ĂN mòn và bảo vệ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI

35 1.1K 1
ĂN mòn và bảo vệ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN II. ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI PHẦN II. 1. CƠ SỞ LÝ THUYÊT ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI Có nhiều loại vật liệu làm điện cực anôt hy sinh, mỗi loại có một số ¬ưu nhược điểm trong từng môi tr¬ường nhất định. Các loại vật liệu điện cực anôt hy sinh thường dùng là hợp kim trên cơ sở Al, Mg, Zn. Các kim loại và hợp kim có điện thế âm hơn kim loại cần bảo vệ trong cùng môi tr¬ường đều có khả năng làm vật liệu anốt hy sinh. Tùy theo vật liệu công trình cần bảo vệ mà có thể lựa chọn đ¬ược các loại vật liệu anôt hy sinh thích hợp. Chương 14. CHÔNG ĂN MÒN CÔNG TRÌNH KIM LOẠI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT DẦU KHÍ Trong công nghiệp dầu khí có nhiều công trình, thiết bị làm việc trong các môi trường khác nhau. Để bảo vệ đường ống bể chứa có thể phân ra bảo vệ bề mặt phía bên trong và bảo vệ bề mặt bên ngoài công trình. Bề mặt phía bên trong luôn tiếp xúc với sản phẩm dầu, khí. dung dịch.... của hệ thống công nghệ, cho nên việc bảo vệ khá phức tạp. Đối với bồn bể chứa thì ở phần đáy bồn bể, khoang tàu luôn có lượng nước lắng, trong đó chứa một lượng lớc các chất gây ăn mòn rất mạnh. Phần bề mặt tiếp xúc với sản phẩm dầu, khí khô thì tốc độ ăn mòn thấp hơn. Có thể tạo lớp phủ bảo vệ và dùng chất ức chế chống ăn mòn kim loại. Bề mặt bên ngoài công trình tiếp xúc với môi trường nước, đất, bê tông có điện trở và độ ăn mòn khác nhau. Vì vậy khi bảo vệ phía ngoài đường ống, bể chứa thì thường dùng bọc phủ cách ly kết hợp với bảo vệ catôt. Các thiết bị phản ứng trong dây chuyền công nghệ luôn tiếp xúc với hóa chất gây ăn mòn rất nhanh. Có thể dùng các phương pháp kết hợp sơn phủ, chất ức chế ăn mòn hoặc là bảo vệ điện hóa. Để bảo đảm khả năng chống ăn mòn công trình, đường ống lớp bọc phải có tính chất sau đây: là chất cách điện; lớp bọc kín liên tục; là chất bền hoá học khi bị tác động của môi trường; có độ bền cơ học trong quá trình vận chuyển, thi công; Không chứa các thành phần gây ăn mòn công trình; có độ bám dính tốt với bề mặt kim loại. 14.1. Tạo lớp phủ tăng cường trên bề mặt công trình kim loại Phương pháp này dùng lớp phủ nên bề mặt kim loại nhằm ngăn cách kim loại với môi trường xâm thực. Lớp cách ly thường được dùng bằng vật liệu bền ăn mòn. Bề mặt kim loại phải được phủ kín hoàn toàn là lớp cách ly, hoặc là không thấm nước. Có thể bổ sung chất ức chế để tăng khả năng chống ăn mòn của màng. Yêu cầu lớp bọc phủ cách ly: • Màng có tính hấp phụ nước kém • Bền hoá, không bị phân huỷ theo thời gian • Màng có điện trở chuyển tiếp, tính cách điện cao, điện trở từ 106 – 108 .m2 • Màng có độ dính bám tốt trên bề mặt kim loại nền • Tạo độ đặc sít cao, độ bền cơ lý tốt • Không chứa những thành phần ảnh hưởng xấu đến nền kim loại • Trong quá trình sản xuất và sử dụng, không gây độc hại cho môi sinh. Lớp bọc phủ cách ly bằng Bitum nhựa đường Quy trình bọc: Nguyên liệu dùng để bọc cần đảm bảo tiêu chuẩn bọc lót, được bảo quản cẩn thận, không bị ẩm ướt, không chứa các chất bẩn. Nhựa đường bitum, giấy Brizon, giấy Crap, bột cao su, dung môi, phụ gia, sơn lót... Các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho công nghệ bọc lót. Xử lý bề mặt công trình kim loại trước khi bọc: Trước khi sơn lót nhựa đường , cần phải xử lý bề mặt bằng cơ học, hoá học, làm sạch và để nơi khô ráo. Sơn lót nhựa đường phải được làm ngay sau khi xử lý bề mặt để tránh bề mặt bị bẩn, bị oxy hoá. Lớp sơn lót phải đều đặn, không bị vón cục, không bi bỏ sót, độ dày lớp lót khoảng 0,10,2 mm. Khi sơn lót khô thì phải bọc nhựa đường ngay, không nên để lâu quá mới bọc. Nhựa đường bitum (khoảng 23kgcục) được xếp vào khoảng ¾ thể tích thùng, đun nóng chảy ( khoảng 160180 0C), khuấy đều , đun trong khoảng 15 20 phút, bổ sung tiếp rồi đun tan chảy cho đến lúc hết bọt nổi lên. Sau đó cho chất độn vào khuấy thật đều và đun đến khi hết bọt. Trong quá trình làm không được để nước bắn vào thùng nhựa đường đang sôi. Dụng cụ khuấy rót phải khô ráo, sạch sẽ. Không được đun nhựa đường quá 2000C, vì ở trên khoảng nhiệt độ này nhựa đường thay đổi tính chất. Khi có khói vàng bay lên tức là nhựa đã biến chất sắp bốc cháy. Trong trường hợp đó phải đậy vung, tắt lửa. Tuyệt đối không được dùng nước để dập lửa. Tiến hành bọc: bọc gối mép giấy vải lên nhau, vòng sau gối lên vòng trước khoảng 20mm, không để hở. Vải bọc phải giữ phẳng, không để vải bọc nhăn nheo hoặc trồi ra ngoài mép gấp. Sau khi bọc xong thì bề mặt phải nhẵn, bóng đều. Sản xuất Mactin nhựa đường: Trong thực tế có thể tự chế tạo Mactin nhựa đường: Đun nhựa đường đến 160 – 1800C đến khi hết hơi nước không còn sủi bọt. Bổ sung bột cao su khoảng 510% khối lượng. Sau đó khuấy đều, tiếp tục đun đến khi bột cao su tan đều, trong khối nhựa đường không còn bọt thì thôi đun. Trong công nghiệp thì sơn lót nhựa đường đã có sẵn, nhưng cũng có thể tự chế tạo sơn lót.

. PHẦN II. ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI PHẦN II. 1. CƠ SỞ LÝ THUYÊT ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI Có nhiều loại vật liệu làm điện cực anôt hy sinh, mỗi loại có một số ưu nhược điểm. Điện thế bảo vệ phụ thuộc vào bản chất công trình kim loại và môi trường xung quanh công trình cần bảo vệ. ( tham khảo bảng số liệu điện thế bảo vệ) - Dòng điện bảo vệ, mật độ dòng điện bảo vệ: là. công trình công nghiệp: - Điện thế bảo vệ: Điện thế bảo vệ là điện thế của công trình cần bảo vệ mà tại đó công trình hoàn toàn không bị ăn mòn trong môi trường xâm thực. Điện thế bảo vệ của

Ngày đăng: 19/03/2015, 09:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan