Nghiên cứu về thẩm định giá máy móc, thiết bị

40 3.8K 22
Nghiên cứu về thẩm định giá máy móc, thiết bị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về thẩm định giá máy móc, thiết bị

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÁY, THIẾT BỊ 1.1/ Khái niệm Theo tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế (IVSC) và tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực thì máy móc thiết bị được hiểu như sau: 1.1.1. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ. Một loại máy cụ thể thực hiện một loại công việc nhất định. 1.1.2. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực: Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng. + Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại tài sản mà trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị. + Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, một cái máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có một số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc nhất định. Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các chức năng của doanh nghiệp. Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất. 1.2/ Đặc điểm của máy móc, thiết bị trong thẩm định giá: Từ khái niệm về máy móc thiết bị như trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của máy móc thiết bị để phục vụ mục đích thẩm định giá như sau: 1.2.1 Máy móc thiết bị là tài sản có thể di dời được 1.2.2 Máy móc thiết bị có đặc điểm đa dạng, phong phú 1.2.3 Máy móc thiết bị có đặc điểm tuổi thọ không dài 1.2.4 Có thể chuyển nhượng thay đổi chủ sở hữu dễ dàng 1.3/ Phân loại máy móc,thiết bị trong thẩm định giá: 1.3.1. Phân loại trong hạch toán kế toán Trang 1 1.3.2. Phân loại theo ngành sử dụng trong nền kinh tế quốc dân 1.3.3. Phân loại theo Công năng sử dụng 1.3.4. Phân loại theo tính chất tài sản 1.3.5. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị 2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC , THIẾT BỊ 1.1/ Yêu cầu của quản lý Nhà nước: Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nuớc vẫn còn là người mua, người bán lớn nhất và như vậy, máy, thiết bị chủ yếu được mua sắm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp này thẩm định giá máy thiết bị có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách Nhà nước, qua đó ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Cùng với việc mua sắm mới tài sản là máy, thiết bị thì với quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Nhà nước ta hiện nay theo các hình thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê . cũng làm tăng nhu cầu thẩm định giá máy, thiết bị. a/ Tại kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá X, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: Một trong những biện pháp tiết kiệm chi ngân sách là thực hiện quy chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc mua sắm các trang thiết bị vật tư có giá cao hoặc khối lượng lớn. b/ Điều 10 Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định chi tiết luật đầu tư nước ngoài tại VN cũng khẳng định: "Thiết bị máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài phải được giám định giá trị và chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt". c/ Quyết định 1179/QĐ-TTg ngày 30/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm 1998 tại Điều 4 có quy định: "Thực hiện cơ chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách mua sắm các thiết bị vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn thiết bị, tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng". d/ Và tại Điều 13, mục III Pháp lệnh Giá phần nói về thẩm định giá đã quy định rõ tài sản Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: - Tài sản được mua bằng toàn bộ hay một phần từ nguồn ngân sách nhà nước. Trang 2 - Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác. - Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức khác. - Tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá. Như vậy xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước cần thiết hoạt động thẩm định giá máy thiết bị nhằm quản lý chi Ngân sách, giúp cho việc đầu tư, mua sắm hiệu quả, tiết kiệm. 2.2/ Yêu cầu của nền kinh tế thị trường Vì mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng cải tiến để đưa ra những chủ trương và chính sách đó phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta. Khi kinh tế thị trường phát triển thì nhu cầu giao dịch về tài sản nói chung máy móc thiết bị nói riêng càng phát triển thì thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng càng cần thiết được thực hiện theo yêu cầu thị trường. - Khi máy móc thiết bị cần mua bán. - Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được. - Giúp người mua quyết định giá mua hợp lý. - Cho việc trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài sản thiết bị có liên quan. - Mục đích đi vay và cho vay. - Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền. - Để đảm bảo tài sản của khách hàng. Nước ta cũng đang trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu nhiều. Do khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị thay đổi nhanh chóng về kiểu mẫu, hình dáng, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng . được sản xuất từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau, và do đó mức giá hình thành cũng khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi người thẩm định giá máy, thiết bị phải có kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết nhất định về máy, thiết bị. Kể từ khi pháp lệnh giá ra đời, thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng trở thành một nghề mới ở Việt nam. Nhiều tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản trong đó có thẩm định giá máy, thiết bị ra đời, nghề thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị Trang 3 nói riêng ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện qua số lượng doanh nghiệp có chức năng định giáthẩm định giá như sau: Hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị có chức năng thẩm định giá và cung cấp thông tin giá trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đến hết năm 2005, có khoảng 70 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép thực hiện việc xác định gía trị doanh nghiệp, trong đó khối lượng máy, thiết bị và tài sản là động sản phải xác định giá là rất lớn. Như vậy kinh tế thị trường yêu cầu có hoạt động thẩm định giá hay có kinh tế thị trường nhất thiết xuất hiện nghề thẩm định giá, kinh tế thị trường càng phát triển nghề thẩm định giá càng phát triển. 3. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ 3.1/Những vấn đề chung về mục đích thẩm định giá: Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng được thực hiện cho những mục đích cụ thể. Mục đích của thẩm định giá quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. Từ đó, giúp thẩm định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá. Do vậy thẩm định viên cần nắm vững về mục đích thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá. Những vấn đề cơ bản thẩm định viên cần nắm được về mục đích thẩm định giá: - Mục đích của thẩm định giá phải được xác định rõ ràng. - Mục đích và cơ sở của thẩm định giá được áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật. - Mục đích thẩm định giá và việc lựa chọn cơ sở để thẩm định giá phù hợp - Đối với thế chấp tín dụng và bán đấu giá công khai: Cở sở của thẩm định giágiá trị thị trường. - Đối với hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Cơ sở của thẩm định giágiá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí phục hồi nguyên trạng hay những cơ sở khác được nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn, phù hợp với những quy định của bảo hiểm. Trong trường hợp cụ thể thẩm định viên sẽ tiến hành thẩm định giá trên cơ sở giá trị bồi thường thiệt hại. - Đối với kế toán công ty và các báo cáo tài chính: Cơ sở thẩm định giá được xác định như sau: Trang 4 - Đối với tài sản thông thường (không chuyên dùng) với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở thẩm định giágiá trị thị trường đối với giá trị sử dụng còn lại hiện tại của tài sản đó. - Đối với tài sản chuyên dùng để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh không có bán phổ biến trên thị trường, cơ sở thẩm định giágiá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí thay thế khấu hao. Mặc dù chi phí thay thế khấu hao là giá trị phi thị trường, nhưng đối với việc thẩm định giá cho mục đích báo cáo tài chính nó được coi thay thế giá trị thị trường, được chấp nhận như giá trị thị trường. - Đối với tài sản đầu tư hay những tài sản dôi ra so với yêu cầu của doanh nghiệp (tài sản không cần dùng), cơ sở của thẩm định giágiá trị thị trường. - Đối với việc mua bán: Cơ sở thẩm định giágiá trị thị trường - Đối với mục đích sát nhập bắt buộc theo quy định của Nhà nứơc: Cơ sở thẩm định giá tuân theo những quy định của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể của thẩm định giá mà lựa chọn cơ sở thẩm định giá thị trường hay phi thị trường. - Đối với mục đích tính thuế tài sản: Cơ sở thẩm định giágiá trị phi thị trường, cụ thể cơ sở thẩm định giá là những quy định của Nhà nước có liên quan đến việc tính thuế tài sản. - Thẩm định giá với các mục đích khác: Cơ sở thẩm định giágiá trị thị trường. Nếu thẩm định viên sử dụng cơ sở thẩm định giá khác không phải là giá trị thị trường thì phải giải thích lý do của việc sử dụng những cơ sở này trong báo cáo thẩm định giá. Mục đích thẩm định giá có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở thẩm định giá. Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định viên tránh được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp thẩm định giá không thích hợp, dẫn đến việc thẩm định giá không đúng với mục đích được yêu cầu. Thẩm định viên xác định mục đích và cơ sở thẩm định giá thẩm định giá dựa trên văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng, dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết và trình độ của mình và phải giải thích, trình bày rõ ràng đầy đủ trong báo cáo thẩm định giá. 3.2/ Những mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị chủ yếu - Mua bán thông thường - Trao đổi tài sản - Thế chấp Trang 5 - Tính thuế - Giải quyết tranh chấp - Đấu thầu, đấu giá - Thẩm định giá trị dự toán đầu tư - Khi máy móc thiết bị cần mua bán. - Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được. - Giúp người mua quyết đinh giá mua hợp lý. - Trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài sản thiết bị có liên quan. - Đi vay và cho vay. - Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền. - Để đảm bảo tài sản của khách hàng. - Góp vốn. - Hạch toán kế toán. - Các mục đích khác Những mục đích thẩm định giá chủ yếu của Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, thẩm định giá được thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân nhằm các mục đích: - Cổ phần hoá: Khác với nhiều nước khác do máy thiết bị thuộc sở hữu Nhà nước nhiều: Nhà nước vừa là người mua vừa là người bán lớn nhất. Đây là mục đích rất quan trọng trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần thực hiện tốt tiến trình đổi mới doanh nghiệp của nhà nước ta. Ngoài ra việc thẩm định thường được thực hiện cho các mục đích: - Liên doanh thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp. - Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn ngân hàng. - Hạch toán, kế toán, tính thuế. - Bảo hiểm. - Xử lý tài sản trong các vụ án. - Mục đích khác. Và tại Điều 13 mục III Pháp lệnh giá phần nói về thẩm định giá đã quy định rõ: - Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác. - Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn cổ phần hoá, giải thể các hình thức khác. 4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ Trang 6 4.1/ Khái niệm: Quy trình thẩm định giá là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được. 4.2/ Quy trình thẩm định giá: Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như qui định thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị. 4.2.1. Xác định vấn đề (xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và cơ sở thẩm định giá). - Nghiên cứu, khảo sát thực tế máy móc, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kỹ thuật, công dụng; đặc điểm pháp lý của máy móc, thiết bị. - Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục vụ cho công việc thẩm định giá. - Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá (sau khi thoả thuận với khách hàng) và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định. - Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, nội dung, phạm vi, đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng thẩm định giá, nhằm tránh việc khiếu nại, không chấp nhận kết quả thẩm định sau này. 4.2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá - Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh, cụ thể là nguồn tài liệu đúng đắn, đáng tin cậy, chính xác. - Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng được và tài liệu nào không sử dụng được. - Lập đề cương báo cáo thẩm định giá và chứng thư (văn bản trả lời) kết quả thẩm định giá . - Lên lịch thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có hoàn thành báo cáo thẩm định đúng thời hạn cho khách hàng. 4.2.3. Thu thập số liệu thực tế (khảo sát hiện trường nếu có) - Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường trong nước liên quan đến tài sản, hàng hoá cần thẩm định giá. Trang 7 - Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu, các tài liệu chi tiết thuộc từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như: kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội . - Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với những thông tin về giá thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài liệu nào không so sánh được. - Điều quan trọng là các tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng thực tế và cần được giữ mật, không được phép công khai. - Trong trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát thực trạng tài sản. 4.2.4. Vận dụng số liệu thực tế và phân tích. - Phân tích thị trường: Các vấn đề của thị trường ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần thẩm định giá (cung cầu, lạm phát, độc quyền mua, độc quyền bán .) - Phân tích tài sản: Các tính chất và đặc điểm nổi bật của của tài sản ảnh hưởng đến giá trị tài sản như: xác định mức độ hao mòn của tài sản: cần xác định các đặc điểm kỹ thuật, tính chất và hiện trạng của tài sản để xác định chất lượng còn lại do hao mòn hữu hình và vô hình. - Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của tài sản, lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá. 4.2.5. Xác định giá trị tài sản thẩm định giá . Mục đích của bước này là dự kiến kết quả thẩm định giá tài sản một cách hợp lý nhất: - Căn cứ mục đích, loại tài sản và các thông tin thu thập được, lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. - Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá 4.2.6. Lập báo cáo chứng thư thẩm định giá Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá. Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn bộ công việc thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập theo qui định tại tiêu chuẩn số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18-4-2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Kết thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng thẩm Trang 8 đinh giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình đến khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá. 5. KHẤU HAO MÁY MÓC, THIẾT BỊ: Chúng ta biết rằng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó máy, thiết bị vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị hao mòn dần và được chuyển dần từng bộ phận vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Bộ phận chuyển dịch của máy móc thiết bị này là một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên không phải loại máy móc nào cũng là tài sản cố định của doanh nghiệp để được trích khấu hao, mà chỉ những loại thoã mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây: - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Mức giá trị này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Ở nước ta hiện nay quy định giá trị tối thiểu cho máy móc để được trích khấu hao là 10 triệu đồng. Những máy, thiết bị thoã mãn cả 2 điều kiện trên thì sẽ được trích khấu hao theo chế độ hiện hành của Bộ Tài Chính. Để hiểu về khấu hao và trích khấu hao ta lần lượt nghiên cứu các các nội dung sau: 5.1/ Nguyên giá Máy móc thiết bị: Định nghĩa: Nguyên giá tài máy móc thiết bị là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có móc thiết bị tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm: - Giá mua thực tế cùa máy móc - Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử. - Laĩ vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có) - Thuế và các khoản phải nộp (Lệ phí trước bạ .) 5.2/ Hao mòn Khái niệm: Hao mòn của máy móc là sự giảm dần về giá trị của máy móc do tham Trang 9 gia vào hoạt động kinh doanh. Hao mòn do bào mòn của tự nhiên là hao mòn hữu hình, hao mòn do tiến bộ của kỹ thuật là hao mòn vô hình. Giá trị giảm dần do hao mòn được chuyển dịch dần dần vào sản phẩm hoàn thành. Hao mòn vô hình có thể có do các trường hợp sau: - Năng suất lao dộng nâng cao, nên người ta có thể sản xuất được máy móc mới có tính năng tác dụng như máy cũ nhưng giá rẻ hơn. - Do kỹ thuật cải tiến người ta sản xuất được loại máy mới tuy giá trị bằng máy cũ nhưng có công suất cao hơn. 5.3/ Khấu hao máy móc,thiết bị: Khái niệm: Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy móc thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của máy móc thiết bị. Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn hữu hình, vô hình và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm hoàn thành. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc thiết bị. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích luỹ thành quỹ khấu hao. Giá trị của bộ phận máy móc tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khâú hao của máy móc thiết bị. 5.3.1. Ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác - Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác. - Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản suất mở rộng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. - Trong công tác thẩm định giá giúp thẩm định viên xác định chính xác thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy thiết bị, qua đó ước tính được chất lượng còn lại của máy thiết bị để phục vụ công tác thẩm định giá. 5.3.2. Các phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan trọng để có được nguồn vốn nhằm bù đắp hao mòn, đầu tư mua mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. a/ Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định Công thức tính: Trang 10 Nsd NG KH = [...]... hao bình qn tính cho 1 đơn vị SP Ngun giá Số lượng theo cơng suất thiết kế 6 CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MĨC, THIẾT BỊ Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong thực hành thẩm định giá máy, thiết bị Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Loại tài sản là máy, thiết bị cần thẩm định giá - Nguồn thơng tin liên quan thu thập... hơn kém về đặc tính kỹ thuật chủ yếu, có giá thị trường đã biết làm máy chuẩn Từ đó xác định giá thị trường máy cần định giá theo cơng thức Bêrim : N1 X G1 = G0 x ( ) N0 Trong đó : G1 là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá G0 là giá trị của máy móc thiết bị có cùng cơng dụng có giá bán trên thị trường được chọn làm giá chuẩn N1 là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá Trang... cần thẩm định giá tại thời điểm thẩm định - Xác định được khấu hao tích luỹ đối với máy, thiết bị cần thẩm định giá 6.2.4 Nội dụng: Nội dung khái qt các cơng việc thẩm định giá tiến hành theo phương pháp cụ thể như sau: - Ước tính các chi phí hiện tại để thay thế máy móc, thiết bị cần thẩm định, giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất Để ước tính chính xác số chi phí đó, nhà thẩm. .. mạnh về giá 6.1.6 Sử dụng cơng thức Berim trong thẩm định giá máy, thiết bị: - Xác định đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất tài sản cần thẩm định giá - Khảo sát thị trường lựa chọn tài sản so sánh - Áp dụng cơng thức tính tốn để tìm ra các mức gía điều chỉnh căn cứ vào giá máy, thiết bị so sánh và chênh lệch về thơng số kinh tế kỹ thuật chủ yếu theo cơng thức sau: Trên cơ sở đó tìm kiếm máy móc thiết bị có... Minh - 2003 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Giấy đề nghị thẩm định giá của Cty đề nghị Các hồ sơ, tài liệu, thơng tin liên quan đến tài sản thẩm định giá do cơng ty cung cấp Kết quả thẩm định hiện trạng tài sản 2.3 Cơ sở giá trò thẩm định giá : Giá trị thị trường 2.4 Phương pháp thẩm định giá: Phương pháp... c Ước tính giá trị của máy, thiết bị theo cơng thức: Giá trị ước tính của máy, thiết bị = Chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng máy, thiết bị mới (tương tự) – Khấu hao tích luỹ của máy, thiết bị cần thẩm định giá 6.2.6 Nhược điểm - Phương pháp này phải dựa vào các dữ liệu thị trường để so sánh nên cũng gặp phải những hạn chế giống như phương pháp so sánh trực tiếp - Chi phí khơng bằng với giá trị thị... Tầng khơng gian máy( LxW) mm mm 4,550 x 4,424 4550 x 4424 Trọng lượng máy kgf kgf 11,000 11,000 2 KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH 2.1 Những thơng tin chung : - Khách hàng u cầu TĐG : Cơng ty TNHH SX – TM Tân Thành Hiệp Địa điểm thẩm định giá : TP.HCM Mục đích thẩm định giá : Hạch tốn kế tốn Tài sản thẩm định giá : Thiết bị quang phổ tử ngoại Đặc điểm kỹ thuật của MTB TĐG : Amazing điện và cơ cấu ổn định nhận ra độ... thẩm định; sau đó điều chỉnh giá bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với tài sản cần thẩm định Q trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của tài sản đối tượng thẩm định giá được tiến hành như sau: Lấy tài sản thẩm định giá làm chuẩn, nếu tài sản so sánh tốt hơn thì điều chỉnh giá trị giao dịch của tài sản so sánh xuống và ngược lại - Ước tính giá trị của tài sản đối tượng cần thẩm. .. trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành cơng hoặc đang mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá Tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá có đặc điểm cơ bản sau: - Có đặc... thế cho nhau trong sử dụng 6.1.2 Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng để thẩm định giá các tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường 6.1.3 Cơ sở để thẩm định giá máy móc, thiết bị a Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang được mua bán trên thị trường b Đặc điểm: . MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ 3.1/Những vấn đề chung về mục đích thẩm định giá: Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói. có chức năng thẩm định giá tài sản trong đó có thẩm định giá máy, thiết bị ra đời, nghề thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị Trang 3

Ngày đăng: 02/04/2013, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan