. Khi NHTW mua USD -> làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên Dự trữ tăng sẽ được hạch toán vào khoản nợ trong cán cân dự trữ chính thức (lý do tại sao thì các em tham khảo thêm giáo trình KTQT của Khoa). 2. Hạch toán giao dịch sau vào BoP của Việt Nam. Người Việt mua cổ phiếu của Mỹ, thanh toán bằng tài khoản của người Việt Nam tại Mỹ. Có hai lập luận sau, lập luận nào đúng? Lập luận 1 Người Việt mua cổ phiếu ở Mỹ tức là nhập khẩu giấy nợ từ Mỹ, thanh toán bằng tài khoản của người Việt tại Mỹ tức tài sản của người Việt ở nước ngoài (Mỹ) giảm  Nợ (-) CA( nhập khẩu); Có(+) KA (tài sản ở nước ngoài giảm) Lập luận 2 Nợ (-) KA do tài sản của người Việt ở nước ngoài tăng; Có (+) KA do tài sản ở nước ngoài giảm Trả lời: 1. Giấy nợ không phải là hàng hóa, cũng không phải là dịch vụ mà là tài sản tài chính -> ko thể hạch toán vào CA được mà phải hạch toán vào KA. Khi người Việt mua cổ phiếu của Mỹ -> ghi nợ KA (vì giao dịch này làm cho tài sản của VN ở nước ngoài tăng) 2. Khi thanh toán bằng tài khoản của người Việt tại Mỹ -> ghi có KA (vì giao dịch này làm cho tài sản của VN ở nước ngoài giảm) Như vậy lập luận 2 chính xác hơn 3. Trên thị trường của một hàng hóa nhỏ ở một nước nhỏ, biết Q s = 5P + 50; Q d = 200 – 5P và hàm cung xuất khẩu của thế giới là: Q xk = 20P xk - 150 a. Hãy xác định hàm cầu nhập khẩu sản phẩm nội địa X. b. Nếu chính phủ nội địa áp dụng một hạn ngạch nhập khẩu X là 40, hãy xác định giá nhập khẩu sau khi áp dụng hạn ngạch c. Tính toán phần thu ngân sách của chính phủ hay chính là doanh thu lớn nhất mà chính phủđạt được từ việc đấu giá giấy phép hạn ngạch. Trả lời: a. Hàm cầu nhập khẩu sản phẩm nội địa X: Qnk = Q d – Q s tại mỗi mức giá P -> hàm cầu nhập khẩu sản phẩm X là: Qnk = 200 – 5P – (5P + 50) = 150 – 10P Mức giá và sản lượng cân bằng khi thương mại tự do là: Qxk = Qnk -> P = 10, Q = 50 b. Khi chính phủ áp dụng hạn ngạch -> ảnh hưởng đến đường cung xuất khẩu của thế giới -> hàm cung xuất khẩu của thế giới bây giờ đã thay đổi: Ta có, Q = 40 à Pxk = 9.5 -> với mức giá nhỏ hơn 9.5 thì hàm cung xuất khẩu của thế giới không thay đổi, nhưng với mức giá lớn hơn 9.5 thì Qxk = 40 -> đường cung xuất khẩu của thế giới là một đường gấp khúc -> mức giá nhập khẩu sau khi áp dụng hạn ngạch là: 40 = 150 – 10P (thay vào hàm cầu nhập khẩu) -> P = 11 c. Doanh thu lớn nhất mà chính phủ có được từ việc đấu giá giấy phép hạn ngạch chính bằng: (chênh lệch giữa mức giá sau hạn ngạch và mức giá trước hạn ngạch) x số lượng hàng nhập khẩu. Doanh thu = (11 – 10) x 40 = 40 4. Trong chương Cán cân thanh toán quốc tế có bài tập là sử dụng nguyên tắc bút toán kép để chỉ ra những giao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán.Nhưng em đọc mãi mà ko hiểu cách làm bài tập này,em ko xác định được đâu là luồng vốn ra luồng vốn vào để viết vào hai bên nợ và có của cán cân thanh toán ạ.Cô có thể làm mẫu cho em 1 bài dưới đây để em hiểu cụ thể hơn ko ạ? Bằng nguyên tắc bút toán kép hãy chỉ ra những giao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán của Mỹ: a.Chính phủ Mỹ viện trợ cho 1 nước đang phát triển (thông qua ngân hàng trung ương" la 2 triệu USD b.Nước đang phát triển đó dùng số tiền 2 triệu USD từ tài khoản ở ngân hàng để nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. c.Hiệu quả ròng trong giao dịch quốc tế a và b ở cán cân thanh toán của Mỹ. Trả lời: a) Khi Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua NHTW: - Việc viện trợ hạch toán vào mục dịch chuyển đơn phương ra => CA: - 2 tr. - Do viện trợ qua NHTW, số dư tiền gửi của nước ngoài ở ngân hàng Mỹ tăng hay tài sản của Mỹ giảm => KA: + 2tr. b) Nước đang phát triển dùng số tiền ở tài khoản để nhập khẩu hàng hoá Mỹ: - Số dư tiền gửi của nước ngoài ở ngân hàng Mỹ giảm: KA: - 2 tr. - Mỹ xuất khẩu hàng hoá: CA: + 2tr. c) Hạch toán các giao dịch như sau: Có BoPMỹ Nợ (a) KA : + 2tr (b) CA : + 2tr CA: - 2tr KA: - 2tr 5. FDI có tác động tới cán cân thanh toán vốn và cán cân thanh toán không? Trả lời: Để trả lời câu hỏi này có thể tìm hiểu thêm trong Chương. "Tác động của đầu tư quốc tế tới nước chủ nhà" trong giáo trình "Đầu tư quốc tế" của thày Nhạ nhé 6. Lợi thế của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài? Trả lời: Để trả lời được câu hỏi này, có thế tham khảo Chương. "Môi trường đầu tư quốc tế", trong giáo trình Đầu tư quốc tế của thày Phùng Xuân Nhạ để nắm được những yếu tố của môi trường đầu tư ở nước chủ nhà, rồi đọc thêm báo chí để lấy tư liệu trả lời câu hỏi này nhé. 7. Làm thế nào để Việt Nam không trở thành Việt Nam không trở thành bãi rác công nghệ của thế giới? Trả lời: Để tránh trở thành bãi rác công nghệ, có những gợi ý như sau: 1. Em hiểu thế nào là bãi thải công nghiệp 2. Rác thải công nghiệp chuyển vào Việt Nam qua kênh nào? 3. Làm thế nào giám sát, quản lý các kênh chuyển rác thải công nghiệp vào? 4. Những thành phần nào trong xã hội có thể góp phần xử lý vấn đề này? 5. Với tư cách là công dân và thanh niên Việt Nam, em có thể tham gia như thế nào trong công tác này? 8. Giả sử đường cầu và đường cung về lúa mỳ của nội địa và nước ngoài như sau: Qd=110-12P và Qs=30+20P (nội địa) Qd*=120-12P và Qs*=80+20P ( nước ngoài) a. Xác định giá thế giới về lúa mỳ và số lượng buôn bán tự do thương mại b. Giả sử nội địa áp dụng một thuế theo khối lượng là 0.5 đối với lúa mỳ nhập khẩu. Xác định giá lúa mỳ ở mỗi nước. số lượng lúa mỳ được cung cấp và yêu cầu ở mỗi nước, số lượng thương mại. Trả lời: a. Khi không có thương mại, sản lượng và mức giá cân bằng ở nội địa là: P = 2.5 và Q = 80 Khi không có thương mại, sản lượng và mức giá cân bằng ở nước ngoài là: P = 1.25 và Q = 105 -> nội địa sẽ nhập khẩu lúa mỳ từ nước ngoài Đường cầu nhập khẩu của nội địa là: Q nk = Qd – Qs = 80 – 32P -> P nk = 2.5 – 1/32 Q nk Đường cung xuất khẩu của nước ngoài: Q xk = Qs – Qd = - 40 + 32P -> P xk = 1/32Qxk + 1.25 -> Giá và số lượng buôn bán khi thương mại tự do là: Q nk = Q xk -> P = 1.875 và Q = 20 b. Khi chính phủ áp dụng thuế -> chênh lệch P nk ở nội địa – P xk ở nước ngoài = thuế 2.5 – 1/32Q nk - 1/32Q xk – 1.25 = 0.5 -> Q nk = Q xk = 12 -> P nk = 2.125 và P xk = 1.625 9.Giả định: Ngành nông nghiệp (NNN) sử dụng lao động và đất đai, ngành chế tạo (CT) sử dụng lao động và vốn. Nếu khi mở cửa cho thương mại tự do, mức giá tương đối của các sản phẩm chế tạo so với các sản phẩm nông nghiệp tăng lên ở Mỹ và giảm xuống ở Ý thì chủ sở hữu YTSX nào ở Mỹ và ở Ý được lợi? và chủ sở hữu YTSX nào ở Mỹ và ở Ý bị thiệt? Trả lời: Khi thương mại tự do: P CT/NNN (Mỹ) tăng, P CT/NNN (Ý) giảm -> trước khi có thương mại: P CT/NNN (Mỹ) < P CT/NNN (Ý) => Mỹ có LTSS trong sản xuất hàng chế tạo, Ý có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng nông nghiệp. Theo lý thuyết Hecksher – Ohlin thì: - Khi thương mại tự do, chủ sở hữu vốn ở MỸ được lợi, chủ sở hữu đất đai bị thiệt - Khi thương mại tự do, chủ sở hữu đất đai ở Ý được lợi, chủ sở hữu vốn bị thiệt - Không thể kết luận về Lao động. 10. Cho bảng sau Chi phí sản xuất Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2 K L K L X 3 2 4 3 Y 1 4 2 3 a. Hãy xác định các yếu tố thâm dụng và dư thừa ở 2 quốc gia nếu quốc gia 1 có 6000 đơn vị tư bản và 8000 đơn vị lao động còn quốc gia 2 có 12000 đơn vị tư bản và 13500 đơn vị lao độn. b. Quy mô sản xuất ở 2 quốc gia này là như thế nào? c. Bằng lý thuyết H - O xác định mô hình thương mại giữa 2 quốc gia. Trả lời: a. -> Để xác định yếu tố dư thừa ta cần xem xét tới ∑K/L ở các quốc gia. Ta thấy: ∑K/L (1) < ∑K/L (1) -> quốc gia 1 dư thừa lao động, quốc gia 2 dư thừa vốn -> Để xác định sản phẩm nào thâm dụng yếu tố nào cần xem xét tỷ số K/L được sử dụng trong từng sản phẩm. Cụ thể: - Ở quốc gia 1: K/L (X) = 3/2 > K/L (Y) = ¼ => X thâm dụng K, Y thâm dụng L - Ở quốc gia 2: K/L (X) = 4/3 > K/L (Y) = 2/3 => X thâm dụng K, Y thâm dụng L b. - Ở quốc gia 1: 2X + 4Y = 8000 và 3X + 1Y = 6000 => tính được X = 1600, Y = 1200 - Ở quốc gia 2: 3X + 3Y = 13.500 và 4X + 2Y = 12000 => tính được X = 1500, Y = 3000 c. - Theo H – O, quốc gia 1 xuất khẩu Y, nhập khẩu X - Quốc gia 2 xuất khẩu X, nhập khẩu Y 11.Tại sao ở các nước tư bản phát triển, tổ chức Công đoàn luôn đấu tranh đòi Chính phủ hạn chế sự di chuyển tư bản ra nước ngoài? Trả lời: Xét trên phương diện lý thuyết, theo mô hình Macdougall-Kemp, di chuyển vốn ra nước ngoài sẽ khiến cho chủ sở hữu vốn được lợi nhưng chủ sở hữu các yếu tố khác (như lao động) sẽ bị thiệt. Do đó, Công đoàn – những người đại diện cho người lao động sẽ phản đối di chuyển tư bản ra nước ngoài. Các em có thể tham khảo thêm Chương 4 – Giáo trình KTQT (phần Tác động của Đầu tư nước ngoài đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư). 12. Vì sao tỷ lệ mậu dịch ở các nước đang phát triển suy giảm và cách khắc phục ntn? Trả lời: Trong thương mại quốc tế, tỷ lệ mậu dịch hay điều kiện thương mại biểu thị tỷ lệ giữa mức giá của hàng hóa xuất khẩu của một nước với mức giá của hàng hóa mà nó nhập khẩu. Tỷ lệ mậu dịch ở các nước đang phát triển hiện nay đang suy giảm có thể là do: Thứ nhất, người lao động ở các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp. Ví dụ, một người lao động chân tay ở Nhật có thể được trả mức lương 1000 Yên (khoảng 8USD) một giờ nhưng đối với một số nước đang phát triển, để có 8USD, người lao động phải mất 8 giờ làm việc cật lực. Thứ hai, các sản phẩm được sản xuất ra tại các nước đang phát triển được bán với giá rẻ (do chi phí cho các yếu tố đầu vào thấp, bao gồm tiền lương trả cho người lao động, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất). Thứ ba, các nước đang phát triển phải mua sản phẩm từ các nước phát triển với mức giá cao. Do tiền lương cao và các loại chi phí cho sản xuất cao nên các loại sản phẩm được sản xuất từ các nước phát triển được bán với giá cao. Mặt khác, do chất lượng và thương hiệu sản phẩm nó cũng ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Cùng một sản phẩm chế tạo, tính năng tác dụng như nhau nhưng có nguồn gốc xuất xứ được sản xuất ở Nhật, chắc chắn là giá bán sẽ cao hơn nhiều so với sản phẩm được sản xuất từ các nước đang phát triển. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như nhu cầu về hàng nông sản tăng chậm, các nước phát triển đã tự sản xuất được một số mặt hàng nông sản và có thể được thay thế bằng một phần các sản phẩm khác khiến điều kiện thương mại ở các nước đang phát triển bị suy giảm. Còn cách khắc phục thì dựa vào các nguyên nhân trên để các em đưa ra nhé. 13. Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), hình thức hạn chế mậu dịch hạn ngạch (quota) có phải là hình thức được giảm và bãi bỏ đầu tiên, sau đó mới đến thuế quan, Vì sao? Trả lời: Khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều hình thức hạn chế mậu dịch bị loại bỏ trong đó có hạn ngạch. Thuế quan hiện nay được coi là hình thức hạn chế duy nhất được WTO cho phép các quốc gia sử dụng vì nó dễ dự doán và minh bạch trong các hình thức hạn chế mậu dịch. 14. Phân biệt một Liên hiệp quan thuế tạo lập mậu dịch với một Liên hiệp quan thuế chuyển hướng mậu dịch. Trả lời: Phần này cần phân biệt hai khái niệm: tạo lập mậu dịch/thương mại chuyển hướng mậu dịch/thương mại. Tạo lập thương mại có nghĩa là khi tham gia vào một Liên minh thuế quan, một quốc gia có khả năng sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà trước đó nó không có khả năng xuất khẩu (do thuế cao nên nó không có khả năng thâm nhập thị trường). Chuyển hướng mậu dịch có nghĩa là khi tham gia Liên minh thuế quan có một số mặt hàng đang được sản xuất tại quốc gia và xuất khẩu sang các quốc gia sẽ biến mất. Lý do là có những quốc gia khác, nằm ngoài Liên minh thuế quan có thể sản xuất các mặt hàng này hiệu quả hơn nên các quốc gia trong Liên minh thuế quan sẽ nhập khẩu từ bên ngoài thay cho tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 15. Sản phẩm Pháp Canada Rượu vang( chai/ng/1h) 2 3 Bánh mì(cái/người/giờ) 6 5 Xác định lợi thế trong sản xuất : Pháp chuyên môn hóa sản xuất Bánh mì ( 6/5 >3/2) Canada chuyên môn hóa sản xuất Rượu vang. Có những cách thức nào để xác định lợi thế so sánh. Có phải tính chi phí cơ hội của Canada khi sản xuất rượu hay không? Mậu dịch của 2 quốc gia có xảy ra không nếu P rượu / P bánh = 2 Trả lời: Để xác định lợi thế so sánh có 3 cách: C1: Dựa vào năng suất lao động tương đối Trong sản xuất rượu vang, Pháp có NSLĐ = 2/3 NSLĐ trong sản xuất rượu vang ở Canada Trong sản xuất bánh mì, Pháp có NSLĐ = 6/5 NSLĐ trong sản xuất bánh mì ở Canada. => Pháp có lợi thế so sánh trong sản xuất bánh mì (6/5 > 2/3) C2: Dựa vào chi phí cơ hội Ở Pháp: 2 RV = 6 BM => 1 RV = 3 BM => CPCH để sản xuất RV ở Pháp = 3 BM Tương tự, CPCH để sản xuất RV ở Canada = 5/3 BM => Canada có LTSS trong sản xuất RV. C3: Dựa vào giá cả so sánh: Ở Pháp: 2 RV = 6 BM => P RV /P BM (P) = 6/2 = 3. Ở Canada: 3 RV = 5 BM=> P RV /P BM (Ca) = 5/3. ð => Canada có LTSS trong sản xuất RV vì giá tương đối rẻ hơn. Từ đây cũng suy ra miềm trao đổi để thương mại diễn ra là: 5/3 < P RV /P BM < 3 => Với P RV /P BM = 2 thì thương mại có thể diễn ra. 16. a. Những đặc tính tiêu biểu và cách thức giao dịch, đàm phán với người Mỹ, Nhật, Trung Quốc? b. Đàm phán với những người nước ngoài có những khó khăn gì? Phương pháp khắc phục những khó khăn đó? c. Bối cảnh đàm phán là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến thành công của đàm phán. Trả lời: Đối với ý a, tham khảo Chương "Văn hóa" của cả hai giáo trình. Đối với ý c, tham khảo Chương mở đầu, lưu ý 2 loại bối cảnh chung và riêng. Còn ý b thì có 1 số khó khăn như: văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán , Có khá nhiều biện pháp khắc phục có thể tham khảo trong các tài liệu nhưng lưu ý các biện pháp chính. 17. Tại sao trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lại tăng mạnh? CP Việt Nam đã làm gì để khơi dậy lòng tin nơi các nhà đầu tư nước ngoài? Trả lời: Xem lại các yếu tố của môi trường đầu tư ở nước chủ nhà trong chương 4. Giáo trình Đầu tư quốc tế của thày Nhạ. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam. Đặc biệt với việc hội nhập kinh tế quốc tế (Hội nhập WTO) giúp cải thiện môi trường đầu tư như thế nào. Tuy nhiên cần chú ý: Trong giai đoạn khủng hoảng, đầu tư vào Việt Nam có suy giảm. 18. Phân biệt khái niệm "Kinh tế học quốc tế" và "Quan hệ kinh tế quốc tế”? Trả lời: Thuật ngữ "kinh tế học quốc tế" được sử dụng để nói về môn khoa học nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Điều này có nghĩa là Kinh tế học quốc tế nghiên cứu về sự vận động của các luồng hàng hóa, dịch vụ và thanh toán giữa một nước với các nước khác trên thế giới và nghiên cứu những chính sách nhằm điều tiết các luồng vận động này và tác động của các chính sách đó lên phúc lợi của quốc gia. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia đồng thời vừa có ảnh hưởng lại vừa chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa và quân sự giữa các nước. Còn "quan hệ kinh tế quốc tế" được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế có thể là: hợp tác trong lĩnh vực sản xuất; hợp tác khoa học kỹ thuật; ngoại thương; đầu tư quốc tế; tín dụng quốc tế; tài chính quốc tế, di chuyển nguồn lực sản xuất quốc tế. 19. Hàm cung và cầu về vải ở Canada như sau: Qs = 100P-50 Qd=150-100P. Giá cho một đơn vị vải là 3 USD ở Mỹ và 2 USD ở phần còn lại của thế giới. Canada quá nhỏ không ảnh hưởng đến giá Mỹ và phần còn lại của thế giới. Đầu tiên Canada đánh thuế 100% đối với hàng khẩu từ nước ngoài. a) Hãy xác định giá cân bằng của vải ở Canada, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu và doanh thu thuế b) Canada xây dựng khu vực mậu dịch tự do ở Mỹ, hãy xác định cân bằng mới ở Canada, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, doanh thu thuế. Trả lời: Trước hết em cần tính mức giá cân bằng của mặt hàng vải ở Canada (em cho hàm cung = hàm cầu là được). Từ đó em sẽ xác định được mức sản xuất và tiêu dùng vải khi chưa có thương mại ở Canada => P = 1 và Q = 50. So sánh với mức giá của vải ở Mỹ và phần còn lại của thế giới è khi thương mại Canada sẽ xuất khẩu vải chứ không phải nhập khẩu vải. Do đó, việc Canada áp dụng thuế đối với mặt hàng vải nhập khẩu từ Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ không có ý nghĩa. 20. Hàm cung và cầu về vải ở Canada như sau: Qs = 100P-50 và Qd=1500-100P. Giá cho một đơn vị vải là 3 USD ở Mỹ và 2 USD ở phần còn lại của thế giới. Canada quá nhỏ không ảnh hưởng đến giá Mỹ và phần còn lại của thế giới. Đầu tiên Canada đánh thuế 100% đối với hàng khẩu từ nước ngoài. a) Hãy xác định giá cân bằng của vải ở Canada, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu và doanh thu thuế b) Canada xây dựng khu vực mậu dịch tự do ở Mỹ, hãy xác định cân bằng mới ở Canada, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, doanh thu thuế. Trả lời: Trước hết em cần tính mức giá cân bằng của mặt hàng vải ở Canada (em cho hàm cung = hàm cầu là được). Từ đó em sẽ xác định được mức sản xuất và tiêu dùng vải khi chưa có thương mại ở Canada => P = 7.75 và Q = 725. So sánh với mức giá của vải ở Mỹ và phần còn lại của thế giới => khi có thương mại Canada sẽ nhập khẩu vải từ phần còn lại của thế giới (do có giá thấp hơn). Nếu Canada đánh thuế nhập khẩu 100% đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài (kể cả Mỹ) => mức giá sau thuế của vải nhập khẩu từ Mỹ là 6$, từ phần còn lại của thế giới là 4$ => Canada vẫn nhập khẩu vải từ phần còn lại của thế giới (do có giá thấp hơn). Các em xem thêm trong giáo trình KTQT (chương 3) để biết cách tính khối lượng nhập khẩu và doanh thu từ thuế (em cũng có thể vẽ hình để hiểu rõ bài hơn). Khi Canada xây dựng khu vực mậu dịch tự do ở Mỹ => hàng hóa từ Mỹ không phải chịu thuế nhập khẩu vào Canada nữa => Canada sẽ nhập khẩu vải từ Mỹ (do giá vải nhập khẩu từ Mỹ (3$) rẻ hơn từ phần còn lại của thế giới (4$). Với mức giá này em có thể tính được mức sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, doanh thu thuế của Canada. 21. Những cơ hội và thách thức của việt nam dưới tác động của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa 2.2.1. Cơ hội Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cơ hội của kinh tế Việt Nam khi toàn cầu hóa: Thứ nhất, tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới. Thứ hai, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Thứ ba, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm… Thứ năm, thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ từ đó sẽ đảm bảo tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn với các NĐT đặc biệt là các NĐT nước ngoài. Thứ sáu, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động, do sản xuất phát triển. Thứ bảy, toàn cầu hóa sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.2.4. Thách thức Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗi con người. Toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cho các nước những cơ hội, mà cả những thách thức to lớn. 2.2.4.1. Một là thách thức về kinh tế : Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung: - Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986. Từ năm 1986 đến năm 1997, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 9% một năm. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nền kinh tế nước ta bắt đầu gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm. - Việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa gặp nhiều khó khăn. Xét về mặt cơ cấu của nền kinh tế, nước ta vẫn là nước nông nghiệp,nền công nghiệp phân bố không đều, người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. - Các sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, do sự thay đổi của cơ chế quản lý, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài. - Hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu hóa ,tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước tăng lên,sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước,đòi hỏi chúng ta phải có chính sách vĩ mô đúng đắn. =>Những thách thức về kinh tế sẽ tăng lên gấp bội, nếu như trong vài năm tới nước ta từng bước hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế. 2.2.4.2. Hai là thách thức về xã hội: - Trước hết là nạn thất nghiệp và thiếu việc làm.Theo số liệu thống kê từ đầu những năm 90, nước ta có khoảng 3 triệu người không có việc làm và một bộ phận không nhỏ có việc làm không đầy đủ.Trong nông nghiệp, một năm có khoảng 1 tỷ ngày công lao động đã thừa trong thời điểm nông nhàn, nếu qui đổi sẽ tương đương với 5 triệu lao động/năm.Dịch vụ phi nông nghiệp, số người thiếu việc làm khoảng 1 triệu lao động. Tình trạng học sinh, sinh viên ra trường chưa có việc làm. Như vậy, ước tính hàng năm nước ta có khoảng 9 triệu lao động. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm ở nước ta mới chỉ đạt được 1 triệu lao động/ năm. Số việc làm được tạo ra hàng năm chỉ đủ giải quyết số lao động bổ sung do tốc độ gia tăng dân số. - Sự phân hoá giàu nghèo - cái trục của sự phân tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ. - Tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự cũng phát triển mạnh mẽ. Chúng phát triển mạnh về quy mô và số lượng,tính chất hoạt động ngày càng tinh vi.Số vụ trọng án tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ. Đó là hiện tượng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. - Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường cũng là những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần chú trọng. 2.2.4.3. Ba là thách thức về văn hóa: - Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. =>Trên đây là một số thách thức mà Việt Nam đã và đang gặp trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, nói tới những thách thức điều đó không có nghĩa là chúng ta hãy đóng cửa lại để từ bỏ con đường hội nhập với thế giới. Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng chủ động hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. . lập mậu dịch /thương mại chuyển hướng mậu dịch /thương mại. Tạo lập thương mại có nghĩa là khi tham gia vào một Liên minh thuế quan, một quốc gia có khả. số lượng thương mại. Trả lời: a. Khi không có thương mại, sản lượng và mức giá cân bằng ở nội địa là: P = 2.5 và Q = 80 Khi không có thương mại, sản

Ngày đăng: 02/04/2013, 18:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan