Nghiên cứu ảnh hưởng của chì đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và hàm lượng tích tụ Pb trong các bộ phận của cây đậu bắp Abelmoschus esculentus L.

68 1.8K 6
Nghiên cứu ảnh hưởng của chì đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và hàm lượng tích tụ Pb trong các bộ phận của cây đậu bắp Abelmoschus esculentus L.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội thì nhu cầu của con người về các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng trong đó có rau xanh- thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Rau xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và không thể thay thế được. Rau cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, C, các nguyên tố vi, đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào trong khẩu phần ăn hàng ngày, cung cấp xenluloz giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn, dễ dàng đào thải colesterol và các chất độc khác ra khỏi cơ thể, là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Tóm lại rau xanh giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để phòng chống các bệnh tật, chống stress và tăng cường minh mẫn. Nhưng nếu trong rau xanh chứa một lượng lớn kim loại nặng thì sẽ gây hại cho con người. Điều này đặt ra câu hỏi: nguyên nhân nào dẫn đến rau xanh bị nhiễm kim loại nặng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rau xanh nhiễm kim loại nặng như: do đất nông nghiệp, nước tưới bị ô nhiễm, do quá trình canh tác... Sự phát triển các ngành công nghiệp (như khai thác mỏ, luyện kim của kim loại nặng,...), khu công nghiệp, các làng nghề (như tái chế pin, đúc đồng, chạm bạc, ắc qui...) và sự đô thị hóa trong thời gian qua đã và đang dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh những nơi đó ngày càng trầm trọng. Đồng thời, do chạy theo lợi nhuận, muốn tăng năng suất, tăng sản lượng rau xanh nhằm kiếm thu nhập cao dẫn tới người dân ngoài việc canh tác ngay trên vùng đất bị ô nhiễm còn sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, hóa chất bảo quản... Chính những vấn đề trên là những nguyên nhân gây nên tình trạng rau xanh bị nhiễm kim loại nặng. Trước tình trạng đó vấn đề bức thiết được đặt ra là cần phải tìm ra biện pháp cải thiện và xử lý vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất đặc biệt là tại các vùng trồng rau. Nhằm cải tạo môi trường đất, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm những phương pháp khác nhau làm giảm sự ô nhiễm kim loại nặng. Xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng có rất nhiều các phương pháp truyền thống đã được sử dụng, song hầu hết các phương pháp này rất tốn kém về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích... Do vậy vấn đề lại đặt ra là phải tìm ra phương pháp có thể giải quyết những hạn chế đó. Và trong những năm gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường và phương pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng bằng thực vật đang được coi là hướng phát triển mới và tiềm năng [14],[17]. Tuy nhiên, hầu hết hiện nay các nghiên cứu về xử lý kim loại nặng nhờ thực vật đều chủ yếu nghiên cứu tới hướng tìm ra loài thực vật có khả năng tích tụ một lượng lớn kim loại nặng như cỏ vetiver, rau cải xanh (Brassica junsea), hoa ngũ sắc, dương xỉ, cỏ mần trầu, bèo tây, rau muống và một số loài rau ăn lá khác…[25] mà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về các loài thực vật đa mục đích- là thực vật vừa có khả năng tích lũy kim loại nặng vừa có khả năng cho thương phẩm phù hợp với quy định cho phép (QCVN 8- 1: 2011/BYT) [19]. Vì hạn chế về thời gian nên tôi chỉ nghiên cứu với đối tượng kim loại là chì (Pb) trên đối tượng cây đậu bắp. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chì (Pb) đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và hàm lượng tích tụ Pb trong các bộ phận của cây đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.)”.

. Nội Khóa luận tốt nghiệp Cao Thị Khương- K59A- Khoa Sinh học i Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Cao Thị Khương- K59A- Khoa Sinh học i Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận. tươi 46 Cao Thị Khương- K59A- Khoa Sinh học vii Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Cao Thị Khương- K59A- Khoa Sinh học viii Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp PHẦN. esculentus) làm cây đa mục đích 48 PHẦN IV: KẾT LUẬN 50 Cao Thị Khương- K59A- Khoa Sinh học iv Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp I. KẾT LUẬN 50 II. KIẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 13/03/2015, 23:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 1 Cây đậu bắp

  • PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

    • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................1

    • 1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1

    • 1.3. Nhiệm vụ và nội dung của đề tài...........................................................3

    • II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4

    • 2.1. Sơ lược về tình hình ô nhiễm Pb trên thế giới và ở Việt Nam. .............4

      • 2.1.1. Tình hình về ô nhiễm Pb trên thế giới................................................4

      • 2.1.2. Tình hình về ô nhiễm Pb ở Việt Nam. ................................................5

      • 2.2. Độc tính của chì. ....................................................................................7

        • 2.2.2. Ảnh hưởng của kim loại nặng Pb đến cơ thể con người...................10

        • 2.3. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng thực vật để xử lý đất ô nhiễm Pb trên thế giới và Việt Nam. ..........................................................................11

        • 2.4. Khả năng hấp thụ kim loại nặng của thực vật trong đất. .....................13

        • PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................16

          • 1. Đối tượng thí nghiệm: ...........................................................................16

            • 1.1. Yếu tố thí nghiệm................................................................................16

            • 3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định..................................21

              • 3.1. Các chỉ tiêu sinh lý- hóa sinh .............................................................21

              • 3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng.......................................................................24

              • 3.3. Các chỉ tiêu năng suất...........................................................................24

              • 3.4. Động thái tích lũy kim loại nặng..........................................................24

              • 4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................25

              • PHẦN III: NỘI DUNG.............................................................................26

              • I. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHÌ (Pb) ĐẾN MỘT SỐ CHỈTIÊU SINH LÝ VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐẬU BẮP

              • ( A. esculentus)..........................................................................................26

                • 1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Pb đến hàm lượng diệp lục trong lá

                • đậu bắp.......................................................................................................26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan